Về thu nhập, đời sống:

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 82 - 84)

6. Bố cục của luận văn

3.2.Về thu nhập, đời sống:

Trong thời kỳ từ 1986-1995, tiền lương của người lao động trong các đơn vị kinh tế đạt từ 300.000 đến 500.000 đồng\người\tháng; người hưởng lương hệ chắnh sách giữ ổn định và giải quyết kịp thời. Nhìn chung đời sống nhân dân thị xã được cải thiện rõ rệt, trên 45% số hộ đã đầu tư xây dựng nhà ở, trang bị nội thất, đồ dùng sinh hoạt khá; nhu cầu ăn mặc được đáp ứng và cải thiện một bước.

Phong trào xóa đói giảm nghèo được thực hiện, bộ phận đói nghèo thu hẹp từ 30% năm 1991 xuống còn 21% năm 1993, 14% năm 1996, tiếp tuc giảm xuống còn 10,4% năm 1998. Đến những năm 2005-2010, số hộ khá và giàu trên địa bàn thị xã tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể so với 5 năm trước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9% năm 2000 xuống còn 6,3% năm 2007 và 4% năm 2010.

Các xã phường xóa đói giảm nghèo khá là ba Đình, Lam Sơn, Ngọc Trạo. Hộ làm kinh tế giỏi từ 823 hộ (năm 1991) lên 903 hộ (năm 1993), nhiều hợp tác xã đang có chiều hướng vươn lên như hợp tác xã Đông Sơn( phường Lam Sơn), hợp tác xã Liên Giang( Hà Lan), Tân Trung(Quang Trung). Đến 2010, thị xã đã xóa được hộ đói, giảm được hộ nghèo. [10, tr 245].

Năm 1995 mức sống của nhân dân đạt cụ thể như sau: Ở vùng nông thôn:

1% số hộ giàu( thu nhập trên 300.000 đồng\người\tháng).

5,5% số hộ khá ( thu nhập 175.000 - 300.000 đồng\người\tháng). 74,5% số hộ trung bình( thu nhập từ 80.000-175.000 đồng\người\tháng).

19% số hộ nghèo ( thu nhập dưới 80.000 đồng\người\tháng). Khu vực đô thị:

10% số hộ giàu( thu nhập trên 350.000 đồng\người\tháng). 20% số hộ khá ( thu nhập 250.000 - 350.000 đồng\người\tháng).

55% số hộ trung bình( thu nhập từ 120.000-250.000 đồng\người\tháng). 15% số hộ nghèo ( thu nhập dưới 80.000-120.000 đồng\người\tháng). Sang những năm 1996-2000, cùng với sự phát triển về kinh tế, các chương trình về giải quyết việc làm, tăng cường các thiết chế văn hóa, các điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân cũng theo đó được tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục:

Năm 2005 là 1546 USD, Tương đương với 24 735 triệu đồng (giá hiện hành). Năm 2007 là 2 042USD, tương đương với 32 669 triệu đồng, tăng 1,23 lần với năm 2005.

Năm 2010 là 2999 USD, tương đương với 47 984 triệu đồng.

Tắnh chung trong giai đoạn 2005-2010, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 2-3 lần so với giai đoạn 1996-200.[ 64. Tr 11].

Các điều kiện về nhà ở, chữa bệnh, học hành, đi lại của nhân dân được cải thiện nhiều, số hộ dân thị xã có điện thắp sáng đạt 100%, 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn, tỷ lệ dùng máy điện thoại đến đầu năm 2007 đạt 20,82 máy \ 100 dân và 73 cơ quan sử dụng internet. Số hộ nghèo giảm từ 9,5 % năm 2005 xuống còn 6,3 năm 2007 và đến 2010 còn lại 4%, không còn hộ đói.. [64, tr 21]

Qua 25 năm đổi mới thị xã Bỉm Sơn đã có nhiều đổi mới trên tất cả mọi phương diện. Kinh tế tăng trưởng, mọi mặt đời sống, văn hóa, xã hội, phục vụ nhân dân cũng được đẩy mạnh. Với mức thu nhập tăng khá nhanh và liên tục như vậy, đời sống của nhân dân thị xã cũng được tăng lên, bộ mặt độ thị đã được ổn định. Số hộ giàu ngày càng tăng lên, số hộ nghèo ngày càng giảm. Với những chắnh sách mở cửa của mình, thị xã đã khuyến khắch sản xuất, vận động được sức mạnh trong dân, giúp dân làm giàu. Thu nhập bình quân đầu người

đến 2000 đạt 12,3 triệu đồng \người, đời sống của nhân dân thị xã được cải thiện một bước: 100% số hộ dân thị xã đã có điện thắp sáng: 100% số hộ đã có tivi; tỷ lệ dân có máy điện thoại từ 4,9 máy \100 dân năm 2000 lên 20,8 máy \100 dân năm 2007 và 35 máy /100 dân năm 2010. [64, tr21].

12321 10946 24735 27967 32669 47984 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 Triệu đồng 2000 2001 2005 2006 2007 2010 Năm Triệu đồng

Biểu đồ thể hiện GDP bình quân/ ngƣời (2000-2010)

[64, biểu 2]

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 82 - 84)