Sau 25 năm đổi mới từ một vùng đất thuần nông, nghèo nàn lạc hậu, Bỉm Sơn đã thành một Thị xã công nghiệp và là một trong những đầu tàu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa với một cơ cấu kinh tế
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác
Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn
Phạm Thị Nhâm
Xác nhận
của trưởng khoa chuyên môn
Xác nhận của Người hướng dẫn khoa học
PGS TS NGND Nguyễn Cảnh Minh
Trang 4MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các từ viết tắt iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 7
5 Đóng góp của luận văn 8
6 Bố cục của luận văn 8
Chương 1 KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ BỈM SƠN TRƯỚC 1986 9
1.1 Khái quát về thị xã Bỉm Sơn 9
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 9
1.1.2 Đặc điểm văn hóa lịch sử 11
1.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 16
1.2 Kinh tế - xã hội trước năm 1986 20
1.2.1 Kinh tế 20
1.2.2 Xã hội 28
Chương 2 BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ CỦA THỊ XÃ BỈM SƠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 33
2.1 Đường lối phát triển kinh tế mới của Đảng 33
2.1.1 Đường lối đổi mới kinh tế của Trung ương Đảng 33
2.1.2 Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ thị xã 34
2.2 Biến đổi về kinh tế của thị xã Bỉm Sơn 35
2.2.1 Trong cơ cấu kinh tế 35
2.2.2 Biến đổi trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 42
Trang 52.2.3 Biến đổi trong nông – lâm – ngư nghiệp 50
2.2.4 Biến đổi trong các ngành dịch vụ 60
2.2.5 Trong xây dựng cơ sơ hạ tầng 67
Chương 3 BIẾN ĐỔI VỀ XÃ HỘI THỊ XÃ BỈM SƠN TỪ 1986 ĐẾN 2010 74
3.1 Về lao động, việc làm 74
3.2 Về thu nhập, đời sống: 76
3.3 Văn hóa, giáo dục 78
3.4 Về y tế và kế hoạch hóa gia đình 86
3.5 Chính sách xã hội 89
3.6 An ninh quốc phòng và vệ sinh môi trường 91
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thị xã Bỉm Sơn là một đô thị loại IV, vùng đất địa đầu của tỉnh Thanh Hóa, nằm cách Hà Nội 120 km về phía Nam Một vùng đất đất có bề dày truyền thống lịch sử, giàu lòng yêu nước, đoàn kết gắn bó trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ đất nước Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay thì đây
là trung tâm công nghiệp, động lực cho sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa và cũng là trung tâm công nghiệp mang tầm cỡ của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ
Sau khi đất nước thống nhất, nhân dân Bỉm Sơn nói riêng, nhân dân Thanh Hóa nói chung cùng với nhân dân cả nước bước vào thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội Trong thập kỉ đầu đi lên Chủ nghĩa xã hội (1976-1985), bên cạnh những thành tựu đạt được, Bỉm Sơn vẫn là một vùng kinh tế phát triển chậm chạp, tự cấp tự túc, chưa khai thác hết được thế mạnh sẵn có trong vùng Cùng với tình hình chung của cả nước, Bỉm Sơn lâm vào tình trạng khó khăn khủng hoảng trầm trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Từ kinh tế đến chính trị, xã hội
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì nhiều, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do những "Sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện"[30, tr.26]
Để khắc phục những sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khó khăn, khủng hoảng và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng XHCN, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tiến hành công cuộc đổi mới một cách căn bản và toàn diện trên khắp các lĩnh vực
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12-1986 là dấu mốc lịch sử, đánh dấu sự chuyển hướng có ý nghĩa chiến lược đó Đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được khẳng định, điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, XI, X của Đảng
Đường lối đổi mới của Đảng đã thổi một luồng gió mới cho sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung, Bỉm Sơn, Thanh Hóa nói riêng
Trang 8Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Tỉnh ủy, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới, từ ngày 3 đến ngày 5-10-
1986 Đại hội Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn lần thứ III được triển khai Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã đánh giá những thành tựu đạt được và phân tích sâu sắc những khuyết điểm tồn tại trong lãnh đạo, tổ chức, chỉ rõ những nguyên nhân yếu kém Xuất phát từ thực tế, vận dụng đường lối chủ trương của Đảng vào tình hình cụ thể của thị xã, Đại hội đã quyết định những phương hướng nhiệm vụ chung trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ Từ đây, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân thị xã Bỉm Sơn thực sự bước vào thời kỳ đổi mới một cách toàn diện và căn bản
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới Bỉm Sơn đã có những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội Sự biến đổi này khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, đồng thời thể hiện sự nhảy bén, chủ động, sáng tạo, của Đảng
bộ, nhân dân Bỉm Sơn trong việc vận dụng đường lối chủ trương của Đảng vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương
Sau 25 năm đổi mới từ một vùng đất thuần nông, nghèo nàn lạc hậu, Bỉm Sơn đã thành một Thị xã công nghiệp và là một trong những đầu tàu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa với một cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng công nghiệp hóa Năm 2007 công nghiệp - xây dựng đạt 78,7%; thương mại - dịch vụ đạt 19,5%; nông - lâm - ngư nghiệp chỉ có 3,3% Do kinh tế phát triển, từ một làng quê nghèo Bỉm Sơn đã trở thành đô thị công nghiệp với những dãy nhà cao tầng đồ
sộ, hệ thống điện nước, bưu chính viễn thông, trường học, bệnh viện ngày càng văn minh; các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ, các trung tâm văn hóa thể thao phát triển mởi rộng Thị xã đang quy hoạch để trở thành đô thị loại III
Với bề dày lịch sử và những thành tựu to lớn trong thời kỳ xây dựng đất nước, thì việc nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế nói chung, những biến đổi
về kinh tế-xã hội trong thời kỳ đổi mới của thị xã nói riêng là nhằm tiếp nốii những giá trị truyền thống lịch sử, góp phần tuyên truyền, giáo dục và phát huy
Trang 9những giá trị quý báu của mảnh đất nhiều ý nghĩa lịch sử này với thế hệ trẻ của quê hương Đồng thời nhằm tổng kết những bài học kinh nghiệm cho những chặng đường phát triển tiếp theo của địa phương, nhằm xây dựng Bỉm Sơn thành thị xã công nghiệp động lực của tỉnh Thanh Hóa
Nghiên cứu sự biến đổi về kinh tế-xã hội của Bỉm Sơn từ 1986 đến 2010 còn có ý nghĩa khoa học, nó góp phần bổ xung hoàn chỉnh toàn bộ phần lịch sử của địa phương từ khi thành lập đến năm 2010 Từ đó đóng góp vào việc cung cấp thêm tài liệu lịch sử địa phương phục vụ công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử trên địa bàn
Mặt khác kinh tế của các địa phương là bộ phận hữu cơ làm nên nền kinh
tế quốc gia Nên nghiên cứu sự biến đổi về kinh tế- xã hội Bỉm Sơn từ 1986 đến 2010 còn có ý nghĩa; góp phần vào việc nghiên cứu thực trạng sự chuyển biến kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước trong thời kỳ đổi mới Từ đó thấy được sự đúng đắn của Đảng trong quá trình lãnh đạo và thực hiện công cuộc đổi mới Khẳng định niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Đồng thời mong muốn góp phần đóng góp những kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp đổi mới của thị xã vào sự phát triển kinh tế- xã hội chung của cả nước
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn "Biến đổi về kinh tê-xã
hội của thị xã Bỉm Sơn từ 1986 đến 2010" làm đề tài luận văn thạc sỹ
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về những thành tựu, hạn chế trong quá trình đổi mới của đất nước là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
cả ở trung ương và địa phương
Lê Duẩn trong tác phẩm "Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ
nghĩa tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh", Nxb Sự thật, Hà Nội
1968, nêu rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đề cập đến vai trò, vị trí của kinh tế địa phương đến sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia
Trang 10Cuốn "Có một Việt Nam như thế đổi mới và phát triển", Nxb Chính trị
Quốc gia - Hà Nội 1987 là công trình nghiên cứu của 13 tác giả do Trần Nhâm làm chủ biêm, đề cập đến sự phát triển của Việt Nam trong công cuộc đổi mới Coi đổi mới là đòi hỏi bức xúc của dân tộc và sự phát triển của đất nước Tác phẩm đề cập đến những thành tựu trong công cuộc đổi mới, những bài học kinh nghiệm và triển vọng phát triển; nguồn lực con người - yếu tố quyết định việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Trần Bá Đệ trong tác phẩm "Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 2000 đã đề cập đến toàn cảnh đất nước với nền tảng
là kinh tế xã hội trước đổi mới, coi đổi mới là vấn đề cấp thiết của toàn Đảng, toàn dan ta Nội dung, quan điểm, đường lối đổi mới cụ thể trên các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế - xã hội Và cuối cùng là những thành tựu và hạn chế của bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới
Đề cập đến những thành tựu về kinh tế - xã hội trước và sau đổi mới của địa phương, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về kinh tế
- xã hội nói chung, kinh tế - xa hội của Bỉm Sơn trong thời kỳ đổi mới nói riêng Nhưng vấn đề này, đã được đề cập đến nhiều trong một số công trình sau:
Trước hết đó là công trình nghiên cứu "Lịch sử Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn
(1977 - 2000)" của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn Công trình này đã
tóm tắt được quá trình phát triển của lịch sử Bỉm Sơn từ thời Bắc thuộc đến trước khi Đảng bộ thị xã được thành lập Đặc biệt đi sâu vào những thành tựu
về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của thị xã từ khi có Đảng bộ ra đời (năm 1977) cũng như quá trình ra đời, hoạt động và trưởng thành của Đảng
bộ Cùng với các thành tựu khác, những thành tựu vể kinh tế - xã hội từ năm
1977 đến 2000 đã được các tác giả đề cập Cuốn sách thực sự là nguồn tài liệu quý để thực hiện đề tài
Tác phẩm thứ hai đó là cuốn " 30 năm hoạt động Hội đồng nhân dân Thị
xã Bỉm Sơn (1978 - 2008)" của Hội đồng nhân dân thị xã Bỉm Sơn, xuất bản
Trang 11năm 2008 Cùng với quá trình ra đời và hoạt động của Hội đồng nhân dân Thị
xã, những thành tựu về kinh tế trong 30 năm từ năm 1978 đến 2008 của Thị xã cũng được đề cập đến một cách tổng quát
Trong cuốn "Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020" của Ủy ban nhân dân thị xã
Bỉm Sơn năm 2009, cũng đã dành một số trang để đánh giá thực trạng kinh tế của Bỉm Sơn đến năm 2007 và dự báơ tình hình kinh tế xã hội đến năm 2010,
để làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thị xã Bỉm Sơn đến năm 2020 Trong cuốn sách này cùng với tình hình sản xuất cụ thể của từng ngành, bản báo cáo đã có những đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển kinh tế của Thị xã
Ngoài ba công trình của các cơ quan lãnh đạo thị xã thì còn có một số công trình của các xã, phường, cơ quan và cá nhân có ít nhiều đề cập đến kinh
tế của Thị xã trong thời kỳ đổi mới
Đó là cuốn "Lịch sử Đảng bộ phường Ba Đình (1983 - 2008)", của Ban chấp hành Đảng bộ phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn Cuốn "Lịch sử Đảng bộ
phường Bắc Sơn (1990 -2010)" Trong hai cuốn sách này ngoài phần giới thiệu
về điều kiện phát triển của phường, sự ra đời, hoạt động và phát triển của Đảng
bộ phường còn có nội dung về những thành tựu kinh tế của phường, những bộ phận cấu nên nền kinh tế của thị xã Bỉm Sơn
Đặc biệt trong số đó còn có cuốn " Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 30
năm xây dựng và trưởng thành 1980 - 2010" Của Công ty cổ phần xi măng
Bỉm Sơn Cuốn sách nói về lịch sử hình thành, quá trình xây dựng, sản xuất của nhà máy xi măng Bỉm Sơn Một bộ phận kinh tế chủ đạo của nền kinh tế Bỉm Sơn Cuốn sách cũng đề cập đến những đóng góp của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn với nền kinh tế của Thị xã Bỉm Sơn
Trong luận văn thạc sĩ " Sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư Thị xã
Bỉm Sơn (Thanh Hóa) từ năm 1981 đến năn 2010" tác giả Lê Thị Lan cũng đã
Trang 12đề cập đến nền kinh tế - xã hội của Thị xã Bỉm Sơn trong thời kỳ này để làm
tiền đề cho những thay đổi về địa giới hành chính và dân cư của Thị xã
Bên cạnh đó còn có các nghị quyết, Quyết định của chính phủ, của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban nhân dân Thị xã Bỉm Sơn như: Quyết định
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng Thị xã Bỉm Sơn - tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, ngày
22/9/2003 Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt
quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Nam Bỉm Sơn , ngày 26/12/2005 Quyết định
của Ủy ban nhân dân Thị xã Bỉm Sơn về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu
trung tâm Thị xã Bỉm Sơn, ngày 08/12/2008 Quyết định của Ủy ban nhân dân
Thị xã Bỉm Sơn về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu nội thị số 1 Tây quốc lộ
1A Thị xã Bỉm Sơn, ngày 15/7/2008 Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 8/12/2009
của thủ tướng chính phủ về việc thành lập phường thuộc thị xã Bỉm Sơn
Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đây đã làm sáng
tỏ một số vấn đề của Thị xã nói chung và vấn đề kinh tế trong thời kỳ đổi mới
của Thị xã nói riêng
Có thể nói, những thành tựu về kinh tế của thị xã Bỉm Sơn trong thời kỳ
đổi mới là rất to lớn và toàn diện Sự phát triển về kinh tế của Thị xã trong thời
kì này đã làm biến đổi bộ mặt của Thị xã Từ một vùng đất thuần nông, bán sơn
địa nghèo nàn lạc hậu, dân cư thưa thớt Sau hai lăm năm đổi mới, Bỉm Sơn đã
trở thành một đô thị công nghiệp văn minh hiện đại, dân cư đông đúc với
những tòa nhà cao tầng sán sát nhau, những khu phố sầm uất nhộn nhịp người
qua lại Thế nhưng, sự biến đổi về kinh tế-xa hội của Bỉm Sơn từ khi đổi mới
đến năm 2010 vẫn chưa có công trình nào đi sâu đề cập đến một cách hoàn
chỉnh và có hệ thống
Vì vậy, trên cơ sở tham khảo các công trình đi trước, kết hợp với việc tìm
hiểu tình hình thực tế sản xuất của các cơ quan, đơn vị Tác giả luận văn đã vận
dụng vào quá trình nghiên cứu của mình, định hướng nguồn tư liệu, hướng
nghiên cứu để tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề mà đề tài đặt ra
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài được xác định là tình hình kinh tế
- xã hội của thị xã Bỉm Sơn từ năm 1986 đến năm 2010 Để thấy được những biến đổi về kinh tế và các lĩnh vực trong đời sống xã hội của Thị xã từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới (đến năm 2010) do Đảng đề xướng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ năm 1986 đến năm 2010
- Không gian: Thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa
Tác giả cũng sử dụng những sự kiện, số liệu trước và sau khoảng thời gian xác định trên, có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.3 Nhiệm vụ của đề tài
- Luận văn đề cập khái quát về thị xã Bỉm Sơn; điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội cùng những tình hình phát triển kinh tế- xã hội của thị xã trước đổi mới 1986
- Nghiên cứu hệ thống và toàn diện những chuyển biến về kinh tê-xã hội của thị xã Bỉm Sơn trong 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến
2010 Từ đó nêu rõ thành tựu, ưu điểm, tiến bộ và những khó khăn, tồn tại yếu kém cần khắc phục trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới
- Đề xuất những giải pháp bước đầu nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Bỉm Sơn trong thời kỳ đổi mới
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Các công trình nghiên cứu về Bỉm Sơn (thư viện, phòng thống kê, Ban Tuyên giáo thị, Trung tâm Chính trị Thị xã, các xã, phường, nhà truyền thống)
Những ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo thị xã, cơ quan, đơn
vị, xí nghiệp
Các công trình chuyên khảo về lịch sử Việt Nam hiện đại
Trang 14Kỷ yếu hội thảo về thành tựu kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Các công trình chuyên khảo về kinh tế tỉnh Thanh Hóa
Tài liệu báo chí Mạng Internet, các trang báo điện tử, các webside như:
"bimson.gov","bimson.org","lichsuvietnam.vn"
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính mà tác giả sử dụng để nghiên cứu luận văn là phương
pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp chuyên ngành cụ thể
như: phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích, khảo sát thực địa, thu thập tài
liệu, xử lý số liệu thống kê…
5 Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày có hệ thống những biến đổi về kinh tế-xã hội của thị
xã Bỉm Sơn trong giai đoạn 1986 - 2010 Đồng thời làm rõ đặc điểm và nguyên
nhân của sự biến đổi đó Qua đó góp phần khẳng định vào những thắng lợi
chung của cả nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đồng thời rút
ra bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của địa phương trong thời gian tới Và
cũng là mô hình tham khảo trong phát triển kinh tế của các địa phương khác
Góp phần bổ xung nguồn tài liệu vào việc nghiên cứu công cuộc xây
dựng đất nước trong thời kì đổi mới của cả nước, của địa phương và góp phần
cung cấp nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy môn lịch sử, môn địa lý ở địa
phương Giáo dục tinh thần, truyền thống yêu nước, tự hào về quê hương cho
thế hệ trẻ
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn được bố cục thành 3 chương;
Chương 1: Kinh tế - xã hội thị xã Bỉm Sơn trước năm 1986
Chương 2: Biến đổi về kinh tế thị xã Bỉm Sơn từ năm 1986 đến 2010
Chương 3: Biến đổi về xã hội thị xã Bỉm Sơn từ năm 1986 đến 2010
Trang 15Chương 1 KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ BỈM SƠN TRƯỚC 1986
1.1 Khái quát về thị xã Bỉm Sơn
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thị xã Bỉm Sơn nằm trên vùng địa đầu của tỉnh Thanh Hóa và của cả mìền Trung, cách thành phố Thanh Hóa 34 km về phắa bắc, cách thủ đô Hà Nội 120
km về phắa nam Bỉm Sơn nằm trong tọa độ địa lý từ 20o
02' đến 20o09' vĩ bắc;
105o 47' đến 105o
56 ' kinh độ Đông
Bỉm Sơn có vị trắ địa lý hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế - xã hội Phắa Bắc giáp với thị xã Tam Điệp của tỉnh Ninh Bình qua dãy núi Tam Điệp hiểm trở và đầy tiềm nãng đá vôi Phắa Nam là danh giới với huyện
Hà Trung, một huyện đồng bằng chiêm trũng có thế mạnh về lýõng thực và thủy sản Phắa Tây giáp với huyện Thạch Thành là một huyện trung du miền núi có nhiều thế mạnh về nông, lâm sản Phắa Đông là danh giới với huyện Nga Sõn, một huyện ven biển với nhiều nguồn lợi hải sản Vì thế Bỉm Sơn trở thành nơi thu hút nguồn lợi nông, lâm, thủy hải sản lớn từ các địa phương lân cận Không những thế, Bỉm Sơn còn nằm án ngữ trên các tuyến đường giao thông Bắc Nam Bao gồm tuyến đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam với ga Bỉm Sơn là điểm trung chuyển hàng hóa Vì thế Bỉm Sơn có nhiều thuân lợi trong việc trao đổi và giao lưu hàng hóa với các vùng lân cận
Về mặt lãnh thổ, diện tắch tự nhiên của toàn thị xã là 6 701 ha Gồm 6 phường: phường Ba Đình, phường Ngọc Trạo, phường Bắc Sơn, phường Lam Sơn, Phú Sơn và phường Đông Sơn Cùng với hai xã là: xã Quang Trung và xã
Hà Lan
Bỉm Sơn là vùng đất có địa hình thấp dần từ tây sang đông và rất phức tạp, vừa mang đặc điểm của vùng bán sơn địa, vừa mang đặc điểm của vùng chiêm trũng, nơi có cốt đất thấp nhất là dương 0,4 Diện tắch tự nhiên không rộng, nhưng Bỉm Sơn vừa có vùng đồng bằng, vùng núi đá, vùng đồi và sông suối
Trang 16Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình như trên đã làm cho thị xã Bỉm Sơn chịu ảnh hưởng của ba vùng khí hậu xen kẽ là Tây bắc, Đồng bắng bắc bộ và cận Bắc trung bộ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 32,6 C, thấp nhất vào tháng giêng, cao nhất vào tháng 7 Lượng mưa trung bình đạt 1.514 mm/năm Độ ẩm không khí trung bình 80% Chế độ gió biến chuyển theo mùa Hằng năm có gió đông nam thổi vào mùa hè, gió đông bắc thịnh hành vào mùa đông, trong các tháng 5,6 có gió tây khô nóng, các tháng 8, 9, 10 thường có bão
Bên cạnh vị thế chiến lược, Bỉm Sơn còn chứa đựng những tiềm năng to lớn, đặc biệt là tiềm năng khoáng sản phục vụ công nghiệp xây dựng Diện tích
mỏ đá vôi chiếm đến 18% tổng diện tích tự nhiên [ lịch sử Đảng bộ, trang 17] Trữ lượng đá vôỉ ở Bỉm Sơn dự báo có tới vài tỉ m3, lượng đá vôi đã thăm dò là hơn 600 triệu m3 Chất lượng đá vôi ở Bỉm Sơn có hàm lượng ôxit canxi và ôxit magiê rất thích hợp cho sản xuất xi măng và là nguyên liệu tốt để sản xuất các hóa chất như đất đèn, đá ốp lát Ngoài đá vôi Bỉm Sơn còn có đá phiến sét là nguyên liệu chính xếp sau đá vôi để sản xuất xi măng Trữ lượng đá phiến sét
đã thăm dò là hơn 300 triệu tấn Dồi dào hơn cả các vùng đã xây dựng nhà máy
xi măng như Hoàng Thạch, Bút Sơn, Tràng Kênh, Nghi Sơn Hà Tiên
Ngoài hai nguyên liệu trên, Bỉm Sơn còn có đất sét dẻo để làm gạch ngói Với trữ lượng đủ cho các nhà máy có công suất 100 triêu viên một năm
Nguồn nước ngầm trong lòng đất Bỉm Sơn đã được đoàn địa chất 47 thăm
dò xác định thuộc dạng nước ngầm cáctơ, trữ lượng khá phong phú để phục vụ cho sản xuất công nghiệp
Với tiềm năng khoáng sản như trên, Bỉm Sơn hoàn toàn có khả năng phát triển mạnh nền công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng từ thông thường đến cao cấp và công nghiệp hóa chất
Ngoài tiềm năng công nghiệp, Bỉm Sơn còn có khả năng phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp Đất nông nghiệp ở Bỉm Sơn có 2 105 ha chiếm khoảng 30% đất tự nhiên Trong đó hơn một nửa là đất rừng, đất vườn đồi, đất
Trang 17cồn bãi, có thể trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp như : Khoai lang, ngô, đậu, lạc, vừng, các cây ăn quả lâu năm hay ngắn ngày như mít, na, ổi, bưởi, cam , táo, dứa, chuối Vùng đồng lúa của Bỉm Sơn chỉ có khoảng 1000 ha chiếm 14% diện tích đất tự nhiên vầ chủ yếu là đất chiêm trũng với đặc điểm nghèo lân nhưng hàm lượng can xi trong đất cao, nên gọi là đất kiềm thừa vôi Do là vùng chiêm trũng chua mặn nên việc nâng cao năng xuất lúa gặp nhiều trở ngại
Do phần lớn diện tích là đất đồi núi nên Bỉm Sơn có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, trồng rừng Diện tích đất lâm nghiệp ở Bỉm Sơn là 2 419 ha chủ yếu là rừng trồng và 638 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng trồng rừng bảo hộ và rừng kinh tế [ 10, trang 19]
Với điều kịên đất đai nông lâm nghiệp như trên, Bỉm Sơn có khả năng phát triển nghành kinh tế chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trâu, bò, dê
Ngoài trữ lượng nước ngầm lớn, Bỉm Sơn còn có nguồn nước của nhiều con sông được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống nhân dân , Sông Hoạt chảy qua địa phận xã Hà Lan dài 20m, Sông Tống có chiều sâu khoảng 3m, rôngj khoảng 30m Sông Tam Điệp được đào vào năm1978-1979 dài 12 km Nhìn chung các sông ở Bỉm Sơn lòng sông cạn, lại uốn khúc nên tiêu lũ chậm, mùa hè có đoạn nước thấp, nguồn lợi thủy sản hạn chế và chưa phát huy được khả năng vận tải đường thủy
1.1.2 Đặc điểm văn hóa lịch sử
* Văn hóa
Với thiên nhiên tươi đẹp và giàu di tích kịch sử văn hóa, trong đó có những di tích nổi tiếng Bỉm Sơn có tiềm năng phát triển ngành du lịch đa dạng Trải qua những biến đổi địa chất, vùng núi đá Bỉm Sơn đã để lại những hang động kỳ thú như động Thanh Sơn, động Cửa Buồng Đặc biệt núi Tam Điệp sừng sững như bức tường thành không chỉ nổi tiếng trong lịch sử chống ngoại xâm mà còn nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên làm nao lòng các tao nhân mặc
Trang 18khách Sách Hoàng việt dư địa chí cuả Phan Huy Chú viết về núi Tam Điệp
như sau " Ở đây cỏ cây xanh tốt, đứng từ trên đỉnh có thể trông ra biển giữa bốn bề núi non ấy có một con đường mà từ đó có thể nhìn những ngọn núi hai bên như lòng chậu úp, về cuối dãy núi, sườn như tượng đá dựng đứng, ở chính giữa cũng có một con đường mòn để đi lại tục truyền nơi ấy là cái miệng
đó của thiền sư Không lộ"
Con đường mà Phan Huy Chú đề cập chính là con đường thiên lý Bắc - Nam, con đường đã in dấu tích của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ khi ra Bắc diệt quân Thanh, con đường đã đi vào những vần thơ để đời của nữ sĩ họ Hồ: "Một đèo, một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo"
Cùng với con đường Thiên lý là địa danh đèo Ba Dội, nơi gắn liền với những chiến công của quân Tây Sơn Ngoài ra Bỉm Sơn còn có nhiều di tích, danh thắng thiên nhiên như Hồ Cánh Chim, đập Chắn Thôn nơi Nguyễn Huệ đặt tổng hành dinh dã chiến quân Thanh Trong đó nổi tíếng nhất là đền Sòng Thiên nhiên với những tiềm năng vùng đất Bỉm Sơn đang được khai thác
sử dụng để xây dựng thị xã giàu đẹp, vững mạnh về mọi mặt, từng ngày đổi mới cùng đất nước
Cũng như các làng quê khác, lễ hội là một trong những sinh hoạt văn hóa tinh thần chủ yếu của người dân Bỉm Sơn Lễ hội ở Bỉm Sơn diễn ta cả bốn mùa với các hoạt động văn hóa tín ngưỡng phong phú như lễ hộị Đền Từ Thức ( xã Quang Trung), Lễ hội đền Dốc Xây, lễ hội đền Chín Giếng Những vui nhất, đông nhất, nổi tiếng nhất vẫn là lễ hội đền Sòng được tổ chức tử ngày 10 đến 26 tháng 2 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia Lễ hội đền Sòng bảo gồm nghi lễ rước kiệu Thánh Mẫu Liễu Hạnh và các phần hội diễn ra nhộn nhịp Những người đến dự lễ hội có thể tham gia các trò choi múa rồng, đánh cờ, đánh vật, đánh đu, leo dây, múa sư tử, không khí cực kỳ sội động Lễ hội đền Sòng, nơi gắn kết giữa hiện thực và huyền thoại đã đi vào ca dao lưu mãi đến muôn đời:
Trang 19" Nhất vui là hội Phủ Dầy
Vui là vui vậy không tày Sòng Sơn"
Ngoài các lễ hội mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng trong những ngày tết, ngày lễ nhân dân các làng còn tổ chức các trò vui chơi như đu dây, đu quay, đi cầu phao trên mặt nước, thi nấu cơm Những sinh hoạt văn hóa này thường được tổ chức ở các đình làng
Gắn liền với những họat động văn hóa, với đời sống tinh thần của nhân dân Bỉm Sơn là một hệ thống các đình, đền, chùa, các di tích văn hóa, lịch sử niềm tự hào của người dân nơi đây Nói đến di tích ở đây trước hết phải nói đến đến Sòng Đền đước xây dựng vào thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1780), thờ công chúa Liễu Hạnh Đền Sòng, ngoài thờ Mẫu, một tín ngưỡng đặc trưng trong tâm thức người Việt, còn có sự đan xen của các yếu
tố tín ngưỡng, tôn giáo khác như thần, phật Đền Sòng tự lâu đã chiếm trọn niềm tin của người dân Thanh Hóa, với câu nói thơ nổi tiếng " Đến Sòng thiêng nhất xứ Thanh" Nằm trong hệ thống đến Sòng còn có đền Rồng, đền Chín Giếng đều liên quan đến thờ thần nữ Liễu Hạnh Ngoài ra, ở Bỉm Sơn còn có nhiều đền, chùa khá nổi tiếng như chùa Khánh Quang do công chúa Ngọc Tú
vợ Trịnh Kiểm dựng, đền Cây Vải, đình Làng Gạo, nơi chứa lương thực của vua Quang Trung và của Đinh Công Tráng sau này
Do có nhiều ý nghĩa lịch sử văn hóa quan trọng, các đình, chùa, đền cùng với các di tích danh thắng nói trên đã được nhà nước và tỉnh Thanh Hóa công nhận Đây chính là sự tôn vinh những truyền thống văn hóa quý báu được kết tinh từ đời sống lâu đời của các thế hệ người Bỉm Sơn, mở đường cho sự sự phát triển mới của những thuần phong mĩ tục nơi đây
Sự phong phú trong hoạt động văn hóa, xen lẫn nhiều yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo đã thể hiện sinh động tính đa dạng trong tâm linh của cư dân ở Bỉm Sơn Bản sắc cùng những di sản văn hóa vật chất và tinh thần, cũng chính là nguồn lực để nhân dân Bỉm Sơn vượt qua những thách đố của lịch sử, những khắc nghiệt của thiên tai, xây dựng và giữ gìn quê hương
Trang 20* Lịch sử và sự thay đổi địa giới hành chính
Trong lịch sử, Bỉm Sơn được biết đến như là căn cứ phòng thủ và căn cứ tiến công nhờ vị thế hiểm trở của dãy núí Tam Điệp Sách Đại Nam nhất thống
chí viết về dãy núi Tam Điệp như sau: "Núi Tam Điệp ( ), mạch núi từ huyện
Thạch Thành kéo đến, liên tiếp chạy ngang, suốt cả bãi biển, giữa có đường quan thông qua, là cổ họng giữa Bắc - Nam" Hoàng Việt địa dư chí cũng viết:
" Núi Tam Điệp ở vùng địa đầu của Huyện Tống Sơn ( ) là vùng quan ải trọng
yếu của đất Thanh Hóa" (Bỉm Sơn là địa đầu của huyện Tống Sơn cũ) Trong
cuộc kháng chiến chống quân Mông nguyên lần thứ hai, dựa vào dãy núi Tam Điệp hiểm trở, tránh thế giặc mạnh Trần Quốc Tuấn đã đem hai vua Trần vào vùng đất này để bảo toàn đầu não Đến tháng 5 - 1258, từ đây Hưng Đạo Vương đã tiến quân ra Bắc quét sạch quân Mông - Nguyên
Vào đầu thế kỉ XV, nghĩa quân Lam Sơn cũng đã chọn vùng đất Bỉm Sơn làm nơi tập kết lực lượng, trung chuyển quân lương tiến đánh quân xâm lược nhà Minh, vây hãm thành Đông Quan Người anh hùng "áo vải cờ đào" Nguyễn Huệ, trong lần Bắc tiến thứ hai, cũng đã cùng các tướng lĩnh của mình chọn mảnh đất này làm phòng tuyến và căn cứ để tiến ra Thăng Long đánh đuổi hai mươi vạn quân Thanh vào tết Kỉ Dậu năm 1789
Trong kháng chiến chống Pháp, nhận rõ vị trí hiểm yếu của Bỉm Sơn Thực dân Pháp đã đặt một đồn binh ở làng Bỉm vừa để trấn áp phong trào cách mạng trong vùng, vừa để bảo vệ khu lăng tẩm nhà Nguyễn ở trang Gia Miêu Ngoại, Tổng Thượng Bạn, Huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung (nay là Hà Long, huyện Hà Trung)
Trong cách mạng tháng Tám cùng với nhân dân cả nước, nhân dân làng Bỉm đã vùng lên giành chính quyền Với sự nổi dậy thành công nhanh chóng ở một vùng địa bàn trọng yếu, có nhà ga, có đồn binh, cuộc khởi nghĩa ở Bỉm Sơn đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của Tổng khởi nghĩa phủ Hà Trung
và ở tỉnh Thanh Hóa
Trang 21Trong kháng chiến chống Pháp, nằm trong khu vực giáp ranh giữa vùng tự
do và vùng bị tạm chiếm, tuyến đầu của hậu phương Thanh Hóa, nơi đứng chân của nhiều đơn vị chủ lực Bỉm Sơn là một trong những địa bàn bị địch tập trung đánh phá Quân và dân Bỉm Sơn đã đánh bại được cuộc hành quân mang tên
"Hải Âu" vào tháng 10 năm 1953 Góp phần cùng nhân dân cả nước giành thắng lợi quyết định trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953-1954) Trong 20 năm chống Mỹ cứu nước, nhân dân Bỉm Sơn đã làm tròn nhiệm
vụ của hậu phương, góp phần cùng nhân dân miền Bắc đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ Nằm trên tuyến đường giao thông chiến lược Bắc - Nam, có nhà ga tập kết hàng hóa, vũ khí cho chiến trường miền Nam Bỉm Sơn là một trong những nơi ở Thanh Hóa bị địch bắn phá ác liệt Nhân dân Bỉm Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm cho giao thông thông suốt trên đoạn đường 1A và đường sắt chạy qua địa phận Đặc biệt đã bắn rơi chiếc máy bay F4 của địch và bắt sống tên giặc lái vào ngày 18-9-1967
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước Ngày 29-6-1977, theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng đã ký quyết định 140/BT phê chuẩn việc thành lập thị trấn Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa
Thị trấn Bỉm Sơn tuy có cố gắng phát triển, nhưng bộ máy hành chính chưa hoàn thiện, do đó quá trình xây dựng địa phương còn nhiều gặp khó khăn Trên cơ sở vị thế của Bỉm Sơn, trước yêu cầu của sự phát triển, ngày 18-12-
1981 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 157/ QĐ - HĐBT thành lập thị xã Bỉm Sơn Bao gồm thị trấn Bỉm Sơn, thị trấn nông trường Hà Trung, hai xã Hà Lan
và Quang Trung Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của thị xã Bỉm Sơn trên con đường hướng tới tương lai gắn với sự phát triển của đất nước Ngày 29-9-1983 theo quyết định số 111/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng 3 phường
Ba Đình, Lam Sơn, Ngọc Trạo được thành lập Tháng 2-1991 theo quyết đinh
số 66/TCCP của Bộ trưởng- Trưởng ban tổ chức- cán bộ chính phủ, thị trấn
Trang 22nông trường Hà Trung đổi thành phường Bắc Sơn Với diện tích tự nhiên là 6
681 ha, trong đó đất nội thị là 5 099 ha, đất ngoại thị là 1 582 ha [10, trang 96] Theo Nghị định số 44/CP của chính phủ ngày 11-4 -2002 trên cơ sở tách một phần diện tích của phường Lam Sơn thì phường Đông Sơn đựơc thành lập Nâng tổng số đơn vị hành chính của thị xã lên 7 xã phường Cũng theo Quyết nghị số 61/ NQ-CP của Chính phủ ngày 8-12-2009 thì phường Phú Sơn được thành lập trên cơ điều chỉnh diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Quang Trung Đưa tổng số đơn vị hành chính của thị xã lên 8 xã phường
1.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Đặc điểm kinh tế
Trước đổi mới Bỉm Sơn là một thị xã có nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu Mặc dù cơ cấu kinh tế đa dạng gồm nhiều ngành nghề trong đó công nghiệp đóng vai trò nổi trội nhưng nặng tính tự cấp tự túc, năng xuất lao động
và sản lượng thấp Cơ cấu ngành chủ yếu là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng với sự ra đời và đưa vào hoạt động của hàng loạt các nhà máy như nhà máy xi măng Bỉm Sơn được đưa vào sản xuất ngày 3-2-1982 Nhà máy gạch Đông Thôn, Nhà máy gạch Đoài Thôn, Nhà máy gạch lát hoa, Nhà máy gạch
bê tông khối, Nhà máy gạch Bỉm Sơn Các ngành dịch vụ chưa phát triển, chỉ
có hệ thống các cửa hàng mậu dịch quốc doanh của nhà nước Trong nông nghiệp, các hợp tác xã và nông trường quốc doanh làm ăn không hiệu quả Dưới tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng Đảng bộ và nhân dân Bỉm Sơn đã tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện với các nội dung trọng tâm về kinh tế; phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Coi sản xuất công nghiệp là ngành sản xuất trung tâm của thị xã với ba ngành mũi nhọn là : sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông sản; làm hàng xuất khẩu và tiêu dùng Phát triển chăn nuôi và trồng trọt đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ
Do sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân, công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế của thị xã đã đạt được những thành quả đáng khích lê Sự
Trang 23năng động, sáng tạo đã được khơi dậy mạnh mẽ trong các cơ quan xí nghiệp Các cơ sở sản xuất duy trì ổn định, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩn Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt giá trị cao trong tổng sản lượng Năm 2010, tổng giá trị GDP là 2 040 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình của thời kỳ 2006-2010 là 14,41%
Sau 25 năm đổi mới từ một vùng đất nghèo nàn lạc hậu, Bỉm Sơn đã dần trở thành một thị xã công nghiệp Đến năm 2007 Bỉm Sơn đã có cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng công nghiệp hóa: công nghiệp xây dựng đạt 78, 7%; thương mại dịch vụ 19,5 %; nông lâm nghiệp 3,3% Điều này cho phép khẳng định kinh tế thị xã Bỉm Sơn cơ bản là nền kinh tế công nghiệp [64, tr 10]
GDP bình quân đầu người đạt 32,669 triệu đồng, tương đương 2 042 USD, tăng 1,23 lần so với năm 2005 Năm 2010 đạt 47,984 triệu đồng tương đương 2999 USD
Đi lên từ sản xuất vật liệu xây dựng, đến nay ngành công nghiệp Bỉm Sơn
đã có cơ cấu ngành công nghiệp tương đối đa dạng, với nhiều ngành nghề sản xuất từ công nghiệp tới thủ công nghiệp; cụ thể là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp cơ khí trùng tu lắp ráp ôtô
Giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã năm 2010 là 4 098 tỉ đồng, chiếm 25,6 % giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh [64, trang17]
Là một trung tâm công nghiệp, có nền kinh tế đa dạng, nằm kề các vùng sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của vùng phía bắc tỉnh Thanh Hóa và vùng phía nam Ninh Bình, có đường giao thông thuận tiện, thị xã Bỉm Sơn có tiềm năng lớn về phát triển thương mại và dịch vụ Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là sự chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các Đại hội Đảng bộ thị
xã khóa IV (1898), khóa V (1991), khóa VI (1996), tiềm năng thương mại và dịch vụ của khu vực Bỉm Sơn được khai thác và bung ra mạnh mẽ Ngay nay, thị xã có 1 253 hộ kinh doanh, sản xuất thương mại dịch vụ, có chợ Bỉm Sơn và
Trang 244 chợ ở các phường, xã Dịch vụ thương mại và hệ thống tài chính, ngân hàng được cải thiện và nâng cấp, mở rộng và hoạt động có hiệu quả và sôi nổi Mặc dù là đô thị công nghiệp, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn được quan tâm chỉ đạo kịp thời Vì vậy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với số lượng mô hình trang trại ngày càng nhiều Cơ cấu ngành phong phú đa dạng, từ nông, lâm, đến ngư nghiệp Trong nông nghiệp phát huy được lợi thế của điều kiện tự nhiên, thị xã đã thực hiện sản xuất hệ thống các nông sản đa dạng từ lương thực như cây lúa, cây ngô đến cây thực phẩm như rau đậu các loại Và các cây công nghiệp ngắn ngày như cây lạc, cây mía và đặc biệt là cây dứa; chăn nuôi phát triển mạnh cả đàn gia súc và gia cầm
Như vậy, từ sau ngày đất nước thống nhất, mặc dù kinh tế Bỉm Sơn đã có
sự chuyển biến mang tính chất cách mạng với sự ra đời của nhiều ngành kinh
tế Nhưng về cở bản vẫn là một nền kinh tế sản xuất nhỏ, nghèo nàn tự cấp tự túc Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã làm bừng nở nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều loại hình, năng động ở Bỉm Sơn Hiện nay nền kinh tế của thị xã bao gồm: kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông lâm nghiệp trong đó công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu Bản chất của nền kinh tế của thị xã đã hoàn toàn thay đổi: một nền kinh tế đa dạng, năng động, phát huy được tiềm năng thế mạnh, nội lực của mình để từng bước
đi lên Xứng đáng với vị thế là một đô thị công nghiệp, một trong những vùng kinh tế động lực của tỉnh Thanh Hóa Trên đà phát triển này trong tương lai Bỉm Sơn sẽ phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế của tỉnh
và của khu vực Bắc Trung Bộ
Trang 25Tuy nhiên trước cách mạng Tháng Tám, cư dân của vùng Bỉm Sơn không nhiều Từ khi miền Bắc được hoàn toàn giải phòng và đặc biệt sau khi đất nước thống nhất thực hiện chủ trương của Đảng đưa người về địa phương tham gia sản xuất, khôi phục kinh tế, dân số của Bỉm Sơn tăng lên nhanh chóng
Có thể nói dân số Bỉm Sơn đã tăng nhanh do quá trình công nghiệp hóa Khi thành lập (1977) thị trấn Bỉm Sơn có 22 800 người Theo số liệu điều ta dân số năm 2009, dân số toàn thị xã là 53.936 người, gồm các dân tộc Kinh, Thái, Mường trong đó đa số là người Kinh, người các dân tộc chỉ chiếm 0,44% dân số, 2,4% người dân theo đạo Thiên chúa
Cùng với việc tăng nhanh về số lượng, chất lượng dân cư Bỉm Sơn cũng tăng lên rõ rệt Từ chỗ thành phần chủ yếu là nông dân Ngày nay Bỉm Sơn là nơi quần tụ của đủ mọi thành phần giai cấp, trong đó công nhân, nông dân, trí thức là lực lượng nòng cốt Bỉm Sơn ngày nay cũng là mảnh đất giàu trí tuệ của một đội ngũ đông đảo các nhà trí thức, kĩ sư, thợ lành nghề có nguồn gốc từ mọi miền đất nước Có thể nói, Bỉm Sơn là nơi thể hiện rõ nét những đặc điểm
về phát triển phát triển dân cư của một đô thị công nghiệp được sinh ra trong công cuộc công nghiệp hóa đất nước Tiềm năng về con người cũng chính là một nguồn lực quý giá đê Bỉm Sơn vững bước đi lên
Do kinh tế phát triển, từ vùng quê nghèo ở khu vực bán sơn địa, Bỉm Sơn trở thành đô thị công nghiệp phía Bắc Thanh Hóa với những dãy nhà cao tầng
đồ sộ, hệ thống điện nước, bưu chính viễn thông, trường học, bệnh viện ngày càng văn minh; các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ, các khu trung tâm văn hóa, thể thao phát triển mở rộng Hiện nay Thị xã đang được quy hoạch để xây dựng thành khu đô thị loại III xứng đáng với vị trí là khu công nghiệp động lực của tỉnh Thanh Hóa Đới sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện
Sau 30 năm nỗ lực phấn đấu kể từ ngày thành lập, từ một nền văn minh nông nghiệp Bỉm sơn đã trở thành văn minh đô thị, văn minh công nghiệp Sự
Trang 26hòa đồng bản sắc văn hóa của cư dân các miền tổ quốc tự họp về Bỉm Sơn tạo
ra sự phong phú đa dạng của thuần phong mĩ tục, kết hợp với tinh hoa văn minh công nghiệp, văn minh đô thị tạo thành nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Là một khu công nghiệp non trẻ, cư dân bốn phương về tụ hội, nhưng trong suôt 30 năm qua, hệ thống chính trị lực lượng vũ trang, nhân dân thị xã không ngừng mài sắc bản lĩnh cách mạng, đập tan âm mưu phá hoại nhiều mặt, triệt phá các nhóm tội phạm bảo vệ an toàn tuyệt đối cho khu công nghiệp trẻ, bảo vệ sự bình yên hạnh phúc của nhân dân thị xã, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh vững chắc
1.2 Kinh tế - xã hội trước năm 1986
1.2.1 Kinh tế
* Thời kỳ 1975 đến 1981
Sau ngày đất nước thống nhất, đến trước khi được nâng cấp lên thị xã Kinh tế Bỉm Sơn đã có những chuyển biến mang tính chất cách mạng, với sự ra đời của nhiều ngành kinh tế, trong đó công nghiệp đóng với trò nổi trội
Trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, cùng với hàng loạt các công trình trọng điểm của miền Bắc lúc bấy giờ như nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, cầu Th¨ng Long Chính phủ đã chọn Bỉm Sơn để xây dựng nhà máy xi măng lớn nhất cả nước, nhằm đáp ứng nhu cầu về xi măng cho công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, với công xuất 1,2 triệu tấn một năm do Liên Xô viện trợ
Sau 6 năm khởi công xây dựng, ngày 3-2-1982 nhà máy xi măng Bỉm Sơn chính thức đi vào sản xuất Với sự xuất hiện của công trường xây dựng nhà máy xi măng và sự ra đời của nhà máy xi măng Bộ mặt của Bỉm Sơn đã có sự biến đổi mạnh mẽ Từ một làng nghèo nằm trong huyện Hà Trung Năm 1977 Bỉm Sơn được tách ra và thành lập thị trấn Bỉm Sơn, trực thuộc sự quản lý trực tiếp của tỉnh Và đến tháng 12-1981 thì được nâng cấp lên thành thị xã theo quyết định 157/QĐ của thủ tướng chính phủ
Trang 27Để bổ trợ cho nhà máy xi măng, cùng với chủ trương xây dựng nhà máy xi măng, Bỉm Sơn cũng được chọn để xây dựng thêm một số xí nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng Một loạt cơ quan, xí nghiệp cũng được xây dựng trong thời kỳ này như Nhà máy gạch Đông Thôn, Nhà máy gạch Đoài Thôn, Nhà máy gạch lát hoa, Nhà máy gạch bê tông khối, Nhà máy gạch Bỉm Sơn Và một số các cơ quan khác như Nhà máy cánh của, Nhà máy mì sợi, Nhà máy đường, Công ty xây dựng số 3, nhà máy gạch Ba Lan Tổng cộng 14 cơ quan,
xí nghiệp, trường sở
Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và các nhà máy, xí nghiệp, kể trên mặc dù thời
kỳ đầu với quy mô còn nhỏ bé làm ăn chưa hiệu quả, chưa tạo được sự chuyển biến về kinh tế xã hội cho vùng đất Bỉm Sơn nhưng sự có mặt của các nhà máy
đó là điều kiện, cơ sở cho sự phát triển về sau của Bỉm Sơn
Về thương nghiệp, với nhiệm vụ đảm bảo cung ứng cho hơn 2 vạn cán bộ, công nhân trong điều kiện lương thực thực phẩm của cả nước đang cực kì khó khăn là một thủ thách lớn Dưới sự lãnh đạo của Đảng khối kinh doanh phục vụ đời sống đã cố gắng tạo ra nguồn hàng tiêu dùng và lương thực của dân trong tỉnh, tổ chức phân phối mở thêm quầy hàng, tổ chức bán đưa hàng đến tận cơ
sở, đảm bảo hàng hoá đạt chất lượng, đủ số lượng góp phần quan trọng ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên và nhân dân Đưa mức bình quân về lương thực thực phẩm của công nhân viên chức trong quý I năm 1977 đạt 12,81 đồng/người/tháng
Trong nông nghiệp, trước những yêu cầu của việc cung ứng rau xanh, Uỷ ban nhân dân thị trấn đã quyết định thành lập hợp tác xã nông nghiệp Sơn Lan với diện tích quy hoạch 20 ha, nhằm thực hiện 2 nhiệm vụ chính; sản xuất các loại giống rau cung cấp cho khu vực và kết hợp chăn nuôi mầy loại con chính như lợn, cá, vịt Ngay từ vụ đầu hợp tác xã đã cung cấp 40,3 tấn rau củ các loại phục vụ thiết thực nhu cầu thực phẩm cho nhân dân Mặt khác, nhằm khắc phục những khó khăn về lương thực, thực phẩm Ủy ban nhân dân thị trấn đã chỉ thị
Trang 28cho các cơ quan xí nghiệp, hợp tác xã động viên đẩy mạnh cuộc vận động sản xuất, trồng rau mau, cây lương thực ngắn ngày trong các cơ quan, các hợp tác
xã Đầu năm 1979 phát động chiến dịch trồng sắn, đồng thời thành lập của hàng lương thực và bộ phận xay xát tại chỗ Đây là biểu hiện của một nền nông nghiệp tự cấp, tự túc
* Thời kỳ 1982 đên 1986
Sau khi được nâng cấp lên thị xã, Bỉm Sơn có bước phát triển mới về kinh tế Công nghiệp thị xã bước đầu có sự phát triển bằng sự kiện; ngày 3-2-1982 dây chuyền số 1 của nhà máy xi măng Bỉm Sơn được khánh thành và đi vào sản xuất sau 6 năm xây dựng Sau đó dây chuyền số 2 được lắp đặt dần Sau hơn 10 tháng hoạt động Nhà máy đã sản xuất được 200 000 tấn klanhke và trên 150.000 tấn xi măng
Các đơn vị khác như nhà máy gạch, công ty xây dựng số 5, công ty xây dựng số 3, xí nghiệp liên hiệp lắp máy 45, xí nghiệp liên hiệp thi công cơ giới
số 15 đều có nhiều cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước Các đơn vị xây lắp, kiến thiết cơ bản và sản xuất vật liệu xây dựng đã mở rộng thực hiện kế hoạch 3 Thực hiện chế độ lương khoán, lương sản phẩm và các hình thức tiền thưởng theo nguyên tắc đảm bảo 3 mặt lợi ích, chú ý thích đáng đảm bảo lợi ích người lao động và thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi Trên
cơ sở đó năng xuất lao động của nhiều công ty, xí nghiệp, nhà máy được nâng lên, bình quân thu nhập của công nhân tăng Công nhân nhà máy gạch thu nhập 150-200 đồng/ tháng, công nhân công ty xây dựng số 3 là 260 đồng / tháng Trong năn 1982 các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như sản xuất vôi bón ruộng, bao manh, thảm muồng, đồ gỗ, may mặc đang hình thành, nhưng chưa
có phương hướng sản xuất và thợ giỏi Do vậy sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, thậm chí tồn kho, xã viên không muốn mở rộng ngành nghề
Thời kỳ này thị xã mở rộng hệ thống các của hàng lương thực, thương nghiệp, dịch vụ, hợp tác xã mua bán, chợ theo hướng phục vụ sản xuất, phục vụ
Trang 29đông đảo công nhân Năm 1982 ngành phân phối thực hiện tổ chức thu mua nông sản thực phẩm, hàng công nghệ phẩm và cung cấp những mặt hàng thiết yều, định lượng cho cán bộ, công nhân viên chức trên toàn địa bàn Ngoài ra ngành thương nghiệp còn bán các mặt hàng ngoài định lượng như chè, săm lốp, ruột phích, ni lông, chiếu Những hoạt động này đã có tác dụng bước đầu trong việc chỉ đạo thị trường, đấu tranh ổn định giá cả, xây dựng thị trường có
Trong sản xuất nông nghiệp
Lúc này thị xã có 7 hợp tác xã nông nghiệp và một đội sản xuất ở tiểu khu
3 với tổng số lao động là 2.850 người Thực hiện chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng, hình thức khoán sản phẩm đến nhóm người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp đã được áp dụng
Để phát triển sản xuất nông nghiệp, Thị uỷ và Uỷ ban nhân dân thị xã đã chủ trọng công tác thuỷ lợi, bơm điện được phục hồi Năm 1982 đã đào đắp được 15 000 m3, nạo vét kênh mương phục vụ tưới tiêu Những cố gắng của Đảng bộ và nhân dân thị xã đã được bù đắp Hai vụ chiêm, mùa năm 1982 thu hoạch trội hơn các năm trước Diện tích lúa cả năm là 840 ha Năng xuất lúa bình quân toàn thị xã đạt 15 tạ trên ha, tăng 3 tạ so với năm 1981 Tổng sản lượng lúa đạt 1.369 tấn, tăng 5,1 % so với năm 1981 Diện tích hoa màu đạt 123 ha, rau thực phẩm là 34 ha Giải quyết được rau xanh cho cán bộ, nhân dân
Về chăn nuôi, toàn thị xã 625 con trâu và 324 con bò Diện tích nuôi cá là 18
ha Đàn lợn là 3.132 con, bình quân mỗi hộ nông dân có 1,44 con lợn [10, tr98] Các hợp tác xã đã nộp nghĩa vụ lương thực cho nhà nước, trong đó nổi lên hai đơn vị dẫn đầu về số lượng, thời gian là là hợp tác xã Đoài Thôn ( Hà Lan),
Trang 30hợp tác xã Tân Phú (Quang Trung) Năm 1982 là năm đầu tiên thị xã Bỉm Sơn làm được nghĩa vụ lương thực đối với nhà nước Toàn thị xã được tỉnh công nhận là đơn vị hoàn thành nghĩa vụ sớm, đứng thứ ba toàn tỉnh Nông trường thống nhất Hà Trung là đơn vị dẫn đầu của khu vực nông nghiệp, với giá trị sản xuất hàng hoá đạt 12 triệu đồng
Thời tiết các năm 1983-1985 nhìn chung không thuận lợi Khó khăn về giống, thuỷ lợi, phân bón còn nhiều Song lúc này nông thôn đang chuyển mình theo chế độ khoán sản phẩm Một mặt các hợp tác xã tiếp tục tồn tại Năm 1985
do quy mô các hợp tác xã nhỏ, không phù hợp với tình hình hiện tại nên đã hợp nhất 5 hợp tác xã nông nghiệp thành 2 Tuy trình độ cán bộ quản lý các hợp tác
xã không đều, quan hệ bao cấp còn rõ, còn trông chờ vào cấp trên, song các hợp tác xã đã có nhiều cố gắng quản lý sản xuất, phục vụ nông dân về thuỷ lợi, giống vật tư nông nghiệp, thuốc trừ sâu
Mặc dù vậy trình độ thâm canh còn rất yếu nên năng xuất lúa và hoa màu còn thấp Cơ sở vật chất ở các xã không được tăng cường, có nơi thả lỏng quản
lý, có hợp tác xã không thu được thuế Các hợp tác xã cũng chưa căn cứ vào tình hình thực tế để lập kế hoạch phát triển cây công nghiệp, cây nông sản xuất khẩu, kinh tế vườn, kinh tế phụ gia đình
Năm 1983, thị xã cấy 545,5 ha lúa chiêm xuân, đạt kế hoạch tỉnh và thị xã
đề ra và 203 ha vụ mùa Tổng diện gieo trông năm 1984 đạt 882,3 ha, bằng 76,5% kế hoạch, tăng 8,3% so với năm 1983 Trong đó diện tích lúa cả năm là
788 ha , bằng 85% kế hoach, tăng 10,1% so với năm 1983 Năm 1985, tổng diện tích deo trồng đạt 1.236 ha, bằng 95,3 % kế hoạch Trong đó diện tích lúa
cả năm đạt 1 077 ha, bằng 100,9 % kế hoạch.[ 10,tr 112]
Năng xuất lúa vụ chiêm xuân 1983 đạt 19 tạ /ha, tăng hơn vụ chiêm xuân
1982 là 1,5tạ/ha Hợp tác xã có năng xuất lúa cao nhất là Tân Sơn (Quang Trung) đạt 22 tạ/ ha Năng xuất lúa bình quân năm 198 4 đạt 22,1 tạ/ha Năng xuất lúa bình quân năm 1985 vượt 9,1% so với kế hoạch Tổng sản lượng
Trang 31lương thực năm 1983 là 1.155,8 tấn, đạt 63,6% kế hoạch Tổng sản lượng lương thực năm 1984 là 1 470 tấn, đạt 68,5% kế hoạch, trong đó lúa đạt 1.300 tấn Năm 1985, tổng sản lượng quy thóc đạt 1.865,52 tấn, bằng 73,5% kế hoạch Thị xã đã hoàn thành trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ lương thực với nhà nước [10, tr12]
Năm 1983, về chăn nuôi, tổng đàn lợn là 3.327 con, đàn trâu bò 1105 con, vịt 11000 con, cá 33,1 ha Năm 1984 đàn lợn có 3209 con, trâu 741 con, bò 554 con, cá 30 ha Năm 1985 đàn lợn có 2890 con, trâu 754 con, bò 585 con, vịt 7000 con Nhìn chung mục tiêu chăn nuôi tập thể chưa thực hiện được.[10, tr112] Mặc dù nông nghiệp có lúc thành công nhất định, xong còn một số chỉ tiêu không hoàn thành, chăn nuôi tăng chậm Thâm canh chưa được quan tâm chặt chẽ, năng suất và sản lượng thấp Dịch bệnh sảy ra liên tục Kế hoạch mở rộng diện tích gieo trồng chưa có Các hợp tác xã chưa mạnh dạn đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, công tác khoán, quản lý chưa chặt chẽ
Sản xuất công nghiệp thời kỳ này gặp nhiều khó khăn về vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu , tiền vốn, điện
Đến cuối năm 1983, 3/4 tổng số các xí nghiệp, nhà máy đơn vị công nghiệp trên địa bàn thị xã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đạt 113, 6% về giá trị tổng sản lượng so với
kế hoạch, gấp 1,77 lần so với năm 1982 Xí nghiệp liên hợp lắp máy 45 đạt giá trị tổng sản lượng băng 105,8% so với kế hoạch Hâu hết các hạng mục công trình xí nghiệp bàn giao trong năm đều vượt tiến độ Công ty xây dựng số 5 hoàn thành tốt kế hoạch nhà nước, giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 108%
so với kế hoạch [10, tr 113]
Năm 1985, ở các xí nghiệp công nghiệp, phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá dây chuyền được chú trọng đúng mức Đồng thơì thực hiện xắp xếp bố trí lại lực lượng sản xuất ở từng khâu, từng bộ phận, do đó năng xuất lao động, năng xuất máy móc
Trang 32thiết bị được nâng cao Các cơ sở công nghiệp cải tiến một bước công tác quản
lý về vật tư lao động, sản phẩm làm ra và hoạch toán giá thành Giá thành sản phẩm đã được các xi nghiệp tính toán đủ các yếu tố hợp lư hơn Chế độ lương thưởng cho cho công nhân được chú chú ý Do vậy, năm 1985 các xí nghiệp lớn như Xí nghiệp liên hợp lắp máy 45, Xí nghiệp thi công cơ giới số 15, nhà máy xi măng hoàn thành kế hoạch nhà nước
Tuy vậy năm 1984, tiểu thủ công nghiệp Bỉm Sơn vẫn chưa có sản phẩm
gì đáng kể, không có ngành nghề mới, làm ăn thua lỗ, quản lý lỏng lẻo Sang năm 1985 tiểu thủ công nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn về nguyên vật liệu, tiền vốn, phương hướng sản xuất và tổ chức sản xuất và tổ chức thực hiện Trong năm gía trị tổng sản lượng tiểu thủ công nghiệp Bỉm Sơn chỉ đạt 2 triệu đồng với sản phẩm chính là gạch nung, vôi, may mặc, khai thác gỗ, thuỷ tinh chiếu cói
Trước tình hình khó khăn về giá cả thị trường, thu nhập của công nhân và nông dân Thị Ủy đã tập trung lãnh đạo các ngành thương nghiệp, lương thực, ngân hàng tài chính có những biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn về đới sống kinh tế- xã hội của cán bộ, công nhân viên chứcvà nhân dân thị xã
Năm 1983, lưu thông phân phối đã có nhiều thu mua tạo ra nguồn hàng và tiếp nhận hàng, bảo đảm cung cấp đủ kịp thời 9 mặt hàng Giá trị tổng sản lượng trong nghành thương nghiệp quốc doanh đạt 72.234.000 đồng, bằng 125% kế hoạch Tổng mức huy động lương thực cả năm là 390 tấn Số lượng lương thực bán ra là 5.319 tấn Ngành đã huy động được 104 tấn thịt lợn hơi đóng góp cho nhà nước [10,tr116]
Năm 1984, lưu thông phân phối đã có một số cải tiến về phương thức bán hàng, mở rộng thêm một số quầy hàng lưu động và chính thức đưa cửa hàng Bách hoá tổng hợp ngã tư chuyên gia (Lam Sơn)vào hoạt động Hợp tác xã mua bán của thị xã chính thức được thành lập Trong năm, doanh số mua bán đạt 135 % kế hoạch Có 5.384 tấn lương thực được bán ra
Trang 33Năm 1985, lưu thông phân phối chuyển biến về cơ chế, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện mới, tình trạng bao cấp đang từng bước được khắc phục Từng ngành đã chủ động khai thác nguồn hàng, hoàn thiện từng bước công tác khoán, hạch toán , nâng cao chất lượng hàng hoá và ý thức trách nhiệm của công nhân viên chức trong công tác phục vụ Thương nghiệp quốc doanh trong năm đạt 96% kế hoạch tổng giá trị mua vào, 88,6% tổng giá trị bán
ra Công tác thu mua lợn đạt thành tích nổi bật Công ty lương thực trong năm
1985, công tác thu mua lương thực đạt 117% kế hoạch, bán ra đạt 94% kế hoạch [10,tr117]
Mặc dù vậy, phương thức hoạt động kinh doanh của thương nghiệp quốc doanh chưa chuyển biến kịp cơ chế mới, chưa chủ động chỉ đạo hạch toán, chưa tích cực ổn định giá cả và thị trường, chưa có kế hoạch kinh doanh xã hội chủ nghĩa cụ thể xuống các cửa hàng Các điểm dịch vụ chậm mở rộng, hàng hoá nghèo nàn Công tác thu mua vẫn khó khăn Hợp tác xã mua bán có hệ thống rộng nhưng yếu về hạch toán, quản lý vốn, công tác quản lý thị trường chưa chặt, hàng tư thương, việc buôn bán rượu lậu và thuốc là vẫn còn
Như vậy trong từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất đều có những tiến bộ nhất định và đạt được những thành tích đáng kể Nhưng nhìn chung, trong tất
cả các ngành sản xuất đều có những hạn chế: nông nghiệp còn độc canh, năng xuất, sản lượng thấp; công nghiệp quy mô sản xuất nhỏ bé, hiệu quả kinh tế chưa cao, cơ cấu ngành chậm chuyển biến, không đa dạng Trong thương nghiệp do sự hoạt động độc quyền của thành phần kinh tế quốc doanh nên hàng hoá khan hiếm, thị trường rối loạn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân Đây cũng chính là những khó khăn chung của cả nước trước thời
kỳ đổ mới Nhìn chung bức tranh về kinh tế của thị xã Bỉm Sơn trước đổi mới mặc dù có những nét khởi sắc nhưng quy mô kinh tế còn nhỏ bé, năng xuất, chất lượng sản phẩm chưa cao, cơ cấu ngành và cơ cấu theo thành phần kinh tế còn đơn điệu Chưa phát huy được sức mạnh nội tại của thị xã Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn
Trang 341.2.2 Xã hội
* Thời kỳ 1975 đến 1981
Lãnh đạo một trung tâm công nghiệp đang trên đường xây dựng và phát triển, Đảng bộ thị trấn Bỉm Sơn rất coi trọng công tác văn hoá xã hội, y tế và giáo dục coi đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa cơ bản vừa lâu dài
Về giáo dục phổ thông, ngày 22-11-1978 Trường phổ thông cấp I-II Bỉm Sơn
I và Trường Phổ thông cấp I-II Bỉm Sơn II gồm 16 lớp với 521 học sinh được thành lập Kết quả năm học 1977-1978 số học sinh lên lớp đạt 95-98% Số học sinh thi hết cấp II đạt 95,6 % Khoá học 1980-1981 có 90,1 % học sinh tốt nghiệp phổ thông cấp II Mặc dù còn nhiều khó khăn về trường, lớp, cơ sở vật chất trang thiết
bị, song quy mô các trường phổ thông luôn được mở rộng [10, tr 92]
Hệ thống bổ túc văn hoá bước đầu được củng cố xây dựng ở 13 cơ quan, công trường xí nghiệp Năm học 1980- 1981 có 10 lớp với 358 học viên
Hệ thống mẫu giáo cũng được chú ý phát triển Việc lập nhà trẻ được quan tâm thực hiện Theo chủ trương của thị trấn, nhiều nhà trẻ của cơ quan và liên
cơ quan được thành lập Năm học 1977-1987 thành lập được 7 lớp mẫu giáo với 160 cháu Đến năm học 1980-1981 tăng lên 807 cháu, bằng 60% tổng số cháu đến tuổi vào học mẫu giáo
Đi đôi với giáo dục, công tác y tế cũng được tăng cường Ngày 18-4 -1978
Uỷ ban tỉnh quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp y tế như: phòng khám bệnh đa khoa, Đội vệ sinh phòng dịch và chống sốt rét, Hiệu thuốc trực thuộc ban y tế và thương binh xã hội Uỷ ban nhân dân thị trấn Các đơn vị này chịu
sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Ty y tế Thanh Hóa
Phong khám bệnh đa khoa có nhiệm vụ khám bệnh và điều trị cho cán bộ, công nhân viên, chuyển bệnh nhân lên tuyến trên; Đội vệ sinh phòng dịch và chống sốt rét có nhiệm vụ phòng và chống bệnh dịch sốt rét tại địa phương; Hiệu thuốc làm nhiệm vụ kinh doanh bán thuốc thông thường cho nhân dân và phục vụ theo kế hoạch Bước đầu phát huy được năng lực của 4 trạm xá và đội
Trang 35ngũ cán bộ chuyên môn sãn có, tạo được mạng lưới y tế cơ bản, đẩy mạnh được phong trào vệ sinh phòng bệnh
Công tác thông tin tuyên truyền hoạt động dưới nhiều hình thức bổ ích, thiết thực, kịp thời động viên cổ vũ phong trào lao động sản xuất; đã hình thành được đội ngũ huấn luyện viên, tuyên truyền viên và thực sự trỏ thành nòng cốt trong các phong trào ở các cơ quan, xí nghiệp Nhiều cơ sở tổ chức đã xây dựng tủ sách và thư viện, với hàng nghìn cuốn sách các loại Trường đo đạc bản đồ, Công ty xây dựng số 5, Xí nghiệp gạch, Công ty lắp máy là những đơn vị gây dựng được phong trào tốt về sinh hoạt công lạc bộ, xây dựng tủ sách thư viện
Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao rèn luyện thân thể trở thành phong trào sâu rộng, được duy trì và giữ vững Cán bộ phong trào ở cơ sở được tập huấn Phong trào rèn luyện sức khỏe kết hợp với thể thao quốc phòng được duy trì Ba năm liền1979, 1980, 1981 phong trào của thị trấn đoạt loại khá của tỉnh và là lá cờ đầu của ngành thể dục thể thao tỉnh Thanh Hoá năm 1981
* Thời kỳ 1982 đến 1986
Mặc dù mạng lưới tổ chức, cơ cấu đội ngũ cán bộ cơ sở, phương tiện kĩ thuật từ thị xã xuống cơ sở còn nhiều bất cấp, song ngành văn hoá thông tin của thị xã đã cố gắng hoạt động, phục vụ các nhiệm vụ chính trị
Giáo dục còn nhiều khó khăn Trong năm 1982, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", các cơ quan xí nghiệp, nhà máy và nhân dân đã góp tiền xây dựng được 1.010 m2
phòng học Trên cơ sở đó, phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp được duy trì, đẩy mạnh thực hiện nghị quyết về cải cách giáo dục của TW Trường trung học đo đạc bản đồ, quản lý đất đai đạt nhiều thành tích về giáo dục
Năm 1983 thị xã xây dựng thêm 10 phòng học Trường trung học Bỉm Sơn được khánh thành, Trường bổ túc văn hóa được hình thành Mùa thi kết thúc năm học 1982-1983, khối phổ thông cơ sở có 358 học sinh dự thi, tỉ lệ tốt
Trang 36nghiệp đạt 71,5 % Tỉ lệ đỗ cao nhất là trường Bỉm Sơn I, đạt 91,2 % Thị xã thành lập hội đồng thi tốt nghiệp bổ túc cho 35 người, thu được kết quả đáng khích lệ
Năm học 1983-1984, thị xã có 171 lớp phổ thông cơ sở với 5.609 học sinh, 10 lớp phổ thông trung học Bổ túc văn hoá cấp III tuyển sinh được 47 người Xã Quang Trung đã bổ túc được văn hoá cấp II Toàn thị xã có 53 nhà trẻ, 45 lớp mẫu giáo Năm 1985, cơ sở vật chất cho nhà trẻ được tăng cường Tuy vậy số trường lớp vẫn còn quá ít, nên gần 100% các trường phải học ba ca, vẫn còn học sinh phải ngồi đất để học, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học Mặc dù vậy, năm học 1984-1985 đã có 85,5 % học sinh trung học
cơ sở và 98,9% học sinh lớp 12 tốt nghiệp [10,tr 121]
Nhìn chung việc nâng cao chất lượng dạy và học còn chậm so với yêu cầu, chưa đồng đều Công tác thực hiện chương trình cải cách giáo dục đạt chất lượng chưa cao, do trình độ giáo viên và điều kiện vật chất trường lớp còn thấp Công tác phòng bệnh, chữa bệnh đạt một số kết quả Ngoài việc điều trị bệnh và phòng bệnh, các cơ sở y tế đẩy mạnh lắp đặt trang thiết bị Năm 1984, bệnh viện thị xã điều chế được huyết thanh, xây dựng nhà mổ, lắp máy Xquang Năm 1985, bệnh viện mổ hàng trăm ca an toàn
Để xây dựng nếp sống hợp vệ sinh, thị xã đẩy mạnh việc xây dựng nhà tiêu, giếng nước, nhà tắm
Sinh đẻ có kế hoạch là nội dung phấn đấu quan trọng, thiết thực của ngành y và nhân dân Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số, nhưng năm 1984 tỉ lệ phát triển dân số của thị xã vẫn còn cao 2,62 % so với 1,7 % của chỉ tiêu
Ngành thể dục thể thao thị xã đã tổ chức một số hội thao lớn Năm 1984 toàn thị xã có 97% cơ sở tổ chức một số đại hội thể dục thể thao với 13.500 người tham dự Cùng năm, Bỉm Sơn được công nhận là đơn vị có phong trào thể dục thể thao khá của tỉnh Thị xã đã tổ chức tốt đợt thi đấu giao hữu với đoàn thể dục thể thao của tỉnh Hủa Phăn (Lào) - tỉnh kết nghĩa với tỉnh Thanh Hoá
Trang 37Tuy có những thành tích nêu trên, công tác văn hoá, thông tin, giáo dục y
tế, thể dục thể thao vẫn còn chưa được đầu tư đúng mức, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn, do đó sự phát triển, thành công còn hạn chế
Công tác giữ gìn an ninh trật tự có sự phối hợp của công an, thị đội, lực lượng bảo vệ các xí nghiệp, bộ đội đóng trên địa bàn Thị xã thực hiện nhiều biện pháp chống mê tín dị đoan, truy quét văn hoá phẩm đồi trụy, chống tệ nạn xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, chống đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trải phép Mặc dù vậy, nạn xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của nhân dân còn xảy ra nhiều Công tác quản lý thị trường, kinh doanh, hộ khẩu, nhà đất còn nhiều sơ hở Những hiện tượng tiêu cực chưa được ngăn chặn kịp thời Hiện tượng mê tín dị đoan, bói toán đồng bóng còn phổ biến Cùng với những tiến bộ về kinh tế, đời sống xã hội của nhân dân thị xã Bỉm Sơn từ năm 1976 đến 1985 có nhiều cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao lên một bước so với trước đó Nhưng, cùng với những khó khăn về kinh tế và những khó khăn chung của cả nước thì đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thị xã còn nhiều hạn chế, chưa ngang tầm với một thị xã công nghiệp: cuộc sống khó khăn thiều thốn, an ninh trật tự chưa thật sự ổn định, điều kiện học tập và khám chữa bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu, tình trạng gia tăng dân số còn cao
xã được nâng cao Một thị xã công nghiệp giàu đẹp và văn minh đang từng bước được hình thành tạo đà cho những bước phát triển về sau
Trang 38Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế - xã hội Bỉm Sơn còn bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém: Nền kinh tế chưa thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, cơ sở vật chất chưa đồng bộ, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, là thị xã đang trong quá trình xây dựng, nông nghiệp vẫn là ngành giữ vị trí trọng yếu
Cơ chế "khoán 100" sau một thời gian được áp dụng đã nảy sinh hạn chế, giá trị lao động thấp, không kích thích được người lao động, kìm hãm năng lực sản xuất Các xí nghiệp công nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn, khan hiếm vật tư nguyên liệu Cơ cấu kinh tế mất cân đối giữa các thành phần; kinh tế quốc doanh, tập thể và tư nhân Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, mức sống chung còn thấp, đặc biệt là cán bộ công nhân viên lao động và nông dân Tình hình xã hội còn nhiều bất cập cần được giải quyết Đây chính là những khó khăn, bất cập mà thị xã tháo gỡ trong công cuộc đổi mới
Trang 39Chương 2 BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ CỦA THỊ XÃ BỈM SƠN
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 2.1 Đường lối phát triển kinh tế mới của Đảng
2.1.1 Đường lối đổi mới kinh tế của Trung ương Đảng
Bước sang năm 1986, tình hình kinh tế xã hội nước ta tiếp tục lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng Thêm vào đó sự giúp đỡ từ các nước
xã hội chủ nghĩa giảm dần; Mỹ xiết chặt bao vây cấm vận kinh tế, làm cho khó khăn về kinh tế - xã hội thêm chồng chất Các chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản đều không hoàn thành Hàng hoá vật tư ngày càng khan hiếm, lạm pháp ở mức phi
mã, đời sống nhân dân gặp nhiều thiếu thốn Là nước nông nghiệp nhưng hàng năm nước ta vẫn phải nhập hàng triệu tấn lương thực để giải quyết nhu cầu trong nước
Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, từ ngày 15 đến 18 tháng 12 năm 1986 Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói đúng sự thật, Đại hội đã đánh giá những thành tựu đạt được và phân tích sâu sắc những khuyết điểm, tồn tại trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, chỉ rõ những nguyên nhân tồn tại yếu kém Đại hội đã bước đầu đề ra đường lối đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Trong đó quan trọng nhất là đổi mới về kinh tế Sau đó đường lối đổi mới tiếp tục được bổ xung và hoàn thiện trong các kỳ Đại hội tiếp theo của Đảng; Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996), Đại hội IX (4-2001), Đại hội X Với các nội dung cụ thể như sau:
Xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, xác lập cơ chế thị trường định hướng XHCN Xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hoá nhiều ngành nghề, trước mắt thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn; lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Phát triển
Trang 40kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo Cùng với phát triển mạnh mẽ khoa học
kĩ thuật cần mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại
Chủ trương đường lối đổi mới nói chung, đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng nói riêng đã có tác dụng thổi một luồng sinh khí mới cho công cuộc xây dựng XHCN trong cả nước Đồng thời, nó là tôn chỉ, kim chỉ nam định hướng cho việc vạch ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội ở Bỉm Sơn
2.1.2 Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ thị xã
Từ năm 1986 đến 2010, với 6 kỳ Đại hội Đảng bộ: Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 1986-1989; Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ
IV, nhiệm kỳ 1989- 1990; Đại hội Đại biểu Đảng bộc lần thứ V, nhiệm kỳ 1991-1995; Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 1996-2000; Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ VII, nhiệm kỳ 2000 - 2005; Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần VIII, nhiệm kỳ 2005-2010, trên cơ sở xác định đường lối phát triển kinh tế - xã hội cho từng giai đoạn cụ thể, Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn đã xác định đường lối phát triển kinh tế trong suốt 25 đổi mới
Trong các Đại hội III, Đại hội IV và Đại hội V của Đảng bộ thị xã đã xác định nội dung phát triển kinh tế - xã hội cho chặng đường đầu của sự nghiệp đổi mới như sau :
"Ổn định kinh tê- xã hội rên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm năng và thế mạnh của thị xã về vật liệu xây dựng, phát triển mạnh mẽ kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, với cơ cấu kinh tế của thị xã là "công nghiệp-tiểu thủ công ghiệp- nông lâm nghiệp và dịch vụ", giải quyết việc làm ổn định và cải thiện đời sống, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đẩy lùi tiêu cực, từng bước xây dựng thị xã Bỉm Sơn giàu đẹp [10, tr190]
Đại hội VI, Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng bộ thị xã xác định:
Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân, tiếp tục đổi mới toàn