Đề thi và đáp án thi tuyển công chức chuyên ngành Tư pháp Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015

18 9K 30
Đề thi và đáp án thi tuyển công chức chuyên ngành Tư pháp Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013 Kỳ thi ngày tháng năm 2013 ĐÁP ÁN Môn thi trắc nghiệm: Chuyên ngành Tư pháp Các đáp án chữ “đậm” là đáp án đúng. Câu 1. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây trong việc quản lý nhà nước Về hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài và lý lịch tư pháp? a. Chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết các việc về hộ tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. b. Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch. c. Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái với quy định của pháp luật. d. a và c đúng. Câu 2. Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ quy định cơ quan nào được giao làm đầu mối giúp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tự kiểm tra văn bản? a. Trưởng Ban Pháp chế của Hội đồng nhân dân. b. Giám đốc Sở Tư pháp. c. Các Ban của Hội đồng nhân dân. d. a và b đúng. Câu 3. Theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004, cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì lập dự kiến Chương trình xây dựng Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh? a. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. b. Sở Tư pháp. c. Sở Nội vụ. d. Sở Kế hoạch và đầu tư. 1 Câu 4. Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ quy định văn bản nào sau đây phải được kiểm tra? a. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. b. Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân. c. Quyết định của Giám đốc Sở có chứa quy phạm pháp luật. d. Cả 3 phương án trên. Câu 5. Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ quy định trong quá trình kiểm tra văn bản; nếu phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật thì cơ quan kiểm tra văn bản phải xử lý như thế nào? a. Thông báo với cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đã ban hành văn bản. b. Tự mình xử lý văn bản đó. c. Thông báo cho cơ quan ban hành văn bản đó đề nghị tự kiểm tra, xử lý. d. Đình chỉ việc thi hành văn bản đó. Câu 6. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, cơ quan nào được giao nhiệm vụ thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh? a. Sở Nội vụ. b. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. c. Sở Tư pháp. d. Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh. Câu 7. Theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004, cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp huyện phải gửi hồ sơ dự thảo văn bản đến Phòng Tư pháp thẩm định chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp? a. 10 ngày. b. 07 ngày. c. 05 ngày. d. 03 ngày. Câu 8. Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định công chức pháp chế phải có các tiêu chuẩn nào sau đây? a. Là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương. b. Có trình độ cử nhân luật trở lên. 2 c. Là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên. d. a và b đúng. Câu 9. Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định người nào có thẩm quyền ký các văn bằng chứng thực ở Phòng Tư pháp? a. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. b. Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. c. Trưởng phòng Tư pháp. d . Cán bộ Tư pháp. Câu 10. Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ quy định cơ quan nào có thẩm quyền ký chứng thực xác nhận chữ ký người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt? a. Phòng công chứng. b. Văn phòng công chứng. c. Phòng Tư pháp. d. Uỷ ban nhân dân cấp xã. Câu 11. Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp? a. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp. b. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao. c. Toà án, Viện kiểm sát,Cơ quan thi hành án dân sự. d. cả a, b và c đều đúng. Câu 12. Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ quy định cơ quan nào có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp ban hành? a. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. b. Chánh Thanh tra huyện. c. Trưởng phòng Tư pháp. d. Trưởng phòng Nội vụ. Câu 13. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, Phòng Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây trong việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật? a. Quyết định các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật. 3 b. Thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật. c. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành. d. Cả 3 phương án trên. Câu 14. Theo anh, chị loại giấy tờ nào sau đây là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân? a. Chứng minh nhân dân. b. Sổ Hộ khẩu. c. Giấy Khai sinh. d. Cả a, b và c đều đúng. Câu 15. Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định trong công tác xây dựng pháp luật, tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây? a. Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trình Thủ trưởng cơ quan để gửi Sở Tư pháp tổng hợp. b. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan. c. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị tổ chức xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan. d. b và c đúng. Câu 16. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, về quản lý và đăng ký hộ tịch, Phòng Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây? a. Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định của pháp luật. b. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh. c. Ban hành các biểu mẫu về hộ tịch để triển khai thực hiện trên địa bàn. d. Cả 3 phương án trên. Câu 17. Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật, tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây? a. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan. 4 b.Chủ trì giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật. c. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật. d. a và b đúng. Câu 18. Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm quyền nào sau đây trong việc xử lý văn bản trái pháp luật? a. Đình chỉ việc thi hành và hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. b. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hủy bỏ hoặc bãi bỏ. c. Đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. d. a và b đúng. Câu 19. Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ quy định xử lý văn bản trái pháp luật gồm các hình thức nào sau đây? a. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. b. Hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. c. Đính chính văn bản. d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 20. Theo anh, chị cơ quan, tổ chức cá nhân nào sau đây có nhiệm vụ làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh? a. Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh. b. Thanh tra tỉnh. c. Sở Tư pháp. d. Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp. Câu 21. Nội dung nào sau đây thuộc nguyên tắc đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ? a. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. b. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền quy định của Nghị định này. c. Mỗi sự kiện hộ tịch được đăng ký tại nhiều nơi theo đúng quy định. 5 d. a và c đúng. Câu 22. Theo anh, chị cơ quan, tổ chức nào sau đây có nhiệm vụ chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của thôn; tổ dân phố phù hợp với quy định của pháp luật ? a. Sở Tư pháp. b. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp. c. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. d. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Câu 23. Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức nào sau đây? a. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam. b. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. c. Các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài. d. a và b đúng. Câu 24. Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật, tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây? a. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan. b.Chủ trì giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật c. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật. d. a và b đúng. Câu 25. Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm những tổ chức, đơn vị nào sau đây? a. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. b. Sở Tư pháp. c. Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. d. a và b đúng UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013 6 Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2013 ĐÁP ÁN Môn thi viết: Chuyên ngành Tư pháp Câu 1 (2 điểm). Lý lịch tư pháp là gì? Hãy nêu nguyên tắc quản lý, đối tượng quản lý và trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp quy định tại Luật Lý lịch tư pháp năm 2009? Có 4 ý, - Ý I, được 0,25 điểm - Ý II, có 3 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,25 điểm - Ý III, có 3 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,25 điểm - Ý IV, được 0,25 điểm Ý I. Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Ý II. Nguyên tắc quản lý lý lịch tư pháp 1. Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đã có hiệu lực pháp luật. 2. Bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân. 3. Thông tin lý lịch tư pháp phải được cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật này. Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong Phiếu lý lịch tư pháp. Ý III. Đối tượng quản lý lý lịch tư pháp 1. Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. 2. Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. 3. Công dân Việt Nam , người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật. Ý IV. Trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung 7 cấp thông tin lý lịch tư pháp đầy đủ, chính xác, đúng trình tự, thủ tục cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật. Câu 2 (2 điểm). Luật Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định Phiếu lý lịch tư pháp số 1, Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có những nội dung gì? Có 2 ý - Ý I, có 3 ý + Ý 1, được 0,2 điểm + Ý 2, có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,5 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2 điểm + Ý 3, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm - Ý II, có 3 ý + Ý 1, được 0,2 điểm + Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm + Ý 3, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm Ý I. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. 2. Tình trạng án tích: a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung; b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”; c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”. 3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”; b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp. Ý II. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. 2. Tình trạng án tích: a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”; 8 b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian. 3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”; b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Câu 3 (2 điểm). Trình bày mục đích và nội dung kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ. Có 2 ý: - Ý I, được 0,4 điểm; - Ý II, có 3 ý: + Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm + Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm + Ý 3, có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm + Ý 4, được 0,2 điểm Ý I. Mục đích kiểm tra văn bản Việc kiểm tra văn bản được tiến hành nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật của văn bản để kịp thời đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ý II. Nội dung kiểm tra văn bản Nội dung kiểm tra văn bản là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản theo các nội dung được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008 (sau đây gọi tắt là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật) và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004 (sau đây gọi tắt là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân). Văn bản hợp hiến, hợp pháp là văn bản bảo đảm đủ các điều kiện sau đây: 1. Ban hành đúng căn cứ pháp lý. a) Có căn cứ pháp lý cho việc ban hành; 9 b) Những văn bản làm căn cứ pháp lý đó đã được ký ban hành, thông qua vào thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra. 2. Ban hành đúng thẩm quyền. Thẩm quyền ban hành văn bản bao gồm: thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung. a) Thẩm quyền về hình thức là việc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản theo đúng hình thức đã được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. b) Thẩm quyền về nội dung là việc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản phù hợp với thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật. 3) Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật. a) Văn bản được ban hành theo thẩm quyền phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; b) Văn bản quy phạm pháp luật không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác và bảo đảm thống nhất giữa văn bản hiện hành với văn bản mới được ban hành của cùng một cơ quan; c) Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác ban hành phải phù hợp với văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực đó; d) Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân phải phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Văn bản do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành phải bảo đảm yêu cầu không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 4. Văn bản được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật. Câu 4 (2 điểm). “Bản chính” và “Bản sao” được hiểu thế nào? Hãy nêu thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 18/5/2012 của Chính phủ? Có 3 ý: - Ý I, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm - Ý II, được 0,2 điểm - Ý III, có 4 ý: + Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm + Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm + Ý 3, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm 10 [...]... khoản 1 Điều này 3 Phòng Pháp chế, công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ quan chuyên môn chịu sự quản lý, kiểm tra về công tác pháp chế của Sở Tư pháp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ Ý II Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế 12 1 Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế a) Công chức pháp chế quy định tại... làm công tác pháp chế 3 Doanh nghiệp nhà nước có thể vận dụng tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để lựa chọn, bố trí, sử dụng và quyết định chế độ đối với nhân viên pháp chế UBND TỈNH THỪA THI N HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013 Kỳ thi ngày 28 tháng... an, căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội và công an nhân dân 2 Công chức, cán bộ và viên chức pháp chế quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11 được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tư ng Chính... tháng 12 năm 2013 ĐÁP ÁN Môn thi viết: Kiến thức chung Câu 1 (6 điểm) Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) Anh (chị) hiểu thế nào là chất lượng thực thi công vụ Để thực thi tốt công vụ, CBCCVC phải có nghĩa vụ gì? Chất lượng thực thi công vụ của CBCCVC phụ thuộc vào các yếu tố nào và hãy đề xuất một số giải pháp nâng... điểm + Ý 4 được 0,4 điểm Đáp án: Nội dung I Khái niệm hoạt động công vụ và chất lượng thực thi công vụ: 1 Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác có liên quan 2 Chất lượng thực thi công vụ là kết quả hoạt động, hiệu quả quản lý, phục vụ đạt được của một tổ chức hành chính nhà nước thông... đổi mới trong tuyển dụng CBCCVC Tổ chức thi tuyển hay xét tuyển phải dựa vào tiêu chí năng lực phù hợp và cạnh tranh một cách khách quan thì mới tìm và tuyển được người giỏi, có tài năng vào công vụ Những người tham gia tuyển dụng phải công tâm, khách quan và không chịu bất cứ áp lực nào can thi p vào kết quả tuyển dụng Ý 2 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC theo hướng hiệu quả, thi t thực Có... trong phân công, sử dụng, đánh giá và chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức, viên chức Ý 4 Tạo động lực cho CBCCVC trong thực thi công vụ Thực hiện đổi mới công tác thi đua khen thưởng, các chính sách về lương và đãi ngộ Câu 2 (4 điểm) Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 đã chính thức luật hoá quy định về đạo đức của cán bộ, công chức, cụ thể... phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tư ng đương, có trình độ cử nhân luật trở lên Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 của Nghị định này là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên b) Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an,... đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức 6 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Nội dung III Chất lượng thực thi công vụ của CBCCVC phụ thuộc vào 03 yếu tố: Ý 1 Phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với công việc của bản thân cán bộ, công chức, viên chức Ý 2 Phụ thuộc vào công tác tổ chức, ... những quy định của cơ quan, của tổ chức Mỗi cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ cần phải gương mẫu về đạo đức, tự giác tuân thủ kỷ luật của cơ quan, giữ vững nề nếp công tác Tinh thần sáng tạo trong công việc cũng là một chuẩn mực đạo đức mà người cán bộ, công chức phải phát huy Ý 4 Có ý chí cầu tiến bộ, luôn luôn phấn đấu trong công việc Người cán bộ, công chức phải luôn có chí tiến thủ,

Ngày đăng: 18/11/2014, 21:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Công chức là lực lượng có vị trí, vai trò quyết định trong việc thể hiện và giữ vững bản chất chính trị của Nhà nước. Muốn thể hiện được vị trí và vai trò quyết định đó, công chức phải hội đủ 02 yếu tố: đạo đức và tài năng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan