Biến đổi trong các ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 66 - 73)

6. Bố cục của luận văn

2.2.4.Biến đổi trong các ngành dịch vụ

Thương mại, du lịch, dịch vụ trong thời kỳ đổi mới có bước phát triển nhanh, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, sản phẩm hàng hóa phong phú. Giao lưu hàng hóa giữa các điểm, vùng miền phát triển thuận tiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiểu dùng của nhân dân.

Trong giai đoạn 1986-1995, khu vực này chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, nhưng có vắ trắ thứ yếu trong nền kinh tế thị xã, đứng sau công nghiệp- xây dựng và nông lâm -ngư -nghiệp.

Những năm đầu thực hiện đổi mới, ngành phân phối lưu thông từng bước đổi mới phương thức hoạt động theo hướng chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2, 3 về công tác phân phối lưu thông. Công ty thương nghiệp đã chủ động, tắch cực mở rộng nguồn hàng, tăng cường liên kết, liên doanh với các tổ chức và địa phương, nắm chắc khâu bán buôn nhằm đảm bảo cung cấp các mặt hàng định hướng và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu khác của nhân dân. Trong năm 1987, tổng giá trị mua đạt 152% kế hoạch, giá trị bán ra đạt 140% kế hoạch.

Hệ thống hợp tác xã mua bán đã năng động tìm kiếm nguồn hàng, tổ chức làm đại lý bán hàng góp phần vào công tác ổn định thị trường, điển hình là ở phường Lam Sơn, Ba Đình đã phục vụ tốt các nhu cầu thiết yếu của nhân dân, kinh doanh có lãi.

Nhưng cũng vào thời điểm này tình hình tiêu cực trong kinh doanh, dịch vụ khá phức tạp, nan giải chưa được giải quyết, tác động xấu tới các công tác phân phối, lưu thông.

Từ năm 1989 đến 1990, để đáp ứng nhu cầu thương mại dịch vụ, thị xã đã mở rộng chợ thị xã và hình thành thêm 3 chợ mới để bà con kinh doanh. Để hạn chế việc lúng túng, thiếu năng động trong kinh doanh của các cửa hàng thương nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã mua bán, thị xã đã cho đấu thấu hoặc khoán các cửa hàng để tránh lãng phắ, tiêu cực.

Đồng thời thực hiện nghị quyết 16 về việc phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, thị trường kinh doanh, thương mại, dịch vụ trở thành lĩnh vực sôi đông nhất, các thành phần kinh tế bung ra, hàng hóa phong phú đa dạng, giá cả dần đi vào ổn định. Ngành thương nghiệp quốc doanh đã xóa bỏ bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh; thực hiện khoán mức doanh thu, đấu thầu cửa hàng, mở rộng điểm bán lẻ. Song ngành gặp khó khăn, khó cạnh tranh được với kinh tế tư nhân, do chuyển đổi chậm không nhạy bén, năng động. Tuy vậy, sự năng động của cơ chế mới nhanh chóng phát huy tác dụng tắch cực, giá cả lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng tương đối ổn định. Góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Bắt đầu từ năm 1996, ngành thương mại - dịch vụ được xác định là ngành giữ vị trắ vai trò thứ 2 trong cơ cấu kinh tế, sau công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp. Trong thời kỳ này, Đảng bộ và chắnh quyền các cấp quan tâm phát triển và mở rộng hệ thống thương mại dịch vụ. Trung tâm thương nghiệp dịch vụ - Chợ thị xã được xây dựng, đường Nguyễn Huệ, ngã tư 5 tầng( Lam Sơn ) ...các phố hàng hóa phát triển, tạo ra môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Các loại hình phục vụ sản xuất, đời sống được mở rộng nhất là phục vụ yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Công ty Mắa đường Việt- Đài. Năm 1998, thị xã có 1.450 hộ kinh doanh dịch vụ, 7 doanh nghiệp tư nhân, 4 công ty trách nhiệm hữu hạn, 14 hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp và vận tải. Các hộ sản xuất kinh doanh có 300 xe tải, 19 máy cày bừa, 44 xe máy công nông, 37 máy xay sát.

hộ, kinh doanh các ngành sản xuất, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ, vận tải trong đó đã cấp đăng ký cho 1.563 hộ. Với chợ Bỉm Sơn tập trung 334 hộ kinh doanh và 4 chợ khác ở các xã, phường, thị xã Bỉm Sơn trở thành trung tâm buôn bán ở phắa Bắc tỉnh Thanh Hóa.

Hệ thống tài chắnh, ngân hàng của thị xã đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu chi ngân sách, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và an ninh-quốc phòng. Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã đã huy động cho vay hàng trăm tỷ đồng, trong đó chú ý cho vay xóa đói, giảm nghèo, năm 1996, cho 2.012 hộ vay 2 tỷ đồng để xóa đói giảm nghèo, năm 1997, cho vay 2,3 tỷ đồng, năm 1999 cho 8000 hộ vay 1,6 tỷ đồng. Nhờ vậy, nhiều hộ đói nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, thoát khỏi diện đói, nghèo. [10, tr 239].

Là đô thị nằm ở phắa Bắc của tỉnh, tiếp giáp với tỉnh bạn Ninh Bình và có đầu mối giao thông thuận tiện với các huyện trong tỉnh và tỉnh bạn, nên ngành dịch vụ của thị xã trong thời gian từ 2000 đến 2010 phát triển nhanh và có vị trắ rất quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa của thị xã Bỉm Sơn.

Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ tăng nhanh qua các thời kỳ, giai đoạn 2001-2005 tăng lên 21,6%, hai năm 2006-2007 giá trị sản xuất của ngành dịch vụ tăng bình quân là 32,1%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 10,5%. Thời kỳ 2006-2010 giá trị sản xuất của ngành dịch vụ tăng 22,86%, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của thị xã. [64, tr18].

Hoạt động thương mại trong những năm qua khá sôi động, giao lưu hàng hóa trên địa bàn thị xã phát triển mạnh, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2005 đạt 320 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm 2000, năm 2007 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ đạt 430 tỷ đồng, tăng 34,4% so với năm 2005, sức mua trong hai năm 2006 và 2007 tăng lên rõ rệt, năm 2010 là 780 tỷ đồng. [64, tr18].

Mạng lưới thương mại được mở rộng, đã hình thành hệ thống thương mại theo xu hướng văn minh đô thị, các siêu thị hàng hóa được đầu tư bằng nguồn vốn của các thành phần kinh tế đã chiếm thị phần quan trọng trong hệ thống thương mại thị xã, hoạt động thương mại trên thị trường đi vào chiều sâu, sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng mạnh, hệ thống thương mại phát triển đa dạng. Tắnh đến hết năm 2009, toàn thị xã có 5 chợ, trong đó 1 chợ được đầu tư xây dựng tại trung tâm thị xã, đây là đầu mối giao lưu hàng hóa quan trọng của thị xã, ngoài ra còn có 1 chợ loại II và 3 chợ loại III nằm trên địa bàn các phường, xã. Hệ thống bán lẻ xăng dầu trên thị xã đang làm tốt nhiệm vụ cung ứng xăng dầu cho nhu cầu phát triển kinh tế.

Tuy nhiên cơ sở vật chất của ngành thương mại các cửa hàng, các chợ hầu hết đầu tư đã lâu bị xuống cấp, đến nay chậm được đầu tư nâng cấp. Vì thế, vóc dáng của hệ thống thương mại trong cơ chế thị trường của một đô thị công nghiệp thiếu sức hấp dẫn, tiềm năng thương mại của một đô thị cửa ngõ phắa Bắc không được khai thác, phát huy hết.

Biểu đồ thể hiện tổng mức lƣu chuyển hàng hóa và bán lẻ (2000-2010) 135 148 320 395 430 780 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2000 2001 2005 2006 2007 2010 Năm Tr iệ u đ ồn g Triệu đồng

Biểu đồ thể hiện tổng mức lƣu chuyển hàng hóa và bán lẻ (2000-2010)

Xuất khẩu hàng hóa một chương trình kinh tế quan trọng đang được cấp ủy Đảng và chắnh quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, ngoài các chắnh sách ưu đãi của tỉnh khuyến khắch các thành phần kinh tế đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, chắnh quyền thị xã luôn chỉ đạo cơ sở ưu tiên giành quỹ đất để phát triển hàng hóa xuất khẩu, giải quyết các thủ tục hành chắnh kịp thời cho các doanh nghiệp có nhu cầu đất xây dựng cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu. Trong thời kỳ 2001-2005, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được đầu tư xây dựng với quy mô ngày càng mở rộng như công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Tiên Sơn, Công ty sản xuất đá ốp lát và cơ sở sản xuất tăm bằng bột ngô (Công ty GRENMORE). Do có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời nên giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn thị xã không ngừng tăng lên, thị trường ngày càng ổn định và đang từng bước xâm nhập thị trường mới khu vực EU và thị trường Mỹ. Giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu năm 2005 đạt 4,342 triệu USD, tăng hơn 7 lần so với năm 2003. Năm 2007 giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu đạt 14,277 triệu USD, tăng 3,5 lần so với năm 2005. Năm 2010 giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu thực hiện đạt 20 triệu USD. Tuy nhiên giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất

khẩu năm 2010 mới đạt 74,1 % so với mục tiêu đề ra ( kế hoạch 27 triệu USD).

Việc xuất khẩu đƣợc thực hiện qua các năm nhƣ sau:

Danh mục Đơn vị 2005 2006 2007 2010

Giá trị HH và DV xuất khẩu Tr. USD 4,342 6,065 14,277 20

Sản phẩm chủ yếu

Quần áo trang phục 1000 SP 350 400 1262 2500

Hàng thủ công mỹ nghệ Ộ 20 40 50 70 Tăm tinh bột Thùng 15.000 19000 17000 20000 Đá ốp lát M2 10000 10500 12000 15000 Tóc lông mi giả 1000 SP 4000 [64, tr19]

Là một địa bàn có nhiều di tắch lịch sử văn hóa danh thắng khắp cả nước như: Đền Sòng, Chắn Giếng, hồ Cánh Chim, động Cửa Buồng, đèo Ba Dội là những nơi tâm linh được khách thập phương đến đây thắp hương sùng cúng trong những ngày lễ hội. Đây là nơi có điều kiện phát triển du lịch, đón khách thập phương, nắm bắt được những nhu cầu tâm linh đó, trong những năm qua, các ngành quản lý ở thị xã thông qua các nguồn vốn tự nguyện công đức của khách thập phương để trùng tu, tôn tạo lại đền thờ, miếu mạo, tạo điều kiện thuận lợi cho khách thập phương đến đây có đủ điều kiện ăn nghỉ, tham quan tưởng niệm các di tắch lịch sử của thị xã thêm sống động. Công tác quản lý và khai thác các tiềm năng du lịch trên địa bàn thị xã đang được quan tâm nhiều hơn. Hạ tầng du lịch được quan tâm cải tạo nâng cấp nhất là khu đền Sòng. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, đào tạo các hướng dẫn viên du lịch được chú trọng. Vì vậy, cơ sở vật chất và chất lượng du lịch được nâng lên rõ rệt. Lượng khách đến tham quan du lịch tăng lên rõ rệt, nhất là khu vực đền Sòng, Chắn Giếng. Tuy nhiên so với tiềm năng du lịch của thị xã thì những kết quả đạt được trong những năm qua còn khá khiêm tốn. Tiềm năng du lịch thì nhiều nhưng chưa phát huy được hết khả năng do nguồn vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng du lịch còn thiếu nhiều, mới tập trung được hạ tầng khu vực đền Sòng, còn các khu vực khác chưa quan tâm thỏa đáng. Bên cạnh đó công tác chỉ đạo chưa thực sự nhạy bén với phát triển du lịch, nguồn nhân lực có trình độ cao và thật sự yêu thắch ngành nghề còn thiếu và yếu. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn cũng chưa được nâng cấp với tiêu chuẩn cao.

Vì thế, công tác du lịch chưa phát huy hết tiềm năng và hiệu quả kinh tế chưa cao.

Nằm trên trục đường IA và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, là cửa ngõ phắa Bắc của tỉnh, dịch vụ vận tải trong những năm qua phát triển mạnh, khối lượng hàng hóa vận tải trên địa bàn năm 2007 đạt 2,7 triệu tấn, với khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 62 triệu tấn\km. Hàng năm vận chuyển một

khối lượng lớn xi măng cung cấp cho trong và ngoài tỉnh và tiếp nhận vật tư, thiết bị, nguyên liệu, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vận tải hành khách mặc dù phải cạnh tranh với các đơn vị vận chuyển hành khách trong và ngoài tỉnh, nhưng nhìn chung vận chuyển hành khách đã có nhiều chuyển biến tốt, nâng cao chất lượng vận chuyển và đảm bảo an toàn cho hành khách. Tổng khối lượng vận chuyển hành khách năm 2007 đạt 1,15 triệu hành khách, khối lượng luân chuyển đạt 57,5 triệu hành khách \km. Năm 2010 thực hiện được 1,7 triệu hành khách với 102 triệu hành khách \km.

Công tác thông tin tuyên truyền đang càng ngày đáp ứng tốt yêu cầu tuyên truyền chủ trương chắnh sách Đảng và Nhà nước đến người dân, các hình thức hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú. Hệ thống truyền thanh của thị xã và các xã phường được đầu tư đồng bộ, vì vậy chất lượng tuyên truyền ngày càng được nâng cao, góp phần động viên kịp thời các nhân tố tắch cực, góp phần đấu tranh ngăn chặn những vấn nạn tiêu cực ma túy, mại dâm. Đến hết năm 2007 có 98,5% số dân được xem truyền hình và nghe đài truyền thanh.

Mạng lưới Thông tin và truyền thông được đầu tư hiện đại với tốc độ nhanh, cung cấp dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, phát hành báo chắ, lưu chuyển bưu chắnh kịp thời, chắnh xác đến khách hàng, đến nay tất cả các hộ dân trong phường, xã đều có điện thoại cố định, tổng số máy điện thoại năm 2005 đạt 15,14 máy\100 dân, năm 2007 toàn thị có 12.164 máy điện thoại, đạt tỷ lệ 20,8 máy\ 100 dân, đến năm 2010 tổng số máy điện thoại ước thực hiện 22.750 máy, đạt tỷ lệ 35 máy\100 dân. Điện thoại di động được phủ sóng trên toàn địa bàn thị xã, dịch vụ thuê bao Internet phát triển nhanh, giúp cho nhân dân và cán bộ khai thác tốt thông tin phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn ngân hàng trên địa bàn thị, trong những năm qua đã làm tốt công tác huy động các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất của các thành phần kinh tế. Năm 2007, số dư nợ của ngân hàng Đầu tư là 206,6 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 73%, dư nợ trung hạn 27%, với số hộ

vay để phát triển sản xuất là 280 hộ, số hộ dư nợ chỉ còn 80 hộ. Số dư nợ của ngân hàng Công thương là 817 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn 48%, dư nợ trung hạn là 52%. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT năm 2007 là 140,4 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 64%, dư nợ trung hạn là 36% với hơn 5000 hộ vay vốn để phát triển sản xuất. Ngân hàng xã hội một mô hình giúp đỡ những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, những gia đình chắnh sách khó khăn về vốn, được vay vốn nhằm giúp họ vươn lên phát triển sản xuất và xóa đói giảm nghèo. Tổng số dư nợ của ngân hàng xã hội năm 2007 là 44,5 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 20%, dư nợ trung hạn là 80% với hơn 3800 hộ gia đình nghèo và chắnh sách được vay vốn. Các ngân hàng trên địa bàn thị xã làm tốt công tác huy động vốn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị xã ngày càng được tăng cường và phát triển. [64, tr 21].

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 66 - 73)