Tiểu Luận Triết SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA

29 609 0
Tiểu Luận Triết  SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA  NHO GIA VÀ PHÁP GIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu Luận Triết SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất trên thế giới. Đất nước này có khoảng hơn một trăm dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa đa dạng và phong phú. Đại đa số người dân Trung Quốc luôn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của Khổng giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo trở thành "Tam giáo đồng nguyên" hay còn gọi là "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa" mà Phật giáo Đại Thừa giữ vai trò chính.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Tiểu Luận Triết Học Đề tài số 05 SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA HVTH : ĐỖ DIỆU THÚY Stt : 65 Nhóm : 07 Lớp : Cao học ngày 4 – K22 GVHD : TS. Bùi Văn Mưa Tp HCM, Tháng 12 năm 2012 ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN    ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………… ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất trên thế giới. Đất nước này có khoảng hơn một trăm dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa đa dạng và phong phú. Đại đa số người dân Trung Quốc luôn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của Khổng giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo trở thành "Tam giáo đồng nguyên" hay còn gọi là "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa" mà Phật giáo Đại Thừa giữ vai trò chính. Vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời Xuân Thu tới khi Trung Quốc được nhà Tần thống nhất năm 256 TCN, tư tưởng Trung Quốc bước vào giai đoạn nở rộ nhất của mình. Tất cả các trường phái tư tưởng lớn của Trung Quốc đều hiện ra ở giai đoạn không thể tin nổi này của văn hóa Trung Quốc; các nhà sử học Trung Quốc coi giai đoạn nảy nở văn hóa này là “Giai đoạn trăm nhà đua tiếng” (Bách gia chư tử) (551- 233 TCN). Gương mặt quan trọng nhất trong thời kỳ này chính là Khổng Phu Tử, người sống vào khoảng giữa thế kỷ thứ sáu TCN. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn. Ông đã đưa ra trường phái Nho gia chủ trương tuân theo đạo trời bằng cách phải sống tích cực. Trường phái lớn nữa là Pháp gia. Xuất phát từ một nhánh của Khổng giáo, Pháp gia tin rằng con người vốn bản tính ác và chỉ vị kỷ. Kiểu triều đình tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi nhân dân sẽ là một triều đình kiểm soát chặt chẽ các bản năng của con người. Triều đình này sẽ cai trị bằng những pháp luật cứng rắn và chặt chẽ; sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc và nhanh chóng. Lòng tin vào việc cai trị bằng pháp luật là lý do tại sao họ được gọi là "Pháp gia". Hai trường phái Triết Học này đã có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan của Triết học sau này, không những của người Trung Hoa mà cả những nước chịu ảnh hưởng của nền Triết học Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 3 Chính vì thế, việc tìm hiểu tư tưởng Triết học của Nho gia – Đạo gia và những ảnh hưởng của của nó đến xã hội Việt Nam là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của Triết học Phương Đông, qua đó hiểu biết thêm về sự phát triển tư tưởng của Việt Nam. Do vậy, em xin chọn đề tài : ‘Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia’ để thực hiện tiểu luận môn Triết Học. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. Triết học Nho gia thời Trung Quốc cổ đại. 1.1 Hoàn cảnh ra đời và phát triển: Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho gia là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ “Nho” gồm từ “Nhân” đứng gần chữ “Nhu”. Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sách thánh hiền được thiên hạ cần để dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý…Nhìn chung “Nho” là một danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa. Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Đức Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ngài là người sáng lập ra Nho giáo. Ông coi hoạt động đạo đức là nền tảng xã hội, là công cụ để hoàn thiện xã hội và hoàn thiện nhân cách cá nhân cho con người. Đến thời Chiến Quốc, do bất đồng về bản tính con người mà nho gia bị chia thành 8 phái trong đó có phái của Tuân Tử và Mạnh Tử là mạnh nhất. Mạnh Tử có đóng góp đáng kể trong sự phát triển của Nho gia nguyên thủy. Sang thời Tây Hán, Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) đã dựa trên lợi ích giai cấp phong kiến thống trị, khai thác lý luận âm dương – ngũ hành, đưa ra thuyết trời sinh van vật, con người và thiên nhiên cảm ứng để hoàn chỉnh thêm Nho gia trong việc giải thích vạn vật, con người và xã hội. Những quan điểm này nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn đạo đức và nền tảng tư tưởng xã hội của giai đoạn phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ. Không những vậy Nho gia trong giai đoạn này còn mở rộng thành một hệ thống niềm tin, tín ngưỡng – nghi thức được phổ biến trong toàn xã hội. ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 4 Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc và Đạo giáo ra đời, Nho giáo hấp thụ một số tư tưởng của hai học thuyết này để tiếp tục phát triển. Sang nhà Tống, Nho giáo mới thực sự phát triển mạnh với sự đóng góp của Chu Đôn Di (1017-1073) và Thiệu Ung (1011-1077) khởi xướng ra lý học trong nho giáo. Nho giáo tiếp tục chi phối đời sống tư tưởng xã hội Trung Quốc qua các thời đại tiếp theo, nhưng đến thời Minh – Thanh không còn phát triển nổi bật mà ngày càng khắc khe và bảo thủ. Đến thời cuối thời đại phong kiến, do tính phục cổ, bảo thủ của nó mà Nho giáo đã tạo ra tình trạng trì trệ kéo dài của xã hội Trung Quốc, làm cho Trung Quốc không bắt kịp trào lưu văn minh của thế giới. Nho giáo được độc tôn từ thời hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Nho giáo cũng rất phát triển ở các nước châu Á như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Đến thế kỷ 20, với sự sụp đổ của chế độ phong kiến, Nho giáo mất vị thế độc tôn, thậm chí bị bài trừ ở ngay tại Trung Quốc trong thập niên 1960-1970. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 21, với sự vươn dậy về kinh tế nhưng đồng thời là sự mai một về đạo đức tại Trung Quốc, những giá trị của Nho giáo về tu dưỡng, giáo dục con người dần được tôn vinh trở lại. Chương trình Bách gia Giảng đường của Đài Truyền Hình Trung Ương Trung Quốc (CCTV) đã khởi xướng phong trào đọc lại Luận ngữ nhằm phục hồi đạo đức truyền thống. Ban Quốc học Đại Học Thanh Hoa, Đại Học Phúc Đán đã mở các khóa học về đạo đức Nho gia và khóa học cổ văn ngoài giờ cho trẻ em. Từ 2004 cho tới năm 2020, Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch thành lập hơn 1.000 Học Viện Khổng Tử trên khắp thế giới để quảng bá văn hóa truyền thống Trung Hoa. 1.2Những luận điểm cơ bản: Nho giáo là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (Khổng Tử dùng từ "quân tử" để chỉ phẩm chất đạo đức: "Quân tử sở tính Nhân nghĩa lễ trí" phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Đạo ở đây là con đường để hoàn thiện chính mình, hoà hợp đất trời trở về bản ngã “bổn thiện”). Trong cuốn Đại học (Một trong Tứ Thư, những cuốn sách chính của Nho giáo) có ghi chép: “Khi bản thân tu luyện, gia tộc hài hòa. Khi gia tộc hài hòa, đất nước mới ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 5 được thịnh trị. Khi đất nước được thịnh trị, khắp nơi sẽ thái bình. Từ bậc quân vương cho đến kẻ dân thường trăm họ, tất cả phải coi tu luyện bản thân là điều quan trọng nhất”. Thuyết về quản lý thế giới và làm lợi cho dân của Nho giáo là một phần của văn hóa Trung Quốc truyền thống vốn rất sâu sắc. Nó đã tự thiết lập cho mình những lý tưởng về đạo đức và hệ thống tiêu chuẩn giá trị mà đã đặt định ra nền tảng cho cả xã hội Trung Quốc trong hàng ngàn năm. Nó giúp gìn giữ các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội ở một mức khá cao. Nho gia nguyên thủy cho rằng, nền tảng của gia đình – xã hội là những quan hệ đạo đức – chính trị, đặc biệt là ba quan hệ tam cương đó là: vua – tôi, cha – con, chống – vợ. Vua – tôi biểu hiện bằng đức trung, Cha – con biểu hiện bằng đức hiếu, Giữa trung và hiếu thì trung đứng đầu. Các quan hệ này nho gia gọi là đạo. Khi các quan hệ này chính danh thì xã hội ổn định, gia đình yên vui. Và ngược lại, nếu xảy ra bất ổn xã hội để chấn chỉnh lại ba mối quan hệ này thì nho gia lấy giáo dục đạo đức làm cứu cánh. Khổng Tử dạy: "Con người nếu không hiếu cha mẹ, không kính tổ tiên thì bất cứ việc xấu nào họ cũng dám làm. Một người hiếu cha mẹ, kính tổ tiên thì không những là lời nói việc làm mà khởi tâm động niệm họ đều nghĩ rằng, nếu như việc này ta làm mà không đúng pháp thì có lỗi với cha mẹ, làm nhục tổ tiên thì họ sẽ không dám làm." Khổng Tử đã xây dựng thuyết thiên mệnh để làm chỗ dựa vững chắc cho lý luận đạo đức của mình. Dựa trên thuyết thiên mệnh, Khổng Tử cho rằng: Thiên mệnh chi vị tính, xuất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo và tính tương cẩn, tập tương viễn. Ông cho rằng, nếu lập đạo của trời, nói về âm và dương; lập đạo của đất, nói về cương và nhu; thì lập đạo của người , phái nói về nhân và nghĩa. Đức Khổng Tử nêu lên ngũ luân với thuyết chính danh và chữ “Nhân” để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Người ta phải giữ năm đạo đó làm thường, không nên để rối loạn. Ngũ thường gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, dũng.  Nhân : Là lòng từ thiện. Khổng Tử nói: Khi ở nhà giữ gìn dung mạo khiêm cung; khi ra làm việc thi hành một cách kính cẩn; khi giao thiệp với người, giữ lòng trung thành. Dẫu đi tới các đoàn rợ phương đông và phương bắc, cũng chẳng bỏ ba đức hạnh cung, kính và trung ấy, như vậy là người có đức nhân  Nghĩa : Là việc nên làm hay là cách xử sự phải đường hoàng, hào hiệp. Hành vi của con người phải tuân theo tính chính đáng, chú trọng quy tắc, tiêu chuẩn, trọng tâm là nghĩa vụ và trách nhiệm. Trước khi làm gì phải xem xét hành vi đó có hướng đến ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 6 điều “thiện” hay không, có thể hiện tiêu chuẩn đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm với cộng đồng hay không.  Lễ : Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người, mở rộng ra là việc tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Một cách căn bản, chính nghi lễ và nghi thức làm cho cuộc sống quân bình. Lễ làm bền vững nền văn hiến của một nước, lễ mà ại hoại thì văn hiến cũng tiêu tan. Khổng Tử nói: "Cung kính mà thiếu lễ thì làm thân mình lao nhọc. Cẩn thận mà thiếu lễ thì trở thành nhút nhát. Dũng cảm mà thiếu lễ sẽ trở thành rối loạn. Ngay thẳng mà thiếu lễ sẽ trở nên thô lỗ”.  Trí : Óc khôn ngoan, sáng suốt. Cảm giác đúng và sai. Biết tiên liệu, tính toán để hành động hợp đạo lý.  Tín : Giữ đúng lời, đáng tin cậy. Chữ tín vốn nằm trong 4 điều trên, sau này được tách ra để thành Ngũ thường. Tín là thước đo, là sự phản ánh 4 giá trị trên.  Dũng: sức mạnh tinh thần, lòng can đảm, biết xấu hổ vì cái sai cái xấu để vứt bỏ chúng mà làm theo nhân nghĩa… Nhân, theo nội dung sách Luận ngữ, là sự phô bày rất thực tiễn và ngoại tại các phẩm tính của con người. Khổng Tử chia loài người thành ba hạng:  Thánh nhân: Bậc hiền giả, người thể hiện và chuyển giao minh triết.  Quân tử: Người cao nhã, kẻ phấn đấu để làm điều chân chính.  Tiểu nhân: Kẻ “hèn mọn”, hành động không màng tới đạo đức. Khổng Tử nói: "Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ, (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân. Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung”. Trong tu thân, sự học là rất quan trọng. Khổng Tử nói: “Ta đi học là học cho ta, để gây cái phẩm giá của ta, chứ không phải là để khoe với người. Ta chỉ lo không làm được những việc đáng cho người ta biết, chứ không lo người ta không biết mình”. “Muốn nhân mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngu, muốn trí mà không muốn học thì bị cái che mờ là cao kỳ, muốn tín mà không muốn học thì bị cái che mờ là hại ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 7 nghĩa, muốn trực mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngang ngạnh, muốn dũng mà không muốn học thì bị cái che mờ là loạn, muốn cương mà không muốn học thì bị cái che mờ là táo bạo khinh suất”. Muốn trở lại người có "lễ" thì phải học mà học thì phải thông qua chữ Văn. "Văn" ấy có thể đã thành vǎn và cũng rất có thể đang ở dạng truyền ngôn, bất thành văn. Do đó vai trò của người thầy là rất quan trọng, đặc biệt là ở tư cách đạo đức. 2. Triết học Pháp gia thời Trung Quốc cổ đại. 1.1Hoàn cảnh ra đời và phát triển: Quản Trọng (Thế kỷ VI TCN) là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là phương cách trị nước. Đối với ông, người trị nước phải coi trọng luật, lệnh, hình, chính.Ông được xem là người khới xướng Pháp gia và cũng chính là cầu nối giữa Nho gia và Pháp gia. Sau Quản Trọng là Thân Bất Hại (401-337 TCN), Ông đưa ra chỉ trương ly khai “Đạo đức”, chống “Lễ” và đề cao “Thuật” trong phép trị nước. Thêm đại biểu nữa của triết học Pháp gia là Thương Ưởng (390-338 TCN) và Thận Đáo (370-290 TCN). Trong phép trị nước Thương Ưởng đề cao “Pháp” theo nguyên tắc “Dĩ hình khử hình” (dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạt).Còn Thận Đáo là người nước Triệu và chịu ảnh hưởng triết học về đạo của Lão Tử, nhưng về chính trị ông lại đề xướng đường lối trị nước bằng tư tưởng pháp trị và đặc biệt là ông chủ trưởng dùng thuật. Thận Đáo cho rằng Pháp luật phải khách quan như vật “vô vi” và điều đó loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền. Phải nói rằng đây là một tư tưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi đã tiếp thu và hoàn thiện. Cuối thời chiến quốc, Hàn Phi (280-233 TCN) người có công tổng kết và hoàn thiện tư tưởng trị nước của Pháp gia. Ông đã tổng hợp ba quan điểm về pháp, thế, thuật của ba nhà triết học trên thành một học thuyết có hệ thống và trình bày trong sách Hàn Phi và ông còn kết hợp ba học thuyết Nho, Lão, Pháp lại với nhau. Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng Pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại bấy giờ. 1.2Những luận điểm cơ bản:  Ba cơ sở của thuyết Pháp trị Hàn Phi: ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 8 Thừa nhận sự tồn tại của lý – tính quy luật hay những lực lượng khách quan trong xã hội. Lý chi phối mọi sự vận động của tự nhiên và xã hội vì vậy con người cần nắm lấy cái lý của vạn vật luôn biến hóa để hành động cho phù hợp. Thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội. Xã hội luôn biến đổi vì vậy người thống trị phải căn cứ vào nhu cầu khách quan của lịch sử, dựa vào đặc điểm của thời thế để đặt ra chính sách, chế độ và cách trị nước cho thích hợp. Pháp luật biến chuyển theo thời đại thì thiên hạ trị, còn thời thế thay đổi mà phép trị dân không thay đổi thì thiên hạ loạn. Thừa nhận bản tính con người là ác. Trong xã hội người tốt kẻ xấu lẫn lộn, kẻ xấu thì nhiều hơn người tốt . Vì vậy phải thực hiện Pháp trị để ngăn chặn không cho họ làm điều ác. Phép trị quốc của Hàn Phi là học thuyết hoàn chỉnh được tổng hợp từ Pháp, Thế, Luật, là các công cụ trị nước của bậc đế vương.  Pháp (法 fǎ): luật hay quy tắc. Luật pháp phải được trình bày rõ ràng và thông báo rộng rãi cho công chúng. Tất cả thần dân của nhà cai trị đều bình đẳng trước pháp luật. Luật pháp phải thưởng cho những người tuân phục và trừng phạt những người bất tuân. Vì thế, nó đảm bảo được rằng mọi phán xét của pháp luật là đều có thể suy luận theo hệ thống để biết trước được (từ khi phát sinh hành động liên quan tới pháp luật, đã có thể đoán trước phán xét của pháp luật cho hành động đó là như thế nào). Hơn nữa, hệ thống luật pháp cai quản đất nước, chứ không phải là nhà vua cai trị. Nếu có thể làm cho pháp luật có hiệu lực, thậm chí một vị vua kém tài cũng trở nên mạnh mẽ.  Thuật (術 shù): phương pháp, thủ đoạn hay nghệ thuật. Những thủ đoạn đặc biệt và “bí mật” được vị vua cai trị dùng để đảm bảo rằng những người khác (quan lại ) không thể chiếm quyền kiểm soát quốc gia. Điều đặc biệt quan trọng là không một ai có thể biết được những động cơ thực sự của những hành động của nhà vua, và vì thế không ai biết được cách đối xử thế nào để có thể tiến thân, ngoại trừ việc tuân theo “pháp” hay các luật lệ.  Thế (勢 shì): tính chính thống, quyền lực hay uy tín. Chính vị trí của nhà vua cai trị, chứ không phải nhà vua, nắm giữ quyền lực. Vì thế việc phân tích ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 9 khuynh hướng, hoàn cảnh và những yếu tố thực tại là điều căn bản của một vị vua cai trị thực sự.  Hình phạt: Theo Pháp gia hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, trừ bỏ cái họa trong thiên hạ. Khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già cả được thỏa lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành, biên giới không bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìn cho nhau”.  Nông nghiệp và chiến tranh: Hàn Phi coi phú cường là mục tiêu tối cao của quốc gia. Để đạt tới mục tiêu phú cường đó, Hàn Phi chủ trương áp dụng chính sách "Canh chiến", đưa hết trăm họ vào hệ thống tổ chức "Canh chiến". Được như vậy thì vào thời bình, nhân dân sẽ nỗ lực canh tác, làm cho nước giàu, nhờ có pháp lệnh khuyến khích; một khi xây ra chiến tranh, thì khối nông dân đã được tổ chức sẵn trong thời bình, đều trở thành lính chiến, có thể đưa ngay ra chiến trường chống giặc. ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 10 [...]...CHƯƠNG II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA 1 Sự tương đồng : Qua tìm hiểu ở phần cơ sở lý luận ta nhận thấy có những điểm tương đồng giữa Nho gia và Pháp gia khi so sánh hai quan điểm triết học được coi là có giá trị và có ảnh hưởng này: Nho gia và Pháp gia đều là những tư tưởng triết học đã đưa ra những phương cách giải quyết để tìm cách gia i đáp những yêu cầu... nhưng khi con người áp dụng không có sự chọn lọc cho phù hợp với hoàn cảnh tình hình mà áp dụng một cách rập khuân dẫn đến kết quả không như mong muốn 2 Sự khác biệt: Dựa vào cở sở lý luận đã nêu ở chương 1, ta nhận thấy sự khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia: Sự khác biệt Thuyết trị quốc Nho gia Pháp gia Quan điểm Khổng Tử phản đối việc nhà cầm quyền dùng luật pháp, hình phạt để cai trị dân Ông đề... dụng Triết học trong giao tiếp hằng ngày, quản lý nhân viên, xây dựng tổ chức nhân sự công ty,… Nhà nước có thể vận dụng các tư tưởng về Nho gia và Pháp gia để xây dựng một hệ thống pháp luật sao cho nghiêm minh nhưng cũng cần phải quan tâm đến yếu tố con người, sự khoan dung Tóm lại, Nho gia và Pháp gia có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, chúng ta nên biết phối hợp và vận dụng sao cho linh hoạt và. .. nói riêng và Triết học thế giới nói chung, nhiều quan điểm tư tưởng có giá trị trong việc xây dựng nhà nước, xây dựng con người, các biện pháp để ổn định chính trị và trật tự xã hội Các quan điểm này cho đến ngày nay vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu, kế thừa và vận dụng trong nhiều quốc gia châu Á Nghiên cứu về Nho gia và Pháp gia giúp ta có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về Nho gia và Pháp gia Nghiên... vậy, hai triết lý trên giải quyết cùng một vấn đền dựa trên hai quan điểm khác nhau Nho gia thì hướng đến đức trị còn Pháp gia thì hướng đến pháp trị Nho gia cho rằng để xây dựng một xã hội phồn vinh thì cần phải giáo dụng con người sao có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng… Trong khi đó, Pháp gia hướng đến việc xây dựng một hệ thống luật lệ có thưởng phạt nghiêm minh CHƯƠNG III: MỞ RỘNG VÀ KẾT LUẬN ĐỖ... ảnh của Nho gia và Pháp gia đối với đời sống xã hội của người Việt Nam Từ đó, ta có để ứng dụng các Triết lý này trong mọi mặt của đời sống ở hiện tại Triết học hoàn toàn không xa lạ với đời sống xã hội Chúng ta có thể vận dụng Triết học trong nhiều mặt từ kinh tế, xã hội, chính trị - pháp luật Tùy vào khả năng và tầm nhìn của từng các nhân mà mức độ vận dụng, khai thác Triết học ở các mức độ khác nhau... nghiên cứu và quán triệt sâu sắc tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa “đức trị” với pháp trị” là hết sức cần thiết, vì nó tiếp tục soi sáng công cuộc đổi mới của Đảng và dân tộc ta KẾT LUẬN ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 27 Tuy mỗi trường phái Nho gia hay Pháp gia đều có những hạn chế riêng, nhưng các nhà tư tưởng thuộc 2 trường phái này đã để lại cho lịch sử Triết học Trung Quốc cổ đại, Triết học... người và phải có trên dưới rõ ràng, còn chữ "Văn" luôn nhắc nhở phải học  Hạn chế: Nhưng Nho gia Việt Nam dù có lý do để tồn tại và phát triển thì cũng vẫn gắn liền với giai cấp phong kiến địa chủ trong nước và là công cụ thống trị và tư tưởng của giai cấp đó Mà giai cấp địa chủ đó từ thế kỷ XV trở về trước tuy có một vai trò nhất định nhưng vẫn là một giai cấp bóc lột đối với nhân dân Và bất cứ một giai... có Nho gia đã làm cho những người gia nhập tầng lớp Nho sĩ này xa rời sinh hoạt kinh tế và lĩnh vực sản xuất xã hội, nó chỉ biết đề cao đạo tư thân và đạo tự nước chứ không hề đếm xỉa đến các tri thức về khoa học tự nhiên cũng như về các ngành sản xuất và lưu thông Nho giáo Việt Nam không tiếp tục đi sâu vào khám phá những vấn đề bản chất của đời sống và của vũ trụ, vì mối quan hệ giữa tinh thần và. .. bùn nhơ và bàn tay vấy máu của những người lao động Nho gia ở Việt Nam khi chiếm ở vị trí độc tôn thì đã làm cho chủ nghĩa giáo điều và bệnh khuôn sáo phát triển mạnh trong lĩnh vực tư tưởng và trong địa hạt giáo dục khoa học Bệnh giáo điều và khuôn sáo này đã ăn sâu vào trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật nhất là trong văn học và sử học khiến cho sự sáng tạo trong các lĩnh vực này bị dập vào những . Học Đề tài số 05 SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA HVTH : ĐỖ DIỆU THÚY Stt : 65 Nhóm : 07 Lớp : Cao học ngày 4 – K22 GVHD : TS. Bùi Văn Mưa Tp HCM, Tháng 12 năm 2012 ĐỖ DIỆU THÚY. vua được dấu kín. Nhờ Thuật mà vua chọn được người tài năng, trao đúng chức vụ quyền hạn và loại được kẻ bất tài (p 75& amp;76). ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 20 . hùng biện mà không chắc chắn, nói chuyện nhân nghĩa ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 15 của các tiên vương mà không biết sửa đổi nước, thì đó cũng đều là những điều có thể dùng để đùa chơi chứ không

Ngày đăng: 18/11/2014, 17:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan