TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA

29 674 2
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA  NHO GIA VÀ PHÁP GIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA Thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc là thời kỳ phân tranh ác liệt lại cũng là thời kỳ hình thành và phát triển rực rỡ nhất của hầu hết trào lưu triết học như thuyết Thiên, Đạo của Lão Tử, Kiêm Ái Mặc Gia, thuyết Vị Ngã của Dương Chu…mà trong đó phải kể đến Nhân trị của Nho gia và Pháp trị của Pháp gia, haihệ tư tưởng có ý nghĩa cực kỳ sâu sắc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài số 03 SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA SVTH: Trịnh Thị Khánh Dư STT: 13 Nhóm: 02 Lớp: Cao học Đêm 1 – K20 GVHD: T.S Bùi Văn Mưa Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2011  NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Tp Hồ Chí Minh, ngày…….tháng……năm 2011 Giáo viên hướng dẫn MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 PHẦN II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA2 Chương I: Khái quát Nho gia và Pháp gia 2 I. Khái quát Nho gia 2 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm 2 2. Các đại diện tiêu biểu: 4 II. Khái quát Pháp gia 5 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm 5 2. Các đại diện tiêu biểu 7 Chương II: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 9 I. Sự tương đồng 9 1. Lý tưởng – mục đích 9 2. Tính bảo thủ và nguyên tắc 10 II. Sự khác biệt 10 1. Chủ trương, phương pháp cai trị đất nước 10 2. Quan niệm về con người 12 3. Cách thức thực hành theo chủ trương, phương pháp cai trị 18 4. Thuyết chính danh và hình danh 23 PHẦN III: KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU Thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc là thời kỳ phân tranh ác liệt lại cũng là thời kỳ hình thành và phát triển rực rỡ nhất của hầu hết trào lưu triết học như thuyết Thiên, Đạo của Lão Tử, Kiêm Ái Mặc Gia, thuyết Vị Ngã của Dương Chu…mà trong đó phải kể đến Nhân trị của Nho gia và Pháp trị của Pháp gia, hai hệ tư tưởng có ý nghĩa cực kỳ sâu sắc, góp phần vào sự hưng thịnh của nhà cầm quyền thời đó và có giá trị cho đến ngày nay. Nước ta với hơn một ngàn năm Bắc thuộc cũng đã ảnh hưởng khá sâu sắc nền triết học này, theo đó, người dân ta biết thế nào là nhân nghĩa, biết hiếu thảo với các bậc sinh thành, biết rèn luyện trí, dũng và hiểu được tầm quan trọng của chữ tín, bên cạnh đó đất nước ta cũng xây dựng một hệ thống luật pháp linh động phù hợp với thực tiễn và dân chủ. Nghiên cứu đề tài “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia” giúp hiểu biết sâu sắc giá trị của hai trường phái trên, cũng như những hạn chế của mỗi trường phái, từ đó vận dụng kết hợp linh hoạt vào thực tiễn xây dựng xã hội con người trong thời đại hiện nay. Đề tài có nhiều cách tiếp cận, trong tiều luận này, sau khi khái quát một số nội dung cơ bản và các đại diện tiêu biểu của Nho gia và Pháp gia, học viên trình bày theo hướng đi từ khác biệt cơ bản của hai trường phái về chủ trương trị nước, từ đó tìm hiểu chủ trương này căn bản dựa vào quan điểm nào, theo đó đưa ra sự khác biệt về cách thức thực hành các chủ trương đã định ra. Cách giải quyết và phân tích đề tài trong tiểu luận có thể còn nhiều hạn chế do giới hạn thời gian thực hiện, tài liệu thu thập và kiến thức kinh nghiệm, học viên rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét để có thể hoàn thiện hơn. Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 2 PHẦN II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA Chương I: Khái quát Nho gia và Pháp gia I. Khái quát Nho gia 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm a. Lịch sử hình thành: Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo. Nho giáo nguyên thủy Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 3 còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. Hán Nho Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị". Tống Nho Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho. Nho giáo thời kỳ nay được gọi là Tống nho, với các tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di. (Ở Việt Nam, thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học nên được gọi là "Trạng Trình"). Phương Tây gọi Tống nho là "Tân Khổng giáo”. Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố "siêu hình" (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị. b. Đặc điểm của Nho gia: Nho gia chủ trương dùng nhân trị để cai trị đất nước, người quân tử là người cầm quyền phải biết tu thân, hành đạo. Nho giáo nguyên thuỷ cho rằng nền tảng của gia đình – xã hội là những quan hệ đạo đức – chính trị, đặc biệt là ba quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ. Về nguồn gốc của vũ trụ, Nho gia xuất phát từ vũ trụ quan của Kinh Dịch, cho rằng vạn vật không ngừng biến hoá theo một trật tự không gì cưỡng lại được, mà nền tảng tận cùng của trật tự đó là thiên mệnh. Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 4 Quan niệm con người có tính người, tính người do trời phú, sự phú cái tính ấy về cơ bản là đồng đều ơ rmỗi con người. Nhưng trong cuộc sống, do điều kiện, hoàn cảnh, môi trường khác nhau, do những tập quán, tập tục không giống nhau mà người này khác người kia: “Thiên mệnh chi vị tính, xuất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo” và “Tính tương cận, tập tương viễn”. Coi nhân là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người, chi phối mọi quan hệ giữa người với người. Chủ trương thực hiện đường lối nhân trị và chính danh, hướng tới xây dựng xã hội đại đồng. 2. Các đại diện tiêu biểu: a. Khổng Tử Khổng Tử (27 tháng 8 âm, 551 – 479 TCN) là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành "Confucius". Tư tưởng của ông còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa. Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biên soạn hoặc tác giả của Ngũ Kinh, chẳng hạn như Kinh Lễ (soạn giả), và Biên niên sử Xuân Thu (tác giả). Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 5 b. Mạnh Tử Mạnh Tử (372–289 trước công nguyên; có một số tài liệu khác ghi là: 385–303/302 TCN) là nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử. Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời chiến quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia (thời kỳ bách gia tranh minh) và cũng là thời kỳ mà các tập đoàn phong kiến tranh giành, xâu xé lẫn nhau gây ra các cuộc chiến tranh liên miên, dân tình vô cùng khổ sở . Ông được xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử). II. Khái quát Pháp gia 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm a. Lịch sử hình thành Học thuyết pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi những trí thức xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử. Mở đầu với tư tưởng Quản Trọng thời Xuân thu (685 TCN) trị nước bằng luật, lệnh, hình, chính của Quản Trọng. Sang nữa đầu thời Chiến quốc, tư tưởng pháp trị được tiếp tục phát triển với tư tưởng Thương Ưởng, chủ trương "pháp trị" thay "đức trị", sử dụng các chính sách khuyến khích dân chúng lao động, binh sĩ chiến đấu. Thân Bất Hại (401-337 TCN) chủ trương dùng thuật cai trị đất nước, Thận Đáo (370-290 TCN) chủ trương dùng Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 6 thế, Ngô Khởi (440 – 381 TCN) cho rằng muốn làm cho nước mạnh phải biết đạo nuôi quân, trả lương hậu cho quân thì họ mới vì nước liều mình. Cuối cùng là tư tưởng của Hàn Phi (#෤ - khoảng 280 - 233 TCN), cho rằng con người bẩm sinh vốn đại ác. Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước. Theo ông, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo “đạo đức” của Nho gia, “Kiêm ái” của Mặc gia, “Vô vi nhi trị” của Đạo gia như trước nữa mà phải dùng Pháp trị. Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ. b. Đặc điểm của Pháp gia Chủ trương lấy pháp trị làm căn bản trong việc cai trị đất nước, nhà cẩm quyền không phải chú trọng nhiều đến việc tu thân theo nghĩa là đặt ra luật pháp cho rõ ràng và ban bố cho mọi người cùng biết để tuân thủ nghiêm chỉnh. Quan niệm bản tính con người là ác, chủ trương dùng pháp luật để ngăn cản con người làm điều ác. Bốn nguyên tắc xây dựng pháp luật: nguyên tắc 1: thiên thời, địa lợi, nhân hòa; Nguyên tắc 2: luật pháp phải minh bạch, phải được cân nhắc kỹ càng; Nguyên tắc 3: pháp luật phải soạn thảo sao cho dân dễ hiểu, dễ thi hành, phải được áp dụng nhất loạt với mọi người; Nguyên tắc 4: pháp luật phải công bằng, phải mang tính phổ biến Pháp gia đặc biệt nhấn mạnh biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ nhận tình cảm đạo đức, thủ tiêu văn hoá giáo dục… Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 7 2. Các đại diện tiêu biểu a. Quản Trọng Quản Trọng (725 TCN - 645 TCN) là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN). Tên ban đầu của ông là Di Ngô. Trọng là tên hiệu. Được Bảo Thúc Nha tiến cử, Tề Hoàn Công phong ông làm Tể tướng năm 685 TCN. Ông nổi tiếng với "chiến lược không đánh mà thắng" mà người Trung Hoa gọi là diễn biến hòa bình - đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng kinh tế để giáo huấn. b. Thận Đáo Thận Đáo, sinh khoảng năm 370, thời Liệt Vương, mất khoảng năm 290, thời Noãn Vương, đều trước công nguyên, Người Nước Triệu, viết 42 thiên sách, đại thể nói về sự cần thiết phải đặt ra luật pháp, nhưng sự thi hành luật pháp phải cậy vào uy thế của giới thống trị c. Thân Bất Hại Thân Bất Hại, sinh khoảng năm 401, thời An Vương, mất khoảng năm 337, thời Hiển Vương, đều trước công nguyên, làm một chức lại nhỏ ở Nước Trịnh; Hàn Chiêu Hầu thấy ông có tài nên trọng dụng cho làm tướng (chức tướng thời Xuân Thu Chiến Quốc trông coi việc nội chính, ngoại giao gần như chức tể tướng các thời sau, chứ không phải là tướng võ) trong 15 năm. Ông viết hai thiên sách nói về sự dùng thuật để trị nước [...]... kẻ gian, khó thưởng phạt đúng được, như vậy nước khó mà trị được K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 24 Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia PHẦN III: KẾT LUẬN Triết học Nho gia và Pháp gia đều hướng tới một xã hội thái bình thịnh vượng, mà ở đó, con người sống có đạo đức, không làm đìều sai trái và góp hết sức mình xây dựng quốc gia Nho gia mà tiêu biểu là Khổng Tử và. .. theo pháp gia (hoặc pháp trị), chịu ảnh hưởng của Mặc Tử Mặc Tử trước kia đã chủ trương "thượng đồng" , nghĩa là bắt dân phải tán đồng lẽ phải với người trên, phải cùng một quan niệm tốt xấu với người trên Không ai được có chủ trương riêng khác với chính sách của triều đình K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 8 Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Chương II: Sự tương đồng và. .. trương, phương pháp cai trị Với quan điểm con người có tính người và tính ấy cơ bản là đồng đều ở mỗi con người, do điều kiện, môi trường hoàn cảnh khác nhau mà người này khác người K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 18 Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia kia, con người không giữ được tính trời phú, trở nên vô đạo, phái Nho gia chủ trương lập đạo để giữ tính người, và đạo phải... bốn mặt là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí Sự khác nhau giữa con người với con vật, theo Mạnh Tử là ở chỗ trong mỗi con người đều có phần quý trọng và phần K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 12 Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia bỉ tiện, có phần cao đại và phần thấp hèn, bé nhỏ Chính phần quý trọng cao đại mới là tính người, mới là cái khác giữa người và cầm thú Do đó ông khuyên mọi... nữa Hàn Phi cũng đã nói về chữ pháp trong thiên Định Pháp như sau: “Luật pháp là những hiến lệnh soạn ra dành riêng ở quan phủ, hình phạt ắt phải K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 11 Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia tùy lòng người: thưởng dành riêng cho ai tôn trọng luật pháp và phạt thì áp cho kẻ trái lịnh vậy” Hàn Phi còn nói thêm: pháp luật được ghi chép rõ ràng... nông gia, tư tưởng thực dụng này đã kiểm hãm sự phát triển của con người và khoa học Do đó, thuyết Pháp trị của Hàn Phi phần nào đã dẫn đến sự sụp đổ và bạo tàn của Tần Thủy Hoàng II Sự khác biệt 1 Chủ trương, phương pháp cai trị đất nước Điểm khác biệt cơ bản của Nho gia và Pháp gia có thể đề cập trước tiên là chủ trương cai trị đất nước, theo đó, Nho gia chủ trương “đức trị” hay “nhân trị”, Pháp gia. . .Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia d Thương Ưởng Thương Ưởng (khoảng 390 TCN-338 TCN), hay Thương Quân, tên thật là Công Tôn Ưởng, sau đổi thành Vệ Ưởng là người nước Vệ (cái tên Vệ Ưởng xuất phát từ tên nước Vệ), làm thừa tướng nước Tần dưới thời vua Tần Hiếu Công Ông là một chính trị gia xuất sắc theo đường lối của Pháp gia, có công lớn đưa... sức giữ gìn bốn biển K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 13 Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Bản tính thiện của con người còn xuất phát từ cái chung của loài người, “phàm những vật đồng loại đều mang một bản chất giống nhau Tại sao đối với con người ta lại nghi ngờ điều đó? Các bậc thánh nhân và chúng ta đều là đồng loại” Ý nghĩa tích cực “thuyết tính thiện” của Mạnh... mọi người trong xã hội được giáo hóa K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 9 Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Hàn Phi Tử đưa ra thuyết pháp trị” cũng nhằm vào mục đích xây dựng một xã hội ổn định, tạo tiền đề tiến tới xây dựng dân giàu nước mạnh, làm cho dân chúng được yên bình, hạnh phúc 2 Tính bảo thủ và nguyên tắc Khổng Tử hướng đến xã hội trong quá khứ, mà nền tảng... phục cha và khi cha già thì phải phụng dưỡng - Phu thê: Trong quan hệ chống vợ, chồng yêu thương và công bình với vợ, vợ vâng phục và chung thủy giữ tiết với chồng Ngũ Thường: Ngũ là năm; Thường là hằng có; Ngũ Thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín K20 – Đêm 1 – Nhóm 2 – STT 13 19 Tiểu luận Triết học Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia - Nhân: . chí thi n”. Còn Mạnh Tử quan niệm rằng, người ta sinh ra ở đời vốn đã mang sẵn bản tính lương thi n (tính thi n) “nhân chi sơ, tính bổn thi n”. Không một người nào sinh ra mà tự nhiên bất thi n,. "Người ưa điều thi n thì dư sức cai trị thi n hạ nếu nhà cầm quyền ưa điều thi n, ắt người trong bốn biển sẽ khinh thường đường xa muôn dặm mà đến với mình, để mách bảo điều thi n với mình" Noãn Vương, đều trước công nguyên, Người Nước Triệu, viết 42 thi n sách, đại thể nói về sự cần thi t phải đặt ra luật pháp, nhưng sự thi hành luật pháp phải cậy vào uy thế của giới thống trị

Ngày đăng: 19/11/2014, 01:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU

  • PHẦN II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA

    • Chương I: Khái quát Nho gia và Pháp gia

      • I. Khái quát Nho gia

        • 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm

          • a. Lịch sử hình thành:

          • b. Đặc điểm của Nho gia:

          • 2. Các đại diện tiêu biểu:

            • a. Khổng Tử

            • b. Mạnh Tử

            • II. Khái quát Pháp gia

              • 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm

                • a. Lịch sử hình thành

                • b. Đặc điểm của Pháp gia

                • 2. Các đại diện tiêu biểu

                  • a. Quản Trọng

                  • b. Thận Đáo

                  • c. Thân Bất Hại

                  • d. Thương Ưởng

                  • e. Hàn Phi

                  • Chương II: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia

                    • I. Sự tương đồng

                      • 1. Lý tưởng – mục đích

                      • 2. Tính bảo thủ và nguyên tắc

                      • II. Sự khác biệt

                        • 1. Chủ trương, phương pháp cai trị đất nước

                        • 2. Quan niệm về con người

                          • a. Thuyết tính thiện của Nho gia

                          • b. Thuyết tính ác của Pháp gia

                          • 3. Cách thức thực hành theo chủ trương, phương pháp cai trị

                            • a. Giáo dục đạo đức (lập đạo) của Nho Gia

                            • b.Xây dựng hệ thống pháp luật của Pháp gia

                            • 4. Thuyết chính danh và hình danh

                              • a. Thuyết chính danh của Khổng Tử

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan