Biến đổi trong nông Ờ lâm Ờ ngư nghiệp

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 56 - 66)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3.Biến đổi trong nông Ờ lâm Ờ ngư nghiệp

Mặc dù là thị xã công nghiệp nhưng lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn được quan tâm tạo điều kiện phát triển.

Thời kỳ 1986-1995, trong 10 năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, nông, lâm, ngư nghiệp là khu vực kinh tế có vai trò, vị trắ quan trọng sau công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Trong giai đoạn này giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp không ngừng tăng và bước đầu có sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành, chăn nuôi dần trở thành ngành sản xuất chắnh, thoát khỏi sự phụ thuộc vào trồng trọt. Đồng thời xuất hiện các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp mới như hình thức: kinh tế hộ gia đình, trang trại....Sau đây là những chuyển biến cụ thể trong sản xuất của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Trước hết trong nông nghiệp. Bước đầu đã được cải tiến và điều chỉnh so với trước, hình thành một số vùng kinh tế, khu kinh tế mới và các trang trại mang tắnh sản xuất tập trung. Chuyển một phần diện tắch sản xuất nông nghiệp không hiệu quả sang trồng rau cao cấp, cây ăn quả, hoa cây cảnh; góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tắch. Việc áp dụng tiến độ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này bước đầu cũng được thực hiện, đưa năng suất lúa không ngừng tăng lên. Năm 1988 năng suất lúa bình quân đạt 21 tạ\ha, bằng 130% so với cùng kì năm 1987. Năm 1995 năng suất lúa đạt 34,7 tạ\ha.

Năm 1989, sự khởi sắc trong sản xuất nông nghiệp được biểu hiện rõ nét ở diện tắch, năng xuất và cơ cấu sản xuất. Diện tắch gieo trồng trong năm đạt 1 055 ha, tăng 5% so với năm so với 1988, trong đó diện tắch lúa cả năm đạt 855,7 ha, Tổng sản lựơng lương thực quy thóc cả năm đạt 2.157, 6 tấn, trong đó thóc là 1.865 tấn. Chăn nuôi có bước phát triển mạnh và ổn định, phát huy thế mạnh, tiềm năng sẵn có của địa phương, trong đó đàn lợn tăng 1,5 lần so với năm 1988 và bằng 134,5% so với kế hoạch. [10, tr 173].

Sang năm 1990, do làm tốt công tác thủy lợi, giống và đẩy mạnh thâm canh, đồng thời đẩy mạnh luân canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất

nên diện tắch gieo trông tăng lên 19,7% so với năm 1989. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 2.700 tấn.

Công tác giao đất, giao đồi cho hộ xã viên làm vườn đồi được đẩy mạnh, triển khai rộng rãi, đã đem lại hiệu quả thiết thực, diện tắch trồng cây tập trung đạt 80 ha, và trồng được 60.000 cây phân tán. Kinh tế VAC, vườn đồi, trang trại dần được định hình, điển hình là hợp tác xã Đông Sơn.

Cuối năm 1991 đầu năm 1992 thời tiết diễn biến khác thường, nhưng diện tắch cây trồng năng suất và sản lượng vẫn được thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng diện tắch gieo trồng đạt 807 ha, trong đó lúa đạt 692 ha, đạt 103% kế hoạch, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, năng suất bình quân đạt 32 tạ\ha. Sản lượng đạt 3200 tấn. Diện tắch khoai lang trồng được 48 ha, giảm 8% so với cùng kì năm trước. Cây lạc trồng được 57 ha tăng 54%, năng suất đạt 110 kg\ha. Sản lượng đạt 62,7 tấn. Tổng sản lượng quy thóc vụ chiêm xuân năm 1992 là 2.320 tấn. Về chăn nuôi tổng đàn trâu là 885 con, tổng đàn bò là 504 con, tổng đàn lợn là 6.973 con. Đàn trâu bò và lợn tăng so với cùng kì. Đàn trâu bò tăng 186 con, chủ yếu tăng tự nhiên và ắt biến động về mua bán, bệnh dịch. Đàn lợn tăng nhanh 800 con, số hộ chăn nuôi cũng tăng 500 hộ, đàn lợn nái phát triển khá, hàng năm cung cấp gần 5.000 con lợn giống [ 10, tr 205 ].

Về lâm nghiệp, năm 1991, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân thực hiện kế hoạch PAM, trồng được 161 ha\200 ha, đạt 80% kế hoạch, và hơn 40\60 nghìn cây phân tán các loại. Số cây đã trồng được đảm bảo chăm sóc phát triển sống được gần 90%. [10, tr205].

Sang năm 1993, 1994, nông lâm nghiệp có bước phát triển khá. Tháng 7- 1993, thị xã thực hiện giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài cho hộ nông dân nên tiềm năng đất đai, lao động, nguồn vốn được khai thác có hiệu quả. Các điều kiện cần thiết như thủy lợi, điện, biện pháp kỹ thuật và chắnh sách đang từng bước thực hiện. Ý thức sản xuất theo cơ chế thị trường của nông dân có chuyển biến, khắc phục tư tưởng ỷ lại, bao cấp. Phong trào chăn

nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá trong nhân dân phát triển đang góp phần tạo ra hàng hóa trên địa bàn. Tổng đàn trâu, bò, lợn tăng bình quân mỗi năm 8-10%. Kinh tế đồi rừng, vườn rừng phát triển, diện tắch trồng cây tập trung đạt 680 ha.

Năm 1994, diện tắch gieo trồng tăng lên 1710 ha, bằng 107, 5% kế hoạch, trong đó diện tắch lúa đạt 1398 ha(103,8% kế hoạch), năng suất lúa vụ chiêm bình quân 30 tạ\ha. Riêng vụ mùa, do ảnh hưởng của 3 cơn bão số 6,7,8 diện tắch mất trắng đến 84% nên sản lượng lương thực cả năm chỉ đạt 78,2% kế hoạch bình quân lương thực đầu người khu vực nông nghiệp chỉ đạt 294 kg, giảm gần 138 kg so với cùng kỳ năm 1993( năm 1993 tổng sản lượng lương thực đạt 4370 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 432 kg\năm). [10, tr206] Về chăn nuôi, đàn trâu bò có tăng nhưng không đáng kể, đàn lợn tăng nhưng chỉ đạt 98% kế hoạch, vịt thời vụ đạt 90% kế hoạch. Đáng chú ý là do lụt lớn nên sản lượng cá ao, cá lồng bị tổn thất nặng ( cá ao 31 tấn, cá lồng 13 tấn ).

Về lâm nghiệp, trong năm 1994, toàn thị xã trồng 386 ha cây tập trung, trong đó trồng theo chương trình PAM là 270 ha, theo dự án 327 là 96 ha, và 50.000 cây phân tán. [10, tr207].

Năm 1995, thị xã đẩy mạnh thực hiện xây dựng vùng mắa, giống mắa nguyên liệu phục vụ công nghiệp mắa đường của tỉnh, đồng thời thực hiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. Tuy có khó khăn về việc chuyển giao giống mới ( ROC ) , nhưng đã trồng được 294 ha mắa các loại, đạt 86% kế hoạch tỉnh giao, tăng 4,7 lần so với cùng kỳ, trong đó giống mắa ROC đã trồng được 10\13 ha.

Từ 1996 đến 2000,Thị xã đã căn bản hoàn thành dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất nông nghiệp cho bà con nông dân. Nông dân tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học vào sản xuất. Riêng năm 1999 thị xã đã mở 14 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ đến hộ nông dân. Các xã đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn đồi, hình thành những vườn cây ăn quả, rau màu, vùng mắa nguyên liệu, vùng giống lúa. [10, tr209].

Năm 1996 vụ chiêm rét đậm, lúa bị chết nhiều, vụ mùa bị bão lụt làm mất trắng 90% diện tắch. Do vậy sản lượng lương thực chỉ đạt 2747 tấn, bình quân lương thực đầu người 210 kg. Các năm tiếp sau, do thời tiết thuận lợi và những cố gắng của bà con nông dân, sản xuất ổn định và phát triển trở lại. Năm 1997 sản lượng lương thực đạt 4505 tấn, năm 1998 đạt 5851 tấn. Năng suất lúa bình quân 36 tạ\ha\vụ. Năm 1999, sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, riêng về trồng trọt vượt cả về diện tắch , năng suất và sản lượng lương thực. Diện tắch gieo trồng cả năm đạt 2.186 ha, bằng 111,5% kế hoạch và bằng 111,3% so với năm 1998. Năng suất lúa trung bình cả năm đạt 36,4 tạ\ha. Sản lượng lương thực đạt 6.284 tấn, bằng 102,1% kế hoạch và bằng 103,6% so với năm 1998. Trong đó riêng sản lượng lúa đạt 5.879 tấn. Bình quân lương thực đầu người vùng nông nghiệp đạt 420 kg\năm. Đặc biệt tháng 6 năm 1999, thị xã đã xây dựng đề án phát triển sản xuất lương thực năm 1999-2000. Đề án đã xây dựng cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu mùa vụ và cơ cấu giống làm cơ sở cho các xã phường thực hiện. Ban chỉ đạo điều hành đề án được thành lập từ các cấp thị xã tới các xã, phường để đảm bảo thực hiện tốt đề án. [10, tr242].

Ủy ban nhân dân tỉnh xác định Bỉm Sơn, là một trong những trọng điểm kinh tế mắa đường của tỉnh và giao cho Bỉm Sơn phát triển 1.100 ha trong năm 1999. Ban chỉ đạo trồng mắa được thành lập từ thị xã đến các xã phường, đã tiến hành quy hoạch, xây dựng kế hoạch cả về diện tắch, năng suất và sản lượng. Đến năm 1998, thị xã đã phát triển diện tắch cây mắa lên 886,5 ha với năng suất trung bình 40 tấn\ha. Sản lượng mắa đạt 40.000 tấn, riêng nông trường Hà Trung trên 30.000 tấn. Đã có trên 1.000 hộ với 3.000 lao động thường xuyên sản xuất mắa nguyên liệu. Nhờ tăng cường, chỉ đạo, diện tắch trồng mắa tăng khá nhanh, từ 886,5 ha năm 1998 lên 1.050 ha năm 1999, bằng 95,5% kế hoạch với năng suất trung bình 50 tấn\ha. Năm 2000 Bỉm Sơn phấn đấu tăng diện tắch trồng mắa lên 1.200 ha và trong những năm tiếp theo phát

triển diện tắch mắa nguyên liệu để cung cấp cho nhà máy đường của tỉnh đồng thời thực hiện chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thị xã.

Ngành chăn nuôi ngày càng phát triển theo hướng áp dụng giống vật nuôi có chất lượng như sin hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, gà vịt siêu trứng, siêu thịt, dê lai... Hướng phấn đấu là phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi lên 35% trong giá trị sản lượng nông nghiệp.

Theo hướng đó, thời kỳ 1996-2000, chăn nuôi trâu bò ổn định, chăn nuôi lợn, dê, gia cầm có xu hướng phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Đàn trâu duy trì mức ở 1.000 con, đàn bò 1.700 con, và tăng bình quân 4,9% năm. Năm 1997 sin hóa đàn bò được 500 con, đàn lợn duy trì ở mức 9.300 con, và tăng bình quân 1,4% năm. Từ năm 1997, phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh, thị xã đã tổ chức hội thảo phát triển nuôi gà công nghiệp để thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Ngoài ra nhân dân còn chăn nuôi gà, vịt, dê. 70% số trang trại đã đầu tư chăn nuôi bò, dê lấy thịt. Đàn gia súc, gia cầm được tổ chức tiêm phòng đầy đủ nên không sảy ra dịch bệnh lớn. Thu nhập của người chăn nuôi ổn định.

Đối với nông, lâm nghiệp cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, việc phát triển kinh tế vườn rừng, vườn đồi được các cấp chắnh quyền và các hộ nông dân chú ý. Năm 1996 đã có hai hộ thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Năm 1999 vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đến năm 2000 nhân dân thị xã đã xây dựng được 76 trang trại với diện tắch gần 700 ha, trong đó 150 ha cây vải, nhãn, na đã cho thu hoạch. Kinh tế vườn của hộ nông dân đang hứa hẹn nhiều triển vọng.

Thị xã đã tập trung chỉ đạo trồng rừng theo dự án PAM và 327, mỗi năm trồng hàng trăm ha rừng tập trung, hàng vạn cây phân tán. Đến năm 1998 kết thúc 6 năm trồng rừng theo dự án, toàn thị xã đã trồng được 2.225 ha rừng,

trong đó dự án PAM là 1.320 ha. Ban quản lý dự án bắt đầu giao cho các tập thể và hộ gia đình chăm sóc, bảo vệ cây trồng. Trong trồng rừng, các loại cây hiệu quả kinh tế thấp và làm xấu đất dần bị loại bỏ và thay thế bằng nhiều loại cây ăn quả như nhãn, vải, na, bưởi... Năm 1999, thực hiện khoanh nuôi, bảo vệ 950 ha rừng theo dự án, trồng 13.000 cây phân tán, 1.500 cây bóng mát đường phố. Thị xã cũng xây dựng dự án tham gia trồng 5.000.000 ha rừng theo kế hoạch nhà nước.

Từ 2000-2010, trong giai đoạn này mặc dù mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn được quan tâm chỉ đạo kịp thời. Vì vậy giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên và tiếp tục phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa theo mô hình trang trại, số hộ đạt 50 triệu đồng\ha ngày càng tăng, thông qua việc chuyển đổi một số diện tắch trồng lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thủy sản, trồng rau xanh hiệu quả kinh tế trên một ha tăng nhanh. Giá trị sản xuất của ngành nông-lâm- thủy sản năm 2005 là 77,5 tỉ đồng, thời kì 2001-2005 tăng bình quân 12,8%, hai năm 2006-2007 tăng 5,2%, năm 2010 giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 102 tỉ đồng, tăng bình quân hàng năm thời kì 2006-2010 là 5,7%. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành đang có sự chuyển dịch tắch cực, ngành chăn nuôi năm 2005 chiếm 29,5% trong tổng giá trị trong ngành nông nghiệp, năm 2010 tỉ trọng ngành này tăng lên 33%. Sự biến đổi trong nông nghiệp diễn ra cụ thể như sau: [64, tr 22].

Cây lúa: Do làm tốt công tác khuyến nông hướng dẫn kĩ thuật bảo vệ thực vật cùng với việc duy trì bảo vệ công tác phòng chống dịch bệnh, các công trình thủy lợi được đầu tư, tu sửa kịp thời nên năng suất lúa hàng năm đều tăng, năm 2000 là 44,7 tạ \ha, 2005 tăng lên 51,4 tạ\ha. Sản lượng lúa năm 2000 đạt 7 316 tấn, năm 2005 sản lượng lúa đạt 8467 tấn, năm 2010 đạt 8540 tấn. Diện tắch gieo trồng năm 2007 là 1601 ha.

Bảng diện tắch, năng suất và sản lƣợng lúa thị xã Bỉm Sơn (1995-2007) Năm Diện tắch(ha) Năng suất( tạ\ha) Sản lƣợng(tấn)

1995 1,391.5 34.7 4,825.8 2000 1,638.2 44.7 7,316.0 2001 1,672.0 38.5 6,444.0 2002 1,619.0 44.7 7,244.0 2003 1,623.0 48.0 7,788.0 2004 1,641.0 51.3 8,420.0 2005 1,646.0 51.4 8,467.0 2006 1,602.0 56.8 9,101.0 2007 1,601.0 50.0 8.007.0 [64, tr 212]

Cây ngô : Diện tắch không lớn chỉ trên 100 ha, nhưng đã tập trung đưa giống ngô lai năng suất cao vào gieo trồng , năng suất ngô đạt 36-39 tạ\ha, sản lượng từ 142,9 tấn năm 1995 lên đến đạt 400 tấn vào năm 2007.

Từ đó nâng tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2005 là 8903 tấn, năm 2010 đạt 8998 tấn.

Biểu đồ thể hiện sản lƣợng lƣơng thực của Bỉm Sơn (1995-2010) 4968 7753 8903 8998 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 1995 2000 2005 2010 Năm T riệu t ấn Tấn [64, biểu 4]

Cây lạc: Trong 3 năm 2005-2007 trồng được 37 ha đến 50 ha, với năng suất đạt từ 9,6-12 tạ\ha. Sản lượng đạt 45-50 tấn. Tuy vậy sản lương lạc đã giảm đi nhiều so với năm 1995. Năm 1995, sản lượng lạc đạt 92,68 tấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây mắa : Bỉm Sơn là một trong 6 huyện được qui hoạch nằm trong vùng cung cấp nguyên liệu mắa cho nhà máy đường Thạch Thành, với diện tắch qui hoạch là 1200 ha. Trong đó nông trường Hà Trung là 800 ha, đất thị xã 400 ha. Trong các năm 2002-2003 thị xã đã có nhiều cố gắng trồng đạt kế hoạch nhưng từ năm 2004 đến nay do phải dành quĩ đất để qui hoạch phát triển công nghiệp nên diện tắch giảm. Vì vậy mặc dù năng suất mắa hàng năm ngày càng tăng, năm 1995 mới đạt 530 tạ\ha, năm 2007 đạt 549 tạ\ha, nhưng sản lượng mắa giảm dần. Năm 1995 mới đạt 1219 tấn, đến 2007 đã đạt 53473 tấn. Năm 2010 chỉ đạt 15 000 tấn.

Cây dứa: Năm 2007 trồng được 90,39 ha, chủ yếu là giống dứa Quyn, đáp ứng cho nhu cầu thị trường và một phần nhiên liệu cho nhà máy chế biến nước dứa tại thị xã Tam Điệp (Ninh Bình). Năng suất và sản lượng dứa đều tăng. Năm 2005 năng suất đạt 850 tạ\ha, đến 2007 đạt 875 tạ\ha. Sản lượng năm 2005 đạt 7683 tấn, 2007 đạt 7909 tấn, tăng 1,5% so với năm 2006. Năm 2010 sản lượng dứa đạt 8587 tấn, tăng 4,2% so với 2008. [64, biểu 6].

Cây thực phẩm chủ yếu là rau, đậu các loại được bố trắ trồng với diện tắch 100 ha để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, năm 2007 diện tắch trồng rau là 120 ha, năng suất đạt 98,5 tạ\ha, tăng 0,2% so với năm 2006. Sản lượng

Một phần của tài liệu Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (Trang 56 - 66)