Kinh tế

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 26 - 34)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1.Kinh tế

* Thời kỳ 1975 đến 1981

Sau ngày đất nước thống nhất, đến trước khi được nâng cấp lên thị xã. Kinh tế Bỉm Sơn đã có những chuyển biến mang tắnh chất cách mạng, với sự ra đời của nhiều ngành kinh tế, trong đó công nghiệp đóng với trò nổi trội.

Trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, cùng với hàng loạt các công trình trọng điểm của miền Bắc lúc bấy giờ như nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, cầu Thẽng Long... Chắnh phủ đã chọn Bỉm Sơn để xây dựng nhà máy xi măng lớn nhất cả nước, nhằm đáp ứng nhu cầu về xi măng cho công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, với công xuất 1,2 triệu tấn một năm do Liên Xô viện trợ.

Sau 6 năm khởi công xây dựng, ngày 3-2-1982 nhà máy xi măng Bỉm Sơn chắnh thức đi vào sản xuất. Với sự xuất hiện của công trường xây dựng nhà máy xi măng và sự ra đời của nhà máy xi măng. Bộ mặt của Bỉm Sơn đã có sự biến đổi mạnh mẽ. Từ một làng nghèo nằm trong huyện Hà Trung. Năm 1977 Bỉm Sơn được tách ra và thành lập thị trấn Bỉm Sơn, trực thuộc sự quản lý trực tiếp của tỉnh. Và đến tháng 12-1981 thì được nâng cấp lên thành thị xã theo quyết định 157/QĐ của thủ tướng chắnh phủ.

Để bổ trợ cho nhà máy xi măng, cùng với chủ trương xây dựng nhà máy xi măng, Bỉm Sơn cũng được chọn để xây dựng thêm một số xắ nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng. Một loạt cơ quan, xắ nghiệp cũng được xây dựng trong thời kỳ này như Nhà máy gạch Đông Thôn, Nhà máy gạch Đoài Thôn, Nhà máy gạch lát hoa, Nhà máy gạch bê tông khối, Nhà máy gạch Bỉm Sơn. Và một số các cơ quan khác như Nhà máy cánh của, Nhà máy mì sợi, Nhà máy đường, Công ty xây dựng số 3, nhà máy gạch Ba Lan... Tổng cộng 14 cơ quan, xắ nghiệp, trường sở.

Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và các nhà máy, xắ nghiệp, kể trên mặc dù thời kỳ đầu với quy mô còn nhỏ bé làm ăn chưa hiệu quả, chưa tạo được sự chuyển biến về kinh tế xã hội cho vùng đất Bỉm Sơn nhưng sự có mặt của các nhà máy đó là điều kiện, cơ sở cho sự phát triển về sau của Bỉm Sơn.

Về thương nghiệp, với nhiệm vụ đảm bảo cung ứng cho hơn 2 vạn cán bộ, công nhân trong điều kiện lương thực thực phẩm của cả nước đang cực kì khó khăn là một thủ thách lớn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng khối kinh doanh phục vụ đời sống đã cố gắng tạo ra nguồn hàng tiêu dùng và lương thực của dân trong tỉnh, tổ chức phân phối mở thêm quầy hàng, tổ chức bán đưa hàng đến tận cơ sở, đảm bảo hàng hoá đạt chất lượng, đủ số lượng góp phần quan trọng ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên và nhân dân. Đưa mức bình quân về lương thực thực phẩm của công nhân viên chức trong quý I năm 1977 đạt 12,81 đồng/người/tháng.

Trong nông nghiệp, trước những yêu cầu của việc cung ứng rau xanh, Uỷ ban nhân dân thị trấn đã quyết định thành lập hợp tác xã nông nghiệp Sơn Lan với diện tắch quy hoạch 20 ha, nhằm thực hiện 2 nhiệm vụ chắnh; sản xuất các loại giống rau cung cấp cho khu vực và kết hợp chăn nuôi mầy loại con chắnh như lợn, cá, vịt. Ngay từ vụ đầu hợp tác xã đã cung cấp 40,3 tấn rau củ các loại phục vụ thiết thực nhu cầu thực phẩm cho nhân dân. Mặt khác, nhằm khắc phục những khó khăn về lương thực, thực phẩm. Ủy ban nhân dân thị trấn đã chỉ thị

cho các cơ quan xắ nghiệp, hợp tác xã động viên đẩy mạnh cuộc vận động sản xuất, trồng rau mau, cây lương thực ngắn ngày trong các cơ quan, các hợp tác xã. Đầu năm 1979 phát động chiến dịch trồng sắn, đồng thời thành lập của hàng lương thực và bộ phận xay xát tại chỗ. Đây là biểu hiện của một nền nông nghiệp tự cấp, tự túc.

* Thời kỳ 1982 đên 1986

Sau khi được nâng cấp lên thị xã, Bỉm Sơn có bước phát triển mới về kinh tế. Công nghiệp thị xã bước đầu có sự phát triển bằng sự kiện; ngày 3-2-1982 dây chuyền số 1 của nhà máy xi măng Bỉm Sơn được khánh thành và đi vào sản xuất sau 6 năm xây dựng. Sau đó dây chuyền số 2 được lắp đặt dần. Sau hơn 10 tháng hoạt động Nhà máy đã sản xuất được 200 000 tấn klanhke và trên 150.000 tấn xi măng.

Các đơn vị khác như nhà máy gạch, công ty xây dựng số 5, công ty xây dựng số 3, xắ nghiệp liên hiệp lắp máy 45, xắ nghiệp liên hiệp thi công cơ giới số 15 đều có nhiều cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước. Các đơn vị xây lắp, kiến thiết cơ bản và sản xuất vật liệu xây dựng đã mở rộng thực hiện kế hoạch 3. Thực hiện chế độ lương khoán, lương sản phẩm và các hình thức tiền thưởng theo nguyên tắc đảm bảo 3 mặt lợi ắch, chú ý thắch đáng đảm bảo lợi ắch người lao động và thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi. Trên cơ sở đó năng xuất lao động của nhiều công ty, xắ nghiệp, nhà máy được nâng lên, bình quân thu nhập của công nhân tăng. Công nhân nhà máy gạch thu nhập 150-200 đồng/ tháng, công nhân công ty xây dựng số 3 là 260 đồng / tháng.

Trong năn 1982 các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như sản xuất vôi bón ruộng, bao manh, thảm muồng, đồ gỗ, may mặc... đang hình thành, nhưng chưa có phương hướng sản xuất và thợ giỏi. Do vậy sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, thậm chắ tồn kho, xã viên không muốn mở rộng ngành nghề.

Thời kỳ này thị xã mở rộng hệ thống các của hàng lương thực, thương nghiệp, dịch vụ, hợp tác xã mua bán, chợ theo hướng phục vụ sản xuất, phục vụ

đông đảo công nhân... Năm 1982 ngành phân phối thực hiện tổ chức thu mua nông sản thực phẩm, hàng công nghệ phẩm và cung cấp những mặt hàng thiết yều, định lượng cho cán bộ, công nhân viên chức trên toàn địa bàn. Ngoài ra ngành thương nghiệp còn bán các mặt hàng ngoài định lượng như chè, săm lốp, ruột phắch, ni lông, chiếu.... Những hoạt động này đã có tác dụng bước đầu trong việc chỉ đạo thị trường, đấu tranh ổn định giá cả, xây dựng thị trường có tổ chức.

Ngành tài chắnh ngân hàng mặc dù có nhiều cố gắng thu ngân, quản lý tiền, tăng thu tiết kiệm, nhưng ngân sách năm 1982 vẫn bội chi lớn.

Từ năm 1982 đến 1985, năm kết thúc nhiệm kỳ II Đảng bộ thị xã đã lãnh đạo nhân dân thị xã giành được nhiều thắng lợi lớn.

Trong sản xuất nông nghiệp.

Lúc này thị xã có 7 hợp tác xã nông nghiệp và một đội sản xuất ở tiểu khu 3 với tổng số lao động là 2.850 người. Thực hiện chỉ thị 100 của Ban bắ thư Trung ương Đảng, hình thức khoán sản phẩm đến nhóm người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp đã được áp dụng.

Để phát triển sản xuất nông nghiệp, Thị uỷ và Uỷ ban nhân dân thị xã đã chủ trọng công tác thuỷ lợi, bơm điện được phục hồi. Năm 1982 đã đào đắp được 15 000 m3, nạo vét kênh mương phục vụ tưới tiêu. Những cố gắng của Đảng bộ và nhân dân thị xã đã được bù đắp. Hai vụ chiêm, mùa năm 1982 thu hoạch trội hơn các năm trước. Diện tắch lúa cả năm là 840 ha. Năng xuất lúa bình quân toàn thị xã đạt 15 tạ trên ha, tăng 3 tạ so với năm 1981. Tổng sản lượng lúa đạt 1.369 tấn, tăng 5,1 % so với năm 1981. Diện tắch hoa màu đạt 123 ha, rau thực phẩm là 34 ha. Giải quyết được rau xanh cho cán bộ, nhân dân.

Về chăn nuôi, toàn thị xã 625 con trâu và 324 con bò. Diện tắch nuôi cá là 18 ha. Đàn lợn là 3.132 con, bình quân mỗi hộ nông dân có 1,44 con lợn. [10, tr98].

Các hợp tác xã đã nộp nghĩa vụ lương thực cho nhà nước, trong đó nổi lên hai đơn vị dẫn đầu về số lượng, thời gian là là hợp tác xã Đoài Thôn ( Hà Lan),

hợp tác xã Tân Phú (Quang Trung). Năm 1982 là năm đầu tiên thị xã Bỉm Sơn làm được nghĩa vụ lương thực đối với nhà nước. Toàn thị xã được tỉnh công nhận là đơn vị hoàn thành nghĩa vụ sớm, đứng thứ ba toàn tỉnh. Nông trường thống nhất Hà Trung là đơn vị dẫn đầu của khu vực nông nghiệp, với giá trị sản xuất hàng hoá đạt 12 triệu đồng.

Thời tiết các năm 1983-1985 nhìn chung không thuận lợi. Khó khăn về giống, thuỷ lợi, phân bón còn nhiều. Song lúc này nông thôn đang chuyển mình theo chế độ khoán sản phẩm. Một mặt các hợp tác xã tiếp tục tồn tại. Năm 1985 do quy mô các hợp tác xã nhỏ, không phù hợp với tình hình hiện tại nên đã hợp nhất 5 hợp tác xã nông nghiệp thành 2. Tuy trình độ cán bộ quản lý các hợp tác xã không đều, quan hệ bao cấp còn rõ, còn trông chờ vào cấp trên, song các hợp tác xã đã có nhiều cố gắng quản lý sản xuất, phục vụ nông dân về thuỷ lợi, giống vật tư nông nghiệp, thuốc trừ sâu.

Mặc dù vậy trình độ thâm canh còn rất yếu nên năng xuất lúa và hoa màu còn thấp. Cơ sở vật chất ở các xã không được tăng cường, có nơi thả lỏng quản lý, có hợp tác xã không thu được thuế. Các hợp tác xã cũng chưa căn cứ vào tình hình thực tế để lập kế hoạch phát triển cây công nghiệp, cây nông sản xuất khẩu, kinh tế vườn, kinh tế phụ gia đình.

Năm 1983, thị xã cấy 545,5 ha lúa chiêm xuân, đạt kế hoạch tỉnh và thị xã đề ra và 203 ha vụ mùa. Tổng diện gieo trông năm 1984 đạt 882,3 ha, bằng 76,5% kế hoạch, tăng 8,3% so với năm 1983. Trong đó diện tắch lúa cả năm là 788 ha , bằng 85% kế hoach, tăng 10,1% so với năm 1983. Năm 1985, tổng diện tắch deo trồng đạt 1.236 ha, bằng 95,3 % kế hoạch. Trong đó diện tắch lúa cả năm đạt 1 077 ha, bằng 100,9 % kế hoạch.[ 10,tr 112].

Năng xuất lúa vụ chiêm xuân 1983 đạt 19 tạ /ha, tăng hơn vụ chiêm xuân 1982 là 1,5tạ/ha. Hợp tác xã có năng xuất lúa cao nhất là Tân Sơn (Quang Trung) đạt 22 tạ/ ha. Năng xuất lúa bình quân năm 198 4 đạt 22,1 tạ/ha. Năng xuất lúa bình quân năm 1985 vượt 9,1% so với kế hoạch. Tổng sản lượng

lương thực năm 1983 là 1.155,8 tấn, đạt 63,6% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực năm 1984 là 1. 470 tấn, đạt 68,5% kế hoạch, trong đó lúa đạt 1.300 tấn. Năm 1985, tổng sản lượng quy thóc đạt 1.865,52 tấn, bằng 73,5% kế hoạch. Thị xã đã hoàn thành trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ lương thực với nhà nước. [10, tr12].

Năm 1983, về chăn nuôi, tổng đàn lợn là 3.327 con, đàn trâu bò 1105 con, vịt 11000 con, cá 33,1 ha. Năm 1984 đàn lợn có 3209 con, trâu 741 con, bò 554 con, cá 30 ha. Năm 1985 đàn lợn có 2890 con, trâu 754 con, bò 585 con, vịt 7000 con. Nhìn chung mục tiêu chăn nuôi tập thể chưa thực hiện được.[10, tr112].

Mặc dù nông nghiệp có lúc thành công nhất định, xong còn một số chỉ tiêu không hoàn thành, chăn nuôi tăng chậm. Thâm canh chưa được quan tâm chặt chẽ, năng suất và sản lượng thấp. Dịch bệnh sảy ra liên tục. Kế hoạch mở rộng diện tắch gieo trồng chưa có. Các hợp tác xã chưa mạnh dạn đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, công tác khoán, quản lý chưa chặt chẽ.

Sản xuất công nghiệp thời kỳ này gặp nhiều khó khăn về vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu , tiền vốn, điện... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến cuối năm 1983, 3/4 tổng số các xắ nghiệp, nhà máy đơn vị công nghiệp trên địa bàn thị xã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đạt 113, 6% về giá trị tổng sản lượng so với kế hoạch, gấp 1,77 lần so với năm 1982. Xắ nghiệp liên hợp lắp máy 45 đạt giá trị tổng sản lượng băng 105,8% so với kế hoạch. Hâu hết các hạng mục công trình xắ nghiệp bàn giao trong năm đều vượt tiến độ. Công ty xây dựng số 5 hoàn thành tốt kế hoạch nhà nước, giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 108% so với kế hoạch. [10, tr 113].

Năm 1985, ở các xắ nghiệp công nghiệp, phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá dây chuyền được chú trọng đúng mức. Đồng thơì thực hiện xắp xếp bố trắ lại lực lượng sản xuất ở từng khâu, từng bộ phận, do đó năng xuất lao động, năng xuất máy móc

thiết bị được nâng cao. Các cơ sở công nghiệp cải tiến một bước công tác quản lý về vật tư lao động, sản phẩm làm ra và hoạch toán giá thành. Giá thành sản phẩm đã được các xi nghiệp tắnh toán đủ các yếu tố hợp lư hơn. Chế độ lương thưởng cho cho công nhân được chú chú ý... Do vậy, năm 1985 các xắ nghiệp lớn như Xắ nghiệp liên hợp lắp máy 45, Xắ nghiệp thi công cơ giới số 15, nhà máy xi măng... hoàn thành kế hoạch nhà nước.

Tuy vậy năm 1984, tiểu thủ công nghiệp Bỉm Sơn vẫn chưa có sản phẩm gì đáng kể, không có ngành nghề mới, làm ăn thua lỗ, quản lý lỏng lẻo. Sang năm 1985 tiểu thủ công nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn về nguyên vật liệu, tiền vốn, phương hướng sản xuất và tổ chức sản xuất và tổ chức thực hiện. Trong năm gắa trị tổng sản lượng tiểu thủ công nghiệp Bỉm Sơn chỉ đạt 2 triệu đồng với sản phẩm chắnh là gạch nung, vôi, may mặc, khai thác gỗ, thuỷ tinh chiếu cói...

Trước tình hình khó khăn về giá cả thị trường, thu nhập của công nhân và nông dân. Thị Ủy đã tập trung lãnh đạo các ngành thương nghiệp, lương thực, ngân hàng tài chắnh có những biện pháp tắch cực để tháo gỡ khó khăn về đới sống kinh tế- xã hội của cán bộ, công nhân viên chứcvà nhân dân thị xã.

Năm 1983, lưu thông phân phối đã có nhiều thu mua tạo ra nguồn hàng và tiếp nhận hàng, bảo đảm cung cấp đủ kịp thời 9 mặt hàng. Giá trị tổng sản lượng trong nghành thương nghiệp quốc doanh đạt 72.234.000 đồng, bằng 125% kế hoạch. Tổng mức huy động lương thực cả năm là 390 tấn. Số lượng lương thực bán ra là 5.319 tấn. Ngành đã huy động được 104 tấn thịt lợn hơi đóng góp cho nhà nước. [10,tr116].

Năm 1984, lưu thông phân phối đã có một số cải tiến về phương thức bán hàng, mở rộng thêm một số quầy hàng lưu động và chắnh thức đưa cửa hàng Bách hoá tổng hợp ngã tư chuyên gia (Lam Sơn)vào hoạt động. Hợp tác xã mua bán của thị xã chắnh thức được thành lập. Trong năm, doanh số mua bán đạt 135 % kế hoạch. Có 5.384 tấn lương thực được bán ra.

Năm 1985, lưu thông phân phối chuyển biến về cơ chế, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện mới, tình trạng bao cấp đang từng bước được khắc phục. Từng ngành đã chủ động khai thác nguồn hàng, hoàn thiện từng bước công tác khoán, hạch toán , nâng cao chất lượng hàng hoá và ý thức trách nhiệm của công nhân viên chức trong công tác phục vụ. Thương nghiệp quốc doanh trong năm đạt 96% kế hoạch tổng giá trị mua vào, 88,6% tổng giá trị bán ra. Công tác thu mua lợn đạt thành tắch nổi bật. Công ty lương thực trong năm 1985, công tác thu mua lương thực đạt 117% kế hoạch, bán ra đạt 94% kế hoạch. [10,tr117].

Mặc dù vậy, phương thức hoạt động kinh doanh của thương nghiệp quốc doanh chưa chuyển biến kịp cơ chế mới, chưa chủ động chỉ đạo hạch toán, chưa tắch cực ổn định giá cả và thị trường, chưa có kế hoạch kinh doanh xã hội chủ nghĩa cụ thể xuống các cửa hàng. Các điểm dịch vụ chậm mở rộng, hàng

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 26 - 34)