TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ĐẠO GIA PHÁP GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của bài tiểu luận là thu thập, tổng hợp và đánh giá các tài liệu, thông tin liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu từ giáo trình, bài giảng, internet, báo chí và các đề tài có liên quan để làm rõ vấn đề nghiên cứu
Trang 1TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ĐẠO
GIA & PHÁP GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI
SVTH : LÊ TRUNG DŨNG LỚP : CAO HỌC NGÀY 4 – K22 NHÓM : 1
STT : 10 GVHD : T.S BÙI VĂN MƯA
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Trang 2………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Từ thời đầu lập quốc, Trung Quốc đã là một trong những quốc gia rộng lớn
hàng đầu thới giới Nằm ở khu vực Đông Á, Trung Quốc có hai con sông lớn chảy
qua: sông Hoàng Hà ở phía bắc và sông Trường Giang ở phía nam tạo ra hai miềm
với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa chính trị khác nhau Lịch sử
phát triển của Trung Quốc gắn liền với lịch sử của các triều đại vua chúa phong kiến đầy biến động và huy hoàng Điều này đã góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng
và rực rỡ như ngày nay Song song với dòng lịch sử này nhiều hệ thống tư tưởng
triết học kiệt xuất đã ra đời và phát triển mạnh mẽ để đưa ra những cách thức giải
quyết những vấn đề về chính tri-xã hội – con người mà thời đại đặt ra
Có mầm mống từ thần thoại thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu) với các biểu tượng như: đế, thượng đế, quỷ thần… Tư tưởng triết học Trung Quốc mang đậm bản chất tôn giáo huyền bí nổi bật với tư tưởng cửu trù trong kinh thư và tư tưởng về âm dương, bát quái, ngũ hành trong kinh dịch Tư tưởng triết học Trung Quốc mang tính
hệ thống hóa trong thời Đông Chu và nhanh chóng trở thành nền tảng về thới giới
quan và phương pháp luận sau này, có sáu trường phái lớn với những tư tưởng triết học vượt qua những tư tưởng của thời đại: Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc
gia, Pháp gia, Danh gia với bốn nội dung cơ bản như sau: (1) Một là, triết học Trung Hoa cổ đại là một hệ thống kiến thức đồ sộ bàn về những vấn đề đạo đức-chính tri-
xã hội của thời đại đặt ra;(2) Hai là, Triết học Trung Hoa cổ đại bàn về những vấn
nguồn gốc, số phận, bản tính…của con người nhằm mang lại cho con người một quan niệm nhân sinh;(3) Ba là, Triết học Trung Hoa cổ đại bị chi phối bởi cuộc đấu giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm mà thất chất đó là cuộc đầu tranh xung quanh các vấn đề con người;(4) Bốn là, sự tồn tại và phát của Triết học Trung Hoa
cổ đại là sự phát triển đan xen, thâm nhập nhau giữa các trường phái, chúng không
chỉ phê phán, xung đột nhau mà còn hấp thụ bổ sung cho nhau để hoàn chỉnh lý luận của chính mình và chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi tư tưởng biện chứng trong kinh dịch
Trang 4Trong bài viết này chúng tôi bàn về hai trường phái triết học trong sáu trường phái triết học chính của Trung Quốc thời cổ đại là: Triết học đạo gia và pháp gia Với mục đích nắm được những nét cơ bản trong tư tưởng triết học của hai trường phái này và sau đó đưa ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng
2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài viết là những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học đạo gia và pháp gia trong thời Trung Quốc cổ đại và sau đó đưa ra điểm giống và khác nhau giữa chúng
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của bài tiểu luận là thu thập, tổng hợp và đánh giá các tài liệu, thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu từ giáo trình, bài giảng, internet, báo chí và các đề tài có liên quan để làm rõ vấn đề nghiên cứu
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái quát lịch sử Trung Quốc thời cổ đại
Thời kỳ cổ đại của Trung Quốc bắt đầu từ vương triều nhà Hạ và trãi qua hai
vương triều nhà Thương và nhà Chu Nhà Hạ do Hạ Vũ đặt nền móng (khoảng thế
kỷ XXI-XVI TCN) truyền được 17 đời đến Hạ Kiệt thì bị duyệt vong Thời kỳ này
người Trung Quốc chỉ biết dùng đồng đỏ, chữ viết chưa xuất hiện, dân cư sống phân tán và chịu sự ảnh hưởng nặng nề của các thế lực tự nhiên và ma thuật
Sau khi lật đổ nhà Hạ, Thành Thang đã lập nên nhà Thương hay còn gọi là
Ân (thế kỷ XVI-XII TCN) tồn tại đến thời vua Trụ thì duyệt vong Thời kỳ này
người Trung Quốc sống định cư, định canh, biết dùng đồng thao, khai khẩn ruộng
đất và thực hiện đường lối tỉnh điền, về mặt tinh thần ma thuật được thay thế bằng tín ngưỡng – thờ phụng tổ tiên và thần xã - tắc, ý tưởng lực lượng siêu nhiên hình
thành qua biểu tượng Đế, đặc biệt trong giai đoạn này chữ viết đã xuất hiện
Vương triều nhà Chu (thế kỷ XII – 221 TCN) do Doãn Văn thành lập tồn tại 8 thế kỷ trãi qua hai giai đoạn Tây Chu và Đông Chu Trong thời Tây Chu đất nước Trung Quốc tương đối ổn định Nhưng sang thời Đông Chu, khi đồ sắt được dùng
phổ biến chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành, điều này đã hình thành nên thế lực chính trị mới là tầng lớp địa chủ mới đang lấn át và xung đột gay gắt với tầng lớp quý tộc cũ làm cho xã hội rơi vào tình trạng rối ren và hỗn độn Thời kỳ này chia làm hai giai đoạn nhỏ là thời Xuân Thu (722-481 TCN) và Chiến Quốc (403-221
TCN), đây thời kỳ loạn lạc, chiến tranh khóc liệt nhất trong lịch sử Trung Hoa nhưng đồng thời cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của triết học Trung Hoa cổ
đại Thời Xuân Thu đất nước loạn lạc trãi qua khoảng 400 cuộc chiến làm cho 160 nước ban đầu sau hơn hai thế kỷ chỉ còn lại năm nước lớn là Tề, Tấn, Tần, Tống, Sở
và sau đó xuất hiện thêm hai nước nữa là Ngô và Việt Vào cuối thời kỳ Chiến Quốc, những cải cách hiệu quả (thực hiện đường lối pháp trị) đã làm cho nhà Tần
ngày càng hùng mạnh với sự lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng nhà Tần đã tiêu diệt các
Trang 6nước khác và thống nhất đất nước Trung Quốc Những đặc điểm đặc biệt trong kinh
tế, xã hội, chính trị của Trung Quốc thời kỳ cổ đại đã làm xuất hiện những nhà triết học kiệt xuất với những tư tưởng vượt xa thời đại như: Khổng Tử, Lão Tử, Tuân Tử, Hàn Phi…được xem là những điểm sáng của triết học Phương Đông và triết học nhân loại
1.2 Tư Tưởng Triết Học Của Đao Gia
1.2.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển Triết học Đạo gia
Trường phái Đạo gia xuất hiện vào Thời Xuân Thu (khoảng 722 – 481 trước
Công nguyên) còn gọi là thời Đông Chu do Lão Tử sáng lập ra và sau đó được Trang Tử phát triển thêm vào thời Chiến quốc
Tư tưởng triết học của trường phái đạo gia chủ yếu tập trung lại trong bộ Đạo đức kinh và bộ Nam hoa kinh “Đạo đức kinh có khoảng 5000 từ do Lão Tử biên
soạn, nó gồm hai thiên nói về Đạo và Đức Nam hoa Kinh gồm các bài do Trang Tử
và một số người theo phái Đạo gia viết”1 Những tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Đạo gia được thể hiện chủ yếu trong lý luận về đạo và đức, phép biện
chứng về thới giới và là cơ sở để Lão Tử xây dựng thuyết vô vi nhằm mục đích giải quyết những bế tắc trong xã hội bấy giờ
1.2.2 Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia
1.2.2.1 Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử
a Lý luận về đạo và đức
“Đạo” là phạm trù để chỉ bản nguyên vô hỉnh, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu
kín, huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung của mọi sự hình thành, biến hóa xảy ra trong thế giới “Đức” là phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm
ẩn của đạo, là cái hình thức nhờ đó vạn vật được hình thành và phân biệt với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật”2
Triết lý của Lão Tử xoáy sâu vào chữ “đạo” Đạo của Lão Tử bao gồm hai
mặt: mặt thể và mặt dụng (bản chất và công dụng) Ở mặt thể, ông quan niệm “đạo
là cái tự nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hỗn độn, mập mờ, thấp thoáng, không
có đặc tính, không có hình thể, là cái mà mắt không thấy, tai không nghe, tay không
Trang 7nắm bắt, ngôn ngữ không thể diễn đạt, tư duy không nhận thức được, là cái năng động, tự sinh sôi nảy nở, biến hóa” 3 một khái niệm không thể mô phỏng hay hình dung bằng lý trí mà chỉ có thể cảm nhận bằng tâm linh Đạo mang bản chất tự nhiên thuần phát, tính khách quan vốn có vừa mang tính phổ biến không phụ thuộc vào ý chí của con người Vì đạo chứa đựng lẫn cái tồn tại và không tồn tại, chứa cả tỉnh lặng và biến đổi, tương đối và tuyệt đối nó là tự nhiên, được hiểu là trạng thái vĩnh cữu chứa đựng tất cả Lão Tử đã đứng trên quan điểm duy vật khi diễn tả về Đạo Bản chất của đạo là yên lặng, trống không là một khoảng hư không rộng lớn vô biên, tồn tại trong thời gian vô thủy vô chừng, nhưng sự trống không ấy có nội dung xác định Đạo là mẹ sinh ra vạn vật, nó vô cùng vô tận, từ không sinh ra có, không tức là không có gì nhưng phải có gì mới gọi là không tức là từ không sinh ra có, con người không thể nghe thấy, nhìn thấy không nắm bắt được đạo nhưng nó vẫn tồn tại, nó chính là căn nguyên để tạo ra bản chất của sự vật, Lão tử dùng khái niệm đạo vô
danh để chỉ mặt thể của đạo Còn mặt dụng của đạo, Lão Tử viết như sau “không
tên là gốc trời đất, có tên là mẹ của vạn vật”, không tên là mặt thể của đạo, có tên chỉ mặt dụng, chỉ trạng thái của đạo khi đạo bắt đầu vận động biến đổi sinh ra vạn vật, trời đất và con người “Đạo sinh ra vạn vật, đức nuôi nấng, bảo tồn vạn vật Vạn vật nhờ đạo mà được sinh ra, nhờ đức mà thể hiện và khi mất đi là lúc vạn vật quay trở
về với đạo Đạo sinh ra Một (khí thống nhất), Một sinh ra Hai (âm, dương đối lập), hai sinh ra Ba (trời, đất, người), Ba sinh ra vạn vật”4
b Quan niệm niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử
Quan niệm về phép biện chứng của Lão Tử gắn liền với đạo và đức, theo quan niệm của ông: “Thế giới là một chỉnh thể thống nhất– vận hành của Đạo; thông qua đức mà đạo nằm trong cái vạn vật luôn biến hóa Đạo là cái vô, cái vô sinh ra cái hữu, cái hữu sinh ra vạn vật, vạn vật mất đi trở về với đạo” 5 Theo Lão Tử toàn bộ thế giới là cuộc chuyển tiếp không ngừng, trong sự vận động biến đổi, tất cả chỉ là tương đối và chỉ là giai đoạn của dòng chuyển hóa vô tận, bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng là chỉnh thể thống nhất của hai mặt đối lập, chúng ràng buộc, bao hàm lẫn nhau Tuy nhiên, sự đấu tranh, chuyển hóa của các mặt đối lập này không xuất hiện cái mới mà là theo vòng tuần hoàn khép kính
Trang 8Theo Lão Tử Toàn bộ sự vận động của vũ trụ được chi phối bởi 02 quy luật cơ bản:
Qui luật bình quân giữ cho sự vật cân bằng theo một trật tự điều hòa
tự nhiên, không có gì thái quá, bất cập.“Cái gì khuyết sẽ được tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng, cái gì ít sẽ được, nhiều sẽ mất, cái gì cũ thì lại mới”
Quy luật phản phục nói rằng khi sự vật hiện tượng phát triển đến cực điểm thì chuyển quay trở lại phương hướng cũ Vạn vật biến hoá trao đổi cho nhau theo một vòng tuần hoàn đều đặn, kế tiếp, nhịp nhàng bất tận như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi, qua lại Đây là luật bất di, bất dịch của tự nhiên Nghĩa là vạn vật không đi ra ngoài mà trở về gốc
c Quan niệm nhân sinh và chính trị - xã hội
Quan niệm nhân sinh của Lão Tử thể hiện cụ thể trong thuyết “vô vi” “Vô vi
là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phát không giả tạo, không gò ép trái
với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên; là từ bỏ tính tham lam vị
kỷ để không làm mất đức” 6 , nó đưa ra cho con người một triết lý sống mới với ba ý nghĩa như sau:
Thứ nhất: Vạn vật đều có bản tính tự nhiên chúng vận động tiến hóa
theo lẽ tự nhiên, sống với bản tính mộc mạc, thuần phát vốn có của mình Con người không được trái với quy luật tự nhiên, không được can thiệp vào quá trình vận hành của các quy luật khác, biết chấp thuận và thích ứng với những hoàn cảnh khác
Thứ hai: Vô vi có nghĩa là tự do tuyệt đối, không bị ràng buộc bởi ý
tưởng dục vọng, đam mê, ham muốn nào, vì trong cuộc sống nếu có ham muốn trái với bản chất tự nhiên của mình thì con người sẽ mất đi bản chất tự nhiên vốn có của mình “Lão Tử phản đối mọi chủ trương hữu vi làm xáo trộn trật tự tự nhiên vốn mang tính điều hòa, làm mất
bản tính tự nhiên của con người, dẫn đến sự xa lánh và làm mất đạo” 7
Trang 9 Thứ ba: Con người phải giữ gìn bản tính tự nhiên của mình, ngăn
chặn bài trừ những gì làm tổn hại đến bản tính tự nhiên của vạn vật, mà trước hết là chống lại các hành động của con người trong xã hội từ thuyết vô vi Lão tử rút ra quan điểm căn bản trong nghệ thuật sống là
sống phải có đức tính từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung, luôn thống nhất với đạo, hòa mình vào khoảng không nhưng vẫn còn chỗ của người khác nhưng không mất chỗ của mình
Về xã hội Lão tử cho rằng, khi con người càng cách xa đạo thì xã hội càng
chứa nhiều mâu thuẫn và tạo ra nhiều tai họa cho xã hội Mỗi sự vật hiện tượng điều
có hai mặt đối lập như khi trí tuệ ra đời thì sinh ra dối trá, khi nước loạn thì xuất
hiện tôi trung…Vì vậy, để xóa bỏ tai họa tai họa cho xã hội, thì phải thủ tiêu mọi
mâu thuẫn mang tính xã hội có nguồn gốc từ việc xa đạo Mà muốn thủ tiêu mâu
thuẩn xã hội thì phải đẩy mạnh một trong hai mặt đối lập để tạo ra sự chuyển hóa
của mặt đối lập kia theo quy luật phản phục hay cắt bỏ một trong hai mặt đối lập để làm cho mặt đối lập kia tư mất đi theo quy luật bình quân “Với quan niệm này, ông cho rằng, trong đời sống xã hội, nếu dẹp bỏ trí tuệ thì dân chất phác, nếu không tôn
trọng người hiền thì dân không tranh nhau, nếu không tôn trọng của cải quý báu thì dân không trộm cấp.”8
Về đường lối trị nước an dân “Lão Tử cho rằng hành động hay nhất là đừng
can thiệp đến việc đời, nhưng nếu đời cần ta phải làm thì ta hãy làm cái không làm
một cách kính đáo khéo léo” 9 Ông chủ trương bỏ hết tất cả những gì trái với đạo tự nhiên vô vi, ông kêu gọi mọi người trong xã hội sống với trạng thái tự nhiên nguyên thủy, xã hội không có thể chế, pháp luật, không có kỹ thuật, xóa bỏ mọi ràng buộc
về đạo đức để trả lại con người cái bản tính tự nhiên vốn có của nó Theo ông thì bậc thánh nhân thì phải coi toàn dân như “trẻ sơ sinh” - tức là tự nhiên chất phát – giản
dị ông phản đối tình trạng bất bình đẳng của xã hội, chủ trương bất bạo động, coi
chiến tranh là tai họa cho cuộc sống của con người, về phép trị nước quan điểm nước nhỏ dân ít, để cô lập cá nhân với xã hội hòa tan con người vào tự nhiên “Xã
hội lý tưởng đối với ông là những nước nhỏ, dân ít, có thuyền nhưng không đi, có
gươm giáo nhưng không dùng, bỏ văn thư, từ tư lợi, không học hành…Dân hai nước
Trang 10ở cạnh nhau, dù cách nhau bởi một bờ dậu hay một con mương cạn, cùng nghe tiếng cho sủa tối, tiếng gà gáy sáng…nhưng đến già đến chết họ không bao giờ qua lại
thăm nhau”10
1.2.2.2 Trang Tử và sự phát triển của Đạo gia
Trang Tử tên thật là Trang Chu, ông cũng sống vào thời Chiến Quốc, thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại Kế thừa tư tưởng triết học đạo gia của Lão Tử, Trang Tử xây dựng quan niệm nhân sinh thoát tục vị ngã toàn sinh đầy tính duy tâm, tiêu cực trong trường phái đạo gia
Tư tưởng triết học của Trang Tử thể hiện trong quyển “Nam Hoa Kinh” lưu truyền cho đến ngày nay và hiện còn 33 chương, với những tư tưởng chính như sau:
Vô danh: “Xuất phát từ quan niệm của Lão Tử coi vạn vật đều do
đạo sinh ra, Trang Tử cho rằng, trời đất và ta cùng sinh ra, vạn vật với
ta điều là một, mà đã là một thì cần chi phân biệt cái này cái kia làm
gì”11 Nên mọi vật tồn tại trên đời chỉ là cõi mộng mơ, mọi thứ đều là
hư không, vô danh Trang Tử cho rằng, đúng sai, trên dưới, sang hèn…đều là như nhau và cần loại bỏ chúng ra một bên để tiến vào thế giới tiêu giao, coi sống cũng như chết, trời đất với ta là một
Vô thường: Trạng thái vận động, không ngừng biến đổi của vũ trụ
và vạn vật chính là "sự sống" của đạo Đây chính là chỗ khác biệt giữa Lão Tử và Trang Tử Theo phép biện chứng của Lão Tử vạn vật luôn luôn tồn tại các mặt đối lập: âm-dương, cương-nhu, sống-chết , với Trang Tử, tất cả chỉ có một, vô thường trong sự biến hóa không ngừng nghỉ
Đức: “Theo Trang Tử đức giống như đức của Mặt Trời là sáng và
nóng, đức của nước là lạnh và tuôn chảy, của gió là mát và dịch chuyển, đức của con người cũng là một trạng thái tự nhiên không ràng buộc với bất kỳ mối quan hệ xã hội nào "Đức của người thọ ở nơi đất trời, hãy biết gìn giữ nó tột cùng, đừng làm hư hại nó" (Dưỡng sinh chủ) Vì đức
tự nhiên như "bò ngựa bốn chân thì thuộc về trời, còn thòng cổ ngựa,
Trang 11xâu cổ bò là thuộc về người" nên đức có đời sống độc lập, vận động
theo lẽ lớn của tạo hóa và đạo”12
Vô vi: Cốt lõi tư tưởng về nhân sinh ở Trang Tử là học thuyết vô vi
thể hiện quan niệm về đề sống, chết, tự do bình đẳng, hạnh phúc tuyệt
đối đây được xem là những mẫu mực sống của các bậc thánh nhân Với
ba nội dung chính sau:
+ “Vô vi hành động theo lẽ tự nhiên nhi nhiên, vô tư, hồn nhiên như trẻ thơ "giữ tâm điềm đạm, khí điềm tĩnh, thuận theo tự nhiên mà không
theo ý riêng của mình"13
+ Để mọi thú thuận theo lẽ tự nhiên mà làm, hành động như thế là
"Làm mà không phải mình làm", vì làm đó không còn bị ràng buộc bởi
ý chí, mục đích của con người nữa, cũng giống như nóng và sáng là tính
tự nhiên của lửa nó vốn như thế, ta không thể cưỡng ép nó không được nóng và sáng
+ Làm cho mọi vật đều được tự do, bình đẳng, sống và hành động theo bản tính tự nhiên của chúng
1.2.3 Nhận xét về triết học đạo gia
Lão Tử là nhà triết gia hàng đầu của Trung Quốc với những tư tưởng sâu sắc
và độc đáo về đạo, đạo không chỉ là nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật của vạn vật Đạo là nguyên lý thống nhất – vận hành của vạn vật – nguyên lý Đạo pháp tự
nhiên (Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên) Đạo vừa
mang tính khách quan (vô vi) vừa mang tính phổ biến; vì vậy, trong thế giới, không đâu không có đạo, không ai không có đạo Đức là nguồn sinh khí, là sức mạnh nuôi dưỡng vạn vật cùng với tư tường nhân sinh trong thuyết vô vi và phép biện chứng, được xem là mạch suối nguồn làm phát sinh nhiều tư tưởng đặc sắc của nền triết học Phương Đông