II. Sự khác biệt
4. Thuyết chính danh và hình danh
a. Thuyết chính danh của Khổng Tử
Khổng Tử cho rằng, mỗi vật, mỗi người sinh ra điều có một địa vị, công dụng nhất định. Ứng với mỗi địa vị, công dụng đó là “danh” nhất định. Vật nào, người nào trong thực tại điều có danh hợp với nó, nếu không danh sẽ không hợp với thực, là loạn danh. Chính danh là danh và thực phải phù hợp với nhau. Ông cho rằng, sở dĩ xã hội loạn lạc là do danh không phù hợp với thực, từ đó dẫn đến làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn. Muốn ổn định trật tự xã hội, Khổng Tử chủ trương phải giáo hoá đạo đức và thực hiện chủ nghĩa “Chính danh, định phận”. Danh và phận của mỗi người trước hết hết do xã hội quy định, Khổng Tử đã quy tất cả các quan hệ xã hội thành năm mối quan hệ cơ bản (Ngũ luân) như sau:
+ Cha – Con: bề con phải lấy chữ hiếu làm đầu + Chồng – Vợ: vợ phải lấy tiết hạnh làm đầu + Anh – Em: phải lấy chữ hữu làm đầu + Bạn – Bè: phải lấy chữ tín làm đầu
Trong năm quan hệ đó Khổng Tử nhấn mạnh ba quan hệ đầu là cơ bản nhất (Tam cương) cụ thể là:
+ Vua – Tôi: vua là trụ cột + Cha – Con: cha là trụ cột + Chồng – Vợ: chồng là trụ cột
Như vậy, năm mối quan hệ đã nói rõ danh, phận, của từng người, vế sau phải phục tùng vế trước, nếu mỗi người thực hiện đúng danh, phận đó sao cho vua ở hết phận vua, tôi ở hết phận tôi, cha ở hết phận cha, con ở hết phận con,… thì có chính danh.
b. Thuyết hình danh của Hàn Phi Tử
Danh là lời nói mà hình là sự việc. Hình danh phải hợp nhau, sự việc phải phù hợp với lời nói. Theo sử sách, Hàn Phi là học trò của đại nho Tuân Khanh. Vì thế có thể ban đầu ông vốn là một nho gia. Nhưng chủ trương nhân trị của nho gia có danh rất hay mà hình lại không hợp. Khác với nhân trị là pháp trị, có danh không được đẹp mà hình lại rất hợp với danh. Ví như một người hứa đến thăm ta, lời hứa đó là "Danh" và hành động tới thăm là "Hình" hay "Thực" vậy. Nếu người đó đến thăm thực thì chứng tỏ danh và hình hợp nhau, nếu không thì chỉ có danh mà không có hình hay không có thực. Nếu pháp luật là danh thì sự việc là hình, sự việc hợp pháp luật thì danh và thực hợp nhau. Nếu quan vị là danh thì chức vụ là hình, chức vụ không hợp với quan vị thì danh và hình không hợp nhau. Hàn Phi cho quy tắc hình và danh hợp nhau là quan trọng nhất trong việc trị quan lại, nếu không theo thì sao có thể phân biệt được kẻ hay người dở, người giỏi kẻ gian, khó thưởng phạt đúng được, như vậy nước khó mà trị được.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Triết học Nho gia và Pháp gia đều hướng tới một xã hội thái bình thịnh vượng, mà ở đó, con người sống có đạo đức, không làm đìều sai trái và góp hết sức mình xây dựng quốc gia.
Nho gia mà tiêu biểu là Khổng Tử và Mạnh Tử với cái nhìn vô cùng nhân bản về con người, chủ trương giáo dục con người quay về với bản tính thiện vốn có, xây dựng một con người quân tử, thực hành chính danh. Các phẩm chất cần có của một người quân tử trước tiên là nhân, sau đó là nghĩa lễ trí tín dũng, đây là các phạm trù có nội dung vô cùng phong phú, có thể là thành quả rực rỡ nhất của Khổng Tử. Mặc dù còn nhiều hạn chế, duy tâm bảo thủ, gia trưởng, chưa xem xét rõ đến vấn đề kinh tế xã hội, sự biến chuyển của thời cuộc, nhưng tư tưởng của Nho gia trải qua hơn hai ngàn năm vẫn để lại cho đời những luân lý, đạo đức vô cùng sâu sắc và quý giá. Liên hệ với nước ta trong giai đoạn hiện nay, việc tiến hành mở cửa, chuyển sang kinh tế thị trường, sự phát triển vượt trội của những thành tựu công nghệ khiến cho rào cản giữa những nền văn hóa dường như mỏng manh hơn, đối với sự du nhập này, việc giữ vững được lòng nhân nghĩa, biết đạo lý phải trái, yêu thương con người nhưng đồng thời phải có trí dũng tín để hành xử có hiệu quả trong cuộc sống là hết sức cần thiết.
Khác với Nho gia, Pháp gia theo quan niệm con người vốn ác, chủ trương xây dựng một hệ thống luật pháp để ngăn chặn con người làm điều ác, mặc dù quá thiên về hình pháp hà khắc, mang tính giai cấp nặng nề, tư tưởng của Hàn Phi đã góp phần giúp Tần thống nhất đất nước, là một học thuyết hết sức sâu rộng, bao gồm chính trị, pháp luật, triết học, xã hội, kinh tế, quân sự, giáo dục…mà then chốt là tư tưởng chính trị. Có thể nói, Hàn Phi Tử là một bộ sách chính trị học vĩ đại, xứng danh “đế vương chi học”.
1. Sách Triết học, Phần I, Đại cương về lịch sử triết học, 2010, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, Khoa Lý luận Chính trị, Tiểu ban Triết học, TS Bùi Văn Mưa (chủ biên).
2. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb KHXH, H, 1972, T1, tr.89.
3. Hà Thành Hiên, Nho học Nam truyền sử, Bắc Kinh Đại học xuất bản xã, Bắc Kinh, 2000.
4. Từ Thiên Sĩ, Cổ Nam Việt quốc sử. Quảng Tây Nhân dân xuất bản xã, 1988, tr.158 (trích theo Hà Thành Hiên, Sđd, tr.74).
5. Đại cương triết học Việt Nam - PGS.TS Nguyễn Hùng Hậu - Nhà xuất bản Thuận Hóa
6. Nho giáo Trung Quốc - Nguyễn Tôn Nhan - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 7. Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại - Trần Đình Hượu - Nhà xuất bản giáo dục.
8. Tạp chí Văn hoá - Nghệ thuật, Hà Nội, số tháng 2/2003, bài “Nho giáo trong tương lai văn hoá Việt Nam”
9. Tạp chí Triết học, số 8, tháng 11-2001 bài “Chúng ta kế thừa tư tưởng gì ở Nho giáo” - Minh Anh.
10. Tạp chí Triết học, số 8, tháng 11-2001 bài “Nhân, nhân nghĩa, nhân chính trong “Luận Ngữ” và “Mạnh Tử”” - Hoàng Thị Bình
11. Sách Hàn Phi Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa. 12. Tư tưởng loài người qua các thời đại, Sir Julian Huxley, Dr.j.bronowski, Sir Gerald Barry, James Fishers, NXB Văn hóa Thông tin.
13. Trang web: http://www.thienlybuutoa.org/LAM/connguoi.htm http://www.vanhoahoc.edu.vn/diendan/viewtopic.php?f=70&t=498 http://duybiotech.wordpress.com/ http://vietnamese.cri.cn/chinaabc/chapter17/chapter170204.htm http://diendankienthuc.net/diendan/luan-van-tieu-luan/16179-nhung-tu-tuong-triet-