Tư tưởng Pháp gia ra đời nhằm đưa ra những phương cách giải quyết cho các vấn đề thực tiễn chính trị, xây dựng kỹ cương đất nước . Pháp gia phục vụ cho những mục đích nhất định mà phần lớn là phục vụ cho tầng lớp thống trị. Tư tưởng Pháp gia đã nói không có gì là bất biến, mỗi một xã hội lại phù hợp với một chủ trương, chính sách khác nhau.
Xuất hiện từ rất lâu đời pháp gia là những tư tưởng trị quốc trong lịch sử Trung Quốc thời cổ đại, có giá trị lịch sử lâu dài và được nhiều nước phương Đông áp dụng, trong đó có cả Việt Nam. Hồ Chí Minhđã vận dụng Pháp gia rất thành công trong cuộc đấu tranh và giải phóng dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng của lớp lớp đời đời con cháu Việt Nam noi theo.
Đối với việc vận dụng Pháp trị, Hồ Chí Minh cho rằng quản lý xã hội bằng pháp luật là dân chủ, tiến bộ và tính chất phổ biến đối với các xã hội hiện đại. Xuyên suốt trong hoạt động quản lý nhà nước của Người, Hồ Chí Minh chủ trương tinh thần pháp luật phải chi phối, chỉ đạo mọi hành vi, hoạt động của bộ máy, cơ quan nhà nước, môi trường pháp lý phải bao trùm mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng Hiến pháp vì trong nhận thức của Hồ Chí Minh, pháp luật của chế độ xã hội có những giá trị nhân bản chung mà chúng ta có thể kế thừa, phát triển. Hồ Chí Minh đã nhìn nhận pháp luật trong chiều sâu văn hóa của nó. Sau năm 1954, khi đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, Hồ Chí Minh chủ trương sửa đổi và ban hành Hiến pháp mới – Hiến pháp 1959. Dựa theo tư tưởng biện chứng của Hàn Phi Tử là thời biến pháp biến, một khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi thì pháp luật cũng phải thay đổi để bảo đảm khả năng điều
SVTH: Hồ Thị Trúc Hà Trang 25
chỉnh hợp lý các quan hệ xã hội đã phát sinh và định hình. Mỗi thời đại khác nhau thì việc vận dụng chính sách pháp luật cũng phải khác nhau. Như vậy, tư tưởng biện chứng của Hàn Phi tử trong hệ tư tưởng Pháp gia cũng được Hồ Chí Minh nhìn nhận và vận dụng hợp lý. Ngoài ra, khi vận dụng pháp trị, Người còn cho rằng khi thực thi luật pháp, việc thưởng phạt phải nghiêm minh vì nếu thưởng phạt không nghiêm minh thì người tận tụy lâu ngày cũng thấy chán, còn người hư hỏng thì lại vi phạm pháp luật. Người cho rằng, trong một nước, thưởng phạt nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công. Tư tưởng này của Hồ Chí Minh có thể tìm thấy trong các tác phẩm để lại của Hàn Phi Tử. Với việc đề cao pháp luật trong quá trình xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh khẳng định: Pháp luật của ta là pháp luật dân chủ, phải nghiêm minh và phát huy hiệu lực thực tế. Nhà nước ta cũng sử dụng pháp luật để quản lý xã hội. Đề cập đến chế độ pháp trị, Hồ Chí Minh đã nói, tư pháp cần góp phần mình là thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã chắt lọc những tinh túy nhất của tư tưởng Pháp gia và vận dụng tư tưởng này trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. Người đã kết hợp chặt chẽ việc quản lý, điều hành xã hội bằng pháp luật với việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh công dân, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh nhận rõ pháp luật là để điều chỉnh hành vi của con người, nâng con người lên hướng đến chân, thiện, mỹ. Pháp luật góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
SVTH: Hồ Thị Trúc Hà Trang 26
PHẦN III: KẾT LUẬN
Nho giáo từ khi ra đời đến nay đã trên 2500 năm và đã từng ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến xã hội Việt Nam đã góp phần xây dựng một xã hội thịnh vượng, ổn định, có trật tự, có pháp luật, một quốc gia thống nhất.
Ngày nay cả nước bước vào thời kỳ xây dựng mọi mặt đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên con đường tiến tới : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta lại thường xuyên đụng đến những vấn đề Nho giáo. Nho giáo tuy không còn ảnh hưởng nhiều trong đời sống như trước nhưng nó vẫn còn hiện diện bám sát chúng ta và tiếp tục đem lại cho chúng ta nhiều bài học cả chính diện và phản diện. Chúng ta cần phải biết chắc lọc, tiếp thu và phát triển những tư tưởng của Nho giáo để giải quyết những vấn đề về gia đình, về mối quan hệ cá nhân và xã hội, về quản lý đất nước, về phát triển kinh tế, giáo dục… trong thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tư tưởng và quan điểm trị nước luôn là một vấn đề quan trọng trong đời sống chính trị của nhân loại kể từ khi nhà nước và giai cấp xuất hiện đến nay. Trong lịch sử xã hội cổ đại, đã có nhiều hệ thống quan điểm, tư tưởng chính trị về phương thức trị nước, trong đó nổi bật là các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại. Đặc biệt là các nhà tư tưởng chính trị của Trung Quốc cổ đại, trong đó có thể kể đến tư tưởng pháp gia đã mang lại sự phong phú về phương thức trị nước cho nhà cầm quyền.
Tuy nhiên, không phải cách trị nước nào cũng hoàn hảo và có thể được sử dụng. Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, mặc dù những tư tưởng về cách trị nước của Khổng Tử, Lão Tử, Tuân Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử... đã có những giá trị nhất định trong lịch sử, song sự thành công mà nó mang lại không được như ý muốn trong một xã hội loạn lạc và luôn xảy ra chiến tranh như xã hội Trung Quốc cổ đại. Trong bối cảnh đó, tư tưởng Pháp trị của Pháp gia, đặc biệt là tư tưởng của Hàn Phi đã được Tần Thủy Hoàng sử dụng có hiệu quả trong việc thống nhất Trung Quốc và có vai trò nhất định trong việc trị nước trong những năm sau đó.
SVTH: Hồ Thị Trúc Hà Trang 27
Những giá trị của tư tưởng pháp trị có tác dụng thiết lập pháp luật nhằm ổn định chính trị và xã hội. Chính vì vậy, trong điều kiện lịch sử hiện nay, việc nghiên cứu, tham khảo và sử dụng tư tưởng pháp trị một cách phù hợp là điều rất cần thiết trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam và quản lý xã hội bằng pháp luật.
SVTH: Hồ Thị Trúc Hà Trang 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại cương về lịch sử triết học (Phần 1)- TS Bùi Văn Mưa- Trường ĐHKT TP.HCM.
2. Đại cương triết học Việt Nam - PGS.TS Nguyễn Hùng Hậu - Nhà xuất bản Thuận Hóa
4. Nho giáo Trung Quốc - Nguyễn Tôn Nhan - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 5. Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại - Trần Đình Hượu - Nhà xuất bản giáo dục.
6. Giáo trình triết học – Bộ Giáo dục và Đào tạo- Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội năm 2007 7. http//:www.scribd.com/doc/18058787/Tieu-Luan-Triet-Hoc-Nho-Giao 8. http//:nhogiao.webs.com/ 9. http//:www.chungta.com/desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Nhan- Thuc/Hom_nay_voi_Nho_giao/ 10. http//:vanhoahoc.edu.com/diendan/viewtopic.php?f=70&t=1174 11. http//:khodetai.com/khai-quat-chung-ve-Nho-giao_c_36429.html 12.http//:www.kh-sdh.udn.vn/zipfiles/so26/03tr.Binh-ng%20kim.pdf