SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề t ài: SO SÁNH SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA SVTH : BÀNH THỊ MỸ HIỀN STT : 25 NHÓM : 2 L ỚP : K20 – ĐÊM 1 GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA TP.HCM 05/2011 So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Tiu lun trit hc Trang 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NHO GIA VÀ PHÁP GIA 3 I.KHÁI QUÁT NHO GIA 3 1.L ịch sử hình thành và đặc điểm Nho gia 3 1.1 L ịch sử hình thành 3 1.2 Đặc điểm Nho gia 4 2. Quan điểm Nho gia 4 II. KHÁI QUÁT PHÁP GIA 6 1.L ịch sử hình thành và đặc điểm Pháp gia 6 2. Quan điểm Pháp gia 6 CHƯƠNG II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA 7 I. Sự tương đồng 7 II. Sự khác biệt 10 1.V ề trị quốc 10 2. T ố chất nhà cầm quyền 13 3. Tư tưởng biệc chứng 15 4. Giáo d ục, đạo đức 17 5. Nhân sinh, b ản thể 18 CHƯƠNG III: VẬN DỤNG NHO GIA VÀ PHÁP GIA TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 20 KẾT LUẬN 25 PH Ụ LỤC I 26 PH Ụ LỤC II 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Tiu lun trit hc Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU Trung hoa là cái nôi văn hóa phương Đông, là nơi sản sinh ra nhiều tư tưởng triết học lớn có ảnh hướng đến các nước tr ên thế giới. Trong các hệ tư tưởng đó không thể không nhắc đến hai hệ tư tưởng Nho gia v à Pháp gia là hai h ệ tư tưởng vẫn còn ý nghĩa và có giá trị lâu dài cho đến tận ngày nay. Nho gia b ắt nguồn từ chữ Nhân, trong khi Pháp gia đề cao chữ Pháp. Cả hai hệ tư tưởng không có vẻ gì tương đồng nhau nhưng khi nghiên cứu hai hệ tư tưởng n ày, ta lại thấy ngoài những điểm khác biệt thì chúng lại có những điểm giống nhau ít ai biết đến. Cả Nho gia và Pháp gia đều có những ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội loài người và không ít các nhà chính trị gia lớn trên thế giới đã vận dụng các quan điểm trong Nho gia và Pháp gia để xây dựng v à bảo vệ đất nước, trong đó có Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của nước ta. Ngày nay, khi xã hội bước vào tiến trình hội nhập, dù mỗi quốc gia đều có các quan điểm khác nhau trong nguy ên tắc xây dựng và phát triển đất nước nhưng vẫn có một số quy tắc cơ bản. Bên cạnh việc xây dựng một nhà nước pháp quyền với một hệ thống pháp luật hoàn thiện thì việc giáo dục đạo đức là điều vô cùng quan tr ọng. Chúng tạo thành một thể tổng hòa bổ sung và gắn kết lẫn nhau. Đây chính là ý nghĩa sâu xa trong quá trình tìm hiểu và chọn đề tài: So sánh sự tương đồng v à khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia là đề tài nghiên cứu trong bài tiểu luận này. Nghiên c ứu về Nho gia và Pháp gia cũng như sự tương đồng và khác biệt của hai hệ tư tưởng này giúp chúng ta hiểu rõ hơn nữa cách vận dụng những tinh hoa của Nho gia và Pháp gia trong đường lối xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay rất cần sự vận dụng này để giúp cho quá tr ình đưa đất nước phát triển, tiến bộ xã hội. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Văn Mưa đã hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này. So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Tiu lun trit hc Trang 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NHO GIA VÀ PHÁP GIA I. KHÁI QUÁT NHO GIA 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm Nho gia 1.1 Lịch sử hình thành Từ thời Tây Chu, Nho giáo với sự đóng góp của Chu Công đã dần được hình thành nhưng phải đến thời Xuân thu, Khổng Tử mới hệ thống hóa và tích c ực truyền bá hệ tư tưởng Nho gia nên ông được coi là người sáng lập Nho gia Nho gia được h ình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng có 3 giai đoạn ti êu biểu: thời nguyên thủy với Khổng tử, Tuân tử, Mạnh tử, thời Hán với Đổng Trọng Thư, Lưu Hâm, thời Tống – Minh với Chu Hy, Trình Hạo, Trình Dy. Vào th ời nguyên thủy, Khổng Tử quan tâm nhiều tới các vấn đề đạo đức, chính trị, xã hội, coi đạo đức là nền tảng của xã hội. Ông san định, hiệu đính, giải thích bộ Lục Kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu, Kinh Nhạc. Sau đó Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn lại năm bộ Kinh gọi là Ng ũ Kinh. Về sau, vào thời Chiến quốc, Nho gia được Tuân Tử và Mạnh Tử phát triển theo hai xu hướng khác nhau: Mạnh Tử theo hướng duy tâm, Tuân Tử theo hướng duy vật. Nói chung, từ Khổng Tử đến Mạnh Tử h ình thành nên Nho giáo nguyên th ủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần. Vào th ời Hán, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Đổng Trọng Thư, khai thác lý lu ận âm dương, ngũ hành, đưa ra thuyết trời sinh vạn vật và thiên nhân cảm ứng để ho àn chỉnh thêm Nho giáo. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt của Hán Nho so với thời Nho giáo nguyên thủy là đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, thiên tử là con trời, dùng lễ trị để che đậy pháp trị. Vào thời Tống – Minh, Nho giáo phát triển mạnh mẽ với Chu Đôn Di và Thi ệu Ung là những người khởi xướng Lý học trong Nho giáo. Ngoài ra còn có Chu Hy và hai anh em h ọ Trình là Trình Hạo và Trình Di là những nhà lý học xuất sắc với thuyết cách vật trí tri. Điểm khác biệt của Nho giáo thời Tống là đã So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Tiu lun trit hc Trang 4 bổ sung các yếu tố tâm linh lấy từ Phật giáo và các yếu tố siêu hình lấy từ Đạo giáo phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị. Từ thời nhà Minh qua đến thời nhà Thanh, Nho giáo không có gì phát triển nổi bật mà càng ngày càng khắt khe, bảo thủ. 1.2 Đặc điểm Nho gia Nho giáo mang tính quốc tế, thể hiện ở chỗ mục tiêu cao nhất của người quân tử là bình thiên hạ, việc tìm một đấng minh quân quan trọng hơn việc làm gì cho đất nước của mình. Song song đó, Nho giáo còn mang tính phi dân chủ mà h ệ quả của nó chính là tư tưởng bá quyền, coi khinh các dân tộc khác, coi mình là trung tâm, coi thường người dân, đặc biệt là phụ nữ. Được thể hiện ở chữ Dũng, Nho giáo mang tính trọng sức mạnh, một trong ba đức mà người quân tử phải có: Nhân, Trí, Dũng. Ngoài ra, với học thuyết Chính Danh, tính nguyên tắc được đề cao trong Nho giáo, tức là tất cả phải có tôn ti, phải làm việc theo đúng bổn phận. Mang đặc điểm của tính nông nghiệp phương Nam, Nho g iáo nổi bật bởi sự hài hòa khi đề cao chữ Nhân và nguyên lý Nhân trị. Với cách cư xử trung dung trong Ngũ Luân, Nho giáo mang đặc tính dân chủ, nghĩa là các quan hệ đều thể hiện tính hai chiều, bình đẳng. Bên cạnh những đó, sự coi trọng văn hóa tinh thần được thể hiện trong Kinh Thi cho thấy sự mâu thuẫn giữa tính trọng văn trong văn hóa nông nghiệp phương Nam so với tính trọng v õ trong văn hóa du mục phương Bắc. Việc đồng thời dựa vào hai nền văn hóa khiến cho tư tưởng của Khổng Tử không tránh khỏi giằng co và đầy mâu thuẫn. 2. Quan điểm Nho gia Nho gia mà đại diện là Khổng Tử đặt ra những quan điểm về đường lối xây dựng đất nước và quan điểm về đạo đức và giáo dục con người. Đối với việc xây dựng đất nước, Khổng Tử cho rằng một quốc gia muốn thịnh vượng thì người cầm quyền phải thực hiện được ba việc lớn, đó là Thực túc, Binh cường và Dân tín, lúc đó x ã hội mới ổn định. Trong ba điều trên thì dân tín là quan tr ọng nhất vì “dân vi bang bảo”, dân là gốc nước, gốc vững thì nước mới yên. Việc dưỡng dân, giáo dân cũng rất quan trọng để xây dựng một quốc So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Tiu lun trit hc Trang 5 gia. Dưỡng dân hay nuôi dân để dân quý, nước thịnh, còn khi dân được giáo hóa thì dễ sai bảo, dễ trị, nước sẽ yên. Việc giáo dân sẽ được thực hiện bằng cách mở các trường dạy học, dạy dân bằng lễ, nhạc, trong đó lễ để dân biết điều phải m à làm, tr ọng người trên, nhạc để hòa nhập trên dưới, dạy con hiếu thảo với cha mẹ, thận trọng trong cư xử. Giáo dân không phân biệt giàu nghèo. Thông minh thành k ẻ sỹ, cao hơn thì thành người quân tử là những người đủ đức tài trong xã hội. Đối với nh à cầm quyền, để giáo hóa dân thì phải tu dưỡng đạo đức cá nhân và dùng Đức trị. Phải làm gương, sửa mình để sửa người. Người trị dân thì phải có đức th ì dân mới theo, mới cảm hóa được dân. Vua phải lấy đức để trị dân, từ đó xã hội ổn định, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, dẫn dắt dân chứ không cưỡng chế trừng phạt. Đối với vấn đề đào tạo con người thì trong xã h ội Nho gia phải đào tạo người có vừa đủ đức và tài, với ba loại người là kẻ sỹ, đại trượng phu v à quân tử. Trong Nho gia, quan điểm về đạo đức và giáo dục con người bao gồm thuyết Chính danh, tức là phải làm đúng danh phận của mình, không ở vị trí ấy thì không được bàn công việc của vị trí ấy. Danh đi với ngôn, ngôn cũng phải chính, lời nói đi đôi với việc làm, không được nói nhiều làm ít, không được bên ngoài thì kính c ẩn, bên trong lại không. Về giáo dục đạo đức con người còn có Nhân là yêu thương người khác, không làm cho người khác những gì mình không mu ốn họ làm cho mình. Muốn đạt được đức nhân thì phải khắc kỷ, tức là t ừ bỏ tính tham lam, ích kỷ và phục lễ, tức là hành động theo đạo lý, chân lý. Ngoài Nhân thì con người phải có Trung: vua trung – tôi trung, Hiếu là phải kính yêu cha mẹ và những người lớn tuổi trong nhà, Nghĩa là thấy việc gì đáng làm phải làm, không hề mưu tính lợi ích cá nhân, Trí là sự minh mẫn sáng suốt, biến nhận thức đúng sai, muốn có trí phải học, không học thì dù thiện tâm đến đâu cũng bị cái ngu dốt làm biến chất, Dũng là lòng can đảm, là sức mạnh để làm chủ tình thế, hiểu rõ chân lý và bảo vệ chân lý, Lễ là những nghi thức nhất định trong tế lễ, là kỷ cương của xã hội, những qui phạm đạo đức, qui tắc cư xử hàng ngày. Trong h ệ tư tưởng Nho giáo, năm mối quan hệ mà con người phải xác định và làm tròn trách nhi ệm của mình là Ngũ luân: quân – thần (vua phải minh thần phải So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Tiu lun trit hc Trang 6 trung), phu – tử (cha phải từ con phải hiếu), phu – phụ (chồng trọn nghĩa vợ trọn trinh), huynh – đệ (anh em như thể tay chân), bằng – hữu (bạn bè phải lấy tín thành mà đối đ ãi nhau). II. KHÁI QUÁT PHÁP GIA 1. L ịch sử hình thành và đặc điểm của Pháp gia Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia mà đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thống nhất về tư tưởng và chính trị trong xã hội Trung Hoa cổ đại . Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai tr ò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Tư tưởng Pháp gia mặc d ù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay. Trong l ịch sử hình thành của Pháp gia, Quản Trọng (TK VI TCN) chính là th ủy tổ của Pháp gia, nổi tiếng với chiến lược diễn biến hòa bình, tấn công bằng mưu trí, trừng phạt v à dùng kinh tế để giáo huấn. Theo ông, người trị nước phải coi trọng luật, lệnh, hình, chính. Sang thời chiến quốc, Thương Ưởng chủ trương pháp trị thay đức trị, sử dụng các chính sách khuyến khích dân chúng lao động, binh sĩ chiến đấu. Thân Bất Hại chủ trương dùng thuật trị nước, Thận Đáo chủ trương dùng T hế. Cuối cùng Hàn Phi, một học giả nổi tiếng cuối thời chiến quốc theo thuyết tính ác của thầy là Tuân Tử, cho rằng con người bẩm sinh vốn đại ác. Ông không bàn đến nhân nghĩa, không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề cao phương pháp dùng thế, thuật, pháp để trị nước. Chính Hàn Phi Tử đã hoàn thiện và phát tri ển tư tưởng pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ. Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để nước được mau giàu. Và ông tin rằng theo chính sách độc tài v ề chính trị, tự do về kinh tế, thì nhà vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dưới, là nước sẽ trị. 2. Các quan điểm của Pháp gia Quan điểm của Pháp gia trước hết là quan điểm về đường lối xây dựng đất nước và tư tưởng biện chứng của nó. Về đường lối xây dựng đất nước, trị nước phải kết hợp các sáu yếu tố: pháp luật, hình phạt, nông nghiệp, chiến tranh, nghệ So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Tiu lun trit hc Trang 7 thuật, thế lực. Về nông nghiệp thì tập trung phát triển nông nghiệp, hạn chế buôn bán, tập trung lực lượng để làm ruộng, làm cho lương thực dồi dào để xây dựng quân đội mạ nh; về chiến tranh, phái Pháp gia chủ trương xây dựng quân đội mạnh đủ sức đè bẹp và thôn tính các nước khác, dùng chiến tranh để giải quyết chiến tranh. Thuật được hiểu là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược, khiển việc, khiến người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh mà không hiểu người sai dùng họ như thế nào. Thế là địa vị, quyền uy của người cầm đầu chính thể. Dựa vào thế mà vua đặt ra luật, ban bố luật pháp, chọn bề tôi giao nhiệm vụ thực hiện pháp luật. Địa vị, thế lực, quyền uy đó của người trị vì phải là độc tôn. V ề tư tưởng biện chứng trong hệ thống tư tưởng của Pháp gia là Pháp gia th ừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội. Đây được gọi là quan điểm thời biến, mọi chủ trương phải thích hợp với thời, khi tình hình thay đổi phải thay đổi để phù hợp. Hàn Phi Tử cho rằng, không có một thứ pháp luật nào luôn đúng với mọi thời đại. Pháp luật mà biến chuyển được theo thời đại thì thiên hạ trị, còn th ời thế thay đổi mà phép trị dân không thay đổi thì thiên hạ loạn. Ngoài ra Hàn Phi T ử còn thừa nhận sự tồn tại của lý tính quy luật hay những lực lượng khách quan trong xã hội. Lý chi phối mọi sự vận động của tự nhiên và xã hội. Ông yêu c ầu con người phải nắm lấy cái lý của vạn vật luôn biến hóa mà hành động cho phù hợp. CHƯƠNG II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA I. Sự tương đồng giữa Nho gia và Pháp gia Khi so sánh các quan điểm triết học của Nho gia và Pháp gia, ta thấy có những điểm tương đồng giữa hai hệ tư tưởng được coi là có giá trị và có ảnh hưởng n ày. Sự tương đồng giữa hai trường phái Nho gia và Pháp gia thể hiện ở những điểm sau đây: Thứ nhất, sự tương đồng của Nho gia và Pháp gia nằm ở mục đích là cả hai trường phái đều mang tinh thần muốn xây dựng một x ã hội thái bình, đất So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Tiu lun trit hc Trang 8 nước ấm no và giàu mạnh. Có thể quan điểm khác nhau nhưng mong muốn và m ục tiêu của cả hai phái Nho gia và Pháp gia đều là giải quyết tình trạng hỗn loạn, ổn định và phát triển quốc gia ngày một hùng cường. Nho gia và Pháp gia đều ra đời trong thời đại loạn lạc, cụ thể là thời Xuân Thu, Chiến Quốc nên Kh ổng Tử - ông tổ của Nho gia hay Hàn Phi Tử - người có công lớn trong việc hoàn thiện Pháp gia đã cho ra đời hai hệ tư tưởng có những quan điểm trái ngược nhau nhưng lại có c ùng một mục tiêu nhằm làm cho quốc thái dân an, hướng đến xã hội ổn định. Thứ hai đó chính là sự giống nhau trong việc sử dụng một số công cụ nhằm điều hành đất nước. Nếu trong Nho gia, điều kiện để trị nước chính là Thực túc, thì trong Pháp gia chính là Nông nghiệp, cụ thể là phát triển nông nghiệp, tập trung lực lượng để làm ruộng, làm cho lương thực dồi dào để xây dựng quân đội mạnh. Mà Thực túc và Nông nghiệp đều nhằm tạo ra của cải cho xã hội. Nếu trong Nho gia, điều kiện để trị nước chính là Binh Cường, th ì trong Pháp gia chính là Chi ến tranh, cụ thể là xây dựng quân đội mạnh, dùng chiến tranh để giải quyết chiến tranh. Cả Binh cường và Chiến tranh đều là những công cụ có mục đích giống nhau, tức là đều nhằm tạo ra một lực lượng binh hùng tướng mạnh, bảo vệ nền an ninh của quốc gia. Thứ ba là sự tương đồng trong khuynh hướng nhìn nhận bản chất con người của một số nh à Nho với một số nhà tư tưởng theo trường phái Pháp gia. Tuân Tử - người chủ trương phát triển Nho gia theo xu hướng duy vật, một trong hai bậc thầy Nho gia thời Chiến quốc cùng với Mạnh Tử, cho rằng bản tính con người l à ác (nhân chi sơ tính bổn ác) vì con người vốn sẵn có lòng ham lợi, để thỏa mãn những ham muốn, con người phải hành động thuận theo tính tự nhiên c ủa mình nên dẫn đến tình trạng tranh giành, cướp đoạt của nhau dẫn đến chiến tranh. Còn theo Hàn Phi Tử, người học trò của Tuân Tử, theo trường phái triết học Pháp gia cũng có cùng quan điểm với thầy mình khi quan niệm tính người là ác, đưa ra học thuyết “cá nhân vị lợi”, cho rằng con người luôn có xu hướng lợi mình hại người, tránh hại cầu lợi, nghiêm phạt để duy trì trật tự xã hội. So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Tiu lun trit hc Trang 9 Thứ tư, Nho gia và Pháp gia đều là những tư tưởng trị quốc có ý nghĩa và được vận dụng sâu rộng trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, có lịch sử lâu dài và có ảnh hưởng đến các quốc gia Á Đông khác, không chỉ bao hàm nội tại trong xã h ội Trung Quốc mà còn lan sang tận các nước khác như Nhật Bản, Triều Tiên, Vi ệt Nam phát triển bền bĩ, được hoàn thiện liên tục và có ý nghĩa cho đến tận ngày nay. Nho gia và Pháp gia vẫn còn được vận dụng rộng rãi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Những tinh hoa đó đ ã được Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của nước ta áp dụng thành công. Cả hai hệ tư tưởng đã trở thành một kho tàng sống cho các nhà cầm quyền của thời đại ng ày nay noi theo. Thứ năm, Nho gia và Pháp gia đều đề cập đến tố chất của nhà cầm quyền. Mặc dù tố chất của nhà cầm quyền trong Nho gia có thể khác ít nhiều so với Pháp gia nhưng cả hai trường phái đều coi nh à cầm quyền đóng một vai trò vô cùng to l ớn trong việc điều hành đất nước. Đối với Nho gia, nhà cầm quyền có những tố chất để vừa làm gương cho dân, vừa dùng Đức trị để dưỡng dân, giáo dân. Nhà cầm quyền giống như vì sao Bắc Đẩu để dân soi đường và học tập. Để dân tin dân tín, nhà cầm quyền không những phải sáng suốt, hiểu cao biết rộng mà còn phải biết cách trị nước, an dân, dùng Nhân để hướng lòng dân về một mối. Song song đó, Pháp gia mặc dù sử dụng phương pháp trị nước khác với Nho gia nhưng cũng chủ trương cần một đấng minh quân, một nhà cầm quyền am hiểu nguyên tắc cai trị đất nước. Thứ sáu, cả Nho gia và Pháp gia cùng nhìn nhận cấu trúc xã hội với những bất bình đẳng như một thực tế đã định và cho phép chúng quyết định điều cá nhân nên làm. Hòa hợp xã hội đồng nghĩa với việc cá nhân thuận theo xã hội. Thực tế của xã hội luôn luôn có kẻ giàu, người nghèo, luôn có người quân tử và k ẻ tiểu nhân, các thứ bậc trong xã hội là một tất yếu mà mỗi một cá nhân trong xã h ội phải thuận. Mỗi cá nhân không được nằm ngoài vòng tròn thực tại của xã hội, vì mỗi một cá nhân là mỗi yếu tố cấu thành xã hội. Thứ bảy, mỗi một tư tưởng ra đời và phát triển nhằm đưa ra những phương cách giải quyết cho những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức – xã hội [...]... II Sự khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 1 Về trị quốc Khi tìm hiểu về Nho gia và Pháp gia, mọi tư tưởng, luận bàn về sự khác biệt giữa hai trường phái này đều xoay quanh chính ở vấn đề trị quốc Nếu đọc Tiu lun trit hc Trang 10 So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Luận Ngữ, ta thấy Khổng Tử hầu như chỉ nói tới đường lối Đức trị thì Hàn Phi Tử - một đại biểu xuất sắc của Pháp. .. những lực lượng khách quan trong xã hội Lý chi phối mọi hoạt động của tự nhiên và xã hội Con người phải nắm lấy cái Lý của vạn vật luôn biến hóa mà hành động cho phù hợp Tiu lun trit hc Trang 19 So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia CHƯƠNG III: VẬN DỤNG NHO GIA VÀ PHÁP GIA TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Qua tìm hiểu và phân tích hai hệ tư tưởng Nho gia và Pháp gia, ta thấy cả... và Pháp gia có tầm ảnh hưởng sâu rộng, lan truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác, thế hệ này sang thế hệ khác, tiếp nối cho đến tận thời đại hội nhập quốc tế Ngày nay, Nho gia và Pháp gia có thể không còn phù hợp nữa nhưng những tư tưởng này đã thấm nhuần và vẫn còn in đậm trong tiềm thức của người dân Á Đông Tiu lun trit hc Trang 25 So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia. .. sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia mà thời đại lúc bấy giờ đã đặt ra và phục vụ cho một giai tầng nhất định Trong Nho gia, dựa vào lợi ích của giai cấp thống trị đã đưa ra các tư tưởng về Tam Cương, Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức, tạo thành một hệ thống tư tưởng phục vụ cho các giá trị của xã hội Nếu Nho gia sử dụng phương cách Nhân trị để thu phục lòng dân thì Pháp gia. .. tạo Trong suốt 24 năm ở cương vị đứng đầu Nhà nước, Người là một mẫu mực của sự kết hợp đạo đức và pháp luật, luôn luôn chú trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng nâng cao vai trò, sức mạnh của pháp luật Tiu lun trit hc Trang 24 So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia KẾT LUẬN Nho gia và Pháp gia là hai hệ thống tư tưởng bắt nguồn từ thời cổ đại Trung Quốc, sau đó lan... So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia khả năng hiểu người, dùng người của họ Phải sáng suốt mới biết yêu người đáng yêu, ghét người đáng ghét 5 Nhân sinh, bản thể Quan niệm về vấn đề con người cũng như bản chất của nó, cả hai trường phái Nho gia và Pháp gia có những quan niệm riêng Mỗi trường phái thể hiện cách nhìn nhận về nhân sinh, bản thể khác nhau Nếu như phái Nho gia xem... sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Hàn Phi Tử là thời biến pháp biến, một khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi thì pháp luật cũng phải thay đổi để bảo đảm khả năng điều chỉnh hợp lý các quan hệ xã hội đã phát sinh và định hình Mỗi thời đại khác nhau thì việc vận dụng chính sách pháp luật cũng phải khác nhau Như vậy, tư tưởng biện chứng của Hàn Phi tử trong hệ tư tưởng Pháp gia. .. http://vi.wikipedia.org/wiki /Nho_ gi%C3%A1o Tiu lun trit hc Trang 29 So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 5 Th.S Đỗ Đức Minh (“Trung hoa Pháp hệ” – sản phẩm đặc sắc của sự kết hợp giữa hai học thuyết Đức trị và Pháp trị trong lịch sử phong kiến Trung Hoa) http://www.ajc.edu.vn/Desktopdefault.aspx?tabid=1&ItemID=314&cid=4 6&ArticlePage=2 6 Một số phương diện trong tư tưởng Nho gia cổ đại (24/10/2010)... đều bình đẳng trước pháp luật Ông cho rằng sự trừng phạt không cần biết đến tước vị của giới quý tộc vì luật không xu nịnh giới quý tộc Nội dung thưởng phạt, nhằm Tiu lun trit hc Trang 12 So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia mục đích thực hiện Pháp để cứu loạn cho dân chúng, trừ họa cho thiên hạ Với nội dung và mục đích trên, Pháp thật sự là tiêu chuẩn khách quan để phân... mạnh và thống nhất Kẻ thống trị phát hiện lý luận của Khổng Tử rất thích hợp cho giữ gìn sự ổn định của xã hội phong kiến nên xác định nó là tư tưởng học thuyết chính thống của quốc gia Tiu lun trit hc Trang 27 So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia PHỤ LỤC 2 HÀN PHI TỬ Hàn Phi (khoảng 280 – 233 TCN), triết gia thời cuối Chiến Quốc, là người tập đại thành tư tưởng Pháp gia Ông