Văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 84 - 92)

6. Bố cục của luận văn

3.3.Văn hóa, giáo dục

*Giáo dục

Trong thời kỳ đổi mới, thị xã Bỉm Sơn luôn quan tâm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, coi " giáo dục là quốc sách hàng đầu"; hệ thống giáo dục ngày càng được củng cố cả về mạng lưới trường lớp, quy mô đào tạo đến việc cân đối các điều kiện đảm báo nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.

Cùng với thành phố Thanh Hóa, Bỉm Sơn là một trong những trung tâm giáo dục của tỉnh, với sự có mặt của hầu hết các loại hình đào tạo và bậc học, từ mầm non đến phổ thông, các trường chuyên nghiệp, cao đẳng. Cùng với sự nghiệp đi lên của các lĩnh vực, kinh tế, xã hội ở thị xã. Sự nghiệp giáo dục đào tạo có những những cố gắng lớn, phấn đấu vượt qua những thư thách gay gắt

trong cơ chế thị trường, hòa nhập với công cuộc đổi mới, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục- đào tạo có bước đi vào ổn định và phát triển mới.

Hệ thống trường lớp trên địa bàn thị xã được sắp xếp lại với những hình thức, quy mô đào tạo hợp lý, đa dạng như trường chuyên, lớp chọn, trường dạy nghề, trường bán công tư thục cả chắnh quy và không chắnh quy. Trong điều kiện đầu tư ngân sách cho giáo dục còn còn hạn chế, nhưng các trường đã từng bước xây dựng và nâng cấp, thiết bị cho giáo dục, tắch cực đổi mới cải tiến nội dung, phương pháp, chương trình đào tạo. Do vậy chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao từng bước.

Trong hai năm đầu thực hiện đường lối đổi mới giáo dục đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Phong trào "dạy tốt học tốt" tiếp tục được thầy và trò các trường trong thị xã duy trì. Năm 1987, số học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở đạt 87,7%, phổ thông trung học đạt 97,7%. Năm 1988, khối phổ thông cơ sở có 223 lớp với 8702 học sinh, ngành mầm non có 78 lớp với 1953 cháu, trường bổ túc văn hóa sau khi được củng cố đã có địa điểm , xây dựng được 3 phòng học, mở 6 lớp với 237 học sinh. Mặc dù được quan tâm đúng mức, nhưng do số lượng trẻ đến trường tăng nhanh hàng năm, trung bình mỗi năm tăng 30 lớp với 1141 học sinh, nhưng số lớp phải học ca 3 còn khá nhiều, năm 1987 có 43 lớp, năm 1988 tăng lên 63 lớp, thiếu giáo viên ở các cấp học, cơ sở vật chất, thiết bị học tập còn nghèo nàn chưa được khắc phục. Thực tế đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học. [10, tr155].

Trong 2 năm 1989-1990, ngành giáo dục tiếp tục đạt đựơc nhiều thành tựu mới. Mặc dù số lớp học tăng 50 lớp nhưng do được đầu tư xây mới một số lớp nên đã giảm số lớp học ca 3 từ 42 lớp năm 1989 xuống còn 8 lớp trong năm 1990. [10, tr 176].

Năm 1992, thị xã đã đạt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm chăm lo sự

nghiệp giáo dục, ổn định và tổ chức các nhóm trẻ, nhà trẻ, mẫu giáo đang hoạt động, khuyến khắch các hình thức tổ chức theo lối xóm, ngõ phố và các lớp mẫu giáo dân lập, nâng cao chất lượng dạy và học nhất là các lớp đầu và cấp cuối, các lớp chuyên và chất lượng đại trà. Tăng cường cơ sở vật chất cho các trường theo phương châm bảo vệ cơ sở hiện có tận dụng cơ sở cũ, xây dựng trường mới theo hướng bán kiên cố và kiên cố cố gắng không phải học ca 3. Chuẩn bị từng bước các yếu tố cần thiết để tách cấp I và cấp II, chuyển cấp I thành bậc tiểu học, có chương trình kế hoạch chuyển trường bổ túc văn hóa thành trường quản lý, đào tạo nghề nghiệp, đào tạo văn hóa theo hướng đa chức năng, từng bước quy hoạch xây dựng cụm trường cấp II và phổ thông trung học có quy mô hai tầng.

Năm 1994, công tác giáo dục - đào tạo được đẩy mạnh rõ rệt. Đội ngũ giáo viên giỏi, học sinh giỏi ở các cấp tăng, 100% học sinh cấp I, 96% học sinh cấp II, 98,4% học sinh cấp III đạt yêu cầu qua kỳ thi tốt nghiệp. Các đội học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh, cấp quốc gia đều đạt từ giải khuyến khắch đến giải nhất với tổng số 24 em đạt giải (5 gắải nhì, 12 giải ba,7 giải khuyến khắch), riêng khối phổ thông trung học đạt giải nhất đồng đội toàn tỉnh.

Đến năm 1995, ngành giáo dục đạt được kết quả cao, kết quả thi tốt nghiệp cấp tiểu học đạt 99,7%, cấp trung học cơ sở đạt 97,6%. Đặc biệt đoàn học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh đạt 73 giải, trong đó trung học cơ sở đạt 51 giải, phổ thông trung học đạt 22 giải, 75 giáo viên giỏi cấp thị xã. [10, tr 216].

Sự phát triển về chất lượng và số lượng giáo dục đào tạo cũng đặt ra nhiều vần đề bức xúc cần giải quyết, trong đó nổi bật nhất là việc xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học phổ thông trung học và phổ thông cơ sở, trường bồi dưỡng giáo viên và trung tâm giáo dục thường xuyên. Những năm qua, Đảng bộ chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục từ mầm non đến phổ thông trung học. Thị xã thực hiện tăng cường cơ sở vật chất trường học theo hướng

cao tầng hóa, đáp ứng yêu cầu tăng nhanh về số lượng học sinh các cấp học. Đến năm 1998, 100% số xã phường có trường học cao tầng. Cơ sở vật chất trường học tăng lên, xóa bỏ tình trạng học ca ba, năm 1999, 80% số phòng học đã được kiên cố hóa.

Thực hiện một bước xã hội hóa giáo dục, năm 1996, thị xã đã thành lập trường phổ thông trung học bán công Lê Hồng Phong, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong thị xã. Thị xã cũng thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, đảm nhiệm chức năng giáo dục bổ túc văn hóa, dạy nghề, ngoại ngữ, tin học thu hút học sinh vào học với tỷ lệ cao. Các phường xã xây dựng quỹ khuyến học, khuyến khắch con em mình. Huy động nhân dân đóng góp 647 triệu đồng xây dựng trường học.

Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao và duy trì ổn định. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp trung bình hàng năm đạt 90%-100%. Số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thường xuyên ở mức 40-60%. Ngành giáo dục thị xã đã quan tâm bồi dưỡng phát triển học sinh giỏi. Tỷ lệ học sinh giỏi ngày càng tăng, năm 1996 có 534 học sinh giỏi cấp thị xã, 86 học sinh giỏi cấp tỉnh, 5 em cấp quốc gia, năm 1998 có 146 học sinh giỏi cấp tỉnh, 18 cấp quốc gia.

Năm 1999, ngành giáo dục Bỉm Sơn phát triển mạnh về quy mô trường lớp và số học sinh các ngành học. Giáo dục mầm non: 7 trường với 450 cháu nhà trẻ, 1582 cháu mẫu giáo. Giáo dục tiểu học: 8 trường, 214 lớp với 6618 học sinh. Giáo dục trung học cơ sở: 7 trường, 139 lớp với 5788 em. Giáo dục phổ thông trung học: 2 trường, 53 lớp với 2675 học sinh. Trung tâm giáo dục thường xuyên có 12 lớp với 744 học sinh. [10, tr225].

Đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao về trình độ, được tiêu chuẩn hóa theo cấp học, ngành học. Đến tháng 8-1999, trong số 786 giáo viên, số được tiêu chuẩn hóa ở cả 3 cấp học chiếm 96-100%, 36% là Đảng viên. 51 giáo

viên có học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Thị xã đã xây dựng 4 trường tiểu học theo tiêu chuẩn quốc gia. Đến nay có 98,5% dân số biết chữ, toàn thị xã phổ cập giáo dục tiểu học, 4 phường phổ cập trung học cơ sở. Ngành giáo dục Bỉm Sơn đạt danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh. Trường mầm non của Nhà máy xi măng vinh dự được tặng thưởng Huân chương lao động Hạng ba. [10, btr 225].

Những thành tắch về giáo dục trên đây cho thấy sự quan tâm của Đảng bộ, chắnh quyền, đoàn thể và toàn dân đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ.

Từ năm 2000 đến 2010, sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục được phát triển toàn diện ở tất cả cấp học, ngành học, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, học sinh giỏi các cấp học, môn học hàng năm tăng khá, học sinh đỗ đại học hàng năm đạt cao. Năm 2007 toàn thị xã có tất cả 27 trường, bao gồm 8 trường tiểu học, 8 trường trung học cơ sở, 2 trường trung học phổ thông, 8 trường mầm non và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, với 10518 học sinh, trong đó học sinh phổ thông là 9135 học sinh, mầm non là 1383 học sinh, 593 giáo viên các cấp học. Cơ sở vật chất đang được đầu tư đồng bộ theo tiêu chắ trường chuẩn quốc gia. Đến hết năm 2007, toàn thị xã có 75% số phòng học được xây dựng kiên cố, tăng 25% so với năm 2005, 9 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia. [64, tr 25].

Cùng với những thành tựu của giáo dục phổ thông, lĩnh vực đào tạo nghề cũng có những khởi sắc mới. Cùng với trung tâm giáo dục thường xuyên, hiện trên địa bàn thị xã có 3 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, Trường trung cấp xây dựng Bỉm Sơn, trường công nhân lắp máy số 5 và trường cao đẳng Tài nguyên môi trường. Cơ sở vật chất các trường đã được đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo, đóng góp quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã. Trong năm 2007 đã thành lập trường trung cấp nghề Bỉm Sơn, hiện nay đã tuyển sinh và đưa vào đào tạo khóa I.

SỐ TRƢỜNG, LỚP, GIÁO VIÊN, HỌC SINH CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN BỈM SƠN Chỉ tiêu Đ.V.T Hiện trạng 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Mầm non Số cháu H.sinh 4190 2120 1979 2150 1985 1950 1977 1593 1356 Số lớp Lớp 137 99 99 99 95 94 93 59 53

Số cô giáo Người 177 166 165 164 167 170 157 99 90

Số trường chuẩn Q.G Trường 0 0 0 0 0 0 1 1 1

Tiểu học

Số học sinh H.sinh 8180 6126 5520 4809 4367 3852 3469 3269 2744

Số lớp Lớp 248 206 192 171 162 150 140 129 129

Số thầy cô Người 261 270 266 291 290 289 252 235 131

Số học sinh tốt nghiệp % 99 99,5 99,3 99,8 99,7 99 100 100 100

Số trường Trường 7 8 8 8 8 8 8 8 8

Số trường chuẩn Q.G Trường 0 2 4 6 6 6 6 6 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung học cơ sở

Số học sinh H.sinh 5238 5370 5667 5653 5362 5201 4529 4041 3534

Số lớp Lớp 147 136 143 147 145 140 126 115 113

Số thầy cô Người 282 372 303 321 322 317 312 312 283

Số học sinh tốt nghiệp % 97,2 98,3 98,6 99 99,2 99,5 100 100 100

Số trường Trường 7 8 8 8 8 8 8 8 8

Số trường chuẩn Q.G Trường 0 0 0 0 0 1 1 1 1

Trung học P.Thông

Số học sinh H.sinh 1650 2675 2805 2791 2790 2802 2815 2806 2857

Số thầy cô Người 69 103 104 107 104 110 110 110 128

Số học sinh tốt nghiệp Người 96,6 99,2 99,2 100 99,9 100 100 100 100

Số trường Trường 2 2 2 2 2 2 2 2 2

Số trường chuẩn Q.G Trường 0 0 0 0 0 0 1 1 1

* Văn hóa

Cùng với các công tác giáo dục, hoạt động văn hóa,thông tin,thể dục thể thao được nâng lên cả về nội dung và hình thức.

Hệ thống truyền thanh của thị xã và cơ sở được mở rộng, đầu tư thêm thiết bị, mạng lưới, phục vụ tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chắnh sách của Đảng và Nhà nước, phục vụ nhiệm vụ chắnh trị của địa phương. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, nếp sống đô thị được duy trì. Đến năm 1995 có 50% gia đình được công nhận là gia đình văn hóa. Các phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới, giữ gìn truyền thống dân tộc được nhân dân nhiệt tình tham gia. Cùng với sự biến đổi trong cảnh quan văn hóa, những cố gắng trong sự xây dựng môi trường văn hóa, ý thức văn hóa lành mạnh, hiện đại trong mỗi người dân cũng từng bước được định hình với những nét riêng, rất đặc thù của thị xã Bỉm Sơn. Các tệ nạn xã hội, những mặt biểu hiện tắch cực trong đời sống được đấu tranh, ngăn chặn kịp thời.

Hoạt động văn nghệ thể dục thể thao được đẩy mạnh nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày thành lập Đảng, ngày giải phóng Miền nam và ngày sinh của Bác Hồ. Ngành văn hóa phối hợp với các ngành chức năng tiến hành bài trừ các tệ nạn xã hội như mê tắn dị đoan, tệ số đề...

Công tác thông tin tuyên truyền phục vụ tốt các nhiệm vụ chắnh trị của Đảng bộ và chắnh quyền địa phương, các chủ trương, chắnh sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân thị xã không ngừng nâng cao. Năm 1998, 90% dân số đã được xem truyền hình, 95% dân số được nghe truyền thanh, đạt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ VI đề ra.

Những năm qua, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa phát triển mạnh mẽ trong các tổ chức kinh tế - xã hội toàn dân. Đến tháng 6-1996, toàn thị xã có 12072 gia đình hưởng ứng cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Các phường, xã, xóm đều có tổ hòa giải kết hợp với tổ an ninh. Nhiều làng xây

dựng được hương ước. Năm 1997, thị xã đã xây dựng được 24/59 làng văn hóa, khu phố văn hóa, trong đó có 3 làng văn hóa được tỉnh công nhận. Toàn thị xã có 6353/12257 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 1948 hộ đạt danh hiệu " Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo". Làng văn hóa đội 5 nông trường Hà Trung là một trong 5 làng văn hóa công nhận nông trường đầu tiên của cả nước. Năm 1998: 28/61 làng văn hóa và 65% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. [10, tr 256].

Năm 1999, Bỉm Sơn tiếp tục làm tốt cuộc vận động. Toàn thị xã có 28/61 làng văn hóa và 7009 gia đình văn hóa. Các ngành chức năng đã làm tốt công tác quản lý kinh doanh văn hóa phẩm cho 120 hộ, kiểm tra xử lý 15 trường hợp vi phạm Nghị định 87/CP. Thị xã đã tu tạo, đưa vào khai thác khu Đền Sòng Sơn theo hướng hoạt động dịch vụ văn hóa du lịch.

Đến tháng 6-2000, đã có 48/61 khu phố văn hóa, làng văn hóa được khai trương, trong đó có 10 làng được cấp tỉnh công nhận, 70% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư với 5 nội dung: Đoàn kết tương thân tương ái, giữ vững kỷ cương pháp luật, xây dựng đời sống văn hóa thể thao, chăm lo phát triển giáo dục nâng cao dân trắ và chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng thu được kết quả tốt. Cuối năm 1997, toàn thị xây dựng được 5 khu dân cư xuất sắc, 9 khu dân cư tiên tiến, 15 khu dân cư khá.

Phong trào tập luyện và thi đấu thể thao sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân thị xã với các môn bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, chạy.... Năm 1997 có 600 gia đình đạt gia đình thể dục thể thao, 4770 vận động viên thi đấu ở các cấp, 250 vận động viên thi đấu ở tỉnh, đạt 21 huy chương vàng, 29 huy chương bạc, 33 huy chương đồng. Năm 1999, thị xã tổ chức 16 giải thi đấu thể thao, tham gia thi đấu ở tỉnh 21 lần. Đến năm 2000 đã có 25% gia đình hoạt động thể thao, 35% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đóng góp

Từ 2000 đến 2010, công tác văn hóa đã được chỉ đạo kịp thời đổi mới cả về nội dung và hình thức hoạt động, thiết thực đóng góp vào công tác tuyên truyền chủ trương chắnh sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân. Các hình thức hoạt động văn hóa đa dạng phong phú với chất lượng không ngừng

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 84 - 92)