ĐẶC ĐIỂM HAI NỀN TRIẾT HỌC

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (Trang 26 - 27)

Các khác biệt chính:

- Triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị. Đối với triết học Trung Quốc cổ đại, hầu hết các học thuyết có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước .

- Triết học Hy lạp có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái duy vật – duy tâm, vô thần – hữu thần và gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng; trong đó, điển hình là cuộc đấu tranh giữa trào lưu duy vật của Đêmôcrít và trào lưu duy tâm của Platông . Về phía mình, trong các trào lưu, học thuyết của triết học phương Đông, thường có sự đan xen các yếu tố duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình. Cuộc đấu tranh giữa các chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không gay gắt, quyết liệt, không thành trận tuyến rạch ròi như trong triết học phương Tây.

- Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong nó. Vì vậy, các nhà triết học đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên, họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học. Triết học Trung Hoa cổ đại có tính hệ thống được hình thành vào thời Đông

- Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, các trường phái triết học Trung Hoa cổ đại không chỉ phê phán, xung đột nhau mà còn biết hấp thụ những tư tưởng của nhau để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận của chính mình và chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi tư tưởng biện chứng trong kinh Dịch. Triết học Hy Lạp các trường phái mới và cũ xuất hiện đồng thời, không kế thừa lẫn nhau, chỉ xung đột lẫn nhau.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w