6. Bố cục của luận văn
2.2.1. Trong cơ cấu kinh tế
Thời kỳ trước đổi mới, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc xây dựng một cơ cấu kinh tế đa dạng, trong đó công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan, lẫn chủ quan mà cơ cấu kinh tế của thị xã Bỉm Sơn cơ bản vẫn là nền kinh tế thiếu đồng bộ, nông nghiệp là ngành sản xuất chắnh, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Với hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể thông qua các hợp tác xã.
Bắt đầu từ Đại hội Đảng bộ lần thứ III của thị xã (10- 1986), cơ cấu ngành và cơ cấu theo thành phần kinh tế của thị xã Bỉm Sơn đã có những biến đổi sâu sắc. Tuy nhiên sự biến đổi này diến ra trong cả một quá trình suốt 25 năm từ 1986 đến 2010, có thể khái quát thành hai giai đoạn: giai đoạn một từ 1986 đến 1995, (từ Đại hội Đảng bộ III đến Đại hội Đảng bộ V), giai đoạn này quá trình biến đổi diễn ra chậm chạm nhưng chắc chắn, tạo tiền đề cho sự biến đổi về sau. Giai đoạn thứ hai từ 1996 đến 2010, (từ Đại hội VI đến Đại hôị Đảng
bộ VIII) quá trình biến đổi diễn ra nhanh chóng, có thể nói trong giai đoạn này thị xã Bỉm Sơn đã hoàn toàn lột xác để trở thành một thị xã công nghiệp thật sự với cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
* Thời kì từ 1986 đến 1995
Với chủ trương thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn do Đại hội Đảng VI đề ra: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện đường lối của Đảng bộ thị xã trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế; "
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ". Cơ cấu kinh tế của thị xã Bỉm Sơn đã có những chuyển biến đáng kể.
Trong hai năm 1987 -1989 thị xã đã thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng. Với chương trình lương thực thực phẩm: đã tắch cực chuyển đổi mùa vụ cây trồng, vật nuôi, triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chắnh trị nên năng xuất, sản lượng cây trồng, vật nuôi đều tăng đã giải quyết được phần lớn lương thực thực phẩm trên địa bàn. Năm 1988 thị xã sản xuất được 2 060 tấn lương thực, năm 1989 sản xuất 2 173 tấn lương thực. Chương trình xuất khẩu: Năm 1988, xuất khẩu đạt 75 ngàn rúp- USD. Thị xã khuyết khắch sản xuất đá ốp lát xuất khẩu. Chương trình hàng tiêu dùng: Công nghiệp và thủ công nghiệp có nhiều khó khăn về vốn, về thị trường tiêu thụ nhưng so với trước có nhiều tiến bộ. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt giá trị trên 10 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 1986, chiếm 38,4% tỷ trọng công nông nghiệp địa phương.
Năm 1990, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng là 33%; ngành nông nghiệp là 41,6 %; ngành dịch vụ là 25,4%.
Năm 1994, tỷ trọng của ngành công nghiệp là 32,6; ngành nông nghiệp là 41,8, dịch vụ là 25,6. [10, tr 200].
Kết quả trên cho thấy trong chặng đường đầu của quá trình đổi mới, khu vực sản xuất công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Điều này là hợp với chủ trương phát triển 3 chương trình kinh tế lớn (lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) và đường lối
phát triển kinh tế của Đảng bộ thị xã trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế "công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông lâm nghiệp và dịch vụ".
Tuy vậy, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương vẫn chưa tạo ra được những bước chuyển biến căn bản so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trong khi tổng giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp năm 1994 vẫn tăng lên 35% so với năm 1990 và 13% so với năm 1993 và đạt 2 8000 triệu đồng và tăng trưởng với tốc độ 10,5% trong khi nông nghiệp tăng 7% và dịch vụ chỉ có 7%. [ 36, tr 90].
Trong cơ cấu kinh tế theo thành phần, các doanh nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương đã chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng thị trường, phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hầu hết các đơn vị đã hoàn thành kế hoạch sản xuất và chỉ tiêu giao nộp ngân sách. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã sản xuất và tiêu thụ 1,2 triệu tấn, nộp ngân sách 223 tỉ đồng; nhà máy gạch Bỉm Sơn sản xuất hơn 9 triệu viên, nộp ngân sách 239 triệu đồng; Nông trường Hà Trung mở rộng diện tắch trồng mắa nguyên liệu, đạt giá trị sản lượng 1,5 tỉ đồng; Công ty xây dựng số 3 giá trị sản xuất đạt 7 tỉ đồng, nộp ngân sách 540 triệu đồng; Công ty xây lắp sô 15 nộp ngân sách 860 triệu đồng... [10 , tr199]. Kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị xã, trong khi tỉ trọng có chiều hướng giảm nhanh.
Các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh được các cấp, các ngành khuyến khắch tạo điều kiện để mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vốn, liên doanh, liên kết mở rộng nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh, tạo sự đa dạng phong phú về hình thức, quy mô mặt hàng sản phẩm. Năm 1995 thị xã đã có 180 cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần tạo ra sắc thái mới về kinh tế của thị xã. Một số cơ sở mới như nhà hàng, khách sạn nhỏ, dịch vụ sữa chữa cơ khắ, dịch vụ trang trắ nội thất... được hình thành và bước đầu đi vào hoạt động.
* Thời kì 1996 đến 2010
Bắt đầu từ Đại hội Đảng bộ lần thứ VI (3-1996), trải qua 3 kỳ Đại hội Đảng bộ; Đại Hội VI, Đại hội VII và Đại Hội VIII, Đảng bộ thị xã đã xác định
lại cơ cấu kinh tế của thị xã là: ỘCông nghiệp- xây dựng, dịch vụ- thương mại và nông Ờ lâm nghiêp". Với chủ trương trên, cơ cấu kinh tế của Bỉm Sơn đã có sự biến đổi như sau:
Năm 2000, tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 85% ; dịch vụ - thương mại là 10% và ngành nông lâm nghiệp là 4,9%.
Năm 2005, tỉ trọng của ngành công nghiệp là 79,6%, của dịch vụ - thương mại là 14,7% và của nông lâm nghiệp là 5,7%.
Năm 2010, tỉ trọng của ngành công nghiệp-xây dựng là 77,2%; của dịch vụ - thương mại là 19,5%; nông Ờlâm nghiệp là 3,3%. [ 64, tr10].
Như vậy, tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và đã tăng lên rất nhiều so với giai đoạn 1986-1996, điều này khẳng định chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa của Đảng bộ thị xã. Khu vực nông - lâm Ờ ngư nghiệp giảm mạnh từ chỗ chiếm trên 40% giảm xuống chỉ còn khoảng 3%, vào năm 2010. Sự chuyển dịch này là tắch cực và tiến bộ, phù hợp với xu thế mới. Dịch vụ cũng giảm nhẹ để nhường chỗ cho công nghiệp hóa. Trong khi giá trị sản xuất của hai khu vực này đều tăng mạnh. Xác định đúng cơ cấu kinh tế và tập trung sự lãnh đạo chỉ đạo để đạt được con số trên là một thành công lớn của Đảng bộ thị xã trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị xã. Như vậy Bỉm Sơn đã trở thành một thị xã công nghiệp.
Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng đắn nói trên, trong những năm 2000 - 2010 nền kinh tế của thị xã đã khắc phục được những yếu kém và hạn chế của nền kinh tế chậm phát triển, đẩy lùi được tình trạng đình đốn, trì trệ, vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng và lạm phát gay gắt trong bước chuyển đổi cơ chế. Đưa các lĩnh vực sản xuất đi vào thế ổn định khá vững, bước đầu khẳng định được một trung tâm đô thị phắa Bắc của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP tăng nhanh. Thời kỳ từ 1996 Ờ 2000, GDP tăng trưởng trung bình hàng năm là 7,7%. Thời kỳ 2001 Ờ 2005 tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 15,3%. thời kỳ 2006 -2010 tăng trưởng 14,41%/ năm. [64, tr 10].
Cơ cấu kinh tế trong từng ngành cũng có sự biến đổi.
Do xác định được hướng đi đúng, công nghiệp Ờ xây dựng tiếp tục phát triển ổn định.Công nghiệp và thủ công nghiệp có xu hướng tăng lên ở cả hai khu vực; quốc doanh và ngoài quốc doanh. Năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 987 tỉ đồng. Năm 2005 giá trị sản xuất đạt 2 050 tỉ đồng. Năm 2010 đạt 4 000 tỉ đồng. Như vậy tốc độ tăng trưởng công nghiệp - thủ công nghiệp ngày càng cao. Thời kỳ 1996 Ờ 2000 tốc độ tăng trưởng đạt 5,5/ năm. Thời kỳ 2001 đến 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 15,7% /năm. Trong 2 năm 2008 đến 2010 tốc độ tăng trưởng đạt 16,8%. Những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh là; quần áo may sẵn, thời kỳ 2001 Ờ 2005 tăng 23,5%, trong 2006-2007 tăng đến 89,7%; ngành thứ hai là ngành sản xuất đá ốp lát, từ 2001 đến 2005 tăng trưởng 22,5 %/năm; Chế biến thức ăn gia súc tăng trưởng với tốc độ 19,55 /năm. Trong đó, lại có những ngành giảm tỉ trọng như ngành sản xuất vôi cục, thời kỳ 2010-2005, tốc độ tăng trưởng đạt - 2,6%/nămẦ[ 64, biểu 2].
Nét mới trong thời kỳ này là: Một số đơn vị kinh tế tiến hành cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Khu công nghiệp thị xã được xây dựng năm 2005, thu hút 34 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng kắ gần 6 tỉ đồng. Cơ cấu ngành công nghiệp đã có sự đa dạng hóa, ngoài công nghiệp chủ đạo là sản xuất vật liệu xây dựng đã xuất hiện thêm những ngành mới như: công nghiệp may, công nghiệp mắa đường, sản xuất bia, sản xuất chế biến thức ăn gia súc, cơ khắ trung đại tu ô tôẦ
Ngành thương mại dịch vụ được xác đinh giữ vắ trắ thứ hai trong cơ cấu kinh tế. Trong thời kỳ này, Đảng bộ và chắnh quyền các cấp quan tâm phát triển mở rộng hệ thống thương mại, dịch vụ, vì vậy cơ cấu thành phần kinh doanh và ngành hàng đều tăng. Trong thời kỳ này Bỉm Sơn nở rộ nhiều hoạt động dịch vụ như; hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, với nhiều mặt hàng khác nhau; dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chắnh viễn thông; đặc biệt là sự xuất hiện của hàng loạt các ngân hàng trên địa bàn thị xã như ngân hàng Đầu tư, ngân hàng Công thươngẦ
Tổng giá trị sản xuất của khu vực này cũng tăng nhanh. Năm 2000 giá trị sản xuất của khu vực này là 87,4 tỉ đồng. Năm 2005 đạt 232,3 tỉ đồng. Năm 2010 đạt 650 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởngcủa khu vực này cao; thời kỳ 1996 Ờ 2000 là 18,1% /năm; thời kỳ 2001 -2005 đạt 21,6% /năm. [64, tr18].
Trên mặt trận sản xuất nông Ờ lâm - ngư nghiệp, Bỉm Sơn cũng đạt nhiều thành tắch đáng kể. Mặc dù tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế giảm mạnh, nhưng giá trị sản xuất không ngừng tăng. Năm 2000 giá trị sản xuất của khu vực này là 42,4 tỉ đồng; năm 2005 đạt 75,5 tỉ đồng; năm 2010 tăng lên 102,6 tỉ đồng. Cơ cấu nông nghiệp của thị xã đã được cải tiến và điều chỉnh hợp lý hơn trước.
Trong trồng trọt, việc phát triển kinh tế vườn rừng, vườn đồi được các cấp chắnh quyền và các hộ nông dân chú ý. Năm 1996, thị xã đầu tư xây dựng 9 mô hình phát triển vườn cây gia đình. Đến năm 2000, thị xã đã có 76 trang trại với diện tắch 700 ha, trong đó 150 ha cây vải, nhãn, na đã cho thu hoạch. Kinh tế vườn của hộ nông dân hứa hẹn nhiều triển vọng. Đồng thời thị xã đã tiến hành chuyển đổi một phần diện tắch đất nông sản xuất không hiệu quả sang trồng rau, hoa, cây ăn quả, cây cảnh, nâng cao giá trị thu nhập cho người nông dân. Áp dụng những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Chú trọng phát triển diện tắch trồng mắa, dứa, bổ xung cơ cấu tập đoàn cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, mở ra hướng đi trong những năm tới. Trồng trọt đang có xu hướng giảm tỉ trọng trong cơ cấu ngành nông nhiệp để nhường chỗ cho chăn nuôi và hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
Trong chăn nuôi đã tắch cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa vật nuôi, sản phẩm,mục đắch chăn nuôi, chuyển hướng chủ yếu sang nuôi đặc sản với phương pháp công nghiệp là chủ yếu, nhằm đáp ứng như cầu ngày càng đa dạng của thị trường, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần đáng kể làm phong phú cơ cấu thành phần kinh tế của thị xã. Chăn nuôi từng bước trở thành ngành sản xuất chắnh. Từ một ngành phụ, đến năm 2010, ngành này chiếm 33% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. [64, tr 22].
Tuy vậy, trong cơ cấu các ngành vẫn còn có những hạn chế. Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp vẫn còn chậm: Trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo chiếm tớ ớ giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Chăn nuôi tuy bước đầu được đầu tư nhưng giá trị sản xuất còn thấp. Sản xuất nông nghiệp nhìn chung chưa trở thành trung tâm sản xuất hàng hóa lớn, năng xuất, chất lượng, hiệu quả chưa cân xứng với tiềm năng.
Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo GDP năm 1990
33%
26% 41%
CN-XD DV-TM N-L-N.N
Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo GDP năm 1994
33%
25% 42%
CN-XD DV-TM N-L-N.N
Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo GDP năm 2005
79% 15%
6%
CN-XD DV-TM N-L-N.N
Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo GDP năm 2010
77% 20%
3%
Trong sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp chưa tạo được sự chuyển biến đột phá, trên địa bàn vẫn thiếu nhiều ngành công nghiệp chủ đạo như:hóa chất, luyện kim, điện tử.... Tốc độ triển khai các dự án vào các khu công nghiệp tập trung còn hạn chế. Kinh tế nhà nước năng lực sản xuất và kinh doanh còn thấp, kinh tế ngoài quốc doanh kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, ngành nghề mới chậm phát triển. Khai thác và huy động nội lực chưa đạt hiệu quả cao, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào thị xã chưa đáng kể.
Trong thương mại - dịch vụ - du lịch chưa trở thành trung tâm giao lưu, đầu mối buôn bán lớn trong khu vực, thương nghiệp quốc doanh hoạt động hiệu quả còn thấp. Du lịch phát triển chậm, chưa tạo được sức hấp dẫn du khách.
Khắc phục được những hạn chế trên sẽ làm cho cơ cấu kinh tế của thị xã chuyển dịch nhanh hơn, mạnh hơn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khẳng định được vai trò là một trong những vùng kinh tế động lực của tỉnh và là một trung tâm công nghiệp tầm cỡ của vùng Bắc Trung Bộ.