Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU NGA
NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔNTỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Cận đại và Hiện đạiMã số: 62.22.54.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Đức Cường
Hà Nội – 2013
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Luận án được hoàn thành năm 2013, tôi xin cam đoan đây làcông trình nghiên cứu của cá nhân tôi, chưa được công bố dưới bất kỳhình thức nào, những số liệu sử dụng trong luận án và đánh giá làtrung thực và có cơ sở.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Nga
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Học viện Khoa học Xã hội, PhòngĐào tạo và khoa Sử học đã tạo điều kiện thuận lợi đã tạo điều kiệngiúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS TSTrần Đức Cường, người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, độngviên khích lệ, dành nhiều thời gian định hướng và chỉ bảo tôi trongquá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ủy ban Nhân dân tỉnhĐồng Tháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp,Trung tâm lưu trữ tỉnh Đồng Tháp, Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp, SởKhoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp, Viện Sử học, Trường Đạihọc Đồng Tháp, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV đã tạođiều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình và bạn bè,đồng nghiệp - những người luôn sát cánh, động viên và truyền nhiệthuyết để tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Nga
Trang 4STT Số hiệu bảngTên bảngTrang12.1 Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 –
124.8 Cơ cấu, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
Trang 52.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 27
2.2 Những thay đổi của kinh tế - xã hội ở nông thôn Đồng Tháp từ năm 1975 đếnnăm 1988 49
53.2 Những chuyển biến kinh tế 70
3.3 Những chuyển biến xã hội 84
4.3 Những biến đổ xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp 115
4.4 Tỉnh Đồng Tháp thực hiện hướng tới chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 128
Tiểu kết chương 4 132
KẾT LUẬN 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO………140
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, vấn đề nôngdân, nông nghiệp và nông thôn được đặc biệt coi trọng Đây là vấn đề then chốtgóp phần giữ vững ổn định xã hội, tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước.
Năm 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sảnViệt Nam đã khẳng định: “Nước ta về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp lạchậu với gần 80% dân số sống ở nông thôn Đây cũng là địa bàn tập trung đại bộphận người nghèo trong xã hội Vì vậy phát triển nông nghiệp, nông thôn đã,đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn địnhtình hình kinh tế, xã hội tạo cơ sở cho phát triển công nghiệp” [8; tr 44]
Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa Xtháng 7 năm 2008 cũng xác định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị tríchiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng bảo vệ Tổquốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững,giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huybản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”[ 49; tr 123].
Xuất phát từ thực tiễn của đất nước và tham khảo kinh nghiệm nhiềunước trên thế giới khi tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đềuphải ưu tiên phát triển nông nghiệp và lấy nông thôn làm tiền đề để giữ vững sựổn định xã hội, tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Đảng và Nhà nướcViệt Nam đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm phát triển kinh tế nôngnghiệp, nông thôn Kết qủa sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đãđạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn Nông nghiệp có tốc độ tăngtrưởng khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả,đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, một số mặt hàng xuất khẩuchiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê, điều, hạt tiêu, hàng thủy
Trang 7sản Kinh tế nông thôn đã và đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ, đời sống nông dân được cải thiện theo hướng tích cực, nôngthôn có những bước phát triển theo hướng nâng cao điều kiện sinh hoạt vật chấtcho nông thôn theo các tiêu chí “ điện, đường, trường, trạm”.
Trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập và thống nhấtcho tổ quốc, nông thôn miền Nam nói chung và nông thôn tỉnh Đồng Tháp nóiriêng là địa bàn đứng chân chiến lược của các lực lượng cách mạng, là một trongnơi cung cấp nhân tài, vật lực cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và chống Mỹ (1954 - 1975) Trong thời kỳ hòa bình xây dựng và pháttriển đất nước, nông thôn là địa bàn quan trọng để thực hiện các chính sách kinhtế - xã hội của Đảng và Nhà nước Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đượckhởi đầu từ năm 1986 đến nay đã tác động sâu rộng đến từng người dân, từnggia đình, từng địa phương trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội Nhiều vấn đề cấp bách đặt ra cần phải giải quyết ở khu vực nông thôn nhưxác đinh vị trí, vai trò và tầm quan trọng của địa bàn nông thôn trong việc thựchiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cũng như xây dựng xãhội nông thôn ổn định và phát triển bền vững nhằm mục đích rút ngắn khoảngcách chênh lệch giữa sự phát triển của thành thị và nông thôn, giữa các vùng, cácđịa phương.
Nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội nông thôn nước ta nói chung,nông thôn tỉnh Đồng Tháp nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự pháttriển, nhất là phát triển bền vững Những kết quả nghiên cứu thu được không chỉphản ánh thực trạng hay là một bản tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội nôngthôn của một tỉnh so với các tỉnh khác trong khu vực và toàn quốc mà còn gópphần tìm ra nguyên nhân của những thành công và những khó, khăn thách thứctrên con đường phát triển Chính vì vậy, nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hộinông thôn là một yêu cầu cấp thiết đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhất làtrong bối cảnh cả nước đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông
Trang 8Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông CửuLong Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là hoạt động nông nghiệp với thế mạnh làsản xuất lúa gạo Đối với tỉnh Đồng Tháp nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽđóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đi lên của tỉnh Kinh tế nôngnghiệp Đồng Tháp trong những năm gần đây có những chuyển biến mạnh, từnền sản xuất nông nghiệp truyền thống mang nặng tính tự cung tự cấp sang kinhtế nông nghiệp hàng hoá, đã góp phần đưa kinh tế của tỉnh từng bước ổn định vàphát triển, đồng thời làm cơ sở cho công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn Vì thế, việc nghiên cứu đề tài “ Những biến đổi về kinhtế - xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010” có ý nghĩa
cả về mặt khoa học và thực tiễn.
Ý nghĩa khoa học
Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp Tỉnh Đồng Tháp làmột tỉnh thuần nông Do đó, các vấn đề kinh tế - xã hội nông thôn là đối tượngđược quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các lính vực khácnhau: kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử… Bên cạnh những nét tương đồng với cácđịa phương khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Đồng Tháp cónhững nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử hình thành so vớicác tỉnh trong khu vực Cho nên việc nghiên cứu những biến đổi trong kinh tế -xã hội nông thôn tỉnh Đồng Tháp không những góp phần nghiên cứu kinh tế - xãhội nông thôn đương đại Việt Nam mà còn làm sáng tỏ những biến đổi trong đờisống kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Đồng Tháp nói riêng và khu vực Đồng bằngsông Cửu Long nói chung Sự biến đổi về kinh tế - xã hội nông thôn đang diễn rahết sức mau lẹ, đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi giải quyết để nông thôn bước vào conđường công nghiệp hóa – hiện đại hóa và tham gia có hiệu quả vào quá trình hộinhập khu vực và thế giới, góp phần hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiệnđại hóa đất nước.
Do đó, việc nghiên cứu nông thôn tỉnh Đồng Tháp sẽ tô đậm và làmphong phú thêm bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước và sẽ góp phần vào việc
Trang 9nghiên cứu kinh tế - xã hội nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng vànông thôn cả nước nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn
Dân cư nông thôn Việt Nam hiện chiếm gần 80% số dân cả nước và trongđó khoảng 67% hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Kinh tế nông nghiệpchiếm khoảng 20% GDP của cả nước Đây là một nguồn lực hết sức to lớn chophát triển đất nước trong thời kỳ hiện nay Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề kinhtế - xã hội ở địa bàn nông thôn không những góp phần làm sáng rõ chính sáchphát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước mà còn chuyển tảinhững dữ liệu phản ánh thực trạng, các vấn đề đặt ra từ thực tế cuộc sống trongquá trình phát triển Qua đó cung cấp nguồn tài liệu tham khảo giúp các nhàhoạch định chính sách có được cơ sở thực tiến để kiến nghị với Đảng và Nhànước các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tế nông nghiệp, nông thônhiện nay.
Là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động sảnxuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, hơn ở đâu hết đời sống nông thôn tỉnhĐồng Tháp biểu hiện rõ những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triểnnông nghiệp Nghiên cứu những biến đổi kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh ĐồngTháp trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2010, chúng tôi hi vọng sẽ góp phầnđánh giá thực trạng quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội nông thôn qua các thờikỳ Từ đó nêu lên những tồn tại, thách thức, triển vọng cùng với những khuyếnnghị về tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trênđịa bàn tỉnh Mặt khác, việc nghiên cứu những chuyển biến kinh tế - xã hội nôngthôn trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2010 còn mang ý nghĩa tổng kết việcthực hiện đường lối phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ở một địa phươngcụ thể, nêu lên các thành tựu cũng như những tồn tại và vai trò lãnh đạo củaĐảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước sau 38 nămhoà bình, thống nhất đất nước.
Trang 102 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian là địa bàn tỉnh Đồng Tháp ngày nay (theo địa giớihành chính năm 2010) - một tỉnh thuần nông, nằm trong vùng đồng bằngsông Cửu Long – vùng trọng điểm lương thực của cả nước Với trên 80%dân cư sống ở địa bàn nông thôn, hơn ở đâu hết mối quan hệ giữa nông dân,nông nghiệp, và nông thôn ở đây được gắn bó chặt chẽ với nhau Trong khinghiên cứu tác giả chủ yếu tập trung ở địa bàn nông thôn nhưng cũng khôngthể tách bạch các đơn vị hành chính thuộc địa bàn này bởi địa giới hànhchính luôn có sự đan xen giữa khu vực thành thị và nông thôn Như vậy, đôichỗ chúng tôi sẽ nói chung tình hình kinh tế - xã hội của cả tỉnh Đồng Thápsau đó sẽ phân tích để làm nổi bật vùng nông thôn.
Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài là từ năm 1975 đến năm 2010,bao gồm ba giai đoạn cơ bản: giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi có Nghịquyết 10 của Bộ chính trị (tháng 4 năm 1988), giai đoạn sau khi có Nghị quyết10 (tháng 4 năm 1988) đến năm 2000, và giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 -10 năm đầu thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn
Đối với tỉnh Đồng Tháp sự phân kỳ này là dựa vào các mốc thời gianmang dấu ấn đối với sự phát triển nói chung và diện mạo nông nghiệp, nôngthôn nói riêng
Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1987: kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp từsau khi hòa bình lập lại đến trước khi có Nghị quyết 10/ NQ – TW của Bộ Chínhtrị (1988).
Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2000: kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp từkhi thực hiện Nghị quyết 10 về “Đổi mới kinh tế nông nghiệp”, và Chỉ thị 74 –CT, ngày 18/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc khai thác và phát triển
Trang 11kinh tế - xã hội Đồng Tháp Mười đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế nông nghiệpnông thôn tỉnh Đồng Tháp.
Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010: 10 năm kinh tế - xã hội nôngthôn tỉnh Đồng Tháp trong quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa –hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Mặc dù, từ năm 1996 cả nước đã bướcvào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhưngđối với tỉnh Đồng Tháp, cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thìphải đến năm 2001, tức là sau khi có Quyết định số 173, ngày 26 tháng 11
năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển kinh tế - xã hội vùngĐồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001 - 2005”, nhiệm vụ trọng tâm đềra “tạo bước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọngcông nghiệp và dịch vụ” và tiếp theo đó là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Đồng Tháp lần thứ VII (2001) về nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch 5 năm
2001 – 2005 phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó “trọng tâm pháttriển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “đặc biệtchú trọng sản xuất nông sản phẩm gắn với công nghiệp chế biến hàng xuấtkhẩu và thị trường”.
Qua sự phân chia giai đoạn như trên, luận án sẽ trình bày một cách liêntục các sự kiện, vấn đề làm nổi bật lên những biến đổi cơ bản về kinh tế - xã hộinông thôn thôn qua các giai đoạn nêu trên.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài đã được xác định như tên gọi, là những biến đổi vềkinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp thời kỳ từ năm 1975 đến năm 2010.Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả chưa có điều kiện đề cập đầy đủtới tất cả các khía cạnh thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó có cácvấn đề như bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa truyền thống, vấn đề quyhoạch và xây dựng nông thôn mới mà chỉ tập trung làm rõ:
Trang 12Trước hết, về biến đổi kinh tế, luận án trình bày những chuyển biến củakinh tế nông nghiệp, biểu hiện trên ba lĩnh vực chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôivà nuôi trồng thủy sản và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế nông thôn.Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là kinh tế nông thôn, nhưng tácgiả không đi sâu nghiên cứu kinh tế nông nghiệp với tư cách là đối tượng củangành kinh tế học hay xã hội học, mà gắn kinh tế với xã hội ở nông thôn cũngnhư ở thành thị vì kinh tế nông nghiệp ở thành thị trong thời điểm nghiên cứuchiếm vị trí không lớn
Về khía cạnh xã hội, luận án đi sâu nghiên cứu một số mặt cơ bản của cộngđồng xã hội, cơ cấu xã hội, đời sống của cư dân nông thôn tỉnh Đồng Tháp
Từ những chuyển biến kinh tế - xã hội, luận án nêu lên những nhân tố chủyếu tạo nên sự chuyển biến đó, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại và giải phápđể Đồng Tháp thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tài liệu đáng tin cậy, luận án tái dựng lại một cách hệ thống vềsự biến đổi kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn từ năm 1975 đếnnăm 2010 Từ đó đưa ra những nhận xét về quá trình phát triển đã qua, những thànhtựu và vấp váp, những khuyết nhược điểm về nhận thức, các chủ trương chính sách vàcác biện pháp thực hiện qua đó góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc định hướngcon đường phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của tỉnh trong thời gian tới.
Nghiên cứu về quá trình chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn nôngthôn tỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010, việc thực hiện đề tài còn mang ýnghĩa tổng kết lại việc triển khai và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ở một địaphương, qua đó đưa ra một số nhận xét nhằm góp phần gợi ý một số biện pháp để nôngnghiệp tỉnh Đồng Tháp có bước phát triển mới nhằm cải thiện đời sống nông dân và
Trang 13thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn hiện nay.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày, phân tích những điều kiện và tiềm năng của tỉnh, về quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn tỉnh Đồng Tháp, chỉ ra nhữngbiến đổi kinh tế - xã hội nông thôn của địa phương qua các giai đoạn: 1975 –1987; 1988 – 2000; 2001 – 2010 Qua đó, đánh giá, so sánh với các tỉnh trong vàngoài khu vực, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của thành công vàhạn chế cho hôm nay và mai sau.
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Mác xít, đứng trên lập trường chủ nghĩaduy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào hoàn cảnh cụ thể, luận án sử dụngphương pháp lịch sử và phương pháp lô-gich là phương pháp cơ bản Thôngqua quá trình nghiên cứu tác giả sẽ kết hợp các phương pháp liên ngành, baogồm phương pháp lịch sử, kinh tế học, xã hội học, văn hóa học, phương phápthống kê, phân tích, so sánh và đối chiếu, Ngoài ra, tác giả luận án với điềukiện thuận lợi có quá trình công tác tại tỉnh Đồng Tháp từ năm 2003 đến năm2010 nên trong quá trình thực hiện luận án còn thực hiện phương pháp điều tra,điền dã để tiếp cận thực tiễn nông nghiệp, nông thôn Đồng Tháp nhằm làmtăng thêm tính thuyết phục cho những vấn đế mà đề tài hướng tới.
Nội dung của đề tài được xác định là chuyển biến kinh tế - xã hội và cáchtiếp cận chủ yếu từ góc độ lịch sử chứ không phải từ góc độ kinh tế học hay xãhội học nông thôn Vấn đề kinh tế thường gắn với xã hội trong những giai đoạncụ thể, do đó khi nghiên cứu, vấn đề kinh tế cũng được chú trọng thông qua sựtác động của đường lối, và các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật củanhà nước Kết quả đạt được trên phương diện kinh tế lại đưa đến sự chuyển biến
Trang 14trong đời sống nông dân và diện mạo nông thôn Với các vấn đề xã hội cũngđược tiếp cận trên cơ sở chuyển biến từ kinh tế mang lại và cũng gắn bó chặt chẽvới đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đời sống nôngdân và xã hội nông thôn.
4.2 Nguồn tài liệu
Nguồn tư liệu sử dụng nghiên cứu đề tài được tập hợp và khai thác từnhiều nguồn khác nhau:
Một là, các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước,của Tỉnh ủy,HĐND, UBND và các Sở, Ban ngành tỉnh Đồng Tháp qua các giai năm từ 1975đến 2010 có liên quan đến vấn đề kinh tế - xã hội nông thôn.
Hai là, nguồn tài liệu do Cục Thống kê Đồng Tháp công bố ( bao gồm:niên giám thống kê qua các năm và các cuộc điều tra như điều tra về nôngnghiệp, nông thôn, mức sống dân cư, lao động và việc làm, dân số - gia đình vànhà ở, ) Nguồn tài liệu này cung cấp cơ bản số liệu về kinh tế - xã hội củaĐồng Tháp qua các năm, các giai đoạn Đây là nguồn tài liệu giữ vị trí quantrọng đối với việc nghiên cứu đề tài này Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nguồn sốliệu qua các số liệu báo cáo của các ban ngành trực tiếp liên quan tới nôngnghiệp, nông thôn như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp,Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Ba là, nguồn tài liệu từ các công trình khoa học của tỉnh như tổng kết 10năm, 15 năm, 20 năm, nghiên cứu của tỉnh hình kinh tế - xã hội, phân tầng xãhội, cùng với các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh qua cáckỳ đại hội Nguồn tài liệu này mang tính khái quát nhưng có phân tích, so sánhvới các giai đoạn trước và có khuyến nghị, định hướng cho sự phát triển.
Bốn là, nguồn tài liệu được công bố trên các trang web của các tỉnh, thànhkhu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tổng cục thống kê, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn,
Năm là, sách chuyên khảo liên quan đến đề tài, chủ yếu các sách viết vềvùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kỳ Nguồn tài liệu này giúp tác giả
Trang 15có cái nhìn về Đồng Tháp trong mối tương quan giữa Đồng Tháp với các tỉnhtrong khu vực.
- Các luận án, luận văn, công trình điều tra của các nhà sử học, kinh tế, xãhội học trong và ngoài nước đã công bố có liên quan tới đề tài.
- Một số sách, báo, tạp chí xuất bản ở Trung ương và địa phương.
- Ngoài ra, khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành điều trathực tế để thu thập tài liệu, thực hiện công tác xác minh, giám định tư liệu, điềndã ở các địa phương của tỉnh cũng như một số tỉnh thuộc đồng bằng sông CửuLong.
Mặc dù đã cố gắng nhưng vì lý do khách quan và hạn chế chủ quan, đốivới một số nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu về Đồng Tháp giai đoạn trước năm1975 tác giả ít có điều kiện tiếp cận nguồn tư liệu gốc, do đó tác giả đã mạnh dạntrích dẫn lại từ các nguồn công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả khác.Trong khi trích dẫn lại, tác giả luôn tuân thủ ba nguyên tắc: một là các công trìnhnghiên cứu có độ tin cậy cao; hai là trích dẫn rõ ràng; ba là có sử dụng phươngpháp đối chiếu với các công trình trong phạm vi cùng chủ đề.
5 Đóng góp của luận án
Luận án có những đóng góp cơ bản như sau:
Một là, trên cơ sở sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa nhiều nguồn tư liệu, vớinhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó có một số tư liệu mới được công bố,luận án tái hiện bức tranh về sự biến đổi kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh ĐồngTháp trong 35 năm kể từ năm 1975 đến năm 2010.
Hai là, làm rõ vị trí, vai trò và những đóng góp cũng như hạn chế của kinhtế nông nghiệp và nông thôn Đồng Tháp trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh Đồng Tháp, của đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước nhằmphát huy hơn nữa sức mạnh của nông dân và nông nghiệp trong quá trình côngnghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay Thông qua đó, chỉ ra những cơ hội
Trang 16và thách thức trên con đường phát triển nông nghiệp của Đồng Tháp nói riêng vàvùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung
Ba là, cùng với những công trình nghiên cứu trước đó, luận án cung cấpnguồn tư liệu và những kiến giải cho việc nghiên cứu về nông nghiệp, nông dânvà nông thôn trong lịch sử Đồng thời qua đây có thể rút ra những bài học kinhnghiệm cho việc hoạch định chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp, nôngthôn hôm nay và mai sau.
Bốn là, các số liệu và cơ sở dữ liệu mà luận án đưa ra là đáng tin cậy vìđược rút ra từ các cuộc khảo sát, điều tra kinh tế - xã hội, số liệu thống kê và báocáo của các ban, ngành của nhà nước như Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp,Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp, Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn tỉnh Đồng Tháp, nên có thể sử dụng luận án làm nguồn tài liệu thamkhảo và chuyên khảo về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười nóichung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Chương 2: Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Đồng Tháp từ năm1975 đến năm 1987
Chương 3: Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nông thôn Đồng Tháp từnăm 1988 đến năm 2000
Chương 4: Bước phát triển mới về kinh tế - xã hội ở nông thôn Đồng Tháptừ năm 2001 đến năm 2010.
Trang 17Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
Tìm hiểu và nghiên cứu về kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung trong đó cókinh tế - xã hội nông thôn miền Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnhĐồng Tháp nói riêng luôn giữ vị trí quan trọng góp phần cung cấp các luận cứkhoa học cho việc hoạch định các chủ trương chính sách phát triển đất nước.Chính vì vậy, luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các cơ quannghiên cứu và các cấp chính quyền Từ năm 1975 đến nay đã có nhiều công trìnhnghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, bài báo khoa học, đề cập đến nhữngnội dung trên từ những góc độ khác nhau Song, đáng lưu ý là từ những năm 80của thế kỷ XX, việc nghiên cứu các vấn đề về nông thôn, nông nghiệp và nôngdân Việt Nam được đặt ra một cách khá toàn diện với sự tham gia và cộng táccủa các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: sử học, kinh tếhọc, xã hội học, dân tộc học, văn hóa học, Hướng nghiên cứu chính tập trungvào hiện trạng và những chuyển biến đang diễn ra ở nông thôn trên các phươngdiện của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Đã có nhiều cuộc hội thảo,tọa đàm khoa học được tổ chức, nhiều kỷ yếu khoa học, luận án Tiến sỹ, luậnvăn Thạc sỹ và các công trình nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề nông thôn,nông nghiệp và nông dân được công bố Đống thời có có những đề tài nghiêncứu cấp nhà nước, được tiến hành một cách quy mô, điều tra trên diện rộng đượcthực hiện
Thực hiện đề tài luận án “Những biến đổi kinh tế - xã hội ở nông thôntỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010”, chúng tôi đã tiếp cận nguồn tài
liệu chủ yếu nghiên cứu về nông thôn, nông nghiệp và nông dân, đặc biệt chú ý
Trang 18tới những công trình nghiên cứu trên phạm vi các tỉnh đồng bằng sông CửuLong.
Có thể chia các công trình theo bốn nhóm chính:
1.1 Nhóm công trình nghiên cứu chung về tình hình kinh tế - xã hội cả nướctrước và trong thời kỳ đổi mới
Nhà nghiên cứu Đặng Phong cùng cộng sự đã công bố một số tác phẩm viếtvề kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, như :
Cuốn sách “Những bước đột phá của An Giang trên chặng đường đổi mớikinh tế” do Đặng Phong và Đỗ Hoài Nam đồng chủ biên, Nxb Khoa học xã hội
xuất bản năm 2006 Cuốn sách dày 348 trang, gồm 2 phần, trong đó nội dungchính ở phần hai Các tác giả đi sâu phân tích những bước đột phá đầu tiên củaAn Giang vào cơ chế thị trường Các bước đột phá được thể hiện trong quá trìnhthu mua lúa theo giá thị trường, quá trình giải thể các tập đoàn sản xuất nôngnghiệp và lấy hộ nông dân làm đơn vị sản xuất cơ bản, quá trình thực hiện giảitán tập đoàn máy kéo kém hiệu quả và giao lại máy cho chủ cũ Nội dung cuốnsách đã không chỉ nhằm giới thiệu thành tích kinh tế một địa phương, mà qua đóthấy rõ thêm những diễn biến cam go, nhưng ngoạn mục trong lịch sử đổi mới ởnước ta.
Trong cuốn sách “Long An, mũi đột phá vào cơ chế thị trường” do hai tác
giả Đặng Phong và Đỗ Hoài Nam đồng chủ biên, Nxb Khoa học xã hội xuất bảnnăm 2007 đã nghiên cứu về những thành công mà Long An đã làm được nhưmột sự ghi nhận trân trọng nhất Cuốn sách gồm 2 phần, 7 chương trong đó nộidung chính nằm ở phần 2 với 4 chương nghiên cứu trọng tâm là những nội dung:
“Những ý tưởng và thử nghiệm ban đầu”, “Diễn biến của cuộc đột phá”, “Hoànthiện chính sách đột phá trên các mặt khác nhau như giá, lương, tiền và nhiềulĩnh vực kinh tế khác”, “Hiệu quả và ảnh hưởng của chính sách đột phá vào cơchế thị trường”, “Phản ứng và lan toả của người dân và các cấp lãnh đạo đốivới công cuộc đột phá của Long An”
Trang 19Cuốn sách đã cho người đọc thấy Long An đã thành công trong chiến dịchđột phá vào kinh tế thị trường và điều này có sức lan toả rất lớn tới nhiều địaphương trong cả nước, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam,trước hết là đổi mới tư duy kinh tế.
Cuốn sách “Tư duy kinh tế Việt Nam : Chặng đường gian nan và ngoạnmục 1975 – 1989”, do nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2008, tác giả Đặng
Phong chủ biên Tác phẩm phân tích tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1989 với những nội dung cụ thể, như: tư duy, đường lối kinh tế giai đoạn 1975-1979; những chuyển biến kinh tế những năm 1979-1980 và những nội dungnhững chuyển biến quan trọng trong chính sách kinh tế giai đoạn 1986-1989
Cuốn sách “Phá rào" trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, Nxb Tri thức,
2009, tác giả Đặng Phong chủ biên Cuốn sách tái dựng lại một bức tranh sốngđộng, phong phú về những tìm tòi, tháo gỡ trong kinh tế thời trước đổi mới.Những đột phá trong công nghiệp, nông nghiệp, lưu thông phân phối Từ độcquyền tới mở cửa và những bài học lịch sử từ những mũi đột phá đó
Cuốn sách “Một số vấn đề kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới ở ViệtNam : Dự án hỗ trợ tổng kết 20 năm Đổi mới ở Việt Nam” của nhóm tác giả
Nguyễn Văn Thường, Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương… Nxb Khoa họcXã hội, 2007 Các tác giả đã phân tích, lý giải những thành tựu quan trọng củacác lĩnh vực đời sống xã hội qua 20 năm tiến hành đổi mới đất nước, cụ thể như:điều chỉnh chức năng quản lí của Nhà nước, phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam, đổi mới chính sách công nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân, hệ thống ansinh xã hội, các giải pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế của giáo dục đại học ViệtNam
Tác giả Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn (chủ biên) cuốn sách “Đổi mới ởViệt Nam: Nhớ lại và suy ngẫm”, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008 Cuốn sách đã tập
hợp 12 bài viết của các tác giả là những người làm công tác nghiên cứu tư vấn,
Trang 20cương vị và trong những lĩnh vực khác nhau, như Việt Phương có bài “Conđường vinh quang và khổ ải”; Đào Xuân Sâm “Những bước đường đổi mớichuyển sang nền kinh tế thị trường (1979 - 2007)”; Trần Đức Nguyên “Chiếnlược 1991-2000: Bước đột phá về quan điểm phát triển”; Vũ Quốc Tuấn “Pháttriển doanh nghiệp – Suy nghĩ về một quá trình”; Phạm Chi Lan “Tạo lập môitrường pháp lý cho kinh doanh ở Việt Nam – Những chặng đường đáng nhớ”;PGS TS Nguyễn Văn Nam “Hội nhập kinh tế quốc tế”; TSKH Nguyễn ThịHiền “Xóa bao cấp qua giá cả - một khâu đột phá trong đổi mới kinh tế”; GS.TS Dương Phú Hiệp “Về một số đặc điểm của quá trình đổi mới ở Việt Nam”;… Các bài viết trong cuốn sách này đã mô tả và phân tích nhiều sáng kiến của
nhân dân, nhiều cố gắng của lãnh đạo trong những năm trước đổi mới và tronghơn hai mươi năm của thời đổi mới, cho đến hiện nay Đó là sự phản ánh qua trítuệ và tình cảm của một số người trong cuộc, cố gắng dựng lên hình ảnh và cảthần thái của công cuộc chuẩn bị và tiến hành đổi mới, từ nhiều cách tiếp cận,trên nhiều lĩnh vực, theo nhiều chiều cạnh, ở tầm cả nước, tầm địa phương, tầmdoanh nghiệp và cả tầm từng gia đình Toàn bộ cuốn sách này góp phần trả lờimột câu hỏi kép: Ở nước Việt Nam, ai đổi mới cái gì thành cái gì? Qua đổi mới,cái gì từng bước bị loại đi, cái gì dần dần ra đời và lớn lên, kết quả thực tế đốivới sự phát triển của đất nước và đời sống của nhân dân là thế nào?
Nhà nghiên cứu Võ Đại Lược có tác phẩm “Kinh tế Việt Nam - Lí luận vàthực tiễn”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2011 Cuốn sách trình bày về lý luận
và thực tiễn phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới, kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, về vấn đề tái cơ cấu thể chế kinh tế và cácngành kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại, thực trạng và giải pháp nền kinh tế
Hầu hết các công trình này đều đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề đổi mớikinh tế ở Việt Nam như nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải đổi mới kinh tế,sự xuất hiện những tư duy đổi mới trong kinh tế, bắt đầu từ “khoán chui” vàonửa cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, rồi đến “khoán 100” vào năm 1981, “khoán10” năm 1988 trong nông nghiệp; “xé rào”, “ kế hoạch ba” trong công nghiệp;
Trang 21“đổi tem phiếu thay bằng tiền” trong thương nghiệp Xuất phát từ thực tiễnnghiên cứu hầu hết các tác giả đều đã thống nhất “đổi mới” được xem là lối thoátcho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội mà Việt Nam mắc phải và có chiều hướngngày càng trầm trọng vào cuối những năm 70 và sang những năm 80 của thế kỷXX Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu của công cuộc đổi mới,Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn chồng chất
1.2 Nhóm công trình đề cập đến những vấn đề nông nghiệp, nông dân vànông thôn giai đoạn trước và trong 25 năm đổi mới
Là một nước nông nghiệp với gần 80% dân cư sống trong khu vực nôngnghiệp nông thôn, tình trạng thất nghiệp, thiếu công ăn việc làm của người lao độngdiễn ra khá phổ biến, khoảng cách thu nhập giữa người lao động trong nông nghiệpvới người lao động trong các lĩnh vực khác, giữa các vùng chưa được thu hẹp, tìnhtrạng đói nghèo chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hóa xã hội ngày càngphức tạp, trong việc công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn và các vấn đề liên quanđến phát triển bền vững đặc biệt là môi trường còn nhiều nan giải Trong nhữngnăm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách giải quyếtnhững khó khăn trên, nhưng đây vẫn đang là vấn đề bức xúc Tại cuộc Hội thảo giữahai đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc với chủ
đề “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn –Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc” (sau được Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia in thành kỷ yếu năm 2006), các tác giả đi sâu phân tích những nhận thứclý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và Trung Quốc Đồngthời Hội thảo cũng đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu rút ra từ quá trình thựchiện chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam và chínhsách “tam nông” của Trung Quốc
Tác giả Phan Đại Doãn có một số công trình nghiên cứu về nông nghiệp,nông thôn truyền thống, trong đó phái kể tới:
Trang 22Cuốn “Làng Việt Nam một số vấn đề về kinh tế xã hội”, Nxb Mũi Cà
Mau, 1992 Tác giả đã trình bày các vấn đề kinh tế xã hội làng Việt Nam trảiqua những giai đoạn lịch sử, điển hình như vấn đề ruộng đất, kinh tế tiểu nông,hàng hoá nông thôn truyền thống, cơ cấu xã hội của làng và những nét chính vềvăn hoá truyền thống, tôn giáo của nông thôn Việt Nam Qua đó tác giả cũng đãnêu lên những xu hướng biến đổi kinh tế xã hội của làng Việt trong giai đoạn đổimới.
Cuốn “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịchsử”, chủ biên Phan Đại Doãn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994 Thông qua
việc trình bày những vấn đề chung về lịch sử quản lý nông thôn, cách nhìn nhận,đánh giá về thiết chế chính trị xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay nhóm tác giảđã nêu lên những kinh nghiệm cụ thể về quản lý nông thôn trong lịch sử ViệtNam dưới nhiều góc độ khác nhau: so sánh làng Bắc Bộ với làng Nam Bộ, quảnlý các làng bản miền rừng núi, làng công giáo
Tác giả Nguyễn Văn Bích chủ biên thực hiện một số công trình nghiêncứu về nông nghiệp, nông thôn, trong đó phải kể tới:
Cuốn “Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tếnông nghiệp, nông thôn Việt Nam” do Nguyễn Văn Bích chủ biên, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 Tác giả đã trình bày vai trò của chính phủ và chínhsách kinh tế đối với nông nghiệp, nông thôn Việt nam Thông qua việc phân tíchchính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới, tác giả nêu lênnhững ảnh hưởng của chính sách kinh tế đối với một số lĩnh vực cơ bản trongviệc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam Qua đó, các tác giả chỉra tiềm năng và những vấn đề đặt ra đối với kinh tế nông thôn.
Cuốn “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp: Thành tựu, vấn đề vàtriển vọng”, Nguyễn Văn Bích (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1994 Nhóm tác giả đã trình bày tình hình kinh tế nông nghiệp và nông thôntrước thời kỳ đổi mới Thông qua việc phác thảo đôi nét về thành tựu và tồn tạicủa quá trình đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam tác giả đưa ra
Trang 23những hướng đổi mới tiếp tục: cụ thể như khai thác các khả năng còn tiềm ẩn,đẩy mạnh động lực phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Cuốn “Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nôngthôn Việt Nam”: do Lê Mạnh Hùng (chủ biên), Nxb Thống kê, Hà nội, 1998.
Các tác giả đã nêu lên những vấn đề kinh tế Việt Nam trước yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Thông qua việc trình bày thựctrạng nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ 1986-1997 nhóm tác giả nêu lênvai trò của nông nghiệp, nông thôn, và những yêu cầu cũng như nội dung củacông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta.
Hai tác giả Chu Hữu Quý và Nguyễn Kế Tuấn đồng chủ biên cuốn “Conđường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 Nhóm tác giả đã trình bày cơ sở lí luận chung vềcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Thông qua việc nêulên thực trạng của nông nghiệp nông thôn Việt Nam các tác giả đã đưa ra cácgiải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Tác giả Đặng Kim Sơn có cuốn “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - 20năm đổi mới và phát triển”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006 Từ chỗ trình bày
tổng quan nền nông nghiệp Việt Nam trước đổi mới tác giả phân tích quá trìnhđổi mới chính sách, thể chế và cơ cấu nền nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.Qua đó tác giả khái quát thành tựu, hạn chế và thách thức trong việc phát triểnnông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong 20 năm đổi mới.
Nội dung chính của các công trình nhóm này đề cập tới thực trạng nôngnghiệp Việt Nam giai đoạn trước và trong 25 năm tiến hành công cuộc đổi mớicủa Đảng và Nhà nước Thông qua đó, các tác giả đi sâu nghiên cứu sự đổi mớicơ chế quản lý nông nghiệp, nông thôn thể hiện trên tất cả các mặt như: quan hệđối với tư liệu sản xuất mà trọng tâm là quan hệ đối với ruộng đất, quan hệ phânphối sản phẩm; các chương trình đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn…Nhiều vấn đề lý luận đã được làm rõ trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đổi mới cơ
Trang 24này đã giúp cho chúng tôi hiểu biết thêm về cơ sở lý luận và phương pháp tiếpcận khi nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn.
1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu kinh tế - xã hội vùng nông thônĐồng bằng sông Cửu Long
Từ sau năm 1975 đến nay, nhất là từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổimới, nhiều cơ quan, nhà khoa học, các nhà nghiên cứu từ Trung ương đến địaphương tập trung nghiên cứu về kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Longvà đã công bố nhiều công trình, tác phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn
Đầu tiên phải kể đến các chương trình cấp nhà nước nghiên cứu toàn diện
về đặc điểm nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long là: “Chương trình điều tracơ bản tổng hợp Đồng bằng Sông Cửu Long”, mã số 60-02 (1983-1985);“Chương trình điều tra cơ bản tổng hợp Đồng Bằng Sông Cửu Long”, mã số60B (1986-1988); “Chương trình quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông CửuLong” VIE 87/03 (1989-1993) Chương trình nghiên cứu mở rộng của BanChiến lược Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)về “Phát triển kinh tế tỉnh - Chiến lược phát triển kinh tế Đồng bằng sôngCửu Long ( 1993 – 2000) ” Các công trình này đã nêu lên một hệ thống tư liệu
tương đối đầy đủ về thực trạng và dự báo năng lực phát triển kinh tế, và sựchuyển biến về cơ cấu kinh tế nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua
một số năm Song đáng chú ý hơn cả là Dự án khoa học“ Điều tra, đánh giádiễn biến tự nhiên, kinh tê – xã hội vùng Đồng Tháp Mười sau 10 năm khaithác (1985 - 1995)” do Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Quốc gia
thực hiện, đây là công trình đi sâu nghiên cứu cơ bản về đặc điểm tự nhiên cũngnhư một số vấn đề kinh tế - xã hội Trên cơ sở đó, công trình đã đưa ra nhữngđịnh hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười đếnnăm 2010.
Bên cạnh đó phải kể tới những công trình nghiên cứu về đồng bằng sông
Cửu Long, đó là tác phẩm: “Lịch sử khai thác vùng đất Nam bộ” do Huỳnh Lứachủ biên (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,1987); “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”
Trang 25của Sơn Nam (Nxb Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1994),, hai tác phẩm này đã
trình bày lại tiến trình lịch sử của miền Nam trong việc mở mang đất đai canhtác, củng cố chính quyền, xác định biên giới, xây dựng các cơ sở vật chất thờitrung đại và cận đại Hai tác phẩm đã nêu bật quá trình khai hoang vùng Đồngbằng sông Cửu Long của tuyệt đại đa số nhân dân lao động và chính sách bóc lột,bần cùng hóa của thực dân Pháp ngót 80 năm đối với vùng đồng bằng trù phú này
Nhìn chung, các công trình này đã nêu bật quá trình khai hoang vùng đấtĐồng bằng sông Cửu Long, đồng thời phân tích các nguồn lực phát triển, tình hìnhruộng đất và những biến đổi trong sở hữu ruộng đất của Đồng bằng sông Cửu Longqua các giai đoạn lịch sử Các công trình này có thể xem như là nền tảng cho việcnghiên cứu vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long.
Tác giả Võ Tòng Xuân trong tác phẩm: “Một số vấn đề phát triển nôngnghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Nxb Mũi Cà Mau năm 1985, đã giới
thiệu một cách tổng thể về đồng bằng sông Cửu Long, như điều kiện tự nhiênbao gồm: diện tích, tài nguyên, thế mạnh và đặc biệt coi việc phát triển câylương thực trong nền kinh tế nông nghiệp là thế mạnh của địa phương thuộcĐồng bằng sông Cửu Long
Trần Hữu Đính có công trình “Quá trình biến đổi về chế độ sở hữuruộng đất và cơ cấu giai cấp ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long 1969-1975” (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994) Tác giả đã trình bày một cách có
hệ thống và qua đó làm rõ nguyên nhân, đặc điểm của quá trình biến đổi về sởhữu ruộng và cơ cấu giai cấp ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ1954-1975, đặc biệt là giai đoạn 1969-1975 Tác giả cũng đã phân tích rõ đặcđiểm, vai trò và vị trí của các giai tầng ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long,đặc biệt là tầng lớp trung nông trong quá trình thực hiện sản xuất nông nghiệphàng hóa Qua đó, tác giả lý giải những điểm khác biệt giữa cơ cấu kinh tế vàgiai cấp ở nông thôn miền Bắc, miền Trung khi đi lên chủ nghĩa xã hội
Các tác giả Nguyễn Công Bình, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh,
Trang 26triển”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995 đã tiếp cận vấn đề bằng phương pháp
nghiên cứu khoa học để lý giải quá trình hình thành và biến đổi các giai tầng ở nôngthôn đồng bằng sông Cửu Long Qua đó, phân tích mối quan hệ cư dân với thiênnhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội Đồng thời, tìm ra những hạn chế, trở lực tác độngđến sự phát triển của vùng.
Lâm Quang Huyên trong công trình “Cách mạng ruộng đất ở miền NamViệt Nam” của (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997) đã phân tích tình hình
nông thôn Việt Nam và chính sách ruộng đất của Đảng Cộng sản Việt Nam trongkháng chiến chống Mỹ Tác giả cho rằng thành quả của cách mạng ruộng đấttrong kháng chiến chống Mỹ là cơ sở quan trọng đưa nông thôn miền Nam cùngcả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong tác phẩm “Sản xuất và đời sống của các hộ nông dân không cóđất hoặc thiếu đất ở đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và giải pháp” của
Nguyễn Đình Hương (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999 Tác giảđi sâu nghiên cứu thực trạng sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông CửuLong với những tiêu điểm như cơ cấu sản xuất, quan hệ sản xuất và lực lượngsản xuất nông nghiệp Tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản về tình hình đấtđai, lao động, việc làm và đời sống người nông dân vùng Đồng bằng sông CửuLong, tác giả đi sâu phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp và đời sống củacác nông dân không có đất và thiếu đất sản xuất ở khu vực này, và đồng thời nêulên những giải pháp đảm bảo sản xuất và đời sống cho các hộ nông dân không cóđất hoặc thiếu đất sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long
Trong tác phẩm “Vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long củaViệt Nam 1954 – 1975”, Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2011 Tác giả
Võ Văn Sen đã giới thiệu tổng quan về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội vùngđồng bằng sông Cửu Long, phân tích sự chuyển biến của chế độ sở hữu ruộngđất ở đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kì: 1955-1960, 1960-1970 và 1970-1975
Trang 27Tác giả Nguyễn Văn Nhật có bài “Tầng lớp trung nông ở Đồng bằngNam bộ trước ngày giải phóng”, (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 208), đã phân
tích quá trình hình thành và đặc điểm sự phân hóa xã hội của xã hội Nam bộtrước ngày giải phóng
Bài “Miền Nam tiến lên hợp tác hóa nông nghiệp” của tác giả NguyềnCông Bình trong tác phẩm “Nông dân Việt Nam tiến lên Chủ nghĩa Xã hội”
(Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1979), phản ánh bước đầu “hợp tác hóanông nghiệp” mà thực chất là quá trình tập thể hóa tư liệu sản xuất trong nôngnghiệp, nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài “Quan hệ sản xuất và chính sách giai cấp ở nông thôn Đồng bằngsông Cửu Long” của tác giả Đỗ Thái Đồng trong tác phẩm “Miền Nam trongsự nghiệp đổi mới của đất nước” (Nxb Khoa học Xã hội, 1990) đã chỉ ra những
điểm chưa phù hợp của quá trình thiết lập quan hệ sản xuất ở nông thôn miềnNam, sự cần thiết phải điều chỉnh để phát huy năng lực người nông dân Tác giảđã phân tích, đánh giá về quá trình chuyển biến về quan hệ sản xuất trong nôngnghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Luận án Phó Tiến sỹ kinh tế “Một số giải pháp chủ yếu để phát triểnkinh tế nông thôn đồng bằng sông Cửu Long”, bảo vệ tại Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh, năm1996 của nghiên cứu sinh Lê Hùng đã phân tích thực trạng công nghiệp nôngthôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tác giả đã xác lập những căn cứ lý luậnvà thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất những quan điểm, định hướng và giảipháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn ở đồngbằng sông Cửu Long theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong luận án Tiến sỹ sử học: “Những biến đổi kinh tế - xã hội ở nôngthôn đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1975 đến năm 1995” bảo vệ tại
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp Hồ ChíMinh năm 1999, nghiên cứu sinh Huỳnh Thị Gấm đã phân tích những biến đổi
Trang 28đến năm 1995 Qua đó tác giả đã khái quát những quy luật vận động của kinh tếvà xã hội cũng như phân tích những nguyên nhân đưa đến sự biến đổi từng mặt,đồng thời tác giả còn chỉ ra những khó khăn và thách thức trên con đường pháttriển của nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tiền đề và điều kiện chokinh tế xã hội đồng bằng sông Cửu Long phát triển.
Luận án Tiến sỹ kinh tế “Thị trường tiêu thụ nông phẩm của Đồng bằngsông Cửu Long hiện nay - đặc điểm và phương hướng phát triển”, của nghiên
cứu sinh Đặng Phong Vũ bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,năm 2000, đã nêu những nhận thức mới về thị trường tiêu thụ nông phẩm và chỉra xu hướng vận động của thị trường này trong tương lai Phân tích đặc điểm, vaitrò, thực trạng của thị trường tiêu thụ nông phẩm và mâu thuẫn chủ yếu trongquá trình tiêu thụ nông phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long, xác định phươnghướng và đề xuất giải pháp cơ bản để giải quyết mâu thuẫn đó Qua nghiên cứutác giả làm rõ tính hệ thống, tính đồng bộ của các giải pháp trong quá trình pháttriển thị trường tiêu thụ nông phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long
Hầu hết các công trình nêu trên đi sâu nghiên cứu thực trạng Đồng bằngsông Cửu Long trong định hướng phát triển nông nghiệp và tiến trình côngnghiệp hóa – hiện đại hóa, qua đó, khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội của Đồngbằng sông Cửu Long nói chung và địa bàn nông thôn trong vùng nói riêng Cũng
trong thời gian này, với luận án Phó Tiến sỹ kinh tế “ Củng cố và hoàn thiệnquan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp tập thể Đồng bằng sôngCửu Long”, nghiên cứu sinh Đào Duy Huân đã trình bày quá trình hình thành
quan hệ sản xuất dưới các hình thức làm ăn tập thể, đề xuất giải pháp củng cốhoàn thiện quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp vùng đồng bằng sông CửuLong, vai trò phát triển kinh tế nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong côngnghiệp hoá hiện đại hoá kinh tế, xã hội đất nước Đồng thời, tác giả cũng phântích thực trạng phát triển kinh tế nông thôn đồng bằng sông Cửu Long và các vấnđề đang đặt ra hiện nay Thông qua đó, nghiên cứu sinh đã chỉ ra một số giải
Trang 29pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong giaiđoạn hiện nay
Nhìn chung, trong các công trình nêu trên các tác giả đã khắc họa đượcnhững nét cơ bản về các vấn đề kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông CửuLong với những nét đặc thù phát triển Các tư liệu trong các công trình này sẽ lànguồn tư liệu tham khảo cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
1.4 Nhóm những nghiên cứu về khu vực Đồng Tháp Mười và kinh tếnông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Tháp
Nghiên cứu sinh Võ Hùng Dũng trong luận án Tiến sỹ kinh tế “Cơ cấu vàvấn đề phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp” bảo vệ năm 1995 tại trường Đại học
Kinh tế Quốc dân Tp Hồ Chí Minh, trên cơ sở phân tích cơ cấu kinh tế và sựvận hành nền kinh tế của tỉnh Đồng Tháp đã đưa ra những điểm bất hợp lý vànhững giải pháp khắc phục, đồng thời đề ra hướng khắc phục và xây dựng mộtcơ cấu và chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2000
Nghiên cứu về kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đã có một số công trình đề
cập đến như: “Địa chí Đồng Tháp mười - Công trình kỷ niệm 300 năm Nambộ” do Trần Bạch Đằng chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1996.
Cuốn sách đã phác thảo đặc điểm tự nhiên, văn hoá, xã hội, dân tộc học, địa lý,lịch sử, văn nghệ dân gian và vai trò của nhân dân vùng Đồng Tháp Mười trongcuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ;
Trong luận án Tiến sỹ sử học “Lịch sử phát triển vùng Đồng Tháp Mười(1945-1975)” bảo vệ năm 2001 tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
– Đại học Quốc gia tp Hồ Chí Minh của nghiên cứu sinh Ngô Văn Bé đã phântích điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười, từ đóchỉ ra những chuyển biến kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ Đồng Tháp Mười từnăm 1945 đến năm 1995 và đã rút ra những quy luật phát triển, cung cấp cơ sởkhoa học cho việc định hướng con đường phát triển kinh tế - xã hội vùng đồngbằng Tháp Mười trong thời gian tới.
Trang 30Ngoài ra, còn có các đề tài nghiên cứu thuộc sự quản lý của Sở khoa họcCông nghệ tỉnh Đồng Tháp, trong lĩnh vực khoa học xã hội như:
Đề tài “ Đồng Tháp nhân vật chí” của tác giả Nguyễn Đắc Hiền thực
hiện năm 2003, tập trung thống kê, tập hợp những tấm gương tiêu biểu đã gópsức vào công cuộc xây dựng, chiến đấu và bảo vệ mảnh đất Đồng Tháp trong cáclĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học
Đề tài “ Địa chí tỉnh Đồng Tháp” do Ngô Xuân Tư (chủ biên) cùng
nhóm công sự thực hiện năm 2004 Đề tài tập trung vào các lĩnh vực như: tựnhiên và dân cư, lịch sử và truyền thống đấu tranh; kinh tế, văn hóa, đảng pháivà nhân vật của tỉnh Đồng Tháp qua các thời kỳ lịch sử
Đề tài “Đời sống nông dân tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Nguyễn Hải
Quân thực hiện năm 2004, đi sâu nghiên cứu sự biến đổi đời sống nông dânĐồng Tháp trong tiến trình đổi mới về các mặt: dân sinh, dân chí và dân chủtrong giai cấp nông dân Đồng Tháp chủ yếu từ năm 2000 đến năm 2004 Quanghiên cứu tác giả đưa ra một số dự báo xu hướng biến đổi và đề xuất giải phápkhắc phục những hạn chế, yếu kém của đời sống nông dân Đồng Tháp đến năm2010 và những năm săp tới.
Bên cạnh đó, phải kể tới những báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội của tỉnh
theo các giai đoạn, như: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 5 năm2001 – 2005, phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2006 – 2010 của Ủy ban Nhândân tỉnh Đồng Tháp, tháng 12 năm 2005; Báo cáo sơ kết 5 năm (2001 - 2005)thực hiện Nghị quyết sô 15 – NQ/TW Hội nghi trung ương 5 (khóa IX) về việcđẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh ĐồngTháp thời kỳ 2001-2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, tháng 3 năm2007 Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Thápđến năm 2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Tháp, tháng 8 năm 2007 Các
nguồn tài liệu này cung cấp những nét chung, khái quát về tình hình kinh tế - xãhội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đồng thời cũng đã chỉ ra những điểm cơ bản vềkinh tế của tỉnh qua các năm.
Trang 31Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề của đề tài nêu trên đã cho thấy vềkinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nóiriêng cũng đã có nhiều công trình điều tra, khảo sát, nghiên cứu khá toàn diện.Những công trình này đều có giá trị về mặt tư liệu và đã gợi mở được nhiều vấnđề có sức lôi cuốn Nhưng cho đến nay, chưa có công trình sử học nào nghiêncứu một cách đầy đủ, có hệ thống và toàn diện về sự biến đổi kinh tế - xã hội ởnông thôn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2010 Do vậy, tác giảmong muốn trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây để tiếp cận
và nghiên cứu đề tài “ Những biến đổi kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh ĐồngTháp từ năm 1975 đến năm 2010” một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ hơn.
Trang 32Chương 2
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 19872.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp
2.1.1 Điều kiện tự nhiênVị trí địa lý
Đồng Tháp là tỉnh có vị trí trải từ 100 07’14’’ đến 100 58’18’’ vĩ độ Bắc và từ1050 11’38’’ đến 1050 56’42’’ kinh độ Đông; phía Bắc giáp tỉnh Long An vàCampuchia; phía Đông giáp hai tỉnh Tiền Giang và Long An; phía Nam giáp VĩnhLong và Cần Thơ; phía Tây giáp An Giang và Cần Thơ Diện tích tự nhiên là3275,8 km2
Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia dài 52 km (toàn vùng Đồng bằngsông Cửu Long có 400km biên giới tiếp giáp với Campuchia) với 4 cửa khẩu:Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước.
Đồng Tháp nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tếđộng lực Cần Thơ – An Giang – Cà Mau – Kiên Giang, chịu sự tác động từ haitrung tâm lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ Quốc lộ 30 dọcsông Tiền nối liền quốc lộ IA hướng lên phía Bắc về khu vực biên giớiCampuchia qua cửa khẩu Dinh Bà và nối tuyến tỉnh lộ 841 đến cửa khẩu ThườngPhước được xem là tuyến đường huyết mạnh của tỉnh trên vùng Đồng ThápMười Đây cũng chính là tuyến đường quan trọng trong giao lưu kinh tế ViệtNam – Campuchia Quốc lộ 80 xuyên qua vùng giữa sông Tiền và sông Hậu nối
Trang 33liền quốc lộ IA và quốc lộ 91 cũng là trục giao thông chính từ vùng Tứ giácLong Xuyên hướng về vùng trọng điểm phía Nam.
Khu vực địa giới của tỉnh nằm giữa hai sông Tiền và sông Hậu tạo điềukiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế bằng đường thủy Sông Tiền là tuyến đườngthủy quan trọng nối liền biển Đông với các quốc gia thượng lưu sông Mê Kôngvà cũng là trục đường thủy quốc tế chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Trục sông Hậu chạy qua địa phận tỉnh không dài (30 km) nhưng đây cũng làtuyến đường thủy quốc tế quan trọng của vùng Ngoài ra, tỉnh còn có hệ thốngkênh rạch chằng chịt như kênh Nguyễn Văn Tiếp A, kênh Lấp Vò,… tạo nênmạng lưới giao thông đường thủy quan trọng trong giao lưu kinh tế hàng hóagiữa Đồng Tháp với các tỉnh trong và ngoài khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Toàn tỉnh có đến 339 sông ngòi, kênh, rạch, với tổng chiều dài 2.838 km, baogồm: 13 sông dài 367,2 km; 48 rạch dài 282,7 km và 278 kênh với chiều dài2.188 km Trong đó có 3 Đoạn đường sông do Trung ương quản lý là các đoạn:
Đoạn Đường sông số 11 dài 416 km, trong đó có đoạn sông Sa Đéc –kênh Lấp Vò, đi qua địa phận tỉnh Đồng Tháp, dài 50km.
Đoạn Đường sông số 12 dài 395,5 km, trong đó có tuyến sông Hậu từVàm Cái Sắn (ngang Vàm Cống) - cảng Cần Thơ, dài 39 km, đi qua địa phậntỉnh Đồng Tháp dài 30 km.
Đoạn Đường sông số 15 dài 460 km, gồm có 7 tuyến chính hầu hết đều điqua địa phận tỉnh Đồng Tháp như: Tuyến sông Tiền đi từ biên giới vớiCampuchia đến sông Sa Đéc với chiều dài 129 km; Tuyến Kênh Tháp Mười số 1(kênh Đồng Tiến - Lagrand), dài 90,5km đi qua địa phận Đồng Tháp 49 km…
Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp còn có 156,2 km đường sông nội tỉnh, hết sứcthuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa của tỉnh Đồng Tháp Những tuyến đườnggiao thông huyết mạch không chỉ nối Đồng Tháp với các tỉnh trong khu vực Đồngbằng sông Cửu Long mà còn nối tỉnh Đồng Tháp với thế giới, tạo dựng cho ĐồngTháp có vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, và còn là cửa ngõ giữ vị trí
Trang 34lợi thế trong giao lưu kinh tế chặt chẽ với các trung tâm kinh tế lớn như Thành phốHồ Chí Minh, Cần Thơ, hay Phnôm Pênh của Campuchia Đặc biệt với hệ thốngđường giao thông đường thuỷ rất thuận tiện và là một lợi thế ít nơi nào sánh được,giao thông đường thuỷ giữ vai trò chủ đạo trong công tác vận tải hàng hoá, phục vụđắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Do gắn với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùngkinh tế động lực, đồng thời trong tình hình các tuyến đường N2 nối với quốc lộ30 và quốc lộ 22, và trong điều kiện cầu Cao Lãnh có thể sớm đưa vào sử dụngthì không bao lâu nữa Đồng Tháp sẽ là vùng của ngõ của cùng Tứ giáp LongXuyên và vùng của khẩu Bắc sông Tiền hướng về phía Nam và xa hơn là vùngđệm trong giao lưu kinh tế Việt Nam – ASEAN qua các cửa khẩu Campuchia.Đây là thế mạnh về địa lý để Đồng Tháp có điều kiện phát huy hơn nữa sứcmạnh nội lực và tranh thủ sức mạnh ngoại lực tạo thế cạnh tranh bền vững trongphát triển kinh tế đặc biệt là nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
Tài nguyên thiên nhiên
* Địa hình, đất đai
Đồng Tháp thuộc vùng Đồng bằng châu thổ nên có địa hình tương đốibằng phẳng, ít dốc và tương đối thấp với độ cao phổ biến từ 1m đến 2m so vớimực nước biển Đồng Tháp là tỉnh duy nhất có đất đai nằm hai bên bờ sôngTiền, hình thành hai vùng rõ rệt:
- Vùng Bắc sông Tiền (Đồng Tháp Mười) địa hình tương đối bằng phẳngdọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nơi cao nhất không quá 4m, nơi thấp nhấtchỉ khoảng 0,7m (chủ yếu thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười).
- Vùng Nam sông Tiền (nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu) có địa hìnhlòng máng, hướng dốc từ hai bờ sông vào giữa với độ cao phổ biến từ 0,8 đến 1,5m.Do địa hình thấp nên hàng năm mùa mưa lũ kéo dài 3,4 tháng cuối năm,đa phần diện tích đất canh tác bị ngập trong nước khoảng 1m nên đất đai đượcphù sa bồi đắp rất phì nhiêu Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệpnhất là canh tác lúa và nuôi trồng thủy sản, hình thành những vùng sản xuấtchuyên canh quy mô lớn Tuy nhiên, địa hình thấp cũng gây không ít khó khăn
Trang 35cho phát triển sản xuất nông nghiệp, như: tình trạng ngập lụt trong mùa mưa lũ,nhiễm phèn, nhiễm mặn vào mùa khô.
Tổng diện tích toàn tỉnh là 3.374 km2 (337.400 ha) Trong đó diện tích đấtnông nghiệp hiện có là 247.443 ha [31; tr 13]
Đất đai ở Đồng Tháp chia làm 4 nhóm chính:
Nhóm đất xám: có diện tích 26.727,8 ha, (chiếm khoảng 7,92 % diện tích
đất tự nhiên của toàn tỉnh), tập trung ở huyện Tân Hồng, Tam Nông và một số ítHồng Ngự
Nhóm đất giồng: có diện tích 243 ha, (chiếm khoảng 0,06 % diện tích đất
tự nhiên của toàn tỉnh) Tập trung chủ yếu ở Động Cát (huyện Cao Lãnh) và GòTháp (huyện Tháp Mười).
Nhóm đất phù sa: có diện tích 152.219,6 ha (chiếm 40,35 % diện tích đất
tự nhiên của tỉnh) Đây là vùng đất đai trù phú, tập trung dân cư đông đúc nhấttrong tỉnh, với những khu vườn cây ăn trái, những cánh đồng lúa, tập trung ở cáchuyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và vùng Nam Cao Lãnh.
Nhóm đất phèn: có diện tích 146.672,2 ha (chiếm 38,86 % diện tích tự
nhiên của tỉnh), đất phèn có hai loại: đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng.Còn lại là đất thuộc kênh rạch 11.465,4 ha, chiếm 3,4%
Như vậy, với 298 891,8 ha đất phù sa và đất phèn ở Đồng Tháp (chiếm79,21 diện tích đất tự nhiên) đã đem lại nguồn diện tích đất canh tác dồi dào (đặcbiệt là 152.219,6 ha đất phù sa)
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 – 2010
Trang 36- Cây ăn quả16.83019.82123.738II Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản1.9283.6494.843III Đất dùng vào lâm nghiệp9.45011.1897.593
Ngoài 2 tuyến sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có hệ thống sông,rạch, kênh đào chằng chịt, như: vùng tả ngạn sông Tiền có sông Sở Thượng,sông Sở Hạ, Rạch Ba Răng, Rạch Đốc Vàng Thượng, Đốc Vàng Hạ, Rạch CầnLố; vùng hữu ngạn sông Tiền có Rạch Cái Tàu Hạ, sông Sa Đéc, rạch Cần Thơ,rạch Nha Mân, rạch Cái Tàu Hạ.
Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phân bố đều tại các địa bàndân cư nên tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và khó khăn cho hoạt động sản xuấtvà sinh hoạt của cư dân trong tỉnh như giao thông, nguồn lợi thuỷ sản, bồi đắpphù sa, lũ lụt, sụt lở đất đai…
* Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu: Tỉnh Đồng Tháp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
gần xích đạo, có 2 mùa rõ rệt (mùa mưa bắt đầu từ tháng V – XI và mùa khô từtháng XII – IV năm sau), thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển.
Trang 37Nhiệt độ: Đồng Tháp có khí hậu ấm áp quanh năm, nhiệt độ trung bình là27,490C.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí của tỉnh Đồng Tháp biến đổi khá lớntheo mùa và theo ngày, đêm Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 84 %.
Nắng: Trung bình hàng năm mỗi ngày ở Đồng Tháp có khoảng 6 đến 8giờ nắng Tổng giờ nắng hàng năm lên tới 2555 giờ, trung bình một tháng có207,5 giờ nắng.
Mưa: Phân ra làm hai mùa, mùa mưa và mùa khô khá rõ rệt Tổng lượngmưa hàng năm lên đến gần 2387,80 mm [31; tr 13- 16].
Thuỷ văn: Tỉnh Đồng Tháp nằm ở khu vực hạ lưu sông Cửu Long nên
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thuỷ văn của sông, đồng thời cũng chịu ảnhhưởng của chế độ “bán nhật triều” của Vịnh Thái Lan với các thời kỳ chính:
Chế độ thuỷ văn của tỉnh Đồng Tháp gồm ba thời kỳ:
Thời kỳ lũ lên: Bắt đầu từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 8 Thời kỳ lũ chính: Từ tháng 8 đến tháng 10
Thời kỳ lũ rút: Từ tháng 11 lũ bắt đầu rút cho đến tháng 4 năm sau
Về cơ chế ngập lũ:
Tổng quát có thể chia tỉnh Đồng Tháp ra làm bốn vùng ngập lũ chính.Vùng lũ đến sớm rút sớm: phần lớn huyện Tân Hồng, các gò cao ở TamNông, vùng ven đe sông Tiền ở phía Tây Bắc.
Vùng lũ đến sớm rút muộn: chiếm hầu hết vùng sâu trong nội đồng từkênh Nguyễn Văn Tiếp trở lên phía Bắc.
Vùng lũ đến muộn rút sớm: Vùng giữa sông Tiền, sông Hậu và ven đêsông Tiền của khu Đồng Tháp Mười (phía Nam)
Vùng lũ đến muộn rút muộn: Chủ yếu là vùng Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp.Lũ lụt là một trong những đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long nóichung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng Vì thế nên trong quá trình lao động và sản xuất,
Trang 38những lợi thế chế độ thuỷ văn sông Cửu Long phục vụ cho quá trình dựng bờ, giữcõi, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (chống xâm lược, khai thác tiềm năng ven sôngTiền, sông Hậu và Đồng Tháp Mười; phù sa bồi đắp ruộng đồng; đào kênh thauchua, rửa phèn, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản sau mùa lũ, xuống giống theo lịch thờivụ…) tạo nên những sắc thái riêng của cư dân miền sông nước.
Dựa vào lợi thế vị trí địa lý như trên, kết hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù,tỉnh Đồng Tháp có nhiều ưu thế để sản xuất nông nghiệp chủ yếu với các thế mạnhvề cây lúa, thủy sản và trái cây Đồng thời tỉnh Đồng Tháp còn có nhiều tiềm năng đểphát triển mạnh khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ và là nơi cung cấp mạnh cácnguyên liệu nông nghiệp cho các ngành sản xuất công nghiệp chế biến từ đó tác độngtới chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội cả tỉnh nói chung và địa bàn nông thôn nóiriêng.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tỉnh Đồng Tháp ngày nay (tính từ sau năm 1975) đã trải qua nhiều thayđổi về địa giới hành chính qua các thời kỳ, đến sau ngày miền Nam hoàn toàngiải phóng đất nước thống nhất, để thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước, tỉnhLong Châu Tiền giải thể, thành lập tỉnh Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp được thànhlập theo Quyết định số 19/QĐ – TW, ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị Banchấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng Sản ViệtNam) trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong Đến năm 2010, tỉnhĐồng Tháp có 9 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố với 144 xã, phường, thị trấn dânsố 1.670.493 người, trong đó dân số khu vực nông thôn là 1.373.851 ngườichiếm 82,24% (Theo bảng 2.2).
Mật độ dân số ở Đồng Tháp trung bình tăng nhẹ, từ 457 người/km2 năm1995 lên 495 người/km2 năm 2010 Do đặc điểm tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp(như đã nói phần trước) đã dẫn đến việc phân bố dân cư không đồng đều giữacác khu vực Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, miền: các huyệnthuộc khu vực ngập trũng thường có mật độ dân số thấp như Tân Hồng (295
Trang 39người/km2), Tháp Mười (259 người/km2), Tam Nông (222 người/km2); trong khiđó các huyện, thị thuộc vùng ngập nông có mật độ dân số cao hơn gấp nhiều lầnnhư Sa Đéc (1.731 người/km2), thành phố Cao Lãnh (1.517 người/km2) [31; tr20].
Bảng 2.2: Diện tích, dân số, mật độ dân số tỉnh Đồng Tháp năm 2010
Diện tích(km2)
Dân số(người)
Mật độ dânsố(người/km2)
Dân số phân theo thànhthị, nông thôn
Trang 40giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao gần 70% Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từcác ngành nông – lâm – ngư nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ cònchậm Cụ thể, con số này là năm 2005 là 77,3% đến năm 2010 giảm còn 66 %[31; tr 26] Theo xu hướng chung, cơ cấu lao động ở Đồng Tháp đã có sự chuyểndịch theo hướng công nghiệp hóa nhưng tỉ trọng còn thấp, lao động trong nông –lâm – ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu lao động của tỉnh Cơ cấulao động như trên là cơ sở để chứng minh trong cơ cấu kinh tế nói chung, nôngnghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh Đồng Tháp.
Đồng Tháp là một tỉnh có quy mô dân số khá đông, tốc độ gia tăng trongnhững năm gần đây ở mức giảm, số người lao động trong độ tuổi lao động chiếmtỉ lệ cao và có khuynh hướng tăng Đây chính là nguồn lực quan trọng, là lựclượng sản xuất chính góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Song vấn đề đặt ralà mặt bằng dân trí của tỉnh ở mức thấp, đại bộ phận nông dân chư nắm bắt đượcnhững tiến bộ mới nhất của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nênviệc áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn Vấnđề đặt ra là cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để nâng cao trình độ sảnxuất cho người nông dân, khuyến khích các sản phẩm sạch chất lượng cao, đadạng hóa sản phẩm nông nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường nhằm tạoviệc làm, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân, qua đólàm thay đổi diện mạo nông thôn cho tướng xứng với tiềm năng điều kiện tựnhiên và nguồn lực xã hội của tỉnh.
2.1.3 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháptrước năm 1975
Sơ lược về sự hình thành vùng đất Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp ngày nay là kết quả của một quá trình khai phá và chinhphục của nhiều lớp cư dân.Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp di chỉ Gò Tháp đượccoi là dấu ấn sớm nhất của cuộc sống định cư Được khảo sát và khai quật vào