Chắnh sách xã hội

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 95 - 115)

6. Bố cục của luận văn

3.5.Chắnh sách xã hội

Các hoạt động về chắnh sách xã hội như chương trình xóa đói, giảm nghèo, chắnh sách hậu phương quân đội được các cấp, các ngành chăm lo thực hiện. Số hộ nông dân nghèo được tạo điều kiện vay vốn phát triển sản xuất tăng hơn trước. Nhân dân vùng bị thiên tai, lũ lụt được cứu trợ kịp thời.

Các gia đình thương binh, liệt sỹ, anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng được các tầng lớp xã hội quan tâm trân trọng cả về vật chất lẫn tinh thần, có tác dụng giáo dục đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Đồng thời những năm qua, các cấp đã trợ cấp khó khăn trên 60 triệu đồng cho các đối tượng chắnh sách xã hội. Toàn thị xã đã làm được 6 ngôi nhà tình nghĩa, tặng 135 sổ tiết kiệm đền ơn đáp nghĩa. Các cấp cũng chỉ đạo tập trung kiểm tra , thanh tra, kết luận những việc làm sai trái trong việc thực

hiện chế độ bảo hiểm xã hội, đáp ứng đòi hỏi của dư luận quần chúng, thực hiện công bằng xã hội, tạo lòng tin của quần chúng đối với kỷ cương phép nước.

Chắnh sách xã hội luôn được các cấp ủy Đảng, Chắnh quyền và các Đoàn thể thường xuyên quan tâm và đạt kết quả thiết thực. Phong trào Ộ Đền ơn đáp nghìaỢ, Ộ Uống nước nhớ nguồnỢ, các hoạt động Ộ ngày vì người nghèoỢ và các phong trào nhân đạo, từ thiện khác được mọi tầng lớp nhân dân, cơ quan, đoàn thể hưởng ứng và tham gia tắch cực. Chương trình giải quyết việc làm, xóa nhà tranh tre nứa lá, xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ giảm nghèo giảm từ 9,5% năm 2005 xuống còn 6,3% năm 2007, đến nay không còn hộ đói.

Cùng với phát triển kinh tế, thị xã làm tốt hơn các chắnh sách xã hội, gia tăng hoạt động nhân đạo từ thiện. Trong năm 1996-1997, các cấp, các ngành và toàn dân đã giúp đỡ người già, trẻ tàn tật mồ côi 32.450.000 đồng, tặng 58 sổ tiết kiệm tình nghĩa, làm hai nhà tình nghĩa, nâng cấp 10 nhà tình nghĩa khác, trồng 7 vườn cây ăn quả tình nghĩa khác. Nhân dịp 50 năm ngày thương binh liệt sỹ(27-7-1997), các gia đình chắnh sách được tặng quà trị giá 106.480.000 đồng. Nhân dân đã quyên góp ủng hộ đồng bào Nam Bộ bị cơn bão số 5 tàn phá được 131.747.000 đồng. Đến tháng 8 - 1998, thị xã đã xây dựng được 9 nhà tình nghĩa, sửa 9 nhà tình nghĩa khác với chi phắ 145 triệu đồng, tặng 73 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng số 14.500.000 đồng, phụng dưỡng hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng và 33 thân nhân liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn. Năm 1999, thăm hỏi tặng quà các gia đình chắnh sách 61.355.000 đồng, cấp sổ bảo hiểm y tế cho 355 người thuộc diện chắnh sách. Đặc biệt cuối năm 1999, Miền Trung bị lũ lụt nặng, nhân dân thị xã đã quyên góp được 682 triệu đồng (tắnh đến 13-1-2000) gửi vào giúp đỡ đồng bào miền Trung. [10, tr 260].

Thị xã đã tiếp tục giải quyết chắnh sách xã hội cho người lao động và người có công với cách mạng như cấp thẻ bảo hiểm y tế, chế độ bảo hiểm xã hội, cấp bổ sung huân huy chương kháng chiến. Năm 1999 thị xã xây dựng " Quỹ đền ơn đáp nghĩa" đạt mức 12.265.000 đồng, các xã phường xây dựng quỹ đạt mức 22.000.000 đồng. [10, tr 260].

Nhìn chung sự nghiệp giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế giáo dục có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, góp phần củng cố vững chắc lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước.

3.6. An ninh quốc phòng và vệ sinh môi trƣờng * An ninh quốc phòng

Cùng với các mặt công tác trên, thị xã thực hiện phát triển kinh tế xã hội gắn với quốc phòng, an ninh.

Các cấp ủy Đảng trong toàn thị xã luôn phổ biến các nghị quyết chuyên đề về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới.

Những nội dung cơ bản của xây dựng phường xã an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu được triển khai xuống tận cơ sở. Hầu hết cán bộ chủ chốt xã, phường và đơn vị cơ sở đã được tập huấn, nắm được những quan điểm cơ bản và những biện pháp tiến hành xây dựng nền quốc phòng toàn dân và xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ở cơ sở.

Các kế hoạch phòng thủ cơ bản của xã, phường được xây dựng 100% phường, xã thực hành diễn tập cụm làng xã chiến đấu theo phương án phòng thủ cơ bản, 80% số cơ sở tham gia diễn tập theo phương án A2.

Lực lượng dân quân tự vệ được sắp xếp ổn định biên chế thành 13 đại đội, 3 trung đội, 1 tiểu đoàn với tổng số là 1428 người(năm 1992). Lực lượng dự bị động viên đã được đăng ký 1765 người, đã sắp xếp được 966 người, đạt 54,8%. Nhiều cơ sở như xã Quang Trung , phường Ngọc Trạo làm tốt nhiệm vụ tuyển quân hàng năm, đảm bảo chỉ tiêu, giữ được phong trào, trong năm 1991- 1992 không có hiện tượng đào ngũ. Các đơn vị tự vệ ở các xắ nghiệp làm tốt công tác an ninh trật tự như: Phường Ngọc Trạo, Bắc Sơn, Ba Đình, Lam Sơn, Nhà máy xi măng, công ty 5, xắ nghiệp vật liệu xây dựng, Nhà máy gạch...

Phong trào quần chúng tham gia giữ gìn an ninh ở thôn xóm, đường phố có bước phát triển mới, các cơ sở đã xây dựng được 428 tổ tuần tra nhân dân, thành lập 55 tổ dân phố, 207 tổ an ninh, 48 tổ hòa giải. Đấu tranh ngăn chặn và giải quyết tại chỗ 68 vụ trộm cắp tài sản công dân, 74 vụ xắch mắch, răn đe

những hành vi càn quấy, một số cơ sở làm tốt công tác này là: Lam Sơn, Ngọc Trạo, Quang Trung, Hà Lan...

Công tác quốc phòng - an ninh ngày càng được đẩy mạnh, thực hiện tốt các chắnh sách chủ trương của Đảng, của Tỉnh ủy, đời sống nhân dân được bình yên. Tuy nhiên nạn trộm cắp, tranh chấp đất đai vẫn sảy ra, đòi hỏi phải sớm có biện pháp giải quyết.

Lực lượng quân sự thị xã đã xây dựng kế hoạch sẵn sàng chuyển trạng thái từ thời bình sang thời chiến và tổ chức diễn tập phòng thủ 1996 đạt kết quả tốt. Năm 1997, thị xã đã xây dựng được kế hoạch chiến đấu phòng thủ thời kỳ chiến tranh, kế hoạch sẵn sàng chiến đấu A2 kế hoạch phòng chống bão lụt. Chế độ sẵn sàng chiến đấu được duy trì nghiêm ở các cấp.

Hàng năm, thị xã hoàn thành huấn luyện dân quân tự vệ, quân dự bị động viên, học tập quốc phòng trong trường học. Lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng theo pháp lệnh. Lực lượng quân sự thị xã đạt giải nhất bắn mục tiêu trên không bằng súng bộ binh trong hội thao phòng không Quân khu 4 năm 1997. Năm 1998, huấn luyện 27/27 đơn vị dân quân tự vệ, trong đó 25 đơn vị đạt loại khá. Bổ nhiệm 68 đồng chắ cán bộ khung dự bị động viên, huấn luyện 130 đồng chắ và phúc tra 308 đồng chắ dự bị động viên khác.

Năm 1999, thị xã xây dựng thêm 2 đơn vị tự vệ, huấn luyện 29/29 đơn vị, giáo dục quốc phòng cho 3.579 học sinh phổ thông, phân loại và sắp xếp biên chế 2.421 người thuộc lực lượng, dự bị động viên.

Kết hợp kinh tế và quốc phòng thị xã xây dựng kế hoạch phòng chống bão lụt với lực lượng xung kắch là lực lượng vũ trang địa phương. Năm 1998, tổ chức phòng chống bão lụt cho 2 cụm với 192 dân quân tự vệ, huy động 568 ngày công đắp 2.560 m3 đê. [10, tr 262].

Đảng bộ quân sự thị xã luôn chú ý làm tốt công tác đăng ký, khám tuyển, giao quân theo luật nghĩa vụ quân sự. Các ngành, các cấp phối hợp thực hiện tốt chắnh sách hậu phương quân đội.

Từ 2000 đến 2010, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, lãnh đạo các cấp chắnh quyền luôn quan tâm đến tình hình an ninh chắnh trị, trật tự an toàn xã hội. Vấn đề an ninh chắnh trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã luôn được giữ vững, công tác quốc phòng được tăng cường. Ngoài việc huấn luyện, diễn tập theo kế hoạch, lực lượng vũ trang thị xã còn tiếp tục tham gia phong trào phòng chống thiên tai, bão lụt, vây bắt tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân cũng được củng cố vững chắc. Hàng năm hoàn thành tốt công tác tuyển quân và kế hoạch dân quân tự vệ trong các khối phố và các cơ quan, doanh nghiệp. Làm tốt công tác hậu phương quân đội. Công tác đấu tranh ngăn ngừa, phòng chống triệt phá tội phạm xã hội ma túy, mại dâm, mê tắn dị đoan đạt kết quả tốt.

* Vệ sinh môi trƣờng

Cùng với tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp, đặc biệt là sản xuất xi măng, gạch ngói đã gây ô nhiễm môi trường. Theo đánh giá của Sở tài nguyên và Môi trường : Môi trường khu vực nhà máy Xi măng Bỉm Sơn bị ô nhiễm, nguồn ô nhiễm môi trường chủ yếu là do khói bụi của nhà máy xi măng Bỉm Sơn thải ra. Tiếng ồn, khói bụi, chưa được xử lý triệt để tung ra bầu không khắ.

Nhận thức được thực trạng trên công tác vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị đang được các cấp chắnh quyền thị xã quan tâm thực hiện, vệ sinh đường phố và các khu dân cư, trong các cơ quan, doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tắch cực, hệ thống thoát nước thải đang được đầu tư theo quy hoạch, cây xanh thị xã được trồng, chăm sóc và quản lý tốt hơn, nhà máy chế biết rác thải đang được đầu tư xây dựng. Vì vậy mức độ ô nhiễm đang từng bước được cải thiện. Các cấp ủy, chắnh quyền và các ban ngành đang khảo sát, xây dựng phương án chỉ đạo hướng dẫn phương thực hiện chương trình nước sạch nông thôn và các công trình vệ sinh-môi trường ở hai xã Hà Lan và Quang Trung.

Tiểu kết chƣơng 3

Cùng với phát triển kinh tế, thu nhập của nhân dân ngày một nâng cao, đời sống được đảm bảo. Đến nay, hàng năm thị xã Bỉm Sơn tạo việc làm cho khoảng 2.500 lao động, chất lượng lao động được nâng cao. Số hộ giàu tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Hoàn thành việc xóa nhà dột nát cho các hộ chắnh sách và hộ nghèo. Các đối tượng diện chắnh sách và hưởng bảo hiểm xã hội được chăm lo ngày càng tôt hơn. Công tác từ thiện, nhân đạo có nhiều hoạt đọng tắch cực.

Kinh tế phát triển, thu nhập được đảm bảo, các hoạt động về giáo dục đào tạo, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe người dân có những bước tiến đáng kể. Mục tiêu xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Giáo dục chuyên nghiệp và dậy nghề tiếp tục thực hiện có hiệu quả, cơ sở bật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học được nâng lên. Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thị xã được đầu tư trang thiết bị ngày càng hiện đại, mạng lưới y tế được tăng cường cả về đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất. Môi trường thị xã được quan tâm đúng mức, đã hạn chế nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

An ninh chắnh trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Các chương trình giáo dục quốc phòng được hoàn thành, công tác huấn luyện dân cư tự vệ được đảm bảo.

Tuy nhiên, một số vấn đề xã hội được bức xúc chưa được khắc phục và giải quyết hiệu quả. Giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, tệ nạn xã hội trên địa bàn còn chiếm tỷ lệ cao, tai nạn giao thông có xu hướng gia tăng. Chưa đẩy mạnh việc đổi mới an toàn trong giáo dục. Kỹ năng thực hành của học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp dạy nghề còn hạn chế.Trong việc như thực hiện tiêu chuẩn y tế xã phường và xã hội hóa về y tế, giáo dục còn nhiều hạn chế. Công tác giáo dục quốc phòng, nâng cao nhận thức về tình hình, nhiệm vụ mới trước các thế lực thù địch ở một số cấp ủy chưa được coi trọng. Tình hình khiếu kiện vượt cấp, đơn thư nặc danh, mạo danh còn nhiều, làm phức tạp tình hình. Số vụ vi phạm về đất đai và tội phạm ma túy còn tăng.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. So với các huyện khác trong tỉnh cũng như những địa phương khác của Bắc Trung Bộ, thị xã Bỉm Sơn có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội.Đây là vùng đất giàu truyền thống trong lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng với sự có mặt của nhiều di tắch lịch sử-văn hóa; tài nguyên nông nghiệp đa dạng,nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng phong phú, dân trắ cao, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật trên địa bàn đông đảo, kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội khá. Lại là 1 trung tâm kinh tế, vùng công nghiệp động lực của tỉnh, vì vậy Bỉm Sơn luôn được TW, tỉnh ủy tập trung chỉ đạo, đầu tư mạnh giúp thị xã phát triển toàn diện. Hơn nữa, thị xã còn nằm án ngữ trên các tuyến giao thông quan trọng của quốc gia là quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất, vì vậy thị xã là cầu nối giữa miền Nam, miền Trung với khu vực phắa Bắc. Bỉm Sơn lại không xa so với thủ đô Hà Nội. Vì vậy thị xã Bỉm Sơn có các điều kiện, yếu tố thuận lợi để xây dựng thành một trung tâm công nghiệp, thương mại-dịch vụ, nông-lâm- ngư nghiệp chất lượng cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Cùng với sự quan tâm sát sao của tỉnh và TW. Đường lối do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đề ra đã tạo ra một bước ngoặt mới cho nền kinh tế phát triển, từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng. Quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh ủy Thanh Hóa, Đảng bộ và ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn đã xác định cơ cấu kinh tế phù hợp với tình hình địa phương. Đó là cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp-xây dựng; thương mại-dịch vụ-du lịch, giảm dần tỷ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên, nông lâm ngư nghiệp vẫn được coi trọng, không ngừng tăng lên về giá trị sản xuất, phát triển đa ngành theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành theo vùng chuyên canh có giá trị kinh tế cao. Các thành phần kinh tế được khuyến khắch phát triển và phát triển khá năng động, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chỉ đạo theo nền kinh tế thị xã, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả, đóng góp một

phần quan trọng tạo nên một sự chuyển biến mạnh về kinh tế- xã hội của Bỉm Sơn trong 25 năm qua (1986-2010).

Trên cơ sở đường lối đổi mới về kinh tế của đất nước, với sự năng động sáng tạo của mình, các cấp bộ Đảng, chắnh quyền thị xã đã xác định được cơ cấu kinh tế hợp lý, với chủ trương đúng đắn, khơi dậy phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương. Nhờ đó, qua 25 năm phát triển Bỉm Sơn đã chuyển mình biến đổi từ một thị trấn nghèo nàn, lạc hậu, tự cấp, tự túc là chủ yếu thành một thị xã trẻ với những bước tiến dài cả về kinh tế lẫn xã hội.

3. Quá trình chuyển biến về kinh tế- xã hội ở Bỉm Sơn diễn ra từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, năng động hơn, rõ nét hơn là từ năm 1996 thị xã Bỉm Sơn đã biến đổi mạnh mẽ, nhanh chóng hơn với cơ cấu kinh tế hợp lý, tốc độ tăng trưởng nhanh. Công nghiệp đã xác định được một số ngành nghề mũi nhọn, có kế hoạch đầu tư và phát triển toàn diện để đẩy mạnh ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Hoạt động thương mại-dịch vụ đã có nhiều biến

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 95 - 115)