Khác biệt về thực thi và triển khai các quy định về SHTT

Một phần của tài liệu Chế định về quyền SHTT liên quan đến thương mại của WTO và việc hoàn th0iện các quy định tương ứng của Việt nam (Trang 70 - 74)

I ) Những điểm khác biệt của pháp luật Việt nam về SHTT so với quy định tơng ứng của WTO

5. Khác biệt về thực thi và triển khai các quy định về SHTT

Trong khi có thể không mấy khó khăn để Việt nam tạo đợc ra một khung pháp luật về bảo hộ SHTT phù hợp với TRIPs thì việc thực thi trên thực tế lại là một vấn đề khó khăn hơn nhiều. Một hệ thống pháp luật chỉ thực sự là tốt nếu nó đợc thực thi tốt.

Cùng với việc phát triển mạnh mẽ các quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác đầu t của Việt nam nh hiện nay, việc thực thi quyền SHTT sẽ là thách thức lớn đối với Chính phủ Việt nam cả trên bình diện quốc gia cũng nh quốc tế. Vấn đề này ngày càng đợc quan tâm nhiều hơn từ phía Nhà nớc, các doanh nghiệp cũng nh toàn xã hội. Do phạm vi bảo hộ các đối tợng SHTT rất rộng, cũng nh công tác bảo hộ phải đợc đảm bảo bằng hệ thống hành chính truyền thống hiện hành nên việc đặt ra các chuẩn mực tối thiểu cho việc thực thi quyền SHTT là rất khó. Chính vì vậy mà quyền thực thi SHTT hiện nay của Việt nam còn nhiều điều cần phải xem xét khi tham gia TRIPs.

Xem xét hệ thống các quy định để đảm bảo thực thi quyền SHTT tại Việt nam hiện nay, chúng ta thấy còn những khoảng cách lớn so với yêu cầu của TRIPs nh sau:

- Các Điều 42 đến Điều 48 và Điều 50 của Hiệp định TRIPs quy định về các thủ tục dân sự đối với việc thực thi quyền SHTT. Công văn số 97-KHXX ngày 21/08/1997 của Toà án Nhân dân Tối cao về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp quy định các tranh chấp về quyền SHTT tại Việt nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ơng. Nếu một trong hai bên đơng sự là tổ chức hoặc cá nhân nớc ngoài thì tranh chấp sẽ do toà án Hà nội hoặc Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết theo yêu cầu của nguyên đơn.

Tuy hiện nay Việt nam đã có những quy định về thủ tục xét xử dân sự đối với các hành vi vi phạm quyền SHTT, nhng trong thực tế có rất ít các vi phạm về quyền SHTT đợc giải quyết tại Toà án do hình thức này chỉ mới xuất hiện tại Việt nam, cha tạo thành thói quen trong xã hội. Điều này gây ra những khó khăn không nhỏ cho công tác thực thi của Việt nam theo yêu cầu của TRIPs. Bên cạnh đó, các nhà doanh nghiệp đều không mong muốn các vi phạm về SHTT bị đem ra công khai tố tụng trớc toà. Điều đó sẽ làm mất tín nhiệm và triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhận thức chung cũng cho rằng các thủ tục tố tụng thờng quá phức tạp và tốn kém.

Đồng thời, với tính chất là quyền đợc xác lập bởi Bộ luật Dân sự, quyền SHTT phải đợc bảo hộ thông qua các thủ tục tố tụng dân sự. Tuy vậy cho đến nay, Việt nam vẫn cha có Bộ luật tố tụng dân sự để các cơ quan chức năng có thể thực hiện đợc các thủ tục tố tụng cần thiết trong việc thực thi quyền SHTT.

- Điều 49 của TRips quy định trong những trờng hợp nhất định, các thủ tục hành chính có thể thay thế các thủ tục dân sự trong chừng mực mà hai loại thủ tục đó tơng đơng về bản chất. Có thể thấy đây là một quy định khá quan trọng của TRips đối với vấn đề thực thi quyền mà Việt nam cha đáp ứng đợc do hiện tại vẫn thiếu các quy định và thủ tục xử phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT.

- Mục IV từ Điều 51 đến Điều 60 của TRIPs quy định về các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới. Các biện pháp kiểm soát biên giới đợc quy định trong TRips chủ yếu liên quan đến hàng hoá mang nhãn hiệu và hàng hoá đợc bảo hộ bản quyền. Nội dung chính của nguyên tắc này là chủ bản quyền hoặc chủ nhãn hiệu hàng hoá chủ động yêu cầu Hải quan thu giữ hàng hoá xâm phạm, hoặc cơ quan Hải quan thu giữ hàng hoá xâm phạm và sau đó chủ nhãn hiệu hàng hoá hoặc chủ bản quyền liên quan yêu cầu cơ quan Hải quan thu giữ hàng hoá đó.

Các nguyên tắc của TRIPs trong phần này tuy khá đơn giản nhng lại thấy rõ ràng việc thực thi các quy định này đối với một nớc nh là Việt nam lại không phải là việc dễ dàng. Hải quan Việt nam là cơ quan duy nhất có khả năng, thẩm quyền và trách nhiệm kiểm soát thơng mại đối với quyền SHTT tại biên giới. Do vậy, nó là một trong những cơ quan giữ vai trò quan trọng bậc nhất đối với việc bảo hộ một cách hiệu quả quyền SHTT. Nhng hiện tại vai trò và khả năng của cơ quan này lại cha đợc phát huy trọn vẹn do vẫn cha có các quy định pháp lý đầy đủ giao quyền kiểm soát về SHTT cho Hải quan, nhất là thẩm quyền sử phạt vi phạm hành chính về SHTT trong hoạt động xuất nhập khẩu; cha có các quy định về thủ tục hành chính trong việc kiểm soát biên giới trong lĩnh vực SHTT.

Mục V Điều 61 Hiệp định TRIPs đề cập đến các chế tài hình sự có tính chất bắt buộc áp dụng đối với các hành vi cố ý làm giả nhãn hiệu hàng hoá và hàng xâm phạm bản quyền với quy mô thơng mại. Chế tài hình sự áp dụng cho việc thực thi quyền SHTT tại Việt nam quy định tại Điều 167 Bộ luật Hình sự đối với hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả. Tuy nhiên khung phạt cho loại tội này lại quá rộng gây khó khăn cho việc định hình phạt một cách phù hợp và nhất quán.

Tuy còn nhiều điểm cha phù hợp với Hiệp định TRIPs nhng hệ thống pháp luật về SHTT của Việt nam trong những năm qua đã đạt đợc những thành tựu nhất định góp phần thúc đẩy hoạt động đầu t, thơng mại phát triển. Việt nam còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT cho phù hợp với những yêu cầu và thông lệ quốc tế, khó khăn lớn nhất đối với Việt nam là các biện pháp để thực thi khuôn khổ pháp lý đó. Tuy nhiên , đây cũng chính là cơ hội và thách thức để Việt nam tự khẳng định vị thế của mình trên phạm vi quốc tế.

Chơng III

Một phần của tài liệu Chế định về quyền SHTT liên quan đến thương mại của WTO và việc hoàn th0iện các quy định tương ứng của Việt nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w