Trong xây dựng cơ sơ hạ tầng

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 73 - 80)

6. Bố cục của luận văn

2.2.5.Trong xây dựng cơ sơ hạ tầng

Lãnh đạo một thị xã trẻ đang trong quá trình xây dựng Thị ủy, Ủy ban nhân dân đã đặc biệt quan tâm công tác xây dựng cơ bản, quy hoạch đô thị. Trong 2 năm đầu đổi mới, thị xã đã tranh thủ nhiều nguồn vốn, từ Trung ương tới tỉnh, địa phương, các cơ quan xắ nghiệp đóng trên địa bàn và trong nhân dân với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đã huy động được hàng chục triệu đồng đầu tư vào 20 công trình phúc lợi, công cộng. Năm 1987 thị xã đã khởi công xây dựng Bệnh viện đa khoa thị xã, đầu tư xây mới 14 phòng học, 2 bãi chiếu bóng ngoài trời, hoàn chỉnh Chợ Bỉm Sơn. Nổi bật là phường Ngọc Trạo. Bằng nguồn vốn tại chỗ, chỉ trong vòng 6 tháng cuối năm phường đã hoàn thành 5 phòng học, văn phòng trường học, trạm xá, cửa hàng mua bán và 1 nhà xưởng với tổng vốn đầu tư trên 10 triệu đồng.

Năm 1988 thị xã đầu tư trên 52 triệu đồng vào xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu: hoàn thành 15 phòng học, bệnh viện đa khoa, trạm biến áp, cầu đường. Tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển vững chắc, lâu dài của thị xã

trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Công tác quy hoạch đô thị quản lý đất đai được tiến hành theo hướng bảo đảm kiến trúc khoa học, hiện đại, lâu dài. Các công trình xây dựng, quy hoạch đã từng bước làm thay đổi diện mạo của thị xã.

Trong 2 năm tiếp theo 1989-1990 công tác xây dựng cơ bản đã từng bước đạt được những thành tựu lớn, quy hoạch và xây dựng theo hướng văn minh hiện đại. Do làm tốt công tác huy động vốn, năm 1989 thị xã đã đầu tư 700 triệu đồng, năm 1990 là 962 triệu đồng từ ngân sách địa phương vào xây dựng các công trình cơ bản như Bệnh viện đa khoa, hệ thống điện sinh hoạt, trạm bơm điện, trường học, hệ thống y tế cơ sở, nhà hát công nhân. Hệ thống chiếu sáng, đường sá nội thị được hoàn chỉnh. Các công trình nhà làm việc, trụ sở chắnh quyền, các ban ngành được tu bổ nâng cấp.

Trong những năm 1991-1995 thị xã đã thực hiện xây dựng các công trình trọng điểm như cầu Hà Lan, đường Trần Phú, cầu Tam Điệp, đường Nguyễn Văn Cừ, chợ Bỉm Sơn và trụ sở ủy ban nhân dân thị xã. Hoàn thành các công trình như đường Lê Hồng Phong, hệ thống thủy lợi Bắc sông Hoạt, nghĩa trang liệt sỹ, nhà làm việc thị ủy, xây dựng và cải tạo nhà làm việc cấp 4, xây dựng và hoàn thành trường năng khiếu thị xã. Một trong những thành tắch của công việc này là hơn 90% hộ dân cư đã có điện sinh hoạt. Tổng giá trị xây dựng trong 3 năm từ 1991-1993 là 14,138 tỷ đồng, trong đó vốn trung ương là 7,2 tỷ đồng, vốn tỉnh là 1,6 tỷ, vốn thị xã là 3,3 tỷ đồng và vốn của nhân dân đóng góp là 2 tỷ đồng. [10, tr 211].

Hệ thống giao thông nông thôn cũng được nâng cấp và củng cố, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện. Quy hoạch thị xã được chắnh thức thông qua, nếp sống đô thị đang hình thành. Tuy vậy chất lượng một số công trình chưa đảm bảo, tình trạng cho mượn đất, cấp đất không đúng thẩm quyền, mua bán đất bất hợp pháp vẫn sảy ra.

Từ 1996 đến 2000, để phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội của một thị xã trẻ, khi kết cấu hạ tầng còn hạn chế và chưa đồng bộ, nên trong những năm

này, ngành xây dựng cơ bản, quản lý đô thị đã tăng cường công tác xây dựng kết cấu hạ tầng như trường học, đường giao thông, hệ thống cấp nước, bưu điện, hệ thống thủy lợi... Giá trị xây dựng cơ bản tăng dần: năm 1996 đạt 3,5 tỷ đồng, năm 1997 đạt 9,8 tỷ đồng, năm 1998 và 1999 là 9 tỷ đồng.

Nhiều công trình được xây dựng, hoàn thành hoặc đang thi công như trường cơ sở Bắc Sơn, trạm tiếp sóng truyền hình thị xã, nhà Ban quản lý chợ, đường Trần Phú, Trường trung học cơ sở Quang Trung, Trường tiểu học Ba Đình, Đài phát sóng FM, Nhà máy nước, Đường Lê Hồng Phong, Trường tiểu học Ngọc Trạo, trường phổ thông trung học thị xã....Nhờ đó bộ mặt thị xã ngày càng tươi đẹp, hiện đại.

Kết cấu hạ tầng đối với một thị xã công nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt. Do vậy trong những năm đầu thế kỉ XXI lãnh đạo thị xã tiếp tục chú ý đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng. Cụ thể, kết cấu hạ tầng trong mười năm từ 2000 đến 2010 biến đổi như sau:

Hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn thị xã đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh đối với một số tuyến đường chắnh như tuyến đường Trần Phú, tuyến đường Trần Hưng Đạo, tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, tuyến đường Bà Triệu... Toàn thị xã có 8 cầu, dài 307,7m, trong đó có 3 cầu đã được đầu tư vĩnh cửu, 5 cầu còn lại đã được đầu tư nâng cấp.

Mạng lưới điện đã được hoàn chỉnh với hệ thống cơ sơ vật chất như sau: Thị xã được cấp điện từ trạm 110 KV Bỉm Sơn qua lộ 376. Hiện tại thị xã có 3 trạm trung gian 35\6 KV, công suất (2x1800 KVA) và có 45 trạm hạ thế6\0,4 KV, với công suất 1950 KVA. Toàn thị xã có 101,92 km đường dây hạ thế, tổng điện năng tiêu thụ năm 2005 là 16.291.400 KWh, điện năng sinh hoạt là 13.329.300 KWh. Ngoài ra thị xã còn có hệ thống điện chiếu sáng trên quốc lộ IA và đường Trần Phú, với tổng chiều dài là 6 km.

Mạng lưới hạ tầng thông tin và truyền thông được đầu tư hiện đại với tốc độ nhanh, cung cấp nhiều dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, phát hành báo

chắ, lưu chỉnh bưu chắnh kịp thời, chắnh xác đến khách hàng, đến nay tất cả các hộ dân trong phường, xã đều có điện thoại cố định, tổng số máy điện thoại năm 2005 có 8.608 máy, đạt 15,14 máy\100 dân, năm 2007 toàn thị có 12164 máy điện thoại, đạt mật độ 35 máy\100 dân, điện thoại di động được phủ sóng trên toàn địa bàn thị xã, dịch vụ thuê bao mạng Internet phát triển nhanh, giúp cho nhân dân và cán bộ khai thác tốt thông tin phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Hệ thống cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của thị xã Bỉm Sơn hiện nay gồm có:

Hệ thống cấp nước cho sản xuất do Công ty xi măng đẩu tư và quản lý, với công suất 6000 m3

\1 ngày đêm, hệ thống cấp nước này chủ yếu nước chưa qua xử lý, phục vụ chủ yếu cho sản xuất sản phẩm của công ty. Đến nay hệ thống cấp nước này đã bàn giao chuyển cho công ty cấp nước thị xã quản lý.

Hệ thống cấp nước sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng một nhà máy với công suất thiết kế 7000 m3

\ngày đêm tại khu Tây Nam đền Sòng. Nhưng thực tế chỉ huy động được 3000 m3

\ngày đêm. Công ty cấp nước đã đầu tư thêm thiết bị đến nay hệ thống cấp nước sinh hoạt đã được khai thác hết công suất 7000m3\ngày đêm. Tắnh đến hết năm 2007, toàn thị xã có khoảng 10.000 hộ được dùng nước máy, chiếm 71% tổng số hộ, trong đó nội thị có khoảng 6800 hộ, ngoại thị khoảng 3200 hộ. [64, tr32].

Để khắc phục tình trạng những khi mưa to, nước chảy tràn vào các đường phố gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Thị xã đã cho đầu tư một số tuyến mương thoát nước như các tuyến chạy dọc đường Trần Phú, đường Nguyễn Văn Cừ, Lê Lợi gồm 15,2 km tuyến mương có nắp đan và 4,2 km tuyến mương hở. Hệ thống thoát nước sinh hoạt còn thiếu, chất lượng kém và chung với hệ thống thoát nước mương, chưa có nơi tập trung để xử lý, chưa đầy đủ, đồng bộ nên khả năng thoát nước còn nhiều hạn chế.

Thị xã đã xây dựng được 1,5 km tuyến thoát nước sản xuất của công ty xi măng Bỉm Sơn với 2 bể xử lý, chủ yếu phục vụ cho khu vực sản xuất của nhà máy.

Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn hiện có 7 hồ, đập đảm nhận tưới cho 108 ha, 2 trạm bơm điện tưới cho 60,2 ha. Diện tắch được tưới 349, 5 ha, trong đó diện tắch được tưới chủ động là 309,5 ha, tưới bán chủ động là 40 ha. Gồm: Lúa chiêm 101,7 ha, diện tắch được tưới chủ động là 90 ha, tưới bán chủ động là 11,7 ha; diện tắch mầu chiêm được tưới là 66,5 ha, tưới chủ động là 53,2 ha, bán chủ động là 13,3 ha; diện tắch lúa mùa được tưới là 106,3 ha, tưới chủ động là 106, 3 ha. Trên địa bàn thị xã hiện vẫn còn 712 ha chưa được tưới, diện tắch bị hạn là 44,7 ha, diện tắch chưa có công trình trình thủy lợi là 667,3 ha. [64, tr33].

Nhìn chung, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp những năm qua mực dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu chủ động. Diện tắch tưới so với diện tắch canh tác mới chiếm 16,47%, so với diện tắch gieo trồng mới chiếm 10,5%.

Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện mới. Thị xã đã quy hoạch chi tiết các khu chức năng như khu công nghiệp Bỉm Sơn 540 ha, khu đô thị mới Nam Bỉm Sơn 180 ha đã được phê duyệt và đang tiến hành lập quy hoạch chi tiết khu trung tâm, khu nội thị phắa Tây và phắa Đông. Hiện nay thị xã đang trong quá trình tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị tạo động lực cho việc phát triển công nghiệp, dịch vụ và thu hút đầu tư vào thị xã.

Trên cơ sở quy hoạch xây dựng đô thị được duyệt, trong những năm qua, thị xã đã có nhiều cố gắng từng bước đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông nội, ngoại thị, điện, cấp thoát nước được đầu tư theo tiêu chuẩn được duyệt. Các tuyến đường giao thông nội thị được nhựa hóa. Công tác xã hội hóa trong việc phát triển hạ tầng đô thị với cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm được nhân dân hưởng ứng thực hiện, vì vậy việc chỉnh trang đô thị đem lại kết quả thiết thực, bộ mặt thị xã trong những năm qua từng bước được đổi mới. Hiện thị xã Bỉm Sơn được quy hoạch thành ba khu chức năng:

quốc lộ IA, diện tắch 310 ha với các chức năng: Lắp ráp ôtô tải nhỏ, chế biến nông lâm sản, chế tạo máy, sửa chữa cơ khắ, luyện cán thép xây dựng, da giầy... Hiện nay khu A đã có nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô tải nhỏ và ôtô thông dụng đang đầu tư. Khu B nằm phắa Đông quốc lộ IA, diện tắch 230 ha, với các chức năng: Công nghiệp xi măng và sau xi măng, dệt may, điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng và thủ công mỹ nghệ, hiện nay đã có nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô quy mô 33.000 ôtô các loại. Diện tắch chiếm đất 30 ha, bằng 1/10 diện tắch khu A. Khu B hiện chỉ có mình nhà máy xi măng đã được đầu tư từ trước, phần diện tắch còn lại hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư nên chưa có dự án nào xin đầu tư...

Khu trung tâm bao gồm các cơ quan hành chắnh Nhà nước đã được xây dựng kiên cố theo quy hoạch, khu trung tâm thương mại-dịch vụ, khu các cơ quan sự nghiệp như các trường học, y tế và khu văn hóa, thể dục thể thao.

Khu dân cư được phát triển ở khu đồi Mơ, khu trung tâm, khu Tây ga. Trong những năm qua thị xã Bỉm Sơn đã có nhiều cố gắng lập quy hoạch và xây dựng nhiều khu dân cư mới phục vụ cho yêu cầu tái định cư, cho khu đất ở của dân, đấu giá đất tạo nguồn thu để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình mới.

Bỉm Sơn là một đô thị trẻ nhưng tốc độ đô thị hóa khá cao, thị xã đã hình thành các khu công nghiệp, trung tâm đô thị thương mại, khu đô thị mới.

Tóm lại công tác xây dựng cơ sở hạ tầng của thị xã Bỉm Sơn phát triển khá mạnh, đặc biệt là từ những năm đầu thế kỉ XXI tạo nên một bộ mặt đô thị hoàn toàn mới, khang trang hơn, quy mô hơn, đáp 2ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng của thị xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu kết chƣơng 2

Trải qua chặng đường 25 năm phát triển từ năm 1986-2010, Đảng bộ, chắnh quyền và nhân dân thị xã Bỉm Sơn với tinh thần cương quyết vượt mọi khó khăn, dám nghĩ, dám làm. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, áp dụng một cách phù hợp sáng tạo vào điều kiện cụ thể của thị

xã đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, làm thay đổi được bộ mặt kinh tế trên địa bàn. Từ một thị xã còn nghèo nàn, tự cấp, thu nhập chủ yếu từ xi măng kinh tế thị xã đã có bước phát triển dài, vươn mình mạnh, tốc độ phát triển cao. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành mũi nhọn, các sản phẩm mũi nhọn đã được định hình và phát triển. Bộ mặt thị xã đã được khẳng định. Xứng đáng với truyền thống của một vùng đất giàu truyền thống trong lịch sử; là trung tâm kinh tế văn hóa phắa Bắc của tỉnh; và là một vùng kinh tế động lực của tỉnh Thanh Hóa. Đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của tỉnh.

Với dân số chỉ chiếm 18% so với dân số của tỉnh, diện tắch bằng 0,16% so với diện tắch tự nhiên toàn tỉnh. Nhưng Đảng bộ chắnh quyền thị xã đã biết phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân cộng với sự giúp đỡ của nhân dân, của trung ương, tỉnh và dựa vào vị trắ tự nhiên thuận lợi đã tập trung các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã tăng 15,2% so với năm 2006 cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh(10,46%), giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 25% so với toàn tỉnh, tổng giá trị GDP của thị xã chiếm 9,4% so với toàn tỉnh, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 14,3% so với toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2042 USD\năm gấp 5 lần so với thu nhập bình quân trung toàn tỉnh. [64, tr33].

Chƣơng 3

BIẾN ĐỔI VỀ XÃ HỘI THỊ XÃ BỈM SƠN TỪ 1986 ĐẾN 2010

Đại hội VI (12-1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định :" Trong khi không ngừng chăm lo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân ta tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng CNXH, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới CNXH"[22,Tr.40].

Đại hội toàn quốc lần thứ 7(6-1991) tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đề ra nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1991-1995) là: " Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định và phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bước đầu có tắch lũy từ một nội bộ nền kinh tế" [24,Tr.62].

Như vậy phát triển nền kinh tế là cơ sở và là tiền đề để thực hiện chắnh sách xã hội, thực hiện tốt chắnh sách xã hội là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Mục tiêu của chắnh sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Bởi "Chắnh sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ cho con người làm mục đắch cao nhất. Coi nhẹ chắnh sách xã hội cũng là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc" [22,Tr.221].

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 73 - 80)