Thái độ nhất quán của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đối với Khổng Tử và Nho giáo, thái độ ấy đã được Người nêu rõ trong bài nói tại Hội nghị huấn luyện toàn quốc lần thứ nhất 1950: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”. Trong suốt 60 năm hoạt động cách mạng phong phú và sôi nổi của mình, Hồ Chí Minh đã hàng trăm lần vận dụng các mệnh đề tư tưởng Nho gia và đặc biệt trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao Động Việt Nam năm 1951, Người đã dùng ba mệnh đề bất hủ của Nho giáo nói về tiêu chuẩn của người quân tử là “Giàu sang không thể quyến rũ, Nghèo khó không thể chuyển lay, Uy lực không thể khuất phục” để khái quát phẩm chất của người cộng sản Việt Nam (Chính Người là kết tinh đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất của phẩm chất ấy).
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng nêu ra hạn chế trong tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng coi khinh lao động chân tay, bệnh danh lợi địa vị… phải triệt để phê phán.
Pháp luật là tất yếu cần cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, làm hình thành mọi quan hệ xã hội hợp với chuẩn đã định. Không có pháp luật thì xã hội khó mà tồn tại được. Cho nên trước Cách mạng Tháng Tám và ngay sau ngày tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghĩ đến, đã tự thân lo việc soạn thảo Hiến pháp và Luật pháp.
Bác ra lệnh giữ lại mọi luật lệ cũ còn thích hợp với chế độ mới rồi răn bảo cán bộ ngoài Đảng, trong Đảng sớm biết tu tỉnh, tẩy rửa mọi thói hư tật xấu, tư thù, tư oán, cậy thế, cậy thần, quân phiệt hà hiếp, kể cả hẹp hòi, chuộng hình thức, ích kỷ, hám lợi danh; nghĩa là những điều luân lý thông thường, những yêu cầu sơ đẳng của Đạo đức làm người, của cái Thiện bẩm sinh.
Đạo đức làm người mà vững, thì phép nước, lệ làng, kỷ cương xã hội bảo đảm. Luật lệ không bao giờ đủ, ở đâu cũng thế. Chưa có luật nhưng giữ được tính Thiện, căm thù điều ác, thì đỡ nghĩ bậy, làm bậy. Đỡ nhiều lắm. Có luật đấy rồi, nhưng không có lương tâm thì sẽ bất chấp luật, sẽ xuyên tạc luật, bẻ queo luật như chơi. Có người phàn nàn là không đủ luật nên trật tự bát nháo; thậm chí nghĩ rằng nguyên nhân sâu xa là bởi vì Hồ Chủ tịch quá thiên Đức trị và coi nhẹ Pháp trị. Tôi cho nghĩ thế là một sai lầm về nhận thức tư tưởng. Tham nhũng lan tràn có phải vì do không đủ luật đâu có phải vì do cơ quan bảo vệ pháp luật không đủ người đâu? Kém đạo đức, vô giáo dục thì quả là “vô pháp, vô thiên”. Dột nát cả mái thì luật dùng vào đâu được.
Quan niệm về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống văn hóa phương Đông và từ tấm gương trị nước của các vị vua chúa hiền minh trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, vượt lên tất cả những ông vua đức độ và kẻ sĩ hiền tài, trong quá trình trị vì đất nước, Hồ Chí Minh đã thực thi triệt để vấn đề “đức trị” với “pháp trị” trên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm vì hạnh phúc của nhân dân.
Pháp luật và đạo đức là hai lĩnh vực khác nhau thuộc hình thái ý thức xã hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, hai vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Pháp luật là một biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức; ngược lại đạo đức là những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với người khác, nhưng nhiều khi rất cần sự hỗ trợ của pháp luật. Bởi vì nếu không kết hợp với tính nghiêm minh, khoa học của pháp luật thì giáo dục đạo đức trở thành vô nghĩa. Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh cho thấy rõ điều này. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nặng về giáo dục, nhẹ về xử phạt, nhưng cái gì cũng không dùng đến xử phạt thì không nên, sẽ mất cả kỷ luật. Trọn ĐỖ DIỆU THÚY TRANG 26
đời Hồ Chí Minh là một cuộc đời giáo dục mọi người làm người, lấy đức làm gốc. Bởi vì, dù tài giỏi đến mấy mà không có đức, không có căn bản thì không làm được cách mạng. Nhưng Người luôn quán triệt “đức trị” phải thống nhất với “pháp trị”. Trong Di chúc, Người viết: “Đối với nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu,v.v.. thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện” (1).
Nhưng điều quan trọng hơn là Người tập trung chỉ đạo đưa pháp luật vào cuộc sống, làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế, tạo cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành. Đối với một nước dân chủ, Hồ Chí Minh quan tâm tới năng lực làm chủ của người dân. Trước đây, dưới chế độ cũ, bọn thực dân phong kiến tìm cách làm cho dân ngu để dễ trị. Trong chế độ mới, Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục lại nhân dân, nâng cao dân trí, làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. Pháp luật chỉ có hiệu lực trong thực tế khi nhân dân có những hiểu biết nhất định về văn hóa, chính trị, về pháp luật, về quyền công dân. Người dân chỉ có thể “dám mở mồm ra” – như cách nói của Bác Hồ – khi có những hiểu biết nhất định về pháp luật.
Giáo dục nhân dân hiểu biết về pháp luật là cần thiết, vì điều đó tạo ra tính chủ động của người dân trong thực thi pháp luật. Nhưng cán bộ – nhất là cán bộ ngành tư pháp – làm gương trong việc tuân thủ pháp luật cũng rất cần thiết. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực trong việc thực thi pháp luật. Những câu chuyện về việc Người chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, đèn đỏ dừng lại, hay đơn giản là tôn trọng quy định của nhà chùa cởi dép khi vào lễ Phật,… được nhân dân truyền tụng, học tập, có sức giáo dục to lớn cho cán bộ, nhân dân trong việc thực thi pháp luật.
Việc nghiên cứu và quán triệt sâu sắc tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị” là hết sức cần thiết, vì nó tiếp tục soi sáng công cuộc đổi mới của Đảng và dân tộc ta.
KẾT LUẬN
Tuy mỗi trường phái Nho gia hay Pháp gia đều có những hạn chế riêng, nhưng các nhà tư tưởng thuộc 2 trường phái này đã để lại cho lịch sử Triết học Trung Quốc cổ đại, Triết học phương Đông nói riêng và Triết học thế giới nói chung, nhiều quan điểm tư tưởng có giá trị trong việc xây dựng nhà nước, xây dựng con người, các biện pháp để ổn định chính trị và trật tự xã hội. Các quan điểm này cho đến ngày nay vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu, kế thừa và vận dụng trong nhiều quốc gia châu Á.
Nghiên cứu về Nho gia và Pháp gia giúp ta có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về Nho gia và Pháp gia. Nghiên cứu những ảnh của Nho gia và Pháp gia đối với đời sống xã hội của người Việt Nam. Từ đó, ta có để ứng dụng các Triết lý này trong mọi mặt của đời sống ở hiện tại.
Triết học hoàn toàn không xa lạ với đời sống xã hội. Chúng ta có thể vận dụng Triết học trong nhiều mặt từ kinh tế, xã hội, chính trị - pháp luật. Tùy vào khả năng và tầm nhìn của từng các nhân mà mức độ vận dụng, khai thác Triết học ở các mức độ khác nhau. Ta có thể ứng dụng Triết học trong giao tiếp hằng ngày, quản lý nhân viên, xây dựng tổ chức nhân sự công ty,… Nhà nước có thể vận dụng các tư tưởng về Nho gia và Pháp gia để xây dựng một hệ thống pháp luật sao cho nghiêm minh nhưng cũng cần phải quan tâm đến yếu tố con người, sự khoan dung.
Tóm lại, Nho gia và Pháp gia có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, chúng ta nên biết phối hợp và vận dụng sao cho linh hoạt và hiệu quả nhất