6. Bố cục của luận văn
2.2.2. Biến đổi trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Phát triển sản xuất công nghiệp là phương hướng chắnh có tắnh chất quyết định đến toàn bộ quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã. Mặc dù trước mắt còn một số khó khăn, nhưng với vị trắ địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên, khoáng sản sẵn có và hạ tầng kĩ thuật đô thị được đầu tư một cách cơ bản, khu công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết, hạ tầng kĩ thuật đang đầu tư là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp với tốc độ cao, tạo sự phát triển vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế toàn thị xã là tiền đề quan trọng làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh, bền vững và hiệu quả của toàn bộ các ngành kinh tế.
Vì vậy sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn xác định là thế mạnh và là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thị xã Bỉm Sơn, cần phải đầu tư và tạo điều kiện phát triển. Trong giai đoạn 1986-1995 có thể phân ra hai thời điểm để thấy rõ được sự
phát triển của hoạt động kinh tế này: Thời điểm cuối năm 1986 cho đến giữa năm 1990 và từ năm 1991-1995.
Trong hai năm đầu thực hiện đường lối đổi mới từ 1986-1988 sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt giá trị tổng sản lượng tăng bình quân 8%-10%. Từ một thị xã chủ yếu là phục vụ nhà máy xi măng và đi lên từ xi măng đã hình thành thêm một số ngành công nghiệp địa phương. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương đã hình thành: Xắ nghiệp vật liệu xây dựng, 03 hợp tác xã, 06 tổ hợp công nghiệp. Các sản phẩm chắnh là : gạch nung, gạch lát nền, gạch trang trắ, bột ve, đồ mộc dân dụng, chiếu chẻ, chiếu xe đan, thảm cóiẦ Khai thác nguồn nguyên liệu chủ yếu từ địa phương, giải quyết một lượng lớn lao động tại chỗ. Giá trị sản lượng năm 1988 đạt 10 triệu đồng, tăng gấp 3 lần năm 1986. Giá trị sản xuất khẩu đạt 75 000 rúp Ờ USD. Đưa tỉ trọng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lên 38,4%, tăng 17% so với năm 1986, mở ra hướng đi đúng của nền kinh tế thị xã. [10, tr 146].
Trong 2 năm thực hiện nghị quyết Đảng bộ thị xã lần thứ IV (1989 - 1990), các doanh nghiệp, cơ sở quốc doanh dần thắch ứng với cơ chế mới, khắc phục những lúng túng, khó khăn về vốn, nguyên liệu, thị trường; đổi mới công nghệ, tiếp cận thị trường và đổi mới cơ chế thanh toán để phục hồi phát triển sản xuất. Nhờ vậy giá trị tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh đã tăng 3-5% so với năm 1988. Một số đơn vị như: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Xắ nghiệp liên hiệp thi công cơ giới số 15-Licogi, Xắ nghiệp vật liệu xây dựng thị xã đã vượt mức kế hoạch đảm bảo đời sống người lao động. Thực hiện nghị quyết 16 của Bộ Chắnh Trị về các thành phần kinh tế thị ủy đã hướng dẫn tập thể, cá nhân đẩu tư vốn, lao động, kỹ thuật, mở mang sản xuất. Nhờ vậy bên cạnh các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất tập thể, một số cơ sở sản xuất, dịch vụ tư nhân đã được thành lập. Toàn thị xã có 3 hợp tác xã, 12 tổ hợp sản xuất, 3 gia đình sản xuất với nhiều sản phẩm mới như: Thêu ren, thảm đay, đồ gỗ xuất khẩu, thảm cói, đá xẻ ốp lát. Tổng giá trị hàng hóa ngành thủ công nghiệp đạt 55.460.000 đồng.
Trong cơ chế mới, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tỏ ra năng động hơn. Các cơ sở tư nhân, tập thể đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, mở rộng sản xuất, mở ra một số ngành nghề mới, thu hút nhiều lao động. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1990 đạt 1967 triệu đồng, trong đó riêng khu vực ngoài quốc doanh đạt 1350 triệu đồng [10, tr 171].
Trong thời kỳ 1991-1994, tổng giá trị công nghiệp tăng bình quân trong mỗi năm là: Thời kì 1990-1993 đạt 7,7%, thời kì 1993-1994 đạt 10,8%, mức độ tăng trưởng so với năm 1990 là 35%. Hầu hết các đơn vị kinh tế quốc doanh đã hoàn thành kế hoạch sản xuất và chỉ tiêu giao nộp ngân sách. Trong đó Công ty xi măng Bỉm Sơn đã sản xuất và tiêu thụ trên 1,2 triệu tấn, bằng 105% kế hoạch, nộp ngân sách 223 tỷ đồng. Nhà máy gạch Bỉm Sơn sản xuất 9 triệu viên gạch, đạt 77% kế hoạch, nộp ngân sách 239 triệu đồng. Xắ nghiệp thi công cơ giới và xây lắp số 15 hoàn thành 100% kế hoạch, nộp ngân sách 860 triệu đồng,.Công ty xây dựng số 3 đạt 112% kế hoạch nộp ngân sách 540 triệu đồng bằng 160% kế hoạch. [10, tr198].
Trong năm 1994, tuy còn nhiều khó khăn nhưng các mặt nhưng doanh thu của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh đều tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị đều chú ý đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, đổi mới công tác quản lý, thắch ứng với cơ chế thị trường và sản xuất kinh doanh có hiều quả.
Tắnh chung giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thị xã năm 1994 đạt 2800 triệu đồng, bằng 100% kế hoạch tăng 16% so với cùng kì năm trước.
Năm 1995 các mặt sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng khá so với cùng kì năm 1994. Giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh đểu tăng.
Nhìn chung trong thời kỳ đầu sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng khắch lệ. Các xắ nghiệp quốc doanh trung ương
và địa phương đã chú trọng mở rộng sản xuất, đầu tư thiết bị công nghệ, liên doanh liên kết với bên ngoài để mở rộng thị trường, tăng giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động, tạo điều kiện ổn định đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên, công nghiệp địa phương còn nhỏ bé, thiết bị máy móc cũ kĩ lạc hậu, năng xuất thấp, chất lượng, mẫu mã sản phẩm sản phẩm đơn điệu, thị trường hạn hẹp. Công nghiệp ngoài quốc doanh tuy được khuyết khắch nhưng vẫn còn dè dặt, manh mún nhỏ bé, tự phát là chủ yếu. Tiềm năng lợi thế về tài nguyên đất đai, lao động, vốn trên địa bàn và trong nhân dân chưa được khai thác.
Thời kì từ 1996-2005. Do xác định được hướng đi đúng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định. Năm 1996, 8\11 đơn vị đã hoàn thành kế hoạch , riêng nhà máy xi măng Bỉm Sơn vượt kế hoạch 31400 tấn, các sản phẩm bia, hàng mộc, đá xẻ đểu tăng 5-10% so với kế hoạch. Năm 1997- 1998 các đơn vị tiếp tục ổn định sản xuất phát triển các đơn vị đạt sản lượng cao nộp ngân sách khá là : Xắ nghiệp may, Công ty xây dựng số 3, Công ty lắp máy và xây dựng số 5, Công ty gốm xây dựng, Xắ nghiệp vật liệu xây dựngẦcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang có xu hướng tăng lên ở cả 2 khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Năm 1998 giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 15,29 tỷ đồng, bằng 97,5 kế hoạch và bằng 102% năm 1997. Năm 1999, trừ các xắ nghiệp sản xuất gạch, xi măng gặp khó khăn, còn các cơ sở công nghiệp khác đều đạt và vượt mức kế hoạch về giá trị sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách nhà nước.
Sản xuất công nghiệp của thị xã trong những năm này mặc dù chịu sự biến động về giá cả và sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa trên thị trường, nhưng sản xuất công nghiệp vẫn phát triển với tốc độ cao và đạt kết quả khả quan. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2005 đạt 2050 tỷ đồng, chiếm 96% giá trị sản xuất của toàn thị xã và bằng 24,5% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng hơn 2 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm của công nghiệp trong thời kỳ 2000-2005 là 15,7%. Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2573 tỷ đồng chiếm 24,7% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tốc độ tăng bình quân 2 năm 2006-2007 là 12%. Đến năm 2010 đạt 4098 tỷ đồng chiếm 65,4% giá trị sản xuất toàn thị xã và 25,6% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006- 2010 đạt 14,9%. . Đặc biệt từ năm 2003 đánh dấu sự có mặt của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. [64, tr13].
752 987 2050 4089 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 Tỷ đồng 1995 2000 2005 2010 Năm
Biểu đồ thể hiện giá trị sản lƣợng công nghiệp của Bỉm Sơn (1995-2010)
Tỷ đồng
[64, biểu 2]
Dưới đây là sự phát triển một số ngành sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã trong thời kỳ này.
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong những năm qua có bước phát triển mạnh: Tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ 2006-2010 đạt 13,9%, chiếm 75% giá trị sản xuất công nghiệp toàn thị xã. Đạt được kết quả trên trước hết phải kể đến sự tăng trưởng nhanh chóng của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, mà trước hết là một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có quy mô lớn như: Công ty xi măng Bỉm Sơn, Xắ nghiệp sản xuất gạch Ba Lan( Công
ty gốm Bỉm Sơn ). Các sản phẩm chủ yếu hàng năm đều tăng nhanh: Sản lượng xi măng tăng từ 2274 triệu tấn năm 2005 lên 2435 triệu tấn, năm 2007 gạch xây dựng tăng gần 2 lần, đá ốp lát tăng 1,5 lần, đá xây dựng tăng gần 10 lần so với năm 2005.
Ngành sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Giá trị sản xuất của nhóm ngành này năm 2005 đạt 307,5 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 360,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2006-2010 là 13,3%, cơ cấu chiếm 15% trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của toàn thị xã. Một số doanh nghiệp như : Giấy Thanh Sơn, xắ nghiệp Mộc( Công ty xây dựng số 5 ), Xắ nghiệp May xuất khẩu trước đây sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng từ khi chuyển đổi mô hình quản lý đã có bước phát triển khá, sản phẩm ngày càng có uy tắn trên thị trường, năng lực sản xuất hàng năm đều tăng. Là thị xã nằm ở phắa Bắc có các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu và thuận tiện cho việc mở rộng thị trường vì vậy một số doanh nghiệp mới được đầu tư trên địa bàn như: Công ty Tiên Sơn chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, xắ nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tăng từ tinh bột ngô xuất khẩu đã đầu tư và đi vào hoạt động từ năm 2003. Bao bì xi măng tăng 1,5 lần so với năm 2000, tăm tinh bột xuất khẩu từ 15000 thùng năm 2003 lên 17000 thùng năm 2007, quần áo may xuất khẩu năm 2005 đạt 350000 sản phẩm, năm 2007 tăng lên 1260 triệu sản phẩm, bao bì xi măng năm 2005 là 32 triệu sản phẩm thì năm 2007 sản xuất tăng lên 41 triệu sản phẩm.[ 64, tr15].
Ngành công nghiệp sản xuất, phân phối nước và các ngành công nghiệp khác như: cơ khắ, hàng mộc dân dụng quy mô và nhỏ tỷ trọng trong quá trình sản xuất công nghiệp còn khiêm tốn (khoảng 9,35%) , tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2006-2010 là 12%. Sản xuất cơ khắ chủ yếu là của các hộ tư nhân hoặc các tổ hợp chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khắ nhỏ thông dụng như sản xuất cửa sắt các loại, sửa chữa ô tô và sửa chữa cơ khắ nhỏ. Công nghiệp cơ khắ có quy
mô lớn đầu tiên là nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô tải nhỏ và ôtô thông dụng, với công xuất 33000 ôtô các loại. Đến năm 2010 sản phẩm ôtô đầu tiên đã được xuất xưởng. Công nghiệp sản xuất và phân phối nước quy mô còn nhỏ, được đầu tư từ năm 2001 với quy mô 7000 m3
một ngày\đêm, nhưng đến năm 2003 hệ thống cấp nước mới chắnh thức cung cấp nước cho nội thị và cũng chỉ huy động được 50% công suất thiết kế.
Đi đôi với việc doanh nghiệp quy mô lớn, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ của các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế cá thể phát triển cá nhân, nhất là từ khi luật doanh nghiệp ra đời và đi vào cuộc sống. Năm 1995 toàn thị xã mới có 358 cơ sở thì đến năm 2007 trên địa bàn thị xã có 481 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm : 03 Doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh do Trung ương quản lý, 478 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh, với 5 hợp tác xã, 15 doanh nghiệp tư nhân, 17 doanh nghiệp hỗn hợp và 440 cơ sở sản xuất cá thể và có 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Khu công nghiệp tập trung Bỉm Sơn đã đựơc phê duyệt quy hoạch chi tiết vào tháng 06\2005 với quy mô 540 ha. Trải qua 4 năm đến nay mới có nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô tải nhỏ và ôtô thông dụng được đầu tư xây dựng với diện tắch 30 ha.
Nhìn chung sản xuất công nghiệp từ năm 2005 Ờ 2010 đã có bước phát triển khá nhanh, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ để nâng cao năng suất, hạ giá thành và nâng cao năng lực sản xuất. Một số cơ sở sản xuất đang ngày càng phát huy tốt năng lực sản xuất, phát triển mới các mặt hàng xuất khẩu bằng nguyên liệu trong tỉnh như công ty Tiên Sơn; Hai công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang phát huy tốt năng lực sản xuất của mình, sản xuất ngày càng phát triển và đạt hiệu quả kinh tế. Từ năm 2001 đến nay Bỉm Sơn đang nỗ lực khai thác tiềm năng, đã hình thành rõ nét các nhóm ngành sản xuất chủ lực như năng lực sản xuất xi măng tăng 2 lần, sản xuất gốm tăng 3 lần,
các ngành sản xuất vật liệu xây dựng khác như đá xẻ, đá ốp lát tăng 2 lần, công nghiệp may có bước phát triển khá, đang đầu tư ngành công nghiệp cơ khắẦ[64, tr16] .
Đây là thành quả tắch cực và xác định bước đi đúng hướng trong phát triển công nghiệp của thị xã Bỉm Sơn. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp còn chưa tương xứng với tiềm năng và vị trắ hiện có. Trong nội bộ ngành công nghiệp phát triển chưa cân đối, mới chú trọng phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khắ. Còn các ngành khác như hóa chất, điện tử chưa phát triển mạnh và tỷ trọng thấp trong cơ cấu nội bộ ngành, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tập trung triển khai chậm.
Sản phẩm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp chủ yếu trên địa bàn Bỉm Sơn (2000-2010)
Danh mục Đ.vị 2000 2003 2004 2005 2006 2007 2010 Xi măng 1000 tấn 1415 2086 2110 2274 2358 2435 3000 Gạch các loại 1000 viên 68400 132140 114500 120000 183220 120000 120000 Gạch ngói trang trắ cao cấp 1000 viên 20000 Đá các loại M3 3850 4530 4740 4160 4000 40000 75000 Đá ốp lát M2 3840 11000 8000 10600 12200 11250 15000 Vôi cục Tấn 1848 1520 1600 1620 1650 1600 300000 Xay sát Tấn 9870 10820 11080 11495 1575 11600 12000 Thức ăn gia súc Tấn 2200 3070 3449 5354 5652 5650 10000 Quần áo may XK 1000 chiếc 122 185 190 350 807 1260 2500 Giấy bìa các loại Tấn 550 850 820 850 870 850 1500 Bao bì xi măng Triệu cái 23,2 30 32 32 42 42 80
Bê tông đúc sẵn M3 10000
Cửa sắt M2 10000 11000 12000 14000 15000 15000 25000 Trung đại tu ôtô Cái 119 220 235 250 270 280 450 Tăm tinh bột XK Thùng 15000 21717 15000 19300 17000 20000