Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ thị xã

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 40 - 41)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ thị xã

Từ năm 1986 đến 2010, với 6 kỳ Đại hội Đảng bộ: Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 1986-1989; Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ IV, nhiệm kỳ 1989- 1990; Đại hội Đại biểu Đảng bộc lần thứ V, nhiệm kỳ 1991-1995; Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 1996-2000; Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ VII, nhiệm kỳ 2000 - 2005; Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần VIII, nhiệm kỳ 2005-2010, trên cơ sở xác định đường lối phát triển kinh tế - xã hội cho từng giai đoạn cụ thể, Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn đã xác định đường lối phát triển kinh tế trong suốt 25 đổi mới.

Trong các Đại hội III, Đại hội IV và Đại hội V của Đảng bộ thị xã đã xác định nội dung phát triển kinh tế - xã hội cho chặng đường đầu của sự nghiệp đổi mới như sau :

"Ổn định kinh tê- xã hội rên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm năng và thế mạnh của thị xã v vật liệu xây dựng, phát triển mạnh mẽ kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, với cơ cấu kinh tế của thị xã là "công nghiệp-tiểu thủ công ghiệp- nông lâm nghiệp và dịch vụ", giải quyết việc làm ổn định và cải thiện đời sống, giữ vững an ninh chắnh trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đẩy lùi tiêu cực, từng bước xây dựng thị xã Bỉm Sơn giàu đẹp. [10, tr190]

Đại hội VI, Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng bộ thị xã xác định: Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân, tiếp tục đổi mới toàn

diện, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, tranh thủ thời cơ thuận lợi, khắc phục khó khăn, thử thách, tăng cường khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng " Công nghiệp- xây dựng, Thương mại- dịch vụ, Nông nghiệp- Lâm nghiệp". Kết hợp tăng trưởng kinh tế với củng cố quốc phong an ninh, giữ vững ổn định chắnh trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; cải thiện đời sống nhân dân; thực hiện dân chủ công bằng xã hội, xây dựng thị xã ngày càng giàu đẹp văn minh" [ 31].

Văn kiện, Nghị quyết của Đảng bộ thị xã đã thể hiện sự vận dụng một cách sáng tạo chủ trương đường lối đổi mới của TW Đảng, của tỉnh phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của địa phương theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Sự đúng đắn của của những chắnh sách trên đã được khẳng định bằng những con số sát thực trong việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Sự biến đổi này đã làm bộ mặt của đô thị có nhiều khởi sắc.

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)