SO SÁNH TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
PHẦN 2: NỘI DUNG 2
CHƯƠNGI:KHÁIQUÁTNHOGIAVÀPHÁPGIA 2
I Khái quát Nho gia 2
1 Lịch sử hình thành và đặc điểm 2
1.1 Lịch sử hình thành 2
1.2 Đặc điểm của Nho gia 3
2 Các quan điểm của Nho gia: 4
II Khái quát Pháp gia 5
1 Lịch sử hình thành và đặc điểm 5
2 Các quan điểm của Pháp gia: 7
CHƯƠNGII:SỰTƯƠNGĐỒNGVÀKHÁCBIỆTGIỮANHOGIAVÀPHÁP GIA 8
I Sự tương đồng giữa Nho gia và Pháp gia 8
II Sự khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 10
1 Trị quốc 10
2 Tố chất của nhà cầm quyền 13
3 Tư tưởng biện chứng 16
4 Giáo dục, đạo đức 17
5 Nhân sinh, bản thể 19
CHƯƠNGIII:ẢNHHƯỞNGCỦANHOGIAVÀVẬNDỤNGPHÁPGIA VÀOXÂYDỰNGĐẤTNƯỚCVIỆTNAM 21
I Ảnh hưởng của tư tưởng nho gia đến nền văn hoá Việt Nam 21
II Vận dụng tư tưởng pháp gia vào việc xây dựng đất nước Việt Nam 24
PHẦN III: KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2PHẦN I: MỞ ĐẦU
Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình lâu dài và hoàn thiện của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây.Nếu Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại thì Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hoá triết học
cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy.Triết học Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ, trong đó thời Xuân thu, Chiến quốc là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất,
có nhiều học thuyết gọi thời kỳ này là “Bách gia chu tử, trăm nhà trăm thấy”;
“Bách gia tranh minh, trăm nhà đua tiếng” Trong số những thành tựu của triết học
Phương Đông thời đó phải kể đến trường phái triết học Nho gia và Pháp gia, đây là hai hệ tư tưởng xưa mà ý nghĩa của nó vẫn còn có giá trị cho đến tận ngày nay về
vấn đề luân lý, đạo đức, chính trị- xã hội…
Trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta nói riêng và ở các nước khác nói chung,
sự phát triển kinh tế ở mỗi nước tuy khác nhau nhưng đều có một số điểm chung, dựa trên một số quy tắc cơ bản để xây dựng và phát triển kinh tế Một trong những nguyên tắc cơ bản trong phát triển kinh tế ở mỗi nước là nhà nước cần phải xây
dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện và thích hợp Nghiên cứu về đề tài “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và pháp gia”, ngoài sự hiểu biết sâu sắc về
hai hệ tư tưởng này, sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu rõ được cách vận dụng những tư tưởng ấy trong đường lối xây dựng, phát triển kinh tế xã hội đương thời
Em xin chân thành cảm ơn TS Bùi Văn Mưa đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bài viết này!
Trang 3PHẦN 2: NỘI DUNG Chương I: Khái quát Nho gia và Pháp gia
I Khái quát Nho gia
1 Lịch sử hình thành và đặc điểm
1.1 Lịch sử hình thành
Nho gia là một trường phái triết học lớn được hoàn thiện liên tục và có ảnh hưởng rất sâu rộng, lâu dài đến nền văn hóa tinh thần của Trung Quốc nói riêng và nhiều quốc gia phương Đông nói chung
Khổng Tử sáng lập ra nho gia vào cuối thời Xuân Thu rất quan tâm đến vấn đề đạo đức-chính trị- xã hội Ông xem hoạt động đạo đức là nền tảng của xã hội, là công
cụ để giữ gìn trật tự xã hội và hoàn thiện nhân cách cá nhân của con người Đến thời Chiến Quốc, do bất đồng về bản tính con người mà nho gia bị chia thành 8 phái.Trong
đó, có phái Tuân Tử và Mạnh Tử là mạnh nhất.Mạnh Tử đã có nhiều đóng góp đáng
kể cho sự phát triển của nho gia nguyên thủy.Vì vậy nho gia ‘’Khổng-Mạnh” được gọi
là nho gia nguyên thủy
Nho giáo chi phối đời sống tư tưởng xã hội Trung Quốc qua nhiều triều đại.Nho giáo đã đóng góp lớn vào sự nghiệp tổ chức quản lý xã hội, vào sự nghiệp phát triển văn hóa và giáo dục.Nho giáo đã đóng góp vào quá trình rèn luyện đạo đức cá nhân,đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
Nho giáo nguyên thủy
Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh
gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ Học
trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà
soạn ra sách Đại học Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành
Trang 4nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo
hay "tư tưởng Khổng-Mạnh" Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử
trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành
Hán Nho
Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký Hán Vũ Đế đưa
Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng
Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiếnTrung
Hoa trong suốt hai ngàn năm Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho [cần dẫn nguồn] Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị"
Tống Nho
Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với
Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho Nho giáo thời kỳ nay được gọi là Tống nho, với các tên
tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di (Ở Việt Nam, thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học nên được gọi là "Trạng Trình") Phương Tây gọi Tống nho là "Tân Khổng giáo” Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố "siêu hình" (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị
1.2 Đặc điểm của Nho gia
Nho giáo là sản phẩm của hai nền văn hóa: văn hóa du mục phương Bắc và văn hóa nông nghiệp phương Nam, chính vì thế mà nó mang đặc điểm và chứa đựng những mâu thuẫn của hai loại hình văn hóa này
Mang đặc điểm của tính du mục phương Bắc, Nho giáo mang tính quốc tế, thể hiện ở chỗ mục tiêu cao nhất của người quân tử là bình thiên hạ, việc tìm một đấng minh quân quan trọng hơn việc làm gì cho đất nước của mình Song song đó, Nho giáo còn mang tính phi dân chủ mà hệ quả của nó chính là tư tưởng bá quyền, coi khinh các
Trang 5dân tộc khác, coi mình là trung tâm, coi thường người dân, đặc biệt là phụ nữ Được thể hiện ở chữ Dũng, Nho giáo mang tính trọng sức mạnh, một trong ba đức mà người quân tử phải có: Nhân, Trí, Dũng Ngoài ra, với học thuyết Chính Danh, tính nguyên tắc được đề cao trong Nho giáo, tức là tất cả phải có tôn ti, phải làm việc theo đúng bổn phận
Mang đặc điểm của tính nông nghiệp phương Nam, Nho giáo nổi bật bởi sự hài hòa khi đề cao chữ Nhân và nguyên lý Nhân trị Với cách cư xử trung dung trong Ngũ Luân, Nho giáo mang đặc tính dân chủ, nghĩa là các quan hệ đều thể hiện tính hai chiều, bình đẳng Bên cạnh những đó, sự coi trọng văn hóa tinh thần được thể hiện trong Kinh Thi cho thấy sự mâu thuẫn giữa tính trọng văn trong văn hóa nông nghiệp phương Nam so với tính trọng võ trong văn hóa du mục phương Bắc
Việc đồng thời dựa vào hai nền văn hóa khiến cho tư tưởng của Khổng Tử không tránh khỏi giằng co và đầy mâu thuẫn
Nho gia mà đại diện là Khổng Tử đặt ra những quan điểm về đường lối xây
dựng đất nước và quan điểm về đạo đức và giáo dục con người
Đối với việc xây dựng đất nước, Khổng Tử cho rằng một quốc gia muốn thịnh vượng thì người cầm quyền phải thực hiện được ba việc lớn, đó là Thực túc, Binh cường và Dân tín, lúc đó xã hội mới ổn định Trong ba điều trên thì dân tín là quan trọng nhất vì “dân vi bang bảo”, dân là gốc nước, gốc vững thì nước mới yên Việc dưỡng dân, giáo dân cũng rất quan trọng để xây dựng một quốc gia Dưỡng dân hay nuôi dân để dân quý, nước thịnh, còn khi dân được giáo hóa thì dễ sai bảo, dễ trị, nước
sẽ yên Việc giáo dân sẽ được thực hiện bằng cách mở các trường dạy học, dạy dân bằng lễ, nhạc, trong đó lễ để dân biết điều phải mà làm, trọng người trên, nhạc để hòa nhập trên dưới, dạy con hiếu thảo với cha mẹ, thận trọng trong cư xử Giáo dân không phân biệt giàu nghèo, nghèo không thu học phí Thông minh thành kẻ sỹ, cao hơn thì thành người quân tử là những người đủ đức tài trong xã hội Đối với nhà cầm quyền,
để giáo hóa dân thì phải tu dưỡng đạo đức cá nhân và dùng Đức trị Phải làm gương, sửa mình để sửa người Người trị dân thì phải có đức thì dân mới theo, mới cảm hóa
Trang 6được dân Vua có đức được ví như sao bắc đẩu Vua phải lấy đức để trị dân, từ đó xã hội ổn định, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, dẫn dắt dân chứ không cưỡng chế trừng phạt Đối với vấn đề đào tạo con người thì trong xã hội Nho gia phải đào tạo người có vừa đủ đức và tài, với ba loại người là kẻ sỹ, đại trượng phu và quân
tử
Trong Nho gia, quan điểm về đạo đức và giáo dục con người bao gồm thuyết Chính danh, tức là phải làm đúng danh phận của mình, không ở vị trí ấy thì không được bàn công việc của vị trí ấy Danh đi với ngôn, ngôn cũng phải chính, lời nói đi đôi với việc làm, không được nói nhiều làm ít, không được bên ngoài thì kính cẩn, bên trong lại không Về giáo dục đạo đức con người còn có Nhân là yêu thương người khác, không làm cho người khác những gì mình không muốn họ làm cho mình Muốn đạt được đức nhân thì phải khắc kỷ, tức là từ bỏ tính tham lam, ích kỷ và phục lễ, tức
là hành động theo đạo lý, chân lý Ngoài Nhân thì con người phải có Trung: vua trung – tôi trung, Hiếu là phải kính yêu cha mẹ và những người lớn tuổi trong nhà, Nghĩa là thấy việc gì đáng làm phải làm, không hề mưu tính lợi ích cá nhân, Trí là sự minh mẫn sáng suốt, biến nhận thức đúng sai, muốn có trí phải học, không học thì dù thiện tâm đến đâu cũng bị cái ngu dốt làm biến chất, Dũng là lòng can đảm, là sức mạnh để làm chủ tình thế, hiểu rõ chân lý và bảo vệ chân lý, Lễ là những nghi thức nhất định trong
tế lễ, là kỷ cương của xã hội, những qui phạm đạo đức, qui tắc cư xử hàng ngày Trong
hệ tư tưởng Nho giáo, năm mối quan hệ mà con người phải xác định và làm tròn trách nhiệm của mình là Ngũ luân: quân – thần (vua phải minh thần phải trung), phu – tử (cha phải từ con phải hiếu), phu – phụ (chồng trọn nghĩa vợ trọn trinh), huynh – đệ
(anh em như thể tay chân), bằng – hữu (bạn bè phải lấy tín thành mà đối đãi nhau)
II Khái quát Pháp gia
1 Lịch sử hình thành và đặc điểm
Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia với đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia
là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước Tư
Trang 7tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịch
sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay
Học thuyết pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi những trí thức xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng
và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử
Quản Trọng là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởngTrung Quốc thời
Xuân ThuÔng nổi tiếng với "chiến lược không đánh mà thắng" mà người Trung Hoa gọi là diễn biến hòa bình - đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng kinh tế để giáo huấn Quản Trọng đã hiện đại hóa nước Tề thông qua việc tiến hành rất nhiều cải cách trong chính trị và kinh tế Đối với ông, người trị nước phải coi trọng luật, lệnh,
hình, chính Luật là để định danh phận cho mỗi người, Lệnh là để cho dân biết việc mà làm, Hình là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, Chính là để sửa cho dân theo
đường ngay lẽ phải Quản Trọng được đánh giá là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời ông cũng là cầu nối Nho gia với Pháp gia
Sang nữa đầu thời Chiến quốc, tư tưởng pháp trị được tiếp tục phát triển Thương Ưởngđược vua Tần tin dùng áp dụng chính sách Pháp trị của mình coi trọng hiến pháp, chủtrương "pháp trị" thay "đức trị", sử dụng các chính sách khuyến khíchdân chúng lao động, binh sĩ chiến đấu Thân Bất Hại chủ trương dùng thuật cai trị đất nước, Thận Đáo chủ trương dùng thế, Ngô Khởi cho rằng muốn làm cho nước mạnh phải biết đạo nuôi quân, trả lương hậu cho quân thì họ mới vì nước liều mình
Cuối cùng phải kể đến Hàn Philà học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái pháp gia, Hàn Phi theo thuyết tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, cho rằng con người bẩm sinh vốn đại ác Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước.Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để nước được mau giàu Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế, thì nhà vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dưới, là nước sẽ trị Theo ông, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo “đạo đức” của Nho gia, “Kiêm ái” của Mặc gia, “Vô vi nhi
Trang 8trị” của Đạo gia như trước nữa mà phải dùng Pháp trị Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ
2 Các quan điểm của Pháp gia:
Quan điểm của Pháp gia trước hết là quan điểm về đường lối xây dựng đất nước
và tư tưởng biện chứng của nó Về đường lối xây dựng đất nước, trị nước phải kết hợp các sáu yếu tố: pháp luật, hình phạt, nông nghiệp, chiến tranh, nghệ thuật, thế lực Về nông nghiệp thì tập trung phát triển nông nghiệp, hạn chế buôn bán, tập trung lực lượng để làm ruộng, làm cho lương thực dồi dào để xây dựng quân đội mạnh; về chiến tranh, phái Pháp gia chủ trương xây dựng quân đội mạnh đủ sức đè bẹp và thôn tính các nước khác, dùng chiến tranh để giải quyết chiến tranh Thuật được hiểu là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược, khiển việc, khiến người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh mà không hiểu người sai dùng họ như thế nào Thế là địa vị, quyền uy của người cầm đầu chính thể Dựa vào thế mà vua đặt ra luật, ban bố luật pháp, chọn bề tôi giao nhiệm vụ thực hiện pháp luật Địa vị, thế lực, quyền uy đó của người trị vì phải là độc tôn
Về tư tưởng biện chứng trong hệ thống tư tưởng của Pháp gia là Pháp gia thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội Đây được gọi là quan điểm thời biến, mọi chủ trương phải thích hợp với thời, khi tình hình thay đổi phải thay đổi để phù hợp Hàn Phi Tử cho rằng, không có một thứ pháp luật nào luôn đúng với mọi thời đại Pháp luật
mà biến chuyển được theo thời đại thì thiên hạ trị, còn thời thế thay đổi mà phép trị dân không thay đổi thì thiên hạ loạn Ngoài ra Hàn Phi Tử còn thừa nhận sự tồn tại của
lý tính quy luật hay những lực lượng khách quan trong xã hội Lý chi phối mọi sự vận động của tự nhiên và xã hội Ông yêu cầu con người phải nắm lấy cái lý của vạn vật luôn biến hóa mà hành động cho phù hợp
Trang 9Chương II: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia
I Sự tương đồng giữa Nho gia và Pháp gia
Tiến hành so sánh các quan điểm triết học của Nho gia và Pháp gia, ta nhận thấy có những điểm tương đồng giữa hai hệ tư tưởng được coi là có giá trị và có ảnh hưởng này như sau:
Trước hết là đề cập đến mục đích của hai trường phái Nho gia và pháp gia đều mang tinh thần muốn xây dựng một xã hội thái bình, đất nước ấm no và giàu mạnh Mặc dù quan điểm của hai trường phái có nhiều điểm khác nhau nhưng những mong muốn và mục tiêu của cả hai phái Nho gia và Pháp gia đều là giải quyết tình trạng hỗn loạn, ổn định và phát triển quốc gia ngày một hùng cường
Thứ hai là liên quan đến tư tưởng hai phái Nho gia và Pháp gia có những nét khác nhau, nhưng một số công cụ được sử dụng trong quá trình điều hành đất nước của những nhà cầm quyền có những nét tương đồng Nếu trong Nho gia, điều kiện để trị nước chính là Thực túc, thì trong Pháp gia chính là Nông nghiệp, cụ thể là phát triển nông nghiệp, tập trung lực lượng để làm ruộng, làm cho lương thực dồi dào để xây dựng quân đội mạnh Nếu trong Nho gia, điều kiện để trị nước chính là Binh Cường, thì trong Pháp gia chính là Chiến tranh, cụ thể là xây dựng quân đội mạnh, dùng chiến tranh để giải quyết chiến tranh
Tuân Tử - người chủ trương phát triển Nho gia theo xu hướng duy vật, một trong hai bậc thầy Nho gia thời Chiến quốc, cùng với Mạnh Tử, cho rằng bản tính con người là ác (nhân chi sơ tính bổn ác) vì con người vốn sẵn có lòng ham lợi, để thỏa mãn những ham muốn, con người phải hành động thuận theo tính tự nhiên của mình nên dẫn đến tình trạng tranh giành, cướp đoạt của nhau dẫn đến chiến tranh Còn theo Hàn Phi Tử, người học trò của Tuân Tử, theo trường phái triết học Pháp gia cũng có cùng quan điểm với thầy mình khi quan niệm “tính người” là ác, đưa ra học thuyết cá nhân vị lợi, con người luôn có xu hướng lợi mình hại người, tránh hại cầu lợi, nghiêm phạt để duy trì trật tự xã hội
Trang 10Nho gia và Pháp gia đều là những tư tưởng trị quốc có ý nghĩa và được vận dụng sâu rộng trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, có lịch sử lâu dài và có ảnh hưởng đến các quốc gia Á Đông khác, không chỉ bao hàm nội tại trong xã hội Trung Quốc mà còn lan sang tận các nước khác như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam phát triển bền bĩ, được hoàn thiện liên tục và có ý nghĩa cho đến tận ngày nay
Cả hai phái Nho gia và Pháp gia đều đề cập đến tố chất của nhà cầm quyền Đối với Nho gia, nhà cầm quyền có những tố chất để vừa làm gương cho dân, vừa dùng Đức trị để dưỡng dân, giáo dân Nhà cầm quyền giống như vì sao Bắc Đẩu để dân soi đường và học tập Để dân tin dân tín, nhà cầm quyền không những phải sáng suốt, hiểu cao biết rộng mà còn phải biết cách trị nước, an dân, dùng Nhân để hướng lòng dân về một mối Song song đó, Pháp gia mặc dù sử dụng phương pháp trị nước khác với nho gia nhưng cũng chủ trương cần một đấng minh quân, một nhà cầm quyền am hiểu nguyên tắc cai trị đất nước
Cùng nhìn nhận cấu trúc xã hội với những bất bình đẳng như một thực tế đã định và cho phép chúng quyết định điều cá nhân nên làm Hòa hợp xã hội đồng nghĩa với việc cá nhân thuận theo xã hội Thực tế của xã hội luôn luôn có kẻ giàu, người nghèo, luôn có người quân tử và kẻ tiểu nhân, các thứ bậc trong xã hội là một tất yếu
mà mỗi một cá nhân trong xã hội phải thuận Mỗi cá nhân không được nằm ngoài vòng tròn thực tại của xã hội, vì mỗi một cá nhân là mỗi yếu tố cấu thành xã hội
Mỗi một tư tưởng ra đời và phát triển nhằm đưa ra những phương cách giải quyết cho những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức – xã hội mà thời đại lúc bấy giờ
đã đặt ra và phục vụ cho một giai tầng nhất định Trong Nho gia, dựa vào lợi ích của giai cấp thống trị đã đưa ra các tư tưởng về Tam Cương, Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức, tạo thành một hệ thống tư tưởng phục vụ cho giá trị dương trong thuyết
âm dương ngũ hành, hay cho lễ giáo theo trật tự đã định trong xã hội Nho gia sử dụng phương cách Nhân trị để thu phục lòng dân thì Pháp gia sử dụng pháp trị để giải quyết thực tiễn xã hội
Cuối cùng, mặc dù cả hai phái Nho gia và Pháp gia đều có những thời kỳ phát triển rực rỡ và hưng thịnh nhưng cuối cùng cũng đưa xã hội thời bấy giờ lâm vào bế
Trang 11tắc Nho giáo phát triển đến thời nhà Minh – Thanh thì trở nên khắt khe và bảo thủ Sang thế kỷ XIX thì Nho giáo đã thật sự trở nên già cỗi, không còn sức sống Chính
vì tính phục cổ và bảo thủ mà Nho giáo đã tạo ra tình trạng trì trệ kéo dài của xã hội Trung Quốc, làm cho Trung Quốc không bắt kịp với trào lưu văn minh của thế giới Chính điều này đã khiến Nho giáo dần dần không phù hợp Đối với Pháp gia, một minh chứng có thể dẫn dụ cho tình trạng bế tắc của hệ tư tưởng này chính là Nhà Tần Trong thời đại hỗn loạn, việc chủ trương dùng pháp luật để trị nước là đúng đắn khiến nước Tần trở nên hùng mạnh và thống nhất được Trung Quốc Nhưng do quá nhấn mạnh biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ nhận tình cảm đạo đức, thủ tiêu văn hóa giáo dục đi ngược lại với xu hướng phát triển của văn minh nhân loại Vì vậy, sau khi đã thống nhất được đất nước, nước Tần vẫn triệt dể thực hành pháp trị mà dẫn đến mất nước
II Sự khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia
1 Trị quốc
Đối với hệ tư tưởng Nho gia, Khổng Tử đề xuất đường lối “Đức trị” – đường lối trị nước bằng đạo đức, mang bản sắc của chính người đề xuất ra nó Nội dung đường lối “Đức trị” là thực hiện 3 điều: dân đông kinh tế phát triển, dân được học hành Biện pháp để thi hành là: thận trọng trong công việc, giữ gìn chữ tín, tiết kiệm trong tiêu dùng, thương người, sử dụng sức dân hợp lý Cơ sở tư tưởng “Đức trị” của ông suy đến cùng là lòng thương yêu con người, lòng tin ở bản tính con người có thể cảm hóa được Ông quan niệm phép trị dân thì không cần dùng đến biện pháp giết người Trước sau gì Khổng Tử đều muốn lấy đạo đức mà cảm hóa người hơn là dùng hình pháp mà trị người Còn Mạnh Tử chủ trương thực hành đường lối “Đức trị” dựa trên tinh thần quý dân (Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh có nghĩa là dân quý nhất, kế đến là đất nước và lúa gạo, còn vua là cái quý sau cùng)
Khổng Tử cho rằng, nguyên nhân làm cho xã hội loạn lạc, dân tình khổ sở là do không “chính danh” “Chính danh” là làm mọi việc cho ngay thẳng, người nào có địa
vị, bổn phận chính đáng của người ấy, cứ thể mà làm, nếu không “chính danh” thì lời nói sẽ không đúng đắn dẫn đến việc thi hành sai Khổng Tử cho rằng: danh không
Trang 12chính thì ngôn chẳng thuận, ngôn chẳng thuận thì việc không thành, việc không thành thì lễ, nhạc bất hưng, lễ nhạc bất hưng thì hình phạt không trúng lý, hình phạt không trúng lý thì dân biết bám víu vào đâu? Theo Mạnh Tử thì cai trị đất nước bằng “Đức trị” và thực hành chính danh để xây dựng một xã hội đại đồng Có thể khái quát như sau: cơ sở gia đình, nền tảng xã hội không phải là những quan hệ kinh tế, xã hội mà là quan hệ đạo đức, chính trị, đặc biệt là quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ Khi các quan hệ này chính danh, nghĩa là: vua ra vua, tôi ra tôi, chồng ra chồng, vợ ra vợ thì xã hội ổn định, gia đình yên vui Nếu không chính danh, tức vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, vợ chẳng ra vợ, chồng chẳng ra chồng thì luân thường đạo lý suy đồi, kỷ cương phép nước lỏng lẻo
Khổng Tử cũng phản đối nhà cầm quyền dùng luật pháp để cai trị dân Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sĩ Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sĩ và thực lòng quy phục Như trong Luận Ngữ, ông đã nói:
“dùng chính lệnh mà khiến, dùng hình pháp mà tề nhát thì dân khỏi tội nhưng không
có lòng hổ thẹn, dùng đức mà khiến, dùng lễ mà tề nhất, thì dân có lòng hổ thẹn, lại cố làm điều hay”
Ngược lại với Nho gia đề cao “Đức trị”, Pháp gia đề cao Pháp trị, tức cai trị bằng Pháp luật Nếu như Thận Đáo đề cao “Thế”, Thân Bất Hại đề cao “Thuật”, Thương Ưởng đề cao “Pháp” thì Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng cả ba yếu tố
đó Ông cho rằng, “Thế”, “Thuật”, “Pháp” là ba yếu tố thống nhất không thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật
Hàn Phi Tử coi pháp luật là công cụ hữu hiệu để đem lại hòa bình, ổn định và công bằng Ông đưa ra một số nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và thực thi pháp luật: pháp luật phải nghiêm minh, không phân biệt sang hèn, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật trong đó “Thế” là công cụ, phương tiện tạo nên sức mạnh, “Thuật” là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai trị, còn “Pháp” là nội dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ
Trang 13Hàn Phi Tử cho rằng, khi thực hành pháp trị thì phải xét tới các nguyên tắc sau: thứ nhất, tính tư lợi: nền tảng quan hệ giữa con người với con người là tư lợi, ai cũng muốn giành cái lợi cho mình, thứ hai, hợp với thời thế: đối với Hàn Phi, không có một pháp luật siêu hình hay một mô hình pháp luật trừu tượng để mà noi theo Thời thế thay đổi mà cách cai trị không thay đổi thì sinh loạn, thứ ba: ổn định, thống nhất, tức là mặc dù pháp luật phải thay đổi cho hợp với thời thế, song trong một thời kỳ, pháp lệnh
đã đặt ra thì không được tùy tiền thay đổi, thứ tư: phù hợp với tình người, dễ biết dễ làm, thứ năm: đơn giản mà đầy đủ, thứ sáu: thưởng hậu phạt nặng, thứ bảy: vua phải nắm hết quyền thưởng phạt Đối với việc chấp pháp, nguyên tắc của Hàn Phi là: thứ nhất, tăng cường giáo dục pháp chế, thứ hai: mọi người, ai ai cũng bình đẳng trước pháp luật, thứ ba: nghiêm khắc cẩn thận, không được tùy ý thưởng cho người không có công, vô cớ sát hại người vô tôi, thứ tư: dùng sức mạnh đạo đức hỗ trợ cho việc thi hành pháp luật
“Thế” được hiểu là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể Theo Hàn Phi Tử, thế quan trọng đến mức có thể thay thế vai trò của bậc hiền nhân: “chỉ có bận hiền trí không đủ trị dân, mà địa vị quyền thế lại đủ đóng vai trò của bậc hiền vậy” Muốn thi hành pháp luật phải có thế Thế không chỉ là địa vị quyền uy của vua
mà còn là sức mạnh của dân, của đất nước Để yên ổn trị nước, bậc quân chủ tất phải nắm giữ quyền thế Vua không được cho bề tôi mượn quyền thế, đề phòng đại thần tiến quyền Nếu xét về bản thân vua, thì thế là cái cốt lõi nhất, quan trọng nhât, còn pháp và thuật chỉ là công cụ
Sau Pháp và Thế, Thuật là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược khiển việc, khiến người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh mà không hiểu người sai dùng họ như thế nào Thuật bao gồm ba mặt là bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt Thuật còn thể hiện trong thuật dùng người Pháp gia đưa ra nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là chính danh, hình danh và thực danh Mọi người trong xã hội đều nhất nhất phải làm tròn bổn phận, chức vụ của mình, không có ai dám làm trái hay làm quá danh phận đã định Để chọn đúng người trao đúng việc thì vua phải biết dùng Thuật Bề tôi
Trang 14tỏ lời muốn làm việc gì thì vua theo lời mà giao việc, cứ theo việc mà trách công Công xứng việc, việc xứng lời thì thưởng, công không xứng việc thì phạt
Ngoài ba công cụ trị nước Pháp, Thế, Thuật đã nêu trên, Pháp gia hết sức coi trọng việc xây dựng quân đội hùng mạnh đủ sức đè bẹp và thôn tính các nước khác Pháp gia cũng rất chú trọng phát triển nông nghiệp, tích trữ lương thực và của cải làm cho đời sống của xã hội no đủ
Tư tưởng Pháp trị của Pháp gia là muốn trị nước, yên dân phải lấy pháp luật làm trọng, nếu dùng pháp trị thì xã hội có phức tạp bao nhiêu, nước có đông dân bao nhiêu thì vẫn trị quốc bình thiên hạ được Khổng tử và Mặc tử đều nói đến Nghiêu, Thuấn, đều noi theo đường lối trị nước của Nghiêu, Thuấn mặc dù chủ trương của Khổng Tử và Mặc Tử khác nhau nhưng cả hai đều tự cho mình là Nghiêu, Thuấn chân chính Trong khi đó đời Ân, đời Chu tồn tại đã hơn bảy trăm năm về trước, lấy gì làm bằng cứ xác thực Chính vì vậy, theo Pháp gia phương pháp trị nước đúng đắn và hữu hiệu nhất, phù hợp với điều kiện lịch sử thời Xuân thu chiến quốc chỉ là phương pháp pháp trị mà thôi
2 Tố chất của nhà cầm quyền
Đề cập đến tố chất của nhà cầm quyền, Khổng Tử cho rằng nền tảng của việc cai trị đất nước chính là tự chế ước bản thân nên ông làm hết sức để nhằm mục đích cho người quân tử cai trị đất nước Một vị quân chủ cao quý nắm giữ chính quyền sẽ
tự nhiên mang lại hòa bình và ổn định cho đất nước Khổng Tử và Mạnh Tử đều nhất trí coi chuẩn mực đạo đức là tiêu chuẩn của người quân tử, và muốn trở thành người quân tử cần phải tu thân Để tu thân cần phải đạt đạo mà trước hết là đạo quân – thần, phụ - tử, phu – phụ (sau này Đổng Trọng Thư gọi là tam cương, và mở rộng thành ngũ luân (quân – thần, phụ - tử, phu – phụ, huynh – đệ, bằng – hữu) và cần phải đạt đức, đồng thời phải biết thi, thư, lễ, nhạc Lấy tu thân – thái độ ứng xử đúng đắn trong gia đình (thiên hạ gốc ở nước, nước gốc ở nhà, nhà gốc ở thân mình), phải luôn tu sửa thân mình để làm cho mình xứng đáng với vị trí là một thành viên trong gia đình “cha nên cha, con nên con, anh nên anh, em nên em, chồng nên chồng, vợ nên vợ, ấy là gia đạo chính” Đặc biệt trong hai quan hệ cha – con, quan hệ anh – em phải thể hiện hai đức