TIỂU LUẬN TRIẾT SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA Triết học ở Trung Quốc phát triển rất mạnh mẽ, đa dạng và phong phú. Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết, người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM PHỊNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài số 3: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA SVTH: Nguyễn Mai Trúc Đào STT: 22 Nhóm: 2 Lớp: Cao học Đêm 1 – K20 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Tp. Hồ Chí Minh, 2011 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NHO GIA VÀ PHÁP GIA 4 1. Khái quát nho gia 4 1.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm 4 1.2. Các quan điểm của Nho gia 5 2. Khái quát pháp gia 8 1.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm 8 1.2. Các quan điểm của Pháp gia 8 CHƯƠNG II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA 10 1. Sự tương đồng 10 2. Sự khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 17 3. Nhận xét 24 KẾT LUẬN 26 PHẦN MỞ ĐẦU 2 Triết học ở Trung Quốc phát triển rất mạnh mẽ, đa dạng và phong phú. Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết, người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người. Đồng thời triết học Trung Quốc có rất nhiều trường phái, tư tưởng, triết lý khác nhau mang đến cho triết học Trung Quốc một sắc thái và phong cách riêng. Trong đó có hai trường phái ảnh hưởng lớn và đóng góp quan trọng đến sự phát triển của triết học Trung Quốc đó là Nho gia và Pháp gia. Chính vì thế tôi quyết định nghiên cứu về vấn đề “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia”. Hai trường phái này có những sự tương đồng lẫn nhau trong tư tưởng và triết lý nhưng bên cạnh đó cũng có sự khác biệt để phù hợp với mỗi thời kỳ, hoàn cảnh xảy ra. Ngoài ra hai trường phái trên thể hiện những cột mốc quan trọng trong lịch sử triết học Trung Quốc. Để hiểu, nắm rõ hơn về vấn đề này bài tiểu luận sẽ được trình bày với bố cục như sau: I. Khái quát về Nho gia và Pháp gia. 1. Khái quát về Nho gia 2. Khái quát về Pháp gia II. So sánh giữa Nho gia và Pháp gia 1. Sự tương đồng 2. Sự khác biệt 3. Nhận xét. 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NHO GIA VÀ PHÁP GIA 1.Khái quát Nho gia 1.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm Nho gia là một trong những trường phái triết học chính của Trung Hoa cổ đại. Phái Nho gia được Khổng Tử sáng lập, Mạnh Tử phát triển về phía duy tâm tiên nghiệm và Tuân Tử phát triển về phía duy vật. (Khổng Tử người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nay thuộc phủ Duyên Châu, tỉnh Sơn Đông bên Tàu. Ông sinh vào mùa đông tháng mười năm Canh Tuất là năm thứ 21 đời vua Linh vương nhà Chu, tức 551 trước Tây lịch kỷ nguyên. Mất năm 497tr.CN). Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc trí thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng Tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là nho học hay “Khổng học” - gắn với tên người sáng lập ra nó. Kể từ lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế) Nho giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn giữ vị trí đó cho đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến. Nét đặc thù của triết học Trung Quốc là có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước. Sự hình thành, phát triển cùng với đặc điểm của Nho gia gắn liền với cuộc đời sự nghiệp và tư tưởng, triết lý của Khổng Tử. Qua hệ thống kinh điển có thể thấy hầu hết là các kinh, các sách viết về xã hội, chính trị- đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho giáo 4 1.2. Các quan điểm của Nho gia 1.2.1. Đường lối xây dựng đất nước Khổng Tử đưa ra cái đạo trị nước trong thời binh đao, loạn lạc Xuân Thu chiến quốc. Trước hết thực hiện ba điều: thực túc, binh cường, dân tín. Thực túc là tự cung cấp lương thực, các nhu cầu thiết yếu của người dân mà cái quan trọng nhất là cái ăn, cái mặc. Một đất nước muốn mạnh mẽ phải tự cung cấp những nhu cầu thiết yếu đó cho người dân. Người dân đươc ăn no, mặc ấm. Binh cường là đất nước phải có binh hùng, tướng mạnh để bảo vệ đất nước, bảo vệ sự thái bình của mình. Chống lại những kẻ ngoại xâm từ bên ngoài. Dân tín: Một quốc gia muốn tồn tại lâu dài và vượt qua mọi khó khăn thì điều quan trọng nhất vẫn là dân tín. Lấy được lòng tin sự tín nhiệm của người dân thì đất nước đó sẽ hùng mạnh và phồn thịnh. Đó là cái triết lý của đạo Khổng học. Dưỡng dân, giáo dân là cái căn của việc trị nước giúp đất nước phát triển. Cái đạo lấy dân làm gốc là cái đạo đúng đắn nhất. Khi người dân được mở mang sự hiểu biết và được giáo dục theo cái đúng, cái thật thì quả là sự gì đều trong cái lý, cái chung. Đào tạo con người: Theo quan niệm của Khổng Tử, đỉnh cao mà việc rèn luyện nhân cách cần đạt tới là con người “toàn đức” (bao gồm cả ba phẩm chất nhân, trí, dũng) . Con người coi việc thực hiện “đức nhân” là lý tưởng tối cao, có thể hy sinh thân mình để hoàn thành điều nhân (sát thân thành nhân). Kẻ sĩ là những người trí thức được học hành và có sự hiểu biết rộng. Suốt đời mình, Khổng Tử đã đào tạo ra một lớp người đặc biệt trong xã hội, dù tham gia chính sự hay không, đều được gọi chung là kẻ sĩ. Thuở sinh thời Khổng Tử, số lượng đó mới chỉ có khoảng ba ngàn người. Đó hầu hết là các học trò theo Khổng Tử. 5 Đại trượng phu: Theo nho gia, đại trượng phu là Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất. Những bậc đại trượng phu ấy, họ nhờ vào cái gì vậy mà có thể "giàu sang không dâm, nghèo hèn không đổi, quyền uy không thể khuất phục" Quân tử: Nho gia đã đặt ra yêu cầu từ hình dáng đến thâm tâm, từ cách cư xử với mình đến cách cư xử với đời của người quân tử. Quân tử chủ sự theo thiên lý để làm những điều công chính. Người quân tử bao giờ cũng ôn nhã, tĩnh trọng không làm điều gì là không hợp lẽ phải. 1.2.2. Đạo đức: 1.2.2.1 Đạo đức về con người Phái nho gia quan trọng cái gốc căn bản của mỗi con người. Tu dưỡng đạo đức cá nhân là cái gốc của xã hội. Vì vậy theo phái nho gia thì con người nên rèn luyện theo những đức chung nhất của một con người. a. Trung "Trung" không dời đổi, không có nghĩa là một cái gì vật chất hay một tư tưởng bất động, nhưng là nguyên sơ của Trời Ðất vốn cho con người như thế. Sách Trung Dung nói rõ: Vui, giận, buồn, sướng chưa phát ra, đó là Trung. b. Hiếu Chữ hiếu được người Trung Quốc nói đến từ rất sớm. “Hiếu” tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Ở đây chữ hiếu đã đề cập đến quan hệ giữa người với người, song nó thuộc đời sống chính hệ, nó như sợi dây nối liền bề dưới với bề trên, nối liền con người với tổ tiên, thần thánh. c. Nghĩa 6 “Nghĩa” là hành vi đạo đức thể hiện đức nhân. Người làm việc nghĩa thì hy sinh lợi ích của mình vì người khác. Nghĩa và lợi không thể dung hợp với nhau. Khổng Tử nói: “Quân tử biết rõ về nghĩa, tiểu nhân biết rõ về lợi”. d. Trí “Trí” là biết khôn ngoan suy xét điều phải điều trái, biết minh triết bảo thân trong cảnh nguy nan, biết biện biệt, kẻ xấu người tốt trong vấn đề xử lý tiếp vật. Nếu lỡ giao du với kẻ xấu, thì phải tuyệt giao với họ nhưng không nói xấu cho họ. e. Dũng “ Dũng” là không biết sợ sệt là gì. Thấy việc nghĩa bèn ra tay hành động. Nếu đã hành động thì phải thiết thực chứ không chỉ ở lời nói suông. 1.2.2.2 Ngũ luân Khổng Tử coi xã hội là tổng hợp các mối quan hệ giữa người với người, trong đó có các quan hệ như: Vua-tôi, Cha-con, Chồng-vợ, Anh-em, Bạn bè. Năm mối quan hệ này về sau được phái Nho gia gọi là Ngũ luân. “Luân” là thứ bậc ứng xử, là con đường, là những mối quan hệ mà con người phải biết ứng xử. Phương châm ứng xử là trung dung. Trong đó 3 mối quan hệ Vua-tôi, Cha-con, Chồng- vợ là những mối quan hệ cơ bản nhất và được gọi là Tam cương. - Quân minh thần trung (vua sáng suốt, tôi trung thành), - Phụ từ tử hiếu (cha hiền từ , con hiếu thảo), - Phu nghĩa phụ kính (chồng có nghĩa, vợ kính trọng), - Huynh lương đệ đễ (anh tốt, em nhường), - Bằng hữu hữu tín (bạn bè tin cậy nhau). 7 2.Khái quát về Pháp gia 2.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm Trong Lịch sử Trung Quốc, Pháp gia là một trong bốn trường phái triết lý ở thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc (Gần cuối thời nhà Chu từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN cho tới khoảng thế kỷ thứ 3 TCN). Tư tưởng Pháp gia với đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay. Học thuyết pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi những trí thức xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử. 2.2. Các quan điểm của Pháp gia 2.2.1. Đường lối xây dựng đất nước Các triết gia của Pháp gia tin rằng một nhà cai trị phải cai quản các thần dân của mình theo những quy tắc sau: Pháp (Pháp luật): Luật hay quy tắc. Luật pháp phải được trình bày rõ ràng và thông báo rộng rãi cho công chúng. Tất cả thần dân của nhà cai trị đều bình đẳng trước pháp luật. Luật pháp phải thưởng cho những người tuân phục và trừng phạt những người bất tuân. Hệ thống luật pháp cai quản đất nước, chứ không phải là nhà vua cai trị. Nếu có thể làm cho pháp luật có hiệu lực, thậm chí một vị vua kém tài cũng trở nên mạnh mẽ. Thuật (Nghệ thuật): Phương pháp, thủ đoạn hay nghệ thuật. Những thủ đoạn đặc biệt và “bí mật” được vị vua cai trị dùng để đảm bảo rằng những người khác 8 (quan lại ) không thể chiếm quyền kiểm soát quốc gia. Chỉ biết tuân thủ theo luật pháp. Thế (Thế lực, địa vị): Tính chính thống, quyền lực hay uy tín. Chính vị trí của nhà vua cai trị, chứ không phải nhà vua, nắm giữ quyền lực. Vì thế việc phân tích khuynh hướng, hoàn cảnh và những yếu tố thực tại là điều căn bản của một vị vua cai trị thực sự. Hình phạt: Theo Pháp gia hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, trừ bỏ cái họa trong thiên hạ. Khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già cả được thỏa lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành, biên giới không bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìn cho nhau”. Nông nghiệp và chiến tranh: Hàn Phi coi phú cường là mục tiêu tối cao của quốc gia. Để đạt tới mục tiêu phú cường đó, Hàn Phi chủ trương áp dụng chính sách "Canh chiến", đưa hết trăm họ vào hệ thống tổ chức "Canh chiến". Được như vậy thì vào thời bình, nhân dân sẽ nỗ lực canh tác, làm cho nước giàu, nhờ có pháp lệnh khuyến khích; một khi xây ra chiến tranh, thì khối nông dân đã được tổ chức sẵn trong thời bình, đều trở thành lính chiến, có thể đưa ngay ra chiến trường chống giặc. 2.2.2. Tư tưởng biện chứng a. Thời biến thì pháp biến Không thể áp dụng một khung pháp luật mãi cho mọi thời, mọi tình huống. Khi biến cố chính trị hay xã hội xảy ra thì pháp luật cần thay đổi cho nó phủ hợp. Hàn Phi Tử thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội, khẳng định rằng không thể có chế độ xã hội nào là không thay đổi. Do đó không thể có khuôn mẫu pháp luật chung cho mọi xã hội, mọi thời. b. Điều hành đất nước theo số (quy luật). 9 Điều hành đất nước theo số là nhà cầm quyền tin rằng con người có mệnh thì đất nước, dân tộc cũng có vận mệnh riêng của mình. Vì vậy điều hành đất nước phải để quy luật mới thay cũ, không phù hợp thay phù hợp… Chủ trương của Pháp gia là bậc vua chúa phải làm cho dân theo đúng pháp luật, như vậy là nước trị, áp dụng pháp gia trong trị nước là mong muốn đất nước theo quy luât của xã hội, con người. CHƯƠNG II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA 1. Sự tương đồng Tư tưởng Nho giáo nguyên thuỷ, tư tưởng Khổng Tử không hoàn toàn giống với Khổng giáo trong các triều đại phong kiến. Nếu tư tưởng tích hợp văn hoá ở “Lã Thị Xuân Thu”, tư tưởng của Hàn Phi Tử, Lý Tư, sách lược “viễn giao cận công” (kết xa đánh gần) đã giúp Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, thì Hán Cao Tổ đã nhờ học thuyết Pháp gia và sự bất mãn của nhân dân để đánh bại nhà Tần. Tuân Tử – một “học trò” phi chính thống của Khổng Tử, đồng thời là thầy của Hàn Phi tử, Lý Tư… đã mở đầu một nhánh Nho học phi chính thống. Ông đã quan tâm đến vị trí quan trọng của pháp luật trong toàn bộ hệ thống học thuật và đặc biệt là quan điểm “Tính bổn ác” của mình. Riêng Hàn Phi Tử trở thành một đại biểu quan trọng của Pháp gia. Hán Cao Tổ tuy vận dụng Pháp gia, Mưu lược gia để thành công nhưng ông cũng sáng suốt vận dụng Nho giáo để ổn định thiên hạ lâu dài Vì vậy nếu nói Pháp gia là một nhánh của Nho gia cũng đúng. Một số tư tưởng Nho gia đã được phái Pháp gia đúc kết và phát triển làm tư tưởng của phái họ. 10 [...]... về sự tương đồng cũng như sự khác biệt giữa Nho gia và Pháp giúp ta hiểu thêm nhiều khía cạnh, tư tưởng sâu xa của triết học Trung Quốc nói chung và hai phái nói riêng Lịch sử văn hoá Nho gia gắn liền với lịch sử Trung Hoa,Việt Nam … thời Cổ, Trung đại, nhưng bản thân văn hoá Nho gia không thuần nhất và khó hiểu Nó có sự tương hỗ, duyên nợ với Pháp gia một cách kỳ lạ Những sự tiếp xúc giao lưu đó tạo... là một nét đặc sắc của triết học Trung Hoa đồng thời nó cũng tiêu biểu cho phái Nho gia ( Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử ) Triết lý âm dương đi sâu vào sự suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn hữu Theo thuyết âm dương thì mọi sự biến hoá vô cùng, vô tận, thường xuyên của vạn hữu đều có thể quy về nguyên nhân của sự tương tác giữa hai thế lực đối lập vốn có của Âm và Dương Các nhà biện... hướng đến ổn định xã hội nhưng khi con người áp dụng không có sự chọn lọc cho phù hợp với hoàn cảnh tình hình mà áp dụng một cách rập khuân dẫn đến kết quả không như mong muốn 16 2 Sự khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 2.1 Về trị quốc Hai Phái có những đặc điểm trị quốc theo hướng riêng của mình vì do quan điểm cũng như triết lý khác nhau giữa hai phái Vấn đề trị quốc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng... phải theo pháp luật”, thưởng phạt phải nghiêm minh, “danh chính, pháp hoàn bị thì bậc minh quân chẳng có việc gì phải làm nữa, vô vi mà được trị” Nói chung cả hai phái Pháp gia và Nho gia đều có những tư tưởng xuất hiện giữa thời loạn lạc, cảnh binh đao triền miên Từ đó dẫn đến những tư tưởng nhất định phục vụ cho một giai cấp, tầng lớp nhất định dựa trên quản điểm và tư tưởng của các triết gia như Khổng... Nho và Đạo, biến nó thành thuật cai trị của vua chúa Trong cai trị - quản lý thì “tiên phú, hậu giáo”- trước hết là làm cho dân giàu sau đó thì giáo dục họ Trong giáo dục thì “tiên học lễ - hậu học văn” Nho gia chủ trương cai trị bằng đạo đức, bằng văn và đã phát triển học thuyết- phương pháp Đức trị (Nhân trị) Ngược lại, Pháp 18 gia đã đưa ra một học thuyết và phương pháp cai trị mới - Pháp trị Pháp. .. sử Tư tưởng pháp gia vẫn còn nhiều yếu tố có giá trị có thể vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 25 KẾT LUẬN Trước khi bắt tay vào nghiên cứu vấn đề này Tôi cảm thấy triết học là môn khoa học rất trừu tượng và mông lung Nhất là triết học Trung Hoa với các triết lý ẩn dụ, và cách giải thích vấn đề bằng hình tượng và ngụ ngôn Nhưng khi càng đi sâu vào nghiên... hợp cho nên lời nói và việc làm mà không đúng với pháp lệnh thì cấm" pháp gia rất chú ý đến "Thuật" trong đường lối pháp trị "Thuật" trước hết là cách thức, phương thức, mưu lược, thủ đoạn trong việc tuyển người, dùng người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc mà nhờ nó pháp luật được thực hiện và nhà vua có thể "trị quốc bình thiên hạ" Nhiệm vụ chủ yếu của "Thuật" cai trị là phân biệt rõ ràng những... Lúa thóc và rùa cá dự ăn, cây cối dư xài, nhân dân nhờ đó mà nuôi dưỡng người sống, mai táng kẻ chết, họ chẳng sầu oán gì nữa Trong nước mà dân chúng chẳng oán sầu vì họ nuôi người sống được no ấm, chôn người chết được đủ lễ, đó là bước đầu của một nền cai trị thịnh vượng vậy Bên cạnh đó quan niệm về binh cường (Nho gia) và chiến tranh (Pháp gia) cũng có sự tương đồng trong tư tưởng và lý luận Muốn... mọi sự vật đều tồn tại và phát triển theo quy luật 2.4 Giáo dục đạo đức Riêng về mặt giáo dục đạo đức thì Nho gia chú trọng và phát triển nhiều hơn Ngay từ ban đầu Khổng Tử đã đưa việc giáo dục đạo đức là căn bản và nền tảng của học thuyết Nho gia Ngược lại Phái Pháp gia vì chú trọng lấy Pháp trị làm gốc cho việc trị nước nên vấn đề giáo dục đạo đức của con người được quy về luật pháp nhằm hạn chế bản... nền móng để xây dựng thể chế và hiến pháp của Trung Quốc nói riêng và Phương 12 Đông nói chung Pháp gia đã giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ và được áp dụng đến thế kỷ 20 khi Mao Trạch Đông xây dựng chính quyền và thống nhất đất nước Mỗi một trường phái chiếm giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử triết học Trung Hoa Điều đó làm tô đậm nên sự phong phú và đa dạng của triết học Trung Hoa Mặc dù . HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài số 3: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA SVTH: Nguyễn Mai Trúc Đào STT: 22 Nhóm: 2 Lớp: Cao học Đêm 1 – K20 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Tp. Hồ Chí Minh, 2011 MỤC. chẳng hết. Lúa thóc và rùa cá dự ăn, cây cối dư xài, nhân dân nhờ đó mà nuôi dưỡng người sống, mai táng kẻ chết, họ chẳng sầu oán gì nữa. Trong nước mà dân chúng chẳng oán sầu vì họ nuôi người