1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cuộc vận động tiểu phỉ ở Hà Giang giao đoạn 1947 đến 1962

125 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 3,24 MB

Nội dung

Do âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, bên cạnh đó chính quyền cách mạng còn non trẻ, mạng lưới cơ sở Đảng, lực lượng vũ trang mỏng, công tác giác ngộ quần chúng còn yếu nên

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS HÀ THỊ THU THỦY

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn

TS Hà Thị Thu Thủy, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt

quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lịch sử, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường

Tôi xin trân thành cảm ơn Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Hà Giang, Chi cục Lưu trữ tỉnh Hà Giang, Ban nghiên cứu khoa học Lịch sử Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang, Ban nghiên cứu khoa học Lịch sử Công an tỉnh Hà Giang, Bảo tàng tỉnh Hà Giang đã cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn này Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang, bạn bè cùng gia đình và những người thân đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013

Tác giả luận văn

Đinh Thế Hiệp

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013

Tác giả luận văn

Đinh Thế Hiệp

Xác nhận của trưởng khoa chuyên môn

Xác nhận của Người hướng dẫn khoa học

TS Hà Thị Thu Thủy

Trang 6

MỤC LỤC

Trang Trang bìa phụ

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan ii

Danh mục các từ viết tắt iii

Mục lục iv

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LỰC LƯỢNG PHỈ Ở HÀ GIANG 7

1.1 Khái quát về tỉnh Hà Giang 7

1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 7

1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Giang trước năm 1947 9

1.2 Sự hình thành lực lượng phỉ ở Hà Giang 14

1.2.1 Giai đoạn 1947-1954 14

1.2.2 Giai đoạn 1954-1962 25

Chương 2 HOẠT ĐỘNG TIỄU PHỈ Ở HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 1947- 1962 33

2.1 Các hoạt động vũ trang 33

2.1.1 Tiễu phỉ ở Tiên Nguyên (Bắc Quang) 34

2.1.2 Từng bước đánh bại âm mưu lập “xứ Nùng tự trị” ở Hoàng Su Phì của thực dân Pháp 35

2.1.3 Chiến dịch Đông - Tây tập đoàn 44

2.1.4 Tiễu phỉ ở Bắc Mê (Vị Xuyên), Đồng Văn và dập tắt các tổ chức phản động 48

2.1.5 Truy quét tàn quân phỉ, dập tắt âm mưu nổi cờ trắng 50

2.1.6 Dập tắt vụ bạo loạn ở Đồng Văn 55

2.1.7 Tiễu trừ tàn quân phỉ ở núi Tây Côn Lĩnh 58

2.2 Các hoạt động chính trị, kinh tế-văn hóa và giáo dục 59 2.2.1 Xây dựng chính quyền nhân dân, phát triển các tổ chức đoàn thể

Trang 7

2.2.2 Phát triển kinh tế, văn hóa-giáo dục, y tế 63

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA HOẠT ĐỘNG TIỄU PHỈ Ở HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 1947-1962 67

3.1 Đặc điểm của hoạt động tiễu phỉ ở Hà Giang 67

3.1.1 Lực lượng phỉ hình thành chủ yếu ở vùng núi cao, ở khu vực giáp biên giới và có quan hệ chặt chẽ với thực dân đế quốc 67

3.1.2 Hoạt động tiễu phỉ diễn ra gay go, phức tạp và kéo dài 70

3.1.3 Hoạt động tiễu phỉ ở Hà Giang có mối quan hệ với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ 71

3.2.Vị trí, vai trò của hoạt động tiễu phỉ 73

3.3 Bài học kinh nghiệm của hoạt động tiễu phỉ 77

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC

Trang 8

để tồn tại và phát triển

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Hà Giang là một trong những tỉnh giành được chính quyền muộn nhất (tháng 12 năm 1945) Do âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, bên cạnh đó chính quyền cách mạng còn non trẻ, mạng lưới cơ sở Đảng, lực lượng vũ trang mỏng, công tác giác ngộ quần chúng còn yếu nên từ năm 1947 trên địa bàn tỉnh Hà Giang lực lượng phỉ đã hình thành Lực lượng phỉ hoạt động phức tạp, vừa ngấm ngầm, vừa công khai ở các huyện Hoàng Su Phì, Đồng Văn, Bắc Quang, Vị Xuyên Được sự hỗ trợ của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và quân Quốc dân đảng (Trung Quốc), lực lượng phỉ đã gây xung đột dân tộc, nhằm lật đổ chính quyền cách mạng, lập khu tự trị riêng, đã đe dọa tính mạng và tài sản của nhân dân, sự tồn tại của chính quyền cách mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ổn định hậu phương trong kháng chiến

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân Hà Giang đã từng bước tiêu diệt, cải tạo lực lượng phỉ làm thất bại âm mưu “phỉ hóa toàn dân” của thực dân đế quốc Chính quyền cách mạng được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, hậu phương ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trong giai đoạn hiện nay, âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực phản động ngày càng tinh vi và phức tạp Chúng thường đưa ra các chiêu bài

“nhân quyền”, “tự do tôn giáo, tín ngưỡng” nhằm vào các khu vực trọng yếu,

Trang 9

vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nhất là khu vực có nền kinh tế kém phát triển và trình độ dân trí thấp để tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm lôi kéo, kích động, xúi giục quần chúng nổi dậy chống phá chính quyền cách mạng Đặc biệt những khu vực trước đây ở Hà Giang đã hình thành phỉ, đến nay chủ yếu có nền kinh

tế kém phát triển, nằm trong những huyện nghèo nhất cả nước, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn Bên cạnh đó vấn đề di dân tự do (chủ yếu của đồng bào người Mông di cư vào khu vực Tây Nguyên), việc truyền đạo trái phép (Xín Mần, Yên Minh, Mèo Vạc…), việc bắt cóc buôn bán phụ nữ qua biên giới, vấn đề an ninh biên giới… diễn ra hết sức phức tạp

Tìm hiểu quá hình thành và các biện pháp của ta trong cuộc vận động tiễu phỉ giai đoạn 1947-1962 có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm giúp các cơ quan, ban ngành có liên quan có những chính sách phát triển, hỗ trợ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí vùng miền và dân tộc thiểu số; có những bước

đi vững chắc trong công tác dân vận và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân Mặt khác để nhìn nhận lại một cách khách quan, chi tiết và có hệ thống về những chiến công trong cuộc vận động tiễu phỉ mà nhân dân các dân tộc Hà Giang lập được qua đó khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc trong các thế hệ trẻ của tỉnh nhà Từ đó giáo dục giới trẻ có ý thức hơn trong việc học tập, rèn luyện để chung tay xây dựng Hà Giang ngày càng phát triển vững mạnh

Vì những lí do trên tôi chọn đề tài Cuộc vận động tiễu phỉ ở Hà Giang giai đoạn 1947-1962 làm luận văn nghiên cứu

2 Lịch sử vấn đề

Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi được tham khảo nhiều sách, báo; các văn kiện của Đảng và Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo của những cơ quan, ban ngành có liên quan và của những người đi trước Tuy nhiên

ở từng lĩnh vực và từng khía cạnh riêng cụ thể mỗi một ấn phẩm lại đề cập đến những vấn đề khác nhau Một số tác phẩm chứa đựng các vấn đề mang tính chất gợi mở cho nghiên cứu:

Trang 10

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang tập I (1939-1954)” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang xuất bản năm 1995 và cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Hà Giang tập II (1955-1975)” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang xuất

bản năm 2000 đã trình bày Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã lãnh đạo nhân dân Hà Giang nói chung và các lực lượng vũ trang nói riêng trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ xâm lược

Cuốn "Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (

1891-2001)" của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang, Nxb Chính trị Quốc gia

xuất bản năm 2001đã trình bày hệ thống các lĩnh vực trọng yếu về tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử, văn hóa của Hà Giang từ khi thành lập đến năm 2001

Cuốn “Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang thời kỳ

1935-1945” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang xuất bản năm 1998 đã nêu một

cách có hệ thống những sự kiện lịch sử quan trọng của Đảng bộ tỉnh Hà Giang

từ ngày xây dựng lực lượng cách mạng để nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền đến khi thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Giang và lãnh đạo nhân dân Hà Giang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ

Cuốn “Lịch sử công an nhân dân tỉnh Hà Giang (1945 -1954)” của Công

an tỉnh Hà Giang xuất bản năm 1994 và cuốn “Những sự kiện lịch sử công an

nhân dân tỉnh Hà Giang (1955 - 1975)” của Công an tỉnh Hà Giang xuất bản

năm 1995 đã nêu khái quát những vụ án được Công an tỉnh Hà Giang khám phá trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trong đó có tiêu diệt lực lượng phỉ, việt gian, gián điệp, biệt kích

Cuốn “Hà Giang lịch sử kháng chiến chống Pháp 1945- 1954” của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang xuất bản năm 1994 và cuốn “Hà Giang lịch sử

kháng chiến chống Mĩ 1955- 1975” của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang

xuất bản năm 1997 là công trình khoa học ghi lại sự kiện và tổng kết toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược trên địa bàn tỉnh Hà Giang của nhân dân Hà Giang nói chung và của lực lượng vũ trang tỉnh

Trang 11

Hà Giang nói riêng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ địa phương Tuy nhiên, cuốn sách chưa đi sâu tìm hiểu về hoạt động tiễu phỉ tỉnh Hà Giang

Cuốn “Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Hà Giang

(1947-1962)” của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang xuất bản năm 2001 đã viết một

cách khái quát về công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Hà Giang (1947-1962) nhưng chủ yếu là diễn biến trên mặt trận quân sự

Cuốn “Những trận đánh điển hình của lực lượng vũ trang Hà Giang

(1945-1986)” của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang xuất bản năm 2006 đã khái quát

và thể hiện diễn biến chính của những trận đánh tiêu biểu ở Hà Giang

Cuốn "Lịch sử lực lượng vũ trang quân khu 2" của Bộ tư lệnh quân khu 2,

Nxb Quân đội nhân dân xuất bản năm 2006 là công trình đã dựng lại một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về sự ra đời phát triển cùng với những thành tựu trong xây dựng, chiến đấu trưởng thành của lực lượng vũ trang quân khu 2

Cuốn “Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Hà Giang 1945-2005” của Bộ

Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang xuất bản năm 2008 đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang Hà Giang từ năm 1945 đến năm 2005

Những tác phẩm sử học nói trên đã ghi lại cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của quân dân tỉnh Hà Giang một cách toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là những tài liệu rất bổ ích cho tôi trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, là nguồn tài liệu chung để đối chiếu so sánh khi giải quyết vấn đề Nhưng để nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống về cuộc vận động tiễu phỉ ở Hà Giang giai đoạn 1947-

1962, đến nay chưa có một công trình nào Do vậy nghiên cứu đề tài này là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa khoa học đối với đề tài

3 Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống, toàn diện về bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành lực lượng phỉ và các hoạt động tiễu phỉ của quân dân Hà Giang giai đoạn 1947-1962

Trang 12

3.2 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nêu một cách chân thực, khoa học, đầy đủ về cuộc vận động tiễu phỉ ở Hà Giang giai đoạn 1947-1962 Luận văn góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu lý giải một số vấn đề về lịch sử đấu tranh bảo vệ chính quyền quốc gia dân tộc và xây dựng mặt trận Quốc phòng toàn dân và An ninh nhân dân, khối đại đoàn kết dân tộc

Các văn kiện của Đảng và Nhà nước đây là nguồn tài liệu giúp nắm bắt được chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong hoạt động tiễu phỉ

Nguồn tài liệu lưu trữ: gồm các báo cáo, chỉ thị, nghị quyết của Đảng

bộ tỉnh Hà Giang; các báo cáo của UBHCKC tỉnh Hà Giang và các huyện, của lực lượng công an và quân đội tỉnh Hà Giang Đây là nguồn tài liệu gốc đáng tin cậy, để có cái nhìn cụ thể, chân thực vấn đề mà đề tài quan tâm Đồng thời tác giả cũng sưu tầm nghiên cứu nhiều bài báo, bài phỏng vấn các đồng chí lão thành cách mạng trực tiếp tham gia hoạt động tiễu phỉ Đây là nguồn tài liệu

Trang 13

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các tài liệu đã công bố trên các tạp chí Trung ương và địa phương, các tác phẩm, công trình đã xuất bản của các nhà khoa học, của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ các cấp, của Công an tỉnh Hà Giang, của Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh Hà Giang và một số đề tài về tiễu phỉ của tỉnh Lào Cai, Lai Châu

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic Để khắc phục những hạn chế của các công trình ở địa phương về số liệu, sự kiện, của những tư liệu qua thời gian không còn nguyên vẹn, đồng thời tổng hợp các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, điều tra,

phân tích, tổng hợp

5 Đóng góp của luận văn

Dựa trên các tài liệu khoa học và nhân chứng, đề tài sẽ phân tích, tổng hợp một cách khách quan, toàn diện về cuộc vận động tiễu phỉ ở Hà Giang giai đoạn 1947-1962, cung cấp cho người đọc có cái nhìn khoa học đúng đắn về những thành tựu mà quân và dân Hà Giang đã đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền, giáo dục người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng biên giới cảnh giác với những âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn chia làm 3 chương:

Chương 1: Qúa trình hình thành lực lượng phỉ ở Hà Giang giai đoạn 1947-1962

Chương 2: Hoạt động tiễu phỉ ở Hà Giang giai đoạn 1947-1962

Chương 3: Nhận xét về đặc điểm, vị trí, vai trò của hoạt động tiễu phỉ ở Hà Giang giai đoạn 1947-1962

Trang 14

Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LỰC LƯỢNG PHỈ Ở HÀ GIANG

1.1 Khái quát về tỉnh Hà Giang

1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2 Tại điểm cực Bắc của

Hà Giang cũng là điểm cực Bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía Đông, có vĩ độ 23013'; điểm cực Tây cách Xín Mần khoảng 10 km về phía Tây Nam, có kinh độ l04024'05"; điểm cực Đông cách Mèo Vạc 16 km về phía Đông - Đông Nam có kinh độ l050

30'04" Phía Bắc và phía Tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 277,934 km; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây và Tây Nam

giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Trong tiến trình của lịch sử, vùng đất Hà Giang đã qua nhiều lần thay đổi về cương vực và tên gọi Thời Vua Hùng Hà Giang thuộc Bộ Vũ Định (sau đổi thành Tây Vu), thời Bắc thuộc Hà Giang được gọi là Quận Tân Hưng (220), Quận Tân Xương (420) Từ thế kỷ X-XIX, Hà Giang được là phủ Phú Lương (năm 1009), tường Phú Linh (1265), đạo thừa tuyên Tuyên Quang (1446)… Thời Pháp thuộc

Hà Giang gồm Phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy thuộc khu quân sự số 2 tỉnh Tuyên Quang Ngày 20-8-1891, tỉnh Hà Giang được thành lập trên cơ sở Phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy thuộc đạo quan binh số 3, được chia thành 4 châu gồm Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Đồng Văn và thị xã Hà Giang

Theo Sắc lệnh ngày 15-10-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn quốc được phân chia lại thành 9 chiến khu, Hà Giang thuộc Chiến khu I Ngày 19-10-1946, cả nước được chia thành 12 Chiến khu, Hà Giang thuộc Chiến khu 10 Ngày 25-01-

1948, theo Sắc lệnh số 120 chính thức sáp nhập Khu 10 và Khu 14 thành Liên khu

10, Hà Giang thuộc Liên khu 10 Ngày 23-3-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán Khu Lao - Hà - Yên, sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc

Trang 15

Ngày 15-12-1962, huyện Đồng Văn đã tách thành 3 huyện gồm Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn; huyện Vị Xuyên tách thành 2 huyện Quản

Bạ và Vị Xuyên (theo Quyết định số 211 của Hội đồng Chính phủ) Ngày 01-4-1965, huyện Hoàng Su Phì tách thành 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần (theo theo Quyết định số 49 của Hội đồng Chính phủ) Tháng 4-1976, tỉnh Hà Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang Ngày 18-11-1983, huyện Vị Xuyên đã tách thành huyện Bắc

Mê và Vị Xuyên (theo Quyết định số 136 của Hội đồng Bộ trưởng) Ngày 12-8-1991, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang Tỉnh Hà Giang được tái lập gồm 10 đơn vị hành chính gồm thị xã Hà Giang và 9 huyện, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang Ngày 1-12-2003, huyện Quang Bình được thành lập trên cơ sở tách 12 xã thuộc huyện Bắc Quang, 02 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì và xã 01 thuộc huyện Xín Mần (theo Nghị định 146 của Chính phủ) Ngày 27-9-2010, thành phố Hà Giang được thành lập (theo Nghị quyết 35 của Chính phủ)

Hiện nay Hà Giang có 10 huyện và 1 thành phố với dân số 724.537 người gồm 22 dân tộc trong đó: Mông (chiếm 32,0 % tổng dân số toàn tỉnh), Tày (23,3 %), Dao (15,1 %), Việt (13,3 %), Nùng (9,9 %) (theo điều tra dân

số ngày 01-4-2009) Toàn tỉnh có 06 huyện nghèo nhất cả nước và 115/195 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn

Hà Giang có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, vực sâu, độ dốc lớn và cao dần từ phía Nam lên phía Bắc Địa hình chia cắt thành các tiểu vùng mang đặc điểm khác nhau về độ cao, thời tiết khí hậu Có thể chia thành 3 vùng lớn:

Vùng cao núi đá phía Bắc gồm các huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quảng Bạ và một số xã phía Bắc huyện Vị Xuyên Độ cao trung bình: 1000-1.600m, gồm nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc có độ dốc lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều

Trang 16

Vùng cao núi đất phía Tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, gồm các huyện: Xín Mần, Hoàng Su Phì, và một số xã của huyện Vị Xuyên và Bắc Quang, thuộc dãy Tây Côn Lĩnh Độ cao trung bình của vùng từ 900-1.000m, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và sông suối hẹp

Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi thấp, thung lũng sông Lô, gồm: thị xã Hà Giang, huyện Bắc Mê và một số xã của huyện Vị Xuyên và Bắc Quang Độ cao trung bình 50-100m Địa hình ở đây là đồi núi thấp, thung lũng sông Lô càng xuống phía Nam càng được mở rộng

Hà Giang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều Mùa đông lạnh, khô hạn Là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn 262.957 ha, nhiều sản vật quý hiếm Các loại cây dược liệu có: sa nhân, thảo quả, huyền sâm Gỗ quý có: ngọc am, pơ mu, đinh Động vật có: ngựa, gấu, voọc bạc má… Về khoáng sản có các mỏ trữ lượng trên một triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: Ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên Minh); sắt ở Tùng Bá, chì-kẽm ở Na Sơn, Cao Mã

Pờ Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: mănggan, vàng sa khoáng, cao lanh

Do địa hình bị cắt xẻ mạnh nên đường xá đi lại hết sức khó khăn, khí hậu hết sức khắc nghiệt nhất là về mùa đông, trong khi diện tích rừng tương đối lớn Từ các đặc điểm trên Hà Giang trở thành thành lũy tự nhiên, hiểm hóc, án ngữ một vùng địa đầu Tổ quốc ở phía Bắc và có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng, thuận lợi cho việc phát triển chiến tranh du kích, ém dấu lực lượng, xây dựng các khu căn cứ chiến đấu Do địa hình hiểm trở nên lực lượng phỉ lợi dụng ẩn nấp xây dựng căn cứ chống phá chính quyền cách mạng

1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Giang trước năm 1947

Tháng 9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, từ năm 1881 đến năm 1887 Pháp cơ bản chiếm được Hà Giang, nhân dân Hà Giang chịu sự thống trị của thực dân Pháp Nhiều cuộc nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp đã nổ

Trang 17

ra như khởi nghĩa của đồng bào Tày do Triệu Tiến Kiên lãnh đạo (1901), khởi nghĩa của đồng bào Nùng do Triệu Tài Lộc chỉ huy (1905) đều thất bại Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) tạo bước ngoặt cho cách mạng Việt Nam nói chung và Hà Giang nói riêng Từ 1932 đến 1939, nhiều cán bộ của Đảng đến Hà Giang gây dựng cơ sở cách mạng Vì đường xá đi lại khó khăn, đất rộng, người thưa, cán bộ địa phương hầu như không có nên thực dân Pháp và tay sai nhanh chóng phát hiện, trục xuất ra khỏi địa phương Tháng 9 -1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp nhanh chóng đầu hàng Pháp-Nhật cấu kết với nhau bóc lột nhân dân ta, nhân dân ta một cổ phải chịu hai tròng

Tháng 2-1943, một số cán bộ Việt Minh do đồng chí Bàn Văn Tiên phụ trách được Xứ ủy Bắc Kỳ cử lên Bắc Quang xây dựng cơ sở cách mạng Sau một thời gian ngắn, cơ sở cách mạng được xây dựng ở nhiều xã thuộc huyện Bắc Quang như Hùng An, Vĩnh Hảo, Tiên Kiều… Thực dân Pháp và tay sai đẩy mạnh càn quét, truy lùng cán bộ, phong trào cách mạng tạm lắng nhưng ta đã thành lập được đội tự vệ Tháng 9-1943, một số cán bộ Việt Minh từ Cao Bằng vào Thoom Tòng xã Đường Âm (Vị Xuyên) xây dựng cơ sở Đến tháng 10-

1944, ta đã thành lập được Ban Việt Minh ở tổng Đường Thượng, Yên Minh… Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), một bộ phận cán bộ Việt Minh từ Bảo Lạc (Cao Bằng) sang Hà Giang bắt liên lạc và xây dựng cơ sở cách mạng Ngày 01-6-1945, đội vũ trang tuyên truyền đã chọn Thác Vệ (Bằng Hành - Bắc Quang) xây dựng cơ sở và cử đội viên đi tuyên truyền ở các vùng lân cận để nhân dân hiểu rõ Việt Minh Tháng 7-1945, phong trào cách mạng đã lan rộng hầu hết các xã ở huyện Bắc Quang Tại thị xã Hà Giang, ta chưa xây dựng được

cơ sở cách mạng do việc kiểm soát gắt gao của quân Nhật và lực lượng tay sai

Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đã phải đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện Tận dụng thời cơ ngàn năm có một nhân dân ta đã nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 18

đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Ở Hà Giang, ngày 29-8-1945 phát xít Nhật đã phải rút khỏi đây Vì ở thị xã Hà Giang chưa có cơ sở cách mạng, các chiến sĩ cách mạng ở hai vùng phía nam và phía bắc của tỉnh không liên lạc được với nhau, không biết diễn biến của cách mạng trong nước

Ngày 30-8-1945, quân Tưởng do Mã Vi Nhàn chỉ huy đã tiến vào chiếm đóng thị xã Hà Giang Đến giữa tháng 9-1945, lực lượng phản động Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) do Hoàng Quốc Chính cầm đầu được

sự hậu thuẫn của quân Tưởng đã chiếm đồn Quản Bạ, Hoàng Su Phì, thị xã

Hà Giang, một số xã thuộc huyện Bắc Quang, Vị Xuyên lập ra tỉnh Đảng bộ Việt Nam quốc dân đảng do Hoàng Quốc Chính làm chủ nhiệm, chúng tuyên truyền và có các hoạt động quân sự chống phá cách mạng Với biện pháp đấu tranh linh hoạt khéo léo, cán bộ Việt Minh ở Hà Giang đã vận động được quần chúng nhân dân, binh lính người Việt tham gia cách mạng Các huyện lỵ của Hà Giang lần lượt được giải phóng: Bắc Quang (04-11-1945), Hoàng Su Phì (13-11-1945, thực tế ta thu phục hai cha con thổ ty Vương Văn Thịnh, Vương Văn Đường chuyển hóa thành chính quyền cách mạng), đồn Quản Bạ (21-11-1945), riêng huyện Đồng Văn cán bộ của ta đã thuyết phục được Vương Chí Sình (một thổ ty nắm chính quyền ở Đồng Văn) về Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh (11-1945) Người đã gặp gỡ, nói chuyện và giao cho Vương Chí Sình làm Chủ tịch Uỷ ban Hành chính huyện Đồng Văn, đồng thời

cử cán bộ cùng Vương Chí Sình quay trở lại Đồng Văn mời thêm đại diện các khu, các dân tộc để thành lập chính quyền huyện Trên thực tế ta tạm thời thừa nhận chính quyền thổ ty Vương Chí Sình là Uỷ ban hành chính của cách mạng Với chủ trương kiên trì thuyết phục, chuyển hóa bằng mọi biện pháp,

cố gắng không để Vương sa vào bẫy của kẻ thù có thể nói đây là một thắng lợi quan trọng của Chính phủ ta, tiếp đó ta giải phóng thị xã Hà Giang (08-12-

Trang 19

đồng chí Thanh Phong làm Chủ tịch đã ra mắt nhân dân Hà Giang Mở ra cho nhân dân Hà Giang thời kỳ mới, đó là xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân

Ngày 6/1/1946, trong tư thế người làm chủ, nhân dân Hà Giang cùng với nhân dân cả nước, nô nức tham gia cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Tiếp đó tỉnh Hà Giang đã thành lập Hội đồng nhân dân tỉnh, xã và Uỷ ban hành chính các cấp ở những khu vực ta nắm được là huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, khu Đông Minh (Đồng Văn) Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và thành lập Hội đồng nhân dân ở các xã đã biểu dương được sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước, ý thức làm chủ đất nước của nhân dân, mở rộng ảnh hưởng của ta vào những vùng bị địch và thổ ty đang còn kiểm soát Đến giữa năm 1946, một số cơ quan chuyên môn giúp việc cho chính quyền được thành lập Ty liêm phóng (Ty công an), Ty thông tin, Ty bình dân học vụ Tuy vậy, quân Việt Quốc vẫn còn rải rác ở một số nơi tiếp tục chống phá cách mạng Điển hình ở Khuôn Lùng (Bắc Quang), Triệu Quản Lộc tiếp tục dùng lực lượng vũ trang riêng mở rộng phạm vi hoạt động Nhiều thổ ty, địa chủ vẫn giữ thái độ trung lập, chưa ngả hẳn theo cách mạng Một số tổ chức phản động hình thành khi quân Tưởng kéo vào Hà Giang tiếp tục hoạt động

Sau khi đánh chiếm Hà Giang, thực dân Pháp câu kết với lực lượng thổ

ty phong kiến tăng cường vơ vét, bóc lột kinh tế chủ yếu là khai thác, cướp đoạt các sản phẩm nông, lâm nghiệp Áp đặt nhiều thứ thuế như thuế đinh, thuế điền, thuế ngựa thồ, thuế thuốc phiện đời sống nhân dân vô cùng cực khổ “có thời kỳ chỉ trong 10 năm dân số Hà Giang giảm đi 7.000 người" [118, tr.15]

Sau khi chính quyền cách mạng ở Hà Giang được thành lập (25-12-1945), hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về diệt giặc đói, nhân dân Hà Giang tích cực tham gia phong trào “hũ gạo tiết kiệm”, “ngày đồng tâm”, "lá lành đùm lá rách" đồng thời mở rộng tăng gia sản xuất Các Ban kinh tế dân sinh, Ban quản trị được thành lập để quản lý, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, nạn đói từng bước được đẩy lùi

Trang 20

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Giang có trên 10 vạn dân, gồm nhiều tộc người đông nhất là người Mông, rồi đến Tày, Nùng, Dao và một

số tộc người ít người như: La Chí, Cờ Lao, Phù Lá, Pà Thẻn, Giấy, Bố Y, Lô Lô… Thực hiện chính sách ngu dân, thực dân Pháp mở một trường tiểu học và một trường sơ học yếu lược để đào tạo bộ phận tay sai nên hơn 98% dân số Hà Giang mù chữ Thực hiện chính sách "chia để trị", thực dân Pháp ra sức chia rẽ dân tộc, các dòng họ, phân biệt từng vùng, từng dân tộc để thành lập bộ máy hành chính Người Tày có các chánh tổng, phó tổng, lý trưởng, phó lý, tổng xã đoàn Người Mèo chia thành từng giáp do lực lượng tổng giáp, mã phài nắm đặt dưới sự kiểm soát của bang tá người Mèo Người Dao bị phân thành dòng

do quản chiểu đứng đầu Người Kinh chia thành từng phường, xã Người Hoa chia thành từng bang Chính sách này đã khoét sâu thù hằn giữa các dân tộc, giữa các dòng họ đẩy một số dân tộc tới nguy cơ diệt vong như Lô Lô, Pu Péo Tầng lớp thổ ty, bang tá, tổng giáp, mã phài chiếm một số lượng nhỏ nhưng là chỗ dựa của thực dân Pháp nên được dung dưỡng để bóc lột nhân dân Ngoài ra chúng khuyến khích các hủ tục về cưới xin, ma chay, các tệ nạn xã hội

cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mê tín như ma gà, ma ngũ hải, ốm đau thực hiện cúng bái

Với quyết tâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp có hàng loạt các hành động quân sự phá hoại Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội nếu không chúng sẽ hành động Trước tình hình đó với quyết tâm thà hy sinh tất cả nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô

lệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho quyền lợi của toàn thể quần chúng nhân dân lao động, Người đã thay mặt Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19-12-1946) Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Hà Giang đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Thực dân Pháp chống phá ta trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự chúng còn đẩy mạnh mua chuộc tay sai, tuyên truyền kích động nhân dân

Trang 21

nổi phỉ chống chính quyền cách mạng đặc biệt là khu vực miền núi Do đó để chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực các sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế Ở khu vực miền núi trong đó có Hà Giang hoạt động chống nổi phỉ của thực dân Pháp được Đảng ta đặc biệt quan tâm

1.2 Sự hình thành lực lƣợng phỉ ở Hà Giang

“Phỉ gọi chung các nhóm vũ trang và bán vũ trang bất hợp pháp chuyên hoạt động lén lút, quấy phá, cướp bóc ở địa bàn rừng núi đặc biệt là ven các trục giao thông, gây mất an ninh ổn định nhằm chống chính quyền, chống nhân dân Phương thức hoạt động chủ yếu tập kích, đột kích, pháo kích, bẫy mìn … Quân phỉ thường dùng lực lượng nhỏ đánh nhanh, rút nhanh; lúc bình thường thì tỏa ra hoạt động rộng lúc bị đánh thì co cụm vào sâu trong rừng núi” [136, tr.568]

Phỉ gồm hai loại chính đó là phỉ chuyên nghiệp (sinh sống chủ yếu bằng của cải cướp được), phỉ bán chuyên nghiệp (vẫn tham gia lao động sản xuất khi gặp dịp thuận lợi tổ chức đi cướp phá)

Nguồn gốc phát sinh lực lượng phỉ ở Hà Giang chủ yếu do thực dân Pháp và đế quốc Mĩ gây ra nhằm lật đổ chính quyền cách mạng phục vụ âm mưu xâm lược Ngoài ra còn do ngụy quân, ngụy quyền, tầng lớp thổ ty phong kiến khi bị xóa bỏ các đặc quyền, đặc lợi và hoạt động của tàn quân Quốc dân đảng được đế quốc Mĩ hậu thuẫn nhằm phá hoại ở khu vực biên giới

Qúa trình hình thành lực lượng phỉ ở Hà Giang diễn biến theo hai giai đoạn:

1.2.1 Giai đoạn 1947-1954

Với âm mưu trở lại đánh chiếm Hà Giang, tháng 9-1947 thực dân Pháp

đã đưa một nhóm tay sai người địa phương do Hoàng A Tưởng, Hoàng La Ú cầm đầu về Hoàng Su Phì bắt liên lạc với lực lượng phản động để chống phá cách mạng Nhằm kích động quần chúng nhân dân tham gia càng đông càng tốt để gây phỉ, chống phá cách mạng Nhóm tay sai của Pháp ra sức tuyên truyền những khẩu hiệu phản động “các dân tộc tự trị”, “Chính phủ Hồ Chí

Trang 22

Minh không còn nữa, chỉ còn một số Việt Minh chúng sẽ đánh tan Việt Minh

để cho các dân tộc tự trị”, “Đánh Việt Minh để người Kinh khỏi lên cai trị” [114, tr.282]…

Do sự kích động của lực lượng phản động, lợi dụng trình độ dân trí thấp kém, các hủ tục mê tín của đồng bào người Dao, tháng 9-1947 Trảo Sành Phú (Khuôn Lùng-Bắc Quang) tay sai đắc lực cũ của thực dân Pháp và phát xít Nhật

đã tuyên truyền lừa bịp nhân dân đi theo Phú xưng vua, dựng cờ trắng nổi dậy

ở xã Tiên Nguyên (Bắc Quang) chống lại cách mạng Nhằm thu hút nhiều người tham gia chúng nêu thuyết “Con cháu Bàn Vương phải nổi dậy giết người Tày, Kinh, Nùng mới nối tiếp được dòng dõi tổ tiên, người Dao mới sống được”[115, tr.37]; nêu khẩu hiệu “Giết người Tày lấy ruộng, giết người Kinh lấy muối, giết người Nùng lấy bạc già” [115, tr.37] Nhiều đồng bào người Dao đã bị lôi kéo tham gia đi cướp bóc, chém giết rất dã man đồng bào các dân tộc khác

Ở khu vực biên giới Việt-Trung giáp huyện Hoàng Su Phì lực lượng phỉ Hạng Sào Chúng (Múng Tủng-Trung Quốc) đưa quân sang khu vực Hoàng Su Phì hoạt động, cung cấp vũ khí cho lực lượng cờ trắng Lực lượng phỉ đã phát triển nhanh, đến cuối tháng 10-1947 phỉ đã có tới hơn 500 người Thực dân Pháp tìm cách liên lạc với lực lượng cờ trắng để chống phá cách mạng " biết Phú có ý đồ nổi loạn, ngày 24/9/1947 hai tên việt gian của phong nhì (B2) Pháp

từ Lào Cai đến gặp Phú bàn mưu hành động chống chính phủ Hồ Chí Minh" [115, tr.45] Đến cuối tháng 10-1947, phỉ cờ trắng đã đốt 261 nóc nhà, giết hại

69 người trong đó có cả trẻ em, người già và phụ nữ có thai, đặc biệt ở Tiên Nguyên (Bắc Quang) có gia đình có 12 người đều bị phỉ thiêu sống, giết một gia đình khác gồm 14 người, đồng thời cướp trâu bò và nhiều tài sản khác

Cùng thời điểm này, thực dân Pháp huy động 12.000 quân tấn công lên Việt Bắc thực hiện kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến

Trang 23

tranh Phối hợp với cuộc tiến công Việt Bắc thu - đông 1947, thực dân Pháp tiến công lên Tây Bắc nhằm chiếm đất giành dân, mở rộng vùng chiếm đóng, bịt kín biên giới giữa ta và Trung Quốc

Ở Hà Giang, thực dân Pháp tiến công vào Hoàng Su Phì âm mưu lập

“xứ Nùng tự trị” Trong khi ở Hoàng Su Phì chính quyền cách mạng được thành lập (15-11-1945) nhưng lại do cha con thổ ty Vương Văn Thịnh, Vương Văn Đường được cách mạng cảm hóa nắm giữ Các cơ sở cách mạng mới hình thành, đồng bào hiểu chưa nhiều về phong trào cách mạng và Chính phủ Hồ Chí Minh

Cùng với việc tấn công Hoàng Su Phì, thực dân Pháp tuyên truyền, lôi kéo, mua chuộc đã khống chế được hầu hết thổ ty, chức dịch cũ và cả lực lượng lưu manh, côn đồ làm tay sai Chúng đã xây dựng được tổ chức gián điệp tại Hoàng Su Phì “…cơ quan gián điệp Pháp đã phái tên quan ba Giéc-man-pa-danh (Germal Pasin) thành lập một tổ chức gián điệp gồm những tên tay sai đắc lực như: Vương Văn Đường, Vương Văn Thịnh, Hoàng Kim Giáp, Vàng Sún,

Cù Xín Củi những tên này lại đứng ra tuyển chọn một số tên khác vào tổ chức của chúng do Giéc-man-pa-danh trực tiếp chỉ huy huấn luyện và giao nhiệm vụ” [115, tr.48-49] Lực lượng phỉ ở Hoàng Su Phì do Voòng Sán cầm đầu đã hình thành

Ngày 16-12-1947, khoảng 400 tên phỉ ở Hoàng Su Phì do Voòng Sán cầm đầu được thực dân Pháp, lực lượng phỉ ở Lào Cai hỗ trợ đã đánh chiếm đồn Bản Máy, Xín Mần, Cốc Pài Để tăng cường lực lượng cho phỉ ở Hoàng Su Phì, thực dân Pháp còn lập ra ngụy quân của “xứ Nùng tự trị” tại Lào Cai và móc nối với Triệu Quản Lộc (quân Quốc dân đảng) gây bạo loạn chiếm Khuôn Lùng (Bắc Quang)

Cuộc tấn công lên Việt Bắc không đạt được mục tiêu đã đề ra, lại bị thiệt hại nặng nề, ngày 21-12-1947 phần lớn quân Pháp đã phải rút khỏi Việt Bắc đánh dấu thất bại của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 Sau thất bại này thực

Trang 24

dân Pháp buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta Chúng thực hiện âm mưu

“dùng người Việt đánh người Việt" tăng cường vơ vét, bóc lột để thực hiện chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” Thực dân Pháp tập trung lực lượng để bình định và củng cố những vùng đã chiếm được, tiếp tục đánh sâu vào vùng nông thôn, tăng cường hỗ trợ lực lượng phỉ ở miền núi

Lực lượng phỉ ở Hoàng Su Phì được sự hỗ trợ của quân Pháp, đến tháng 2-1948 chúng đã chiếm hầu hết các xã thuộc tiểu khu Xín Mần Ta tiếp viện được một trung đội cảnh vệ cho Hoàng Su Phì nhưng không đủ sức ngăn chặn các cuộc tấn công của phỉ Đến ngày 31-3-1948, quân ta đã phải rút khỏi huyện

lỵ Hoàng Su Phì, phỉ đã truy kích chiếm các xã Nậm Dịch, Nậm Ty, Nậm Ong

Tính đến 26-4-1948, sau gần 2 tháng liên tục mở các cuộc tiến công lực lượng phỉ có khoảng gần 2000 tên (trong đó có 30 sĩ quan Pháp và lính khố đỏ), đóng giữ trên 20 vị trí đồn bốt kéo dài từ Lao Chải, Thanh Thủy (Vị Xuyên), Hoàng Su Phì và Khuôn Lùng, Yên Bình (Bắc Quang) tạo thành một vòng cung uy hiếp thị xã Hà Giang và huyện Bắc Quang Bước đầu thực dân Pháp đã thực hiện được âm mưu lập “xứ Nùng tự trị” tại Hoàng Su Phì

Trong vùng tạm chiếm, với chiến thuật “vết dầu loang” thực dân Pháp hỗ trợ phỉ đẩy mạnh các hoạt động quân sự, tăng cường phá hoại ta về cả kinh tế, văn hóa chính trị, cho máy bay bắn phá thị xã Hà Giang, Bắc Quang… đánh chiếm nhiều khu vực của ta Chúng tuyên truyền dụ dỗ, mua chuộc nhân dân để thành lập các hội tề và lôi kéo nhân dân chống lại sự có mặt của bộ đội, củng cố

tổ chức chính quyền bù nhìn tay sai, đẩy mạnh thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc Gây thành kiến, thù hằn dân tộc, ra sức lợi dụng các mối quan hệ xã hội, tập tục cổ truyền trong các dân tộc

Chúng dùng tiền, muối, vải…làm phần thưởng mua chuộc đồng bào, cấp gạo cho những gia đình có người đi phỉ, cho phỉ cướp phá tàn sát các cơ sở cách mạng, tăng cường khủng bố, cướp phá vùng tự do Để lừa bịp, lôi kéo quần chúng, địch đưa ra các luận điệu "Chính phủ Hồ Chí Minh không còn

Trang 25

nữa, chỉ còn lại một số Việt Minh, chúng ta phải cùng người Pháp đánh tan Việt Minh để cho các dân tộc thiểu số được tự trị"[118, tr.75]; “Chính phủ Hồ Chí Minh tốt nhưng không trường kỳ kháng chiến được Bây giờ Pháp cho dân Nùng được lập nước Nùng Vệ quốc đoàn bị Pháp đánh thua to mất hết súng rồi” [112, tr30]…

Nhiều đồng bào đã mắc mưu chiêu bài “xứ Nùng tự trị”, địch đã lôi kéo thầy mo, thầy cúng, những người thuộc tầng lớp trên như thổ ty Vương Văn Thịnh, Vương Văn Đường… tổ chức được bộ máy ngụy quyền, buộc dân quân

du kích trở thành lính dõng Thực dân Pháp còn cung cấp lương thực cho Hạng Sào Chúng (Múng Tủng-Trung Quốc) để chúng tham gia đánh Việt Minh

Lực lượng phỉ được thực dân Pháp trang bị vũ khí, huấn luyện quân sự, đổi lại phỉ phải cung cấp lương thực, thực phẩm cướp được cho quân Pháp Vì vậy phỉ thường xuyên quấy rối, cướp bóc đồng bào ta

Thời điểm này, dọc biên giới từ Hoàng Su Phì đến Đồng Văn lực lượng Quốc dân đảng do Lâm Pắt Dì chỉ huy tăng cường quấy phá

Tại Đồng Văn, thổ ty Vương Chí Sình cũng mưu toan bành trướng thế lực Chúng liên lạc với thực dân Pháp, chứa chấp đặc vụ Tưởng Giới Thạch

và lực lượng phản động, cho quân chiếm tiểu khu Yên Minh, Quản Bạ; chủ trương hòa ba mặt với Việt Minh - Pháp - Tưởng nhằm giữ quyền lợi của mình ở Đồng Văn

Khu vực biên giới Hà Giang-Lào Cai trở thành chiến trường chính của Liên khu 10 Trong năm 1948, phối hợp với chiến trường cả nước quân dân

Hà Giang mở các chiến dịch vừa và nhỏ tấn công quân Pháp, phỉ

Từ năm 1949, tình hình thế giới có nhiều thay đổi có lợi cho ta, phong trào cộng sản trên thế giới phát triển, sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10-1949) đã nối liền chủ nghĩa xã hội từ Âu sang Á Vì vậy các cuộc tiến công của quân dân ta khắp cả nước từng bước được đẩy mạnh trong đó có các cuộc tấn công của quân dân Hà Giang

Trang 26

Về phía thực dân Pháp đẩy mạnh âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” Chúng dùng ruộng đất để khống chế ép buộc gia đình có thanh niên đều phải đi lính, theo phỉ chúng đe dọa “nếu ai không đi lính cho phỉ thì sẽ bị giết” [114] Tiếp tục mua chuộc thổ ty phong kiến, câu kết với tàn quân Quốc dân đảng phản động quấy rối ta, tổ chức các đội biệt kích lùng bắt cán bộ, đánh úp cơ quan kháng chiến ở địa phương Các

tổ chức gián điệp đẩy mạnh tuyên truyền nói xấu Việt Minh, kêu gọi bộ đội ra hàng, dùng máy bay thả truyền đơn khắp nơi kêu gọi nhân dân ta ủng hộ chính quyền tay sai; dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo nhằm chia rẽ nhân dân với chính quyền cách mạng

Đặc biệt từ năm 1950, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn về quân sự, chính trị và ngoại giao Các nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận chính quyền cách mạng, đặt quan hệ ngoại giao và hỗ trợ

về vật chất cho nhân dân ta Tình hình trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân cả nước đẩy mạnh các chiến dịch tiến công quy mô nhỏ trên khắp các chiến trường Với chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 ta không những bảo vệ củng cố vững chắc căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế giữa ta và các nước xã hội chủ nghĩa mà ta còn giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ

Cùng với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng cả nước, lực lượng vũ trang địa phương, các cơ sở chính trị ở Hà Giang được củng cố và phát triển Phối hợp với chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, quân dân Hà Giang mở cuộc tấn công tiêu diệt lực lượng Pháp, phỉ ở Hoàng Su Phì

Ngày 25-9-1950, quân Pháp phải rút chạy khỏi Hoàng Su Phì Tuy vậy, thực dân Pháp đã triệu tập, giao nhiệm vụ cho những tên tay sai đầu sỏ như Hán Sào Lùng (Bắc Hà - Lào Cai), Sần Chấn Phù (Hoàng Su Phì - Hà Giang) tuyên truyền chia rẽ nhân dân với cán bộ, bộ đội tập hợp lực lượng

để gây phỉ quấy rối hậu phương của ta Một số lính khố đỏ, lính dõng có tội

Trang 27

ác với nhân dân bị tay sai phản động hù dọa đã lẩn trốn vào rừng hoặc câu kết với lực lượng phỉ ở Mường Khương, Pha Long (Lào Cai) Số còn lại tỏ thái độ lừng chừng không chịu ra hàng mà lén lút ở trong rừng cướp bóc của cải của nhân dân để sống Lực lượng phỉ ở Hoàng Su Phì do Châu Quang Lồ (được Pháp phong làm quyền tỉnh trưởng Lào Cai) chỉ huy

Thực dân Pháp còn câu kết chặt chẽ với lực lượng phản động đặc vụ Tưởng Giới Thạch, thổ ty phản động ở địa phương để tiếp tục phá hoại hậu phương, chống phá ta bằng mọi cách

Bên cạnh đó, trong quá trình tiếp quản huyện Hoàng Su Phì một số đơn

vị, cán bộ của ta phạm khuyết điểm khá nghiêm trọng như việc bắt, tịch thu tài sản của ngụy quân, ngụy quyền tràn lan, kéo dài gây căng thẳng ở nhiều nơi Tài sản tịch thu được để cho phỉ cướp mất vì vậy làm cho một số quần chúng nghi ngờ cán bộ Công tác tuyển chọn cán bộ không chặt chẽ để cho tay sai phản động lọt vào hàng ngũ của ta Việc thực hiện chính sách hàng binh lúc đầu có khuyết điểm; việc đổi tiền Đông Dương, thu thuốc phiện của bộ phận cán bộ, nhân viên thực hiện không đúng chủ trương của tỉnh, vi phạm kỷ luật đối với chiến lợi phẩm; mua bán trái phép, không giữ được quan hệ tốt với nhân dân địa phương Trong khi đó lực lượng vũ trang của ta mỏng, một số cán

bộ thỏa mãn với thắng lợi nên việc nắm tình hình, thu vũ khí chậm tiến hành

Lợi dụng tình hình này, được sự hỗ trợ của thực dân Pháp phỉ tăng cường hoạt động trở lại chống phá chính quyền cách mạng mới được thiết lập lại ở Hoàng Su Phì Chúng tuyên truyền gây mâu thuẫn, chia rẽ giữa đồng bào với chính quyền và bộ đội, khống chế quần chúng để tập hợp lực lượng Ngoài ra chúng còn phối hợp với lực lượng phỉ ở Bắc Hà và Hạng Sào Chúng ở Trung Quốc Lợi dụng bộ đội rút về “rèn chính”, phỉ đẩy mạnh hoạt động cướp bóc, đánh phá cơ sở của ta Một số tổ trung kiên và gia đình có cảm tình với cách mạng bị mất liên lạc, một số lo sợ nên ngả về địch Lực lượng phỉ liên tục mở các cuộc càn quét, lấn chiếm, phá hoại hậu phương của ta Đến cuối tháng 11-1950, phỉ đã chiếm 3/4 đất đai huyện Hoàng Su Phì với lực lượng phát triển trên 1000 người

Trang 28

Phối hợp với chiến dịch Trần Hưng Đạo (12-1950), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (3-1951), chiến dịch Quang Trung (5-1951)… của quân dân cả nước, quân dân Hà Giang đẩy mạnh hoạt động tiễu phỉ Trước những đòn tiến của ta thực dân Pháp ngày càng lâm vào thế bị động đang đi dần đến thất bại

Lo sợ trước ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở khu vực châu Á, đế quốc Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh ở Đông Dương Để ngăn chặn

sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ cho thực dân Pháp (Năm 1951, viện trợ của Mĩ chiếm 19% ngân sách chiến tranh, 1952 - chiếm 35%, 1954-chiếm 73%) từng bước thế chân Pháp xâm lược Việt Nam

Được Mĩ viện trợ, thực dân Pháp đã đề ra các kế hoạch quân sự phưu lưu mới nhằm giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ Tuy nhiên việc tăng cường khả năng phòng thủ cho hệ thống vành đai trắng và phòng tuyến Sông Đà của địch ngày càng gặp nhiều khó khăn Hoạt động quân sự của

ta ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du rất mạnh, đã giam chân các lực lượng cơ động ứng cứu của địch

Trong bối cảnh đó thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh tổng lực để đánh phá cơ sở kháng chiến, bắt lính, chống lại chiến tranh du kích trong đó gây phỉ

là hoạt động được đặc biệt quan tâm Tháng 5-1951, Bộ chỉ huy quân sự Pháp ở Đông Dương chuyển khóa 49 tình báo về phá hoại của Cục Viễn Đông thành đội biệt kích hỗn hợp nhảy dù (GCMA) để đối phó với hoạt động tiễu phỉ của

ta, chuyên trách phá hoại hậu phương của ta, nhiệm vụ chính là gây phỉ Ngoài

ra chúng còn có nhiệm vụ gây cơ sở chính trị và quân sự để lấy tin tức, phá hoại kho tàng, đường giao thông, ám sát cán bộ, thành lập các căn cứ để hoạt động theo lối du kích ở vùng tự do của ta, phá hoại sự an toàn của hậu phương

và tiến hành chiến tranh tâm lý Hoạt động của tổ chức này vừa có nhiệm vụ phục vụ yêu cầu chiến thuật trước mắt và lâu dài

Địch tăng cường đôn quân bắt thanh niên từ 16 tuổi vào lính, dùng nhiều

Trang 29

thủ đoạn để mua chuộc dụ dỗ, cưỡng ép, khống chế nhân dân như tổ chức bán muối, vải, thuốc lào, trả tiền công cho dân làm đồn, đường sá, sân bay Thực dân Pháp tăng cường chiến tranh tâm lý để chia rẽ và kích động sự hằn thù giữa các dân tộc Chúng lập các đội bảo an, các đội lính dõng người cùng một dân tộc rồi đưa đi đàn áp, bắt giết người dân tộc khác Lực lượng phỉ mà thực dân Pháp gây dựng được ngày càng đông

Tại Hà Giang, thực dân Pháp đã tung nhiều toán thám báo, biệt kích (người địa phương) vào khắp các vùng trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu là Hoàng Su Phì, Đồng Văn Đồng thời Pháp chỉ đạo cho phỉ và tay sai tổ chức hoạt động nhỏ

lẻ, gây rối, gây dựng lực lượng và cơ sở ngầm, tuyên truyền kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống lại chính sách của Đảng và Nhà nước ta

Được thực dân Pháp hỗ trợ, đầu sỏ phỉ ở Hoàng Su Phì nhen nhóm hoạt động trở lại Chúng tập hợp lực lượng khoảng 50 tên chia thành từng toán nhỏ

tổ chức tuyên truyền xuyên tạc công cuộc kháng chiến của nhân dân ta; tổ chức cướp bóc tài sản, tiền bạc của đồng bào để giải quyết vấn đề hậu cần, đồng thời khủng bố, giết chóc những người theo kháng chiến để gây lại thanh thế và ảnh hưởng của chúng trong nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1951, chúng đã tổ chức gần 50 vụ cướp của, giết người ở các xã Tụ Nhân, Tân Tiến, Bản Máy (Hoàng Su Phì)

Vào thời điểm này quân giải phóng quân Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động tiễu phỉ và tàn quân Quốc dân đảng Do vậy chúng chạy về khu vực biên giới Việt Trung câu kết với phỉ ở Việt Nam cướp phá biên giới hai nước Riêng huyện Đồng Văn đã có hàng trăm người tràn qua biên giới “Tính trong toàn huyện Đồng Văn có tới 60 gia đình, gồm trên dưới 400 người” [170, tr.4] Trong đó đặc vụ Quốc dân đảng tìm cách liên lạc với Vương để chống phá cách mạng “Lực lượng đặc vụ ở Đồng Văn hiện nay có chừng 10 tên hành động của chúng là xúi bẩy Vương gây sự cho công tác của ta, là trung gian liên lạc giữa thổ phỉ với Vương” [170, tr.4]

Trang 30

Để tăng cường sức mạnh cho kháng chiến, từng bước đánh bại lực lượng phỉ, tháng 9 năm 1951 tỉnh Hà Giang thực hiện chính sách thuế nông nghiệp Ban đầu do việc tuyên truyền giải thích chưa được sâu rộng, bên cạnh đó trình

độ giác ngộ của cán bộ và nhân dân còn thấp, việc khoanh vùng xác định sản lượng phức tạp, tư tưởng tư lợi gây nhiều khó khăn cho chính sách này Nhiều đồng bào chưa hiểu được chính sách tạm vay, nay thấy chính sách thuế nông nghiệp lại càng hoang mang, dao động tạo cơ hội cho lực lượng phản động tuyên truyền chống cách mạng

Cuộc kháng chiến của ta ngày càng phát triển trong năm 1952, ta giành thắng lợi trong chiến dịch Hòa Bình và các mặt trận phối hợp ở vùng sau lưng địch, vùng giải phóng được mở rộng, nối liền các tỉnh đồng bằng

và trung du, miền núi làm thất bại âm mưu “giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ”, địch tiếp tục lâm vào thế phòng ngự bị động Thực dân Pháp cố duy trì “xứ Thái tự trị”, chỉ đạo lực lượng phỉ tăng cường hoạt động chống phá cách mạng ở khu vực giáp ranh Hà Giang - Lào Cai

Để làm hậu thuẫn cho phỉ, từ đầu năm 1952 thực dân Pháp cùng quân Tưởng thả cho các nhóm gián điệp, biệt kích nhiều phương tiện thông tin để liên lạc Sau khi gây dựng được cơ sở, chúng thả dù một số sĩ quan của Tưởng như Lừu Sử Dùng (Tham mưu trưởng quân đoàn), Phơ-răng-xoa (sĩ quan quân Pháp) cùng nhiều tên khác xuống làm cố vấn Đặc biệt sau khi Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ quyết định sử dụng tàn quân Tưởng vào việc phá hoại đường viện trợ quốc tế của ta và quấy rối Trung Quốc, lực lượng phỉ được tạo điều kiện hoạt động mạnh mẽ Khu vực Đồng Văn ngày càng phức tạp "Lực lượng đặc vụ Đồng Văn đã chủ trương buôn súng đạn lương thực để tiếp tế cho lực lượng đặc vụ và địa chủ biên giới" [152, tr.7]

Thực dân Pháp và can thiệp Mĩ tung nhiều toán gián điệp, tay sai trở lại vùng biên giới móc nối, tập hợp lực lượng gây phỉ tiếp tục chống phá cách mạng Chúng dự định sẽ gây dựng lại phỉ ở Hoàng Su Phì, thu phục thổ ty

Trang 31

Vương Chí Sình để tập hợp lực lượng phản động ở Đồng Văn, nhằm thành lập

ở mỗi huyện một trung đoàn hoặc một tiểu đoàn phỉ lấy tên là Đông - Tây tập đoàn Chúng dự định sử dụng lực lượng phỉ ở Đồng Văn (Đông tập đoàn) phối hợp với lực lượng phỉ ở Hoàng Su Phì, Bắc Hà (Tây tập đoàn) và nội ứng bên trong (Vị Xuyên, Bắc Quang) khi có thời cơ thì nổi lên đánh chiếm và bịt kín biên giới Hà Giang, phá hoại hậu phương, lật đổ chính quyền cách mạng ở Hà Giang và Lào Cai, tạo thành vùng lõm chính trị hòng cứu nguy cho phòng tuyến Sông Đà và hành lang Tây Bắc đang bị ta uy hiếp Chúng tìm mọi cách

hỗ trợ cho phỉ nổi lên để thực hiện đánh phá ta từ nhiều phía Như vậy, âm mưu phá hoại hậu phương kháng chiến của ta thực dân Pháp không từ bỏ mà được tăng cường một cách ráo riết hơn

Chính quyền ở Đồng Văn lúc này do thổ ty Vương Chí Sình được cách mạng cảm hóa nắm giữ Đối với thổ ty Vương Chí Sình, ta chủ trương kiên trì thuyết phục, chuyển hóa Tuy vậy, những phần tử phản động luôn xúi giục Vương chờ thời cơ làm phản Nội bộ gia đình bị phân hóa một bộ phận có tư tưởng tiến bộ chủ trương khuyên Vương theo Chính phủ kháng chiến chống thực dân Pháp gồm hai anh em Vương Quỳnh Anh, Vương Quỳnh Sơn (cháu ruột Vương), liên kết với nhóm Mã Chính Lâm, những người đang nắm quyền chỉ huy Tiểu đoàn Đồng Văn Một bộ phận xúi giục Vương phối hợp với Quốc dân đảng phản động, chuẩn bị lực lượng, nổi phỉ cướp chính quyền gồm Trương Thành Siêu (mẹ vợ Vương), Ngô Thị Thuận (vợ Vương) và những phần tử phản động ẩn náu trong gia đình Dù bị sức ép từ nhiều phía, Vương vẫn giữ thái độ hai mặt, một mặt tỏ ra theo cách mạng, ủng hộ kháng chiến, lấy tiền và của cải gia đình góp vào giúp đỡ cán bộ, bội đội; một mặt ngấm ngầm

âm mưu nổi phỉ theo Pháp để chống lại cách mạng Lợi dụng danh nghĩa đại biểu Quốc hội, Vương đã bố trí nhiều tay chân vào chính quyền cơ sở và lực lượng vũ trang để khống chế nhân dân chuẩn bị chờ thời cơ nổi dậy Hoạt động của Vương

đã tiếp tay cho hàng ngàn tên phỉ (Tàu trắng) tràn sang chiếm đóng, cướp phá các

Trang 32

bản dọc biên giới Đồng Văn như Phó Bảng, Mèo Vạc…, móc nối với lực lượng phản động địa phương chuẩn bị kế hoạch nổi phỉ cướp chính quyền Với biện pháp đúng đắn ta đã tiêu diệt lực lượng phỉ Đông - Tây tập đoàn

Nhằm cứu vãn nguy cơ tan rã của lực lượng phỉ trên tuyến biên giới

Hà Giang, tháng 6, 7 năm 1952 thực dân Pháp đã tăng cường ném bom thị

xã Hà Giang, Hoàng Su Phì, Bắc Quang và thả vũ khí, lương thực tiếp tế cho tàn quân phỉ

Để cuộc kháng chiến của ta phát triển mạnh hơn nữa đánh bại thực dân Pháp giải phóng đất nước, đông xuân 1953-1954, quân dân cả nước đẩy mạnh các cuộc tiến công chiến lược Để cứu vãn thực dân Pháp đẩy mạnh hoạt động gây phỉ trong cả nước nói chung và Hà Giang nói riêng Lực lượng phỉ ở Hoàng Su Phì đã bắt liên lạc với nhóm biệt kích mới nhảy dù xuống Bắc Hà (Lao Cai) Phỉ và đặc

vụ bị truy quét ở Yên Bái, Tuyên Quang (giáp Bắc Quang) đã chạy sang phối hợp với đặc vụ và gián điệp, phản động ở địa phương hoạt động gây phỉ làm cho quần chúng hoang mang, lo sợ Pháp cho máy bay thả truyền đơn, gạo, muối … để mua chuộc nhân dân "Ngày 26-3-1954 vào 3 giờ chiều một máy bay địch kiểu Giăng

ke đã thả dù một số gạo, muối và truyền đơn xuống thôn Cóc Sọc (Thèn Phàng), 4 thôn Làng Lùng, Làng Ly, Suối Thầu, Bản Ngò (Cốc Pài) [165, tr.1] "Tối ngày 28-4-1954, chúng đã thả xuống rất nhiều truyền đơn và dù xuống 2 nơi thuộc hai xã trên Tả Nhìu (Chế Là), Nàn Ma (Cốc Pài)" [165, tr.1] Địch cho máy bay bắn phá và thả biệt kích xuống một số khu vực như “ thả một toán biệt kích gồm

53 tên xuống khu vực xã Nàn Ma” (Hoàng Su Phì ngày 28-4-1954) [109, tr.77];

“ thả thêm 64 tên biệt kích xuống khu vực Lũng Phìn” (Đồng Văn từ ngày 5 đến ngày 8-5-1954) [109, tr.77]

1.2.2 Giai đoạn 1954-1962

Sau thất bại ở mặt trận Điện Biên Phủ, thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ Quân đội Pháp rút, miền Bắc được giải phóng Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi Lực lượng phỉ, đặc vụ,

Trang 33

tay sai hoang mang tan rã, hàng nghìn tên phỉ bỏ vũ khí ra đầu thú, phần lớn đã

tỏ ra quy phục chính quyền cách mạng, trở về gia đình làm ăn lương thiện Tuy vậy một số tên phỉ đã vác súng về gia đình nhưng chưa ra đầu thú, một số tên

sợ bị trừng trị vẫn ngoan cố không chịu ra đầu hàng

Nuôi dã tâm quay trở lại xâm lược đồng thời tiếp tục phá hoại hậu phương của ta mà chúng gọi là “…phát dao găm đâm sau lưng đối phương” [114] Tại Hà Giang, quân Pháp cài cắm hàng trăm tên gián điệp, biệt kích nhằm xây dựng các “khu an toàn” và làm lực lượng nòng cốt cho các tổ chức phỉ ở Hoàng Su Phì và Đồng Văn Địch cho máy bay bắn phá và thả biệt kích xuống Ngam La (Đồng Văn, 9-1953), Đường Thượng (Đồng Văn, 9-1953) Hỗ trợ cho Dương Mí Sàng ở Mèo Vạc (Đồng Văn) đẩy mạnh hoạt động xuống các xã phía Nam huyện Đồng Văn "Riêng ở khu vực Hoàng Su Phì, tranh thủ hiệp định đình chiến chưa có hiệu lực, Pháp đã thả gần 200 tên biệt kích và nhiều vũ khí trang bị xuống khu vực Nàn Ma, Cốc Pài để hỗ trợ cho phỉ hoạt động" [111, tr.12] Với âm mưu thế chân Pháp, đế quốc Mỹ thực hiện mua chuộc lực lượng phản động đồng thời buộc Pháp phải chuyển giao nhiều đối tượng cầm đầu các đảng phái phản động

Được thực dân Pháp và đế quốc Mĩ nuôi dưỡng cài làm lực lượng hậu bị lâu dài, đầu sỏ phỉ không chịu ra hàng cùng tay sai phản động ở nhiều nơi bắt đầu hoạt động trở lại tiếp tục chống phá cách mạng với khẩu hiệu “giết cán bộ làm thuế, chờ phái đoàn quốc tế đến mới ra hàng” [111, tr.12] Chúng bí mật gây dựng cơ sở, tăng cường móc nối với lực lượng phản động tay sai cũ, làm lán trại trong rừng sâu, trong hang đá tránh bộc lộ lực lượng, để đứng chân lâu dài nhằm gây bạo loạn Chúng tung ra các luận điệu phản động, tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đưa tin

“xưng vua” để lừa bịp nhân dân Chúng còn dựa vào thần quyền, cường quyền, tộc quyền còn đang âm ỉ trong bản làng để đe dọa, dụ dỗ, lôi kéo quần chúng

Vì vậy lực lượng phỉ tiếp tục hình thành và phát triển

Trước tình hình phức tạp, Tỉnh ủy nhận định “Địch tăng cường lực lượng

Trang 34

cho lực lượng phỉ là để thực hiện âm mưu lâu dài, lấy biên giới Hà Giang làm căn

cứ của chúng” [109, tr.81] Thời điểm này, ta không nắm chắc tình hình, chủ quan, khinh địch khi phỉ hoạt động mạnh lại bi quan, chạy dài không kịp thời khuếch trương thắng lợi của kháng chiến để động viên quần chúng tham gia tiễu phỉ

Tình hình phỉ ngày càng phức tạp, đặc biệt đầu năm 1955 thực dân Pháp kéo dài thời hạn rút quân, tăng cường kế hoạch hậu chiến, nhằm tiếp tục chống phá miền Bắc sau chiến tranh Khi buộc phải rút quân khỏi miền Bắc chúng ra sức phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa, cài cắm gián điệp, lực lượng phản động chống phá hậu phương của ta Lợi dụng tôn giáo, Pháp - Mĩ tiến hành chiến dịch dụ dỗ cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam, tuyển chọn lực lượng phản động đưa đi đào tạo gián điệp và đánh trở lại trong thời kỳ 300 ngày

Một bộ phận phỉ ngoan cố tiếp tục chống phá cách mạng “các mặt hoạt động chúng đều có sự phản loạn, đe dọa quần chúng, đe dọa mua chuộc trung kiên cốt cán, xuyên tạc chính sách gây hoang mang trong nhân dân” [18] Thực hiện phục kích nhỏ giết cán bộ, bộ đội để uy hiếp tinh thần của nhân dân Chúng tuyên truyền đề cao thực dân Pháp, đế quốc Mĩ chống phá cách mạng

“Tháng 10-1955 Pháp Mỹ sẽ về, ai báo chúng sẽ giết chết mà phải đánh bộ đội

đi mới sống” [21]; “Ở Hoàng Su Phì thuế nặng, ở Bắc Hà thuế nhẹ làm một số gia đình ở Cốc Pài chạy sang Bắc Hà hay chúng nói kho thóc Hoàng Su Phì đã

bị cán bộ Kinh nó cướp đi hết rồi nộp thuế làm gì Ta cứu tế chúng nói nhận của cứu tế của Chính phủ không trả được sẽ phải đi tù trừ Đối với Chính sách khoan hồng của ta chúng nói Chính phủ gọi ra hàng để bắt đi giết ” [22];

"Nay mai Mĩ sẽ tới tước vũ khí Việt Minh, bộ đội Việt Minh sắp rút hết, Pháp không giúp thì Mĩ giúp, ai nộp súng sẽ biết tay” [118, tr.155]; “Có súng để giữ nhà bắn thú rừng không nộp cho Chính phủ”, "Ai lấy gạo vải của Chính phủ sau đây Mĩ lên sẽ biết" [154, tr.1]…

Với luận điệu này một số phỉ ra hàng không chịu nộp súng, số phỉ không

ra hàng thì chuẩn bị hoạt động trở lại " còn một bộ phận trùm sỏ phỉ như tên

Trang 35

Sần, Khún còn mang theo một số bộ hạ chừng 15 tên lẩn trốn trong rừng nơi thuộc cơ sở cũ của chúng chờ thời cơ để quay lại chống lại ta" [ 154, tr.2]

Chúng tuyên truyền xuyên tạc làm cho dân nghi ngờ cán bộ, bộ đội không cho vợ con đi hội họp, ca hát “ phụ nữ đi như thế khác gì mang cá đi cho mèo” [18] Các tên gián điệp, đặc vụ lén lút hoạt động tìm cách gây dựng phát triển tổ chức phản động ở nhiều khu vực Nghĩa Thuận (Quản Bạ), Đường

Âm (Bắc Mê)… “Vận động nhân dân xã này sang xã khác như Niêm Sơn, Bắc

Mê chạy sang Bảo Lạc; Cốc Pài, Xín Mần chạy sang Bắc Hà Tổ chức buôn lậu

có vũ trang ở Đồng Văn và Hoàng Su Phì Luồn người vào các tổ chức của ta ở

xã Linh Hồ, Xuân Giang, Bạch Ngọc ” [22] Một bộ phận thổ ty phong kiến hoạt động chống phá cách mạng, vận động nhân dân bỏ ruộng hoang, giết trâu

bò, đe dọa và ám hại cán bộ địa phương, tuyên truyền gây tâm lý chiến tranh, gây tâm lý sợ bom nguyên tử của Mĩ-Diệm, “ phân tán tài sản để chống thuế

và chống chính sách ruộng đất” [22]

Một số tổ chức phản động ở Vị Xuyên, Bắc Quang cũng công khai hoạt động, đe dọa cán bộ đầu ngành, chống chính sách thuế, móc nối với lực lượng phản động ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Lục Yên (Yên Bái) và Hoàng Su Phì củng cố lực lượng, mua súng chuẩn bị thời cơ gây bạo loạn ở địa phương

Do lực lượng phỉ cướp phá trong khi phần lớn ruộng đất nằm trong tay thổ ty, địa chủ nên đời sống nhân dân hết sức khổ cực, nạn đói xảy ra thường xuyên "Đầu năm 1955 toàn tỉnh có 17 xã với 16.000 dân bị đói trầm trọng, phải nhờ vào sự cứu tế của Nhà nước" [131, tr.246] Việc cải thiện đời sống nhân dân trở nên cấp bách nhất là nông dân, nhưng do đặc thù của tỉnh, cuối năm 1955 Hà Giang thi hành Sắc lệnh giảm tô (không tiến hành cải cách ruộng đất) nhằm đem lại một phần quyền lợi cho nông dân, hạn chế sự bóc lột của giai cấp địa chủ và một số phú nông Đồng thời ta thực hiện cuộc vận động thành lập khu tự trị Việt Bắc

Vì khâu quán triệt chỉ thị, nghị quyết chưa sâu nên làm cho nhiều cán bộ, nhân dân có tư tưởng lệch lạc “ dân tộc tự trị dân tộc, người dân tộc tự quản

Trang 36

lấy địa phương mình”[118, tr.162] Việc thực thi mắc nhiều khuyết điểm như việc chỉnh đốn tổ chức, kỷ luật cán bộ không đúng đối tượng Lợi dụng điều này lực lượng phản động tuyên truyền chống phá cách mạng, tuyên truyền xưng vua, kích động chia rẽ dân tộc Không những chúng dụ dỗ được quần chúng nhân dân mà còn lôi kéo cả cán bộ, bộ đội, dân quân du kích tham gia lực lượng phỉ chống phá cách mạng

Đến cuối năm 1956, ta đã cơ bản ngăn chặn được sự cướp bóc của phỉ, đánh tan các toán phỉ có vũ trang, còn lại một số ít phỉ do Tráng Seo Khún cầm đầu, lẩn trốn quan vùng núi Tây Côn Lĩnh Ta điều tra và khám phá ra nhiều tổ chức phản động, bắt đưa đi cải tạo giáo dục tập trung trên 200 đối tượng

Tuy nhiên, một số đầu sỏ phỉ do bản chất phản động, được thực dân đế quốc nâng đỡ tiếp sức và thổ ty phong kiến bao che, giúp đỡ các hoạt động gây phỉ nhen nhóm bạo loạn vẫn tiếp diễn trong các năm 1957-1958 Chúng tuyên truyền làm ảnh hưởng đến nhân dân khiến họ đi lao động sản xuất không giám đi sớm về tối, không giám đi họp vào ban đêm “Pháp mới thả

600 con hổ ra Hoàng Su Phì, số hổ này đi cắn những người xấu bụng…” [40, tr.26] Do tình hình mưa lũ ta không chuyển được muối, dầu lên kịp thời nên chúng tuyên truyền làm nhiều gia đình chuyển sang các khu vực khác thậm chí chạy sang Trung Quốc “Mỹ Diệm đã đánh dưới xuôi nên không có muối đem lên bán” [40, tr.27]

Từ cuối năm 1958, phỉ ở Hoàng Su Phì do Tráng Seo Khún cầm đầu lại tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ở các xã Chế Là, Cốc Pài, Chí Cà Chúng tuyên truyền xuyên tạc đường lối chủ trương chính sách của Đảng, tung dư luận Pháp-Mĩ sẽ chiếm lại nước ta, tung dư luận “vua Mèo”…

Tháng 3 năm 1959, thực hiện chủ trương “cải cách dân chủ” ở vùng cao (Bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở 25 xã còn lại của thổ ty, đưa những người tiến bộ vào nắm chính quyền, gạt hầu hết giai cấp bóc lột ra khỏi cơ quan hành chính xã, huyện Thực hiện chấn chỉnh dân quân du kích,

Trang 37

xây dựng hợp tác xã, vận động bỏ trồng cây thuốc phiện…) nhằm đánh đổ tầng lớp thổ ty phong kiến đem lại lợi ích cho nhân dân lao động Đồng thời

từ tháng 4 năm 1959, lực lượng phản cách mạng và đặc vụ Trung Quốc đã chạy sang các huyện biên giới phía Bắc của ta vì bị quân giải phóng và công

an Trung Quốc truy quét

Do bị tước mất quyền lợi và địa vị bóc lột, tầng lớp trên ở Đồng Văn đứng đầu là thổ ty Vương Chí Sình nổi dậy chống phá cách mạng Tháng 4 năm 1959, lấy cớ về Đồng Văn nghỉ mát Vương đã tổ chức cuộc họp bàn và kêu gọi tay chân thân tín tích cực xây dựng lực lượng chờ thời cơ hoạt động Vương động viên “Cứ đánh đi, tôi về Hà Nội liên lạc với Mỹ -Diệm -Tưởng, họ

sẽ cho máy bay thả vũ khí tiếp viện… dù được hay thua Chính phủ sẽ phái tôi lên điều đình, lúc đó sẽ cử Quỳnh Anh, Quỳnh Sơn lên giúp sức giảng hòa, nên không sợ thua” [118, tr.174]

Được khích lệ chúng tăng cường các hoạt động phá hoại, tuyên truyền đe dọa quần chúng, đe dọa cán bộ “Pháp, Mĩ đã đánh Hà Nội chuẩn bị lên Hà Giang; Mỹ-Diệm thắng, cộng sản mất nước; Hoàng sẽ trở lại làm vua cai quản Đồng Văn, ai theo cộng sản sẽ bị quân Hoàng giết hết, ai không làm theo phỉ cũng bị chúng giết…” [116, tr.34]; “Đứa nào tích cực sẽ mất đầu, làm việc nhưng không được nói gì cho cán bộ biết, anh nào nói sẽ chết với chúng tôi” [118, tr.174]

Chúng đẩy mạnh các hoạt động phá hoại như đốt ủy ban nhân dân xã Phố Cáo, đốt nhiều nhà của quần chúng tích cực ở Bạch Đích, đốt hết sổ sách ở

xã Thắng Mố… đe dọa cán bộ, thủ tiêu cốt cán Theo lệnh của Vương chúng đã không chuyển súng cho dân quân mới “cụ Vương dặn… Ai đến thu súng hoặc bắt thì phải chống lại, chỉ nổ súng 3 ngày là có máy bay Mỹ đến giúp Chính phủ muốn thu súng thì đọ súng với họ một thời gian” [111, tr.53] Vì vậy đến tháng 7-1959 ta chưa thực hiện được việc chuyển súng cho dân quân và xã đội mới Đến tháng 8-1959 chúng họp bàn lần cuối quyết định nổi loạn

Trang 38

Với âm mưu "gây bạo loạn, lật đổ chính quyền, lập ngũ xã tự trị, chúng muốn tách Đồng Văn ra khỏi Hà Giang" [116, tr.36] Thổ ty phong kiến đã câu kết với phỉ, đặc vụ Quốc dân đảng vạch kế hoạch nổi lên cướp chính quyền, liên lạc với Mỹ-Diệm hòng dựng lại chế độ thổ ty, phong kiến ở Đồng Văn Không những lôi kéo được quần chúng nhân dân, chúng còn lôi kéo được nhiều cán bộ xã, dân quân du kích tham gia nổi phỉ với lực lượng có hơn một nghìn người được trang bị vũ khí đầy đủ

Sau khi giải quyết được vụ bạo loạn ở Đồng Văn, đến đầu năm 1961 Hà Giang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) Tuy đã có những chuyển biến trong nền kinh tế và đời sống nhân dân nhưng về cơ bản đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn thấp, đặc biệt là vùng cao Trình

độ văn hóa còn rất thấp “77% số người từ 12 đến 40 tuổi mù chữ” [111, tr.75] Các cơ sở đoàn thể quần chúng chưa được củng cố vững chắc “29 trong số 94 xã chưa có chi bộ đảng” [117, tr.81], 2/3 số xã trong tỉnh chưa có

cơ sở đoàn Mặc dù cuộc bạo loạn ở Đồng Văn đã bị dập tắt nhưng nhiều tên phỉ vần tiếp tục hoạt động có vũ trang cướp bóc nhân dân ở Tây Côn Lĩnh, Bát Đại Sơn, Hoàng Su Phì

Về việc làm đường, làm thủy lợi, đi học ở Đồng Văn chúng tuyên truyền xuyên tạc "làm đường vất vả ốm chết, xuống đó người kinh bắt đi bộ đội, Mỹ-Diệm đã chiếm Hà Nội rồi, Dương Trung Nhân đã về Mèo Vạc; Đồng Văn không làm được thủy lợi, nếu làm cũng không có nước, người Mông không cấy được ruộng; Trâu đã ăn cái sách của người Mông, người Mông có lời thề nếu học cái chữ của dân tộc khác sẽ bị chết" [111, tr.76]

Máy bay Mĩ đã xâm phạm bầu trời Hà Giang thả truyền đơn để kích động lực lượng phỉ, lực lượng địa chủ cường hào gây sức ép đòi lại ruộng nương Hội nghị thường vụ Tỉnh uỷ ngày 16-6-1961 nhận định “Hà Giang

có nhiều vùng biên giới hẻo lánh, lực lượng đặc vụ thổ phỉ chưa tiễu trừ được hoàn toàn, vẫn còn hoạt động khống chế quần chúng ở một đôi nơi

Trang 39

vật chất của quần chúng vùng cao hẻo lánh còn thiếu thốn nên dễ bị địch

mê hoặc” [65, tr.15-16] Vì vậy, từ cuối năm 1961 đến đầu năm 1962 việc nổi phỉ vẫn còn tiếp diễn

Tiểu kết chương 1

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam,

Hà Giang có địa hình hiểm trở, hẻo lánh, giao thông chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, có nhiều tộc người ít người sinh sống, trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu, đời sống nhân dân nghèo nàn, kinh tế khó khăn Ngày 25/12/1945, chính quyền cách mạng ở Hà Giang được thành lập đứng trước những khó khăn thử thách nghiêm trọng: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm

Lợi dụng đặc điểm tự nhiên và xã hội của Hà Giang thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và tay sai phản động đã tăng cường hoạt động lôi kéo, kích động bạo loạn nhằm chia rẽ dân tộc, chống phá, lật đổ chính quyền cánh mạng

Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương Đảng, các cấp chính quyền ở

Hà Giang đẩy mạnh việc thực hiện chỉ thị "kháng chiến kiến quốc", tăng cường phát triển lực lượng vũ trang bảo vệ vững chắc vùng tự do, đấu tranh thu phục thổ ty phong kiến, từng bước đánh bại âm mưu phá hoại hậu phương, lật đổ chính quyền cách mạng của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ

Trang 40

Chương 2 HOẠT ĐỘNG TIỄU PHỈ Ở HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 1947- 1962

Tiễu phỉ: “Là tổng thể các hoạt động tiến công quân sự, kết hợp đấu tranh chính trị, kinh tế… của lực lượng vũ trang và nhân dân nhằm buộc phải hàng phục hoặc làm tan rã lực lượng phỉ (Lực lượng phản động trong các dân tộc ít người có vũ trang, bí mật hoặc công khai chiếm lĩnh vùng lãnh thổ, thường là địa hình hiểm trở, khống chế dân, chống lại chính quyền nhân dân).Thường tiến hành thành đợt, có thể trên địa bàn rộng và thời gian kéo dài nhiều tháng… để tiễu phỉ thắng lợi phải chú ý tiêu diệt hoặc bắt lực lượng đầu sỏ hàng phục, củng

cố được chính quyền nhân dân trên địa bàn, tuyên truyền giác ngộ được dân, nhằm làm tan rã lực lượng vũ trang của chúng” [135, tr.773]

và xã đội bộ dân quân được thành lập Tháng 6 năm 1947, tỉnh thành lập công binh xưởng để trang bị thêm vũ khí cho lực lượng vũ trang

Tháng 8 năm 1947, tỉnh thành lập 5 khu Đông Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Yên Bình, Xín Mần để thuận lợi cho việc điều hành, lãnh đạo và chỉ huy chiến đấu trên từng địa bàn Ngày 23-12-1947, “đoàn cảm tử quân” được thành lập để sẵn sàng đối phó với các tình huống và chi viện cho chiến trường Nhằm đào

Ngày đăng: 18/11/2014, 22:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
2. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
3. Ban chỉ huy mặt trận Hoàng Su Phì (15/5/1952), Báo cáo tình hình tiễu phỉ ở Hoàng Su Phì (trước chiến dịch đến ngày 13/5/1952), Chi cục Lưu trữ tỉnh Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình tiễu phỉ ở Hoàng Su Phì (trước chiến dịch đến ngày 13/5/1952)
4. Ban chỉ huy Tỉnh đội dân quân Hà Giang (16/1/1952), Báo cáo tình hình biên giới tiếp theo báo cáo của Tiểu đoàn Đồng Văn, Chi cục Lưu trữ tỉnh Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình biên giới tiếp theo báo cáo của Tiểu đoàn Đồng Văn
5. Ban chỉ huy Tỉnh đội dân quân Hà Giang (10/6/1951), Chỉ thị về việc có một số thổ phỉ hơn 200 tên (cả Hạng Sào Chúng) đã tràn sang địa phận Lao Chải, Chi cục Lưu trữ tỉnh Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về việc có một số thổ phỉ hơn 200 tên (cả Hạng Sào Chúng) đã tràn sang địa phận Lao Chải
6. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (08/3/1951), Báo cáo tình hình lực lượng Quốc dân đảng, Chi cục Lưu trữ tỉnh Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình lực lượng Quốc dân đảng
7. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (05/4/1951), Báo cáo tình hình lực lượng phỉ ở Tả Phìn, Chi cục Lưu trữ tỉnh Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình lực lượng phỉ ở Tả Phìn
8. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1995), Lịch sử Đảng Bộ Tỉnh Hà Giang tập I (1939- 1954), Xb Đảng bộ Tỉnh Hà Giang, Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Bộ Tỉnh Hà Giang
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang
Năm: 1995
9. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (2000), Lịch sử Đảng Bộ Tỉnh Hà Giang tập II (1955-1975), NXB Đảng bộ Tỉnh Hà Giang, Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Bộ Tỉnh Hà Giang
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang
Nhà XB: NXB Đảng bộ Tỉnh Hà Giang
Năm: 2000
10. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (20/4/1950), Báo cáo xây dựng Đảng bộ Hà Giang lớn mạnh, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xây dựng Đảng bộ Hà Giang lớn mạnh
11. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (10/8/1950) , Báo cáo chiến dịch năm 1 Hoàng Su Phì, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chiến dịch năm 1 Hoàng Su Phì
12. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (10/3/1951), Báo cáo tổng kết năm 1950, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 1950
13. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (16/11/1951), Báo cáo tình hình cuộc vận động phê bình và tự phê bình của Đảng bộ Hà Giang, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình cuộc vận động phê bình và tự phê bình của Đảng bộ Hà Giang
14. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (19/1/1955), Báo cáo công tác tháng 1 tháng đầu năm 1955, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác tháng 1 tháng đầu năm 1955
15. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (12/3/1955), Báo cáo công tác tháng 2 năm 1955, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác tháng 2 năm 1955
16. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (25/3/1955), Báo cáo công tác tháng 1, 2, 3 năm 1955, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác tháng 1, 2, 3 năm 1955
17. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (26/4/1955), Báo cáo công tác tháng 4 năm 1955, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác tháng 4 năm 1955
18. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (29/6/1955), Báo cáo công tác tháng 6 của Tỉnh ủy Hà Giang, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác tháng 6 của Tỉnh ủy Hà Giang
20. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (02/10/1955), Báo cáo công tác 3 tháng 7, 8, 9 năm 1955, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác 3 tháng 7, 8, 9 năm 1955
21. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (21/10/1955). , Báo cáo công tác tháng 10 - 1955 của Tỉnh ủy từ 15-9 đến 8-10-1955, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác tháng 10 - 1955 của Tỉnh ủy từ 15-9 đến 8-10-1955

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w