Tiểu Luận Triết Học SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA Lịch sử Triết học đã trải qua nhiều thăng trầm, với sự phát triển song song giữa hai nền Triết học phương Tây và phương Đông. Người ta xem Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại, với Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hoá triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy.
Trang 1PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
- -Tiểu Luận Triết Học
Đề tài số 03
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
NHO GIA VÀ PHÁP GIA
SVTH : Lê Huỳnh Quang Đức
Stt : 17 Nhóm : 02
Lớp : Cao học Đêm 1 – K20 GVHD : TS Bùi Văn Mưa
Tp HCM, Tháng 05 năm 2011
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……….
GVHD: TS Bùi Văn Mưa 2 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU 4
Lịch sử Triết học đã trải qua nhiều thăng trầm, với sự phát triển song song giữa hai nền Triết học phương Tây và phương Đông Người ta xem Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại, với Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hoá triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy Nền triết học Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ, trong đó thời Xuân thu, Chiến quốc là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất Khi nói đến những thành tựu của triết học Phương Đông thời đó, phải kể đến hai trường phái triết học Nho gia và Pháp gia, bởi tuy đây là hai hệ tư tưởng cổ xưa nhưng ý nghĩa của nó vẫn còn có giá trị cho đến tận ngày nay về các vấn đề đạo đức, luân lý, chính trị-xã hội, mang lại cho con người quan niệm nhân sinh vững chắc, giúp con người định hướng các hoạt động của mình trong môi trường
xã hội phức tạp và đầy biến động 4 PHẦN III : KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
GVHD: TS Bùi Văn Mưa 3 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức
Trang 4PHẦN I : MỞ ĐẦU
Lịch sử Triết học đã trải qua nhiều thăng trầm, với sự phát triển song songgiữa hai nền Triết học phương Tây và phương Đông Người ta xem PhươngĐông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại, với Trung Quốc là một trongnhững trung tâm văn hoá triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền vănminh ấy Nền triết học Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ, trong đó thời Xuânthu, Chiến quốc là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất Khi nói đến những thành tựucủa triết học Phương Đông thời đó, phải kể đến hai trường phái triết học Nho gia
và Pháp gia, bởi tuy đây là hai hệ tư tưởng cổ xưa nhưng ý nghĩa của nó vẫn còn
có giá trị cho đến tận ngày nay về các vấn đề đạo đức, luân lý, chính trị-xã hội,mang lại cho con người quan niệm nhân sinh vững chắc, giúp con người địnhhướng các hoạt động của mình trong môi trường xã hội phức tạp và đầy biếnđộng
Nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa và đã đạt được một số thành tựu đáng kể Nhưng đi cùng với sựphát triển kinh tế cũng xuất hiện nhiều vấn đề đáng lo ngại như sự đi xuống củađạo đức xã hội, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện nên xảy ra tình trạng thamnhũng, buôn lậu Vì vậy trong việc phát triển kinh tế-xã hội, nhà nước cần phảixây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện và thích hợp, đồng thời cũng chútrọng đến việc giáo dục và nâng cao vấn đề đạo đức Hai vấn đề trên sẽ được
hiểu rõ hơn trong đề tài nghiên cứu về “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia
và Pháp gia”, hiểu biết rõ về hai hệ tư tưởng này sẽ phần nào giúp chúng ta biết
cách vận dụng những tư tưởng ấy trong đường lối xây dựng, phát triển kinh tế xãhội
Được sự hướng dẫn của TS Bùi Văn Mưa , em xin chân thành cảm ơnThầy đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bài viết này
GVHD: TS Bùi Văn Mưa 4 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức
Trang 5PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương I: Khái Quát Nho Gia Và Pháp Gia
I Khái quát Nho gia
1 Lịch sử hình thành và đặc điểm
a Lịch sử hình thành:
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp
hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó Chính vì thế mà người đờisau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo
Nho giáo nguyên thủy
có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc Vềsau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh.Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựavào lời thầy mà soạn ra sách Đại học Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là KhổngCấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử
đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử TừKhổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy , còn gọi là Nho
giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh" Từ đây
mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáochủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành
GVHD: TS Bùi Văn Mưa 5 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức
Trang 6Hán Nho
giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tưtưởng Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ
là Hán Nho Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao
quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy
"pháp trị"
Tống Nho
ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối
đầu giường của các nhà Nho Nho giáo thời kỳ nay được gọi là Tống nho, với các
tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di (Ở Việt Nam,
Trình") Phương Tây gọi Tống nho là "Tân Khổng giáo” Điểm khác biệt củaTống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy từ
Phật giáo) và các yếu tố "siêu hình" (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo
quan lại và cai trị
b Đặc điểm của Nho gia:
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xãhội Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho đượcngười cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua,quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những ngườithấp kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: nhữngngười cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những ngườithiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện Điều này có thể được lí giải bởi đốitượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền) Để trở
GVHD: TS Bùi Văn Mưa 6 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức
Trang 7thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân" Saukhi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo khôngđơn giản chỉ là đạo lí Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tốđạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề
là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tựnhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào
có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời Đạo vận hành trong vũ trụkhi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh) Cần phải hiểu cơ sơ triết lí củaNho giáo mới nắm được logic phát triển và tồn tại của nó
2 Các quan điểm của Nho gia:
Nho gia đặt vấn đề xây dựng con người một cách thiết thực Nho gia hướng conngười vào tu thân và thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất, luônđược đặt vào vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội Theo nho giáo, năm mối quan
hệ mà con người phải xác định và làm tròn trách nhiệm của mình trong các quan
hệ ấy là Vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ, bè bạn (Ngũ luân), trong đó ba điềuchính là vua tôi, cha con, chồng vợ (Tam cương) Trong ba điều chính có haiđiều mấu chốt là vua – tôi, biểu hiện bằng đức trung, cha – con biểu hiện bằngđức hiếu Giữa trung và hiếu thì trung đứng đầu Những đức con người thườngxuyên phải trau dồi là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (Ngũ thường) Đứng đầu ngũthường là nhân, nghĩa, trong đó nhân là chủ Vì vậy, gọi đạo của Khổng Tử làđạo nhân
Mục tiêu xây dựng con người của Nho gia là con người phải xuất phát từ nămmối quan hệ đó, rồi từ đó mới yêu quý rộng ra người khác Trong hoàn cảnh xãhội, Trung Quốc thời cổ đại, trung đại, mỗi học thuyết nêu trên đều có mặt tíchcực và hạn chế của nó Trong đó, Nho gia đặt con người trong năm mối quan hệvới những lập luận khá chặt chẽ, làm cơ sở cho mục tiêu phấn đấu và nội dung tudưỡng của con người là có tính hợp lý hơn Nó thực sự góp phần củng cố trật tự
xã hội, nó là sản phẩm của xã hội và cũng là nguyên nhân trì trệ của xã hội đó
GVHD: TS Bùi Văn Mưa 7 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức
Trang 8II Khái quát Pháp gia
1 Lịch sử hình thành và đặc điểm
Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia với đại biểu xuấtsắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước vàphát triển xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc Nội dung cơ bản của tưtưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hàkhắc để trị nước Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắnnhưng vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay
Học thuyết pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳbởi những trí thức xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, ThươngƯởng và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử
Quản Trọng là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời
phạt và dùng kinh tế để giáo huấn Quản Trọng đã hiện đại hóa nước Tề thôngqua việc tiến hành rất nhiều cải cách trong chính trị và kinh tế Đối với ông,
người trị nước phải coi trọng luật, lệnh, hình, chính Luật là để định danh phận cho mỗi người, Lệnh là để cho dân biết việc mà làm, Hình là để trừng trị những
kẻ làm trái luật và lệnh, Chính là để sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải Quản
Trọng được đánh giá là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời ông cũng là cầu nối Nhogia với Pháp gia
Sang nữa đầu thời Chiến quốc, tư tưởng pháp trị được tiếp tục phát triển ThươngƯởng (khoảng 390 TCN-338 TCN) được vua Tần tin dùng áp dụng chính sáchPháp trị của mình coi trọng hiến pháp, chủ trương "pháp trị" thay "đức trị", sửdụng các chính sách khuyến khích dân chúng lao động, binh sĩ chiến đấu ThânBất Hại (401-337 TCN) chủ trương dùng thuật cai trị đất nước, Thận Đáo (370-
290 TCN) chủ trương dùng thế, Ngô Khởi (440 – 381 TCN) cho rằng muốn làm
GVHD: TS Bùi Văn Mưa 8 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức
Trang 9cho nước mạnh phải biết đạo nuôi quân, trả lương hậu cho quân thì họ mới vìnước liều mình.
Cuối cùng phải kể đến Hàn Phi (khoảng 280 - 233 TCN) là học giả nổi tiếngTrung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái pháp gia, Hàn Phi theothuyết tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, cho rằng con người bẩmsinh vốn đại ác Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ nhưTuân Tử, mà đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia
để trị nước.Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế
để nước được mau giàu Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự
do về kinh tế, thì nhà vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dưới, lànước sẽ trị Theo ông, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thểviện dẫn theo “đạo đức” của Nho gia, “Kiêm ái” của Mặc gia, “Vô vi nhi trị” củaĐạo gia như trước nữa mà phải dùng Pháp trị Từ đó, ông đã phát triển và hoànthiện tư tưởng pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thíchứng với thời đại lúc bấy giờ
2 Các quan điểm của Pháp gia:
a) Trị nước phải kết hợp các yếu tố:
Pháp Hình Nông Chiến Nghệ Thế
Luật Phạt Nghiệp Tranh Thuật Lực
Nội dung chủ yếu của Pháp luật, hình phạt là thưởng, phạt Thưởng hậu thì điềumình muốn dân làm, dân mau mắn làm Phạt nặng thì điều mình ghét và cấmđoán thì dân mới tránh, từ đó mới khuyến khích dân làm điều thiện, ngăn ngừađiều ác Theo Hàn Phi Tử thì hình phạt nghiêm khắc sẽ loại bỏ được 6 hạngngười: bọn hàng giặc, sợ chết; bọn lìa xa pháp luật; bọn ăn chơi xa sỉ; bọn bạongược, ngạo mạn; bọn dung thứ lũ giặc, che dấu kẻ gian và bọn nói khéo, khoekhôn, dối trá Và khuyến khích được 6 loại người : những người lăn mình vào
GVHD: TS Bùi Văn Mưa 9 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức
Trang 10chốn hiểm nghèo, dám hi sinh; những người tuân theo pháp luật; những ngườidốc sức làm ăn, làm lợi cho đời; những người trung hậu, thật thà, ngay thẳng,hiền lành; những người giết giặc trừ gian và những người làm sáng tỏ lệnh trên
Chủ trương xây dựng pháp luật tuân theo 4 nguyên tắc: nguyên tắc 1: thiên thời, địa lợi, nhân hòa; Nguyên tắc 2: luật pháp phải minh bạch, phải được cân nhắc kỹ càng; Nguyên tắc 3: pháp luật phải soạn thảo sao cho dâm dễ hiểu, dễ thi hành, phải được áp dụng nhất loạt với mọi người; Nguyên tắc 4: pháp luật phải
công bằng, phải mang tính phổ biến Đối tượng tác động của pháp luật là toàn xãhội, tất cả thần dân; không phân biệt đẳng cấp từ quan lại đến tướng lĩnh đã phạmtội thì phải chịu tội, tội nặng hay nhẹ đều không được bỏ qua Ông cũng đòi hỏibậc minh chủ sai khiến bề tôi, không đặt ý ngoài pháp, không ban ơn trong pháp,không hành động trái pháp
+ Về nông nghiệp: phát triển nông nghiệp, hạn chế buôn bán, tập trung lựclượng để làm ruộng, làm cho lương thực dồi dào để xây dựng quân đội mạnh
+ Về chiến tranh: phái pháp gia chủ trương xây dựng quân đội hùng mạnh đủ sức
đè bẹp và thôn tính các nước khác, dùng chiến tranh để giải quyết chiến tranh
+ Về Thuật: thuật được hiểu là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược
khiển việc, khiến người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh mà không hiểu người saidùng họ như thế nào Vua trị dân thông qua quan lại, quan lại tốt thì dân không
loạn, quan lại xấu thì dân nổi loạn Thuật dựa trên hai nguyên tắc, thứ nhất bề tôi
tức là quan lại không làm hết trách nhiệm hay vượt quá trách nhiệm của mình
đều bị phạt; thứ hai là “Công”, “Danh” tức là lời nói và việc làm của quân thần
không cân xứng cũng phạt Nhờ Thuật mà vua chọn được người tài năng, traođúng chức vụ, quyền hạn và loại được kẻ bất tài
+ Về Thế: là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể Dựa vào thế
mà vua đặt ra luật, ban bố luật pháp, chọn bề tôi giao nhiệm vụ thực hiện phápluật Địa vị, thế lực, quyền uy đó của người trị vì phải là độc tôn, thế quan trọng
GVHD: TS Bùi Văn Mưa 10 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức
Trang 11đến mức có thể thay thế vai trò của bậc hiền nhân Muốn thi hành được pháp thìphải có thế, Pháp và Thế không thể tách rời nhau.
b) Tư tưởng biện chứng:
Quan điểm thời biến, pháp biến thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội: mọi
chủ trương phải thích hợp với thời, khi tình hình thay đổi phải thay đổi cho phùhợp Không nên bắt chước người xưa mà phải xuất phát từ thực tế trước mắt,không dùng lời lẽ cố nhân để biện hộ cho sự yếu kém của mình Đại diện HànPhi Tử cho rằng, không có một thứ pháp luật nào luôn luôn đúng với mọi thờiđại Pháp luật mà biến chuyển được theo thời đại thì thiên hạ trị, còn thời thếthay đổi mà phép trị dân không thay đổi thì thiên hạ loạn
Theo Hàn Phi Tử, ông thừa nhận sự tồn tại của lý-tính quy luật hay những lựclượng khách quan trong xã hội Lý chi phối mọi sự vận động của tự nhiên và xãhội Ông yêu cầu con người phải nắm lấy cái lý của vạn vật luôn biến hóa màhành động cho phù hợp
Thừa nhận bản tính con người là ác, cho rằng trong xã hội người tốt ít, còn kẻxấu thì rất nhiều nên muốn xã hội yên bình, không nên trông chờ vào số ít, mong
họ làm việc thiện (thực hiện nhân nghĩa trị), mà phải xuất phát từ số đông, ngănchặn không cho họ làm điều ác
Chương II : Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia
I Sự tương đồng giữa Nho gia và Pháp gia
Ta nhận thấy có những điểm tương đồng giữa Nho gia và Pháp gia khi sosánh hai quan điểm triết học được coi là có giá trị và có ảnh hưởng này:
Nho gia và Pháp gia đều là những tư tưởng triết học, mà mỗi một tư tưởng triếthọc đều ra đời và phát triển nhằm đưa ra những phương cách giải quyết chonhững vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức - xã hội mà thời đại lúc bấy giờ đã đặt
ra và phục vụ cho một giai tầng nhất định Vì vậy, cả Nho gia và Pháp gia đều cố
GVHD: TS Bùi Văn Mưa 11 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức
Trang 12lý giải và tìm cách giải đáp theo những yêu cầu của thực tiễn lịch sử xã hội TrungQuốc lúc đó đặt ra hòng “cứu đời cứu người” theo cách của mình.
Cả hai hệ tư tưởng này đều thực hiện chính sách “Thực túc” bằng Nông nghiệp,
“Binh cường” bằng Chiến tranh Với chính sách đó, họ mong muốn phát triểnnông nghiệp để nâng cao đời sống vật chất, gây chiến tranh để quy giang sơn vềmột mối, với mục đích cuối cùng nhằm hướng đến sự thái bình và ổn định đấtnước Đó đều là những tư tưởng trị quốc trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, có giátrị lịch sử và mang ý nghĩa nhất định đến tận ngày nay
Bên cạnh đó, cả hai hệ tư tưởng đều đề cập đến tố chất của nhà cầm quyền Họnhìn nhận Cấu trúc xã hội cùng những bất bình đẳng như một thực tế đã định vàcho phép chúng quyết định điều cá nhân nên làm Cái giá phải trả để có sự hòahợp xã hội là cá nhân thuận theo xã hội
Tuy nhiên, dù mang những ý nghĩa tích cực nhất định, nhưng do hai hệ tư tưởngNho gia và Pháp gia còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng cả hai cũng đềuđưa xã hội thời bấy giờ lâm vào bế tắc Nho giáo phát triển đến thời nhà Minh -Thanh trở nên già cỗi, khắt khe và bảo thủ, còn nhà Tần do thực hiện triệt để tưtưởng Pháp gia quá nên cuối cùng dẫn đến mất nước
II Sự khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia
1 Sự khác biệt về cách trị quốc
Theo phái Nho gia, thì cách cai trị đất nước bằng đức trị và thực hành chínhdanh để xây dựng một xã hội đại đồng Triết lý này được trình bày thành một hệthống bao gồm các tư tưởng về đạo đức – chính trị – xã hội có quan hệ chặt chẽvới nhau Có thể khái quát như sau: Nho gia nguyên thủy cho rằng, nền tảng xãhội, cơ sở gia đình không phải là những quan hệ kinh tế - xã hội, mà là nhữngquan hệ đạo đức - chính trị, đặc biệt là 3 quan hệ (đạo) vua – tôi, cha – con,chồng - vợ Khi các quan hệ này chính danh, nghĩa là: vua ra vua, tôi ra tôi; cha
ra cha, con ra con; chồng ra chồng, vợ ra vợ thì xã hội ổn định, gia đình yên vui;
GVHD: TS Bùi Văn Mưa 12 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức
Trang 13và ngược lại Xã hội thời Xuân thu – Chiến quốc loạn lạc, luân thường đạo lý suyđồi, kỷ cương phép nước lõng lẽo là do 3 quan hệ này rối loạn, do danh - thựcoán trách nhau, nghĩa là, vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi; cha chẳng ra cha, conchẳng ra con; vợ chẳng ra vợ, chồng chẳng ra chồng Vì vậy, muốn cải loạnthành trị, muốn thực hiện xã hội đại đồng thì phải chấn chỉnh lại 3 quan hệ đó.
Để chấn chỉnh lại 3 quan hệ đó, Nho gia nguyên thủy lấy giáo dục đạo đức làmcứu cánh Trái với những nhà chính trị thuộc phái Pháp gia, Khổng Tử thuộc pháiNho gia phản đối việc nhà cầm quyền dùng luật pháp, hình phạt để cai trị dân.Bởi ông cho rằng, nguyên nhân làm cho xã hội loạn lạc, dân tình khổ sở là dokhông “chính danh”, muốn xã hội ổn định và phát triển thì phải giáo hoá đạo đức
và thực hiện “chính danh, định phận” Với ý nghĩa “Chính danh, định phận” làlàm mọi việc cho ngay thẳng, người nào có địa vị, bổn phận chính đáng củangười ấy Từ đó cứ thế mà làm, trên dưới, vua tôi, cha con, chồng vợ trật tự đượcphân minh, tức là “Vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con”(Luận ngữ, Nhan Uyên, 11) Khi được Tử Lộ hỏi về chính trị và đối sách trịnước, Khổng Tử đáp: Muốn trị nước, trước hết phải thực hiện “chính danh”, vì
“nếu không chính danh thì lời nói sẽ không đúng đắn, lời nói không đúng đắn sẽdẫn đến việc thi hành sai… Cho nên nhà cầm quyền xưng danh thì đúng vớiphận, với nghĩa, đã xưng danh đúng với danh phận, thì phải tùy theo đó mà làm”(Luận ngữ, Tử Lộ, 3) Khổng Tử cho rằng: Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưadân vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưngkhông biết liêm sỉ Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép màdùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục Ông chủ trương sử dụng
“Đức trị” để trị quốc với nội dung đường lối thực hiện được 3 điều: dân đông,kinh tế phát triển, dân được học hành Đề ra biện pháp để thi hành là: thận trọngtrong công việc, gìn giữ chữ tín, tiết kiệm trong tiêu dùng, thương người, sử dụngsức dân hợp lý… Với mục tiêu để xây dựng được một xã hội đại đồng, ông chorằng cần dựa vào sự nghiệp giáo dục để uốn nắn nhân cách, bồi dưỡng đào tạonhân tài theo hai phương châm: tiên học lễ, hậu học văn và học đi đôi với hành,học để vận dụng vào thực tế, người học trò phải có tinh thần khiêm tốn và cầu tiến,
GVHD: TS Bùi Văn Mưa 13 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức