Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
155,5 KB
Nội dung
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013 Kỳ thi ngày 10 tháng 10 năm 2014 ĐÁP ÁN Môn thi trắc nghiệm: Chuyên ngành Xây dựng Các đáp án chữ “đậm” là đáp án đúng Câu 1: Luật Xây dựng năm 2003 quy định Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các quyền nào sau đây: a. Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình; b. Thực hiện đúng công việc theo hợp đồng đã ký kết. c. Chịu trách nhiệm về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình được lập. d. Thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình. Câu 2 : Luật Xây dựng năm 2003 quy định Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các nghĩa vụ nào sau đây: a. Chỉ được nhận lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của mình. b. Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư. c. Thực hiện đúng công việc theo hợp đồng đã ký kết. d. Thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình. Câu 3: Luật Xây dựng năm 2003 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày tháng năm nào? a. Ngày 26/11/2003. b. Ngày 26/12/2003. c. Ngày 17/6/2003. d. . Ngày 14/12/2003. Câu 4: Luật Xây dựng năm 2003 quy định có mấy hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ? 1 a. 2 hình thức; b. 3 hình thức; c. 4 hình thức; d. 5 hình thức. Câu 5: Đáp án nào sau đây là đầy đủ các nội dung của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng năm 2003 ? a. Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát; phân tích số liệu, đánh giá, kết quả khảo sát; kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị. b. Phương pháp khảo sát; phân tích số liệu, đánh giá, kết quả khảo sát; kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị. c. Cơ sở, quy trình phân tích số liệu, kết quả khảo sát; kiến nghị. d. Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát. Câu 6: Luật Xây dựng năm 2003 quy định khi hoạt động thi công xây dựng công trình nhà thầu phải đáp ứng một trong những điều kiện nào sau đây? a. Có đăng ký hoạt động thi công xây dựng công trình. b. Có hợp đồng xây dựng. c. Có tên tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình. d. Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng thoả thuận. Câu 7 : Luật Xây dựng năm 2003 quy định Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng điều kiện nào sau đây ? a. Có đăng ký hoạt động thi công xây dựng công trình. b. Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt. c. Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng công trình. d. Có tên đơn vị thiết kế, tên chủ nhiệm thiết kế. Câu 8: Đáp án nào sau đây là đầy đủ các nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định tại Luật Xây dựng năm 2003? a. Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng. b. Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng. c. Quản lý chất lượng, tiến độ và môi trường xây dựng. d. Quản lý chất lượng, tiến độ và môi trường xây dựng. Câu 9: 2 Luật Xây dựng năm 2003 quy định chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có quyền nào sau đây: a. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng. b. Được tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng. c. Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra. d. Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng. Câu 10: Luật Xây dựng năm 2003 quy định: Không được tiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình do mình đảm nhận khi chưa được phép của bên thuê hoặc người có thẩm quyền là nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào sau đây? a. Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình. b. Chủ đầu tư xây dựng công trình. c. Nhà thầu khảo sát xây dựng công trình. d. Nhà thầu cung cấp vật liệu thi công. Câu 11: Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chủ đầu tư có trách nhiệm xác định nhiệm vụ thiết kế hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình để làm gì? a. Để làm căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng công trình. b. Để phù hợp với điều kiện thực tế. c. Để phục vụ việc thanh toán của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. d. Để quyết định địa điểm xây dựng. Câu 12: Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thực hiện để làm gì? a. Để phục vụ việc thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng thiết kế giữa chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. b. Để phục vụ việc thanh toán của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. c. Để phục vụ việc thanh lý hợp đồng của chủ đầu tư. d. Để quyết định địa điểm xây dựng. Câu 13. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình gồm có bao nhiêu nội dung chính? a. 3 nội dung chính. 3 b. 4 nội dung chính. c. 5 nội dung chính. d. 7 nội dung chính. Câu 14: Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định cơ quan, đơn vị nào có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình? a. Nhà thầu thi công xây dựng. b. Chủ đầu tư. c. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng. d. Người giám sát thi công xây dựng. Câu 15: Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm mấy nội dung chính? a. 3 nội dung. b. 4 nội dung. c. 5 nội dung. d. 6 nội dung. Câu 16: Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định khi nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải có căn cứ nào sau đây? a. Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình. b. Mục tiêu xây dựng công trình. c. Địa điểm xây dựng. d. Biên bản nghiệm thu. Câu 17. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định có bao nhiêu căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng? a. 5 căn cứ. b. 6 căn cứ. c. 7 căn cứ. d. 8 căn cứ. Câu 18: Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị nào sau đây chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình? a. Chủ đầu tư. b. Nhà thầu tư vấn thiết kế. 4 c. Nhà thầu thi công xây dựng. d. Nhà thầu khảo sát xây dựng công trình. Câu 19. Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ quy định cơ quan, đơn vị nào có trách nhiệm lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng? a. Của nhà thầu thi công xây dựng. b. Của chủ đầu tư. c. Của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình. d. Của nhà thầu tư vấn thiết kế. Câu 20: Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ quy định trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình gồm có mấy bước? a. 4 bước. b. 5 bước. c. 6 bước. d. 7 bước. Câu 21: Việc thực hiện công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị nào? a. Của nhà thầu chế tạo sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng. b. Của nhà thầu thi công xây dựng. c. Của chủ đầu tư. d. Của nhà thầu giám sát thi công công trình. Câu 22: Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ quy định những nội dung nào sau đây thuộc trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình? a. Nghiệm thu các công việc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng. b. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình theo quy định. c. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư. d. Lập bản vẽ hoàn công theo quy định. 5 Câu 23: Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị nào có trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng? a. Nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình. b. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng. c. Chủ đầu tư và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình. d. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình Câu 24: Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ quy định thời hạn bảo hành đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I là bao nhiêu? a. Không ít hơn 36 tháng. b. Không quá 36 tháng. c. Không ít hơn 24 tháng. d. Không ít hơn 12 tháng. Câu 25: Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ quy định nội dung thiết kế cơ sở bao gồm những phần nào? a. Phần thuyết minh và phần bản vẽ. b. Phần thuyết minh và phần quy mô xây dựng các hạng mục công trình. c. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở và phần bản vẽ tổng mặt bằng công trình. d. Phần quy mô xây dựng các hạng mục công trình và phần bản vẽ tổng mặt bằng công trình. UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013 Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2013 ĐÁP ÁN Môn thi viết: Chuyên ngành Xây dựng Câu 1 (2 điểm) Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân trong hoạt động xây dựng như thế nào? Có 8 ý, + Mỗi ý được 0,2 điểm; + Riêng ý 2 có 10 ý nhỏ, nêu đủ 10 ý nhỏ được 0,6 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1 điểm 6 Ý I. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này. Ý II. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực: 1.Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; 2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 3. Thiết kế quy hoạch xây dựng; 4. Thiết kế xây dựng công trình; 5. Khảo sát xây dựng công trình; 6. Thi công xây dựng công trình; 7. Giám sát thi công xây dựng công trình; 8. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; 9. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng; 10. Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận. Ý III. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. Ý IV. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Ý V. Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công việc cụ thể. Ý VI. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức. Bộ Xây dựng thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nước, kể cả nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Ý VII. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám 7 sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép. Ý VIII. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc. Câu 2 (2 điểm) : Hãy nêu trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ? Có 13 ý, nêu đủ 13 ý được 2 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2 điểm. 1. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. 2. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có). 3. Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. 4. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình. 5. Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác. 6. Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng. 7. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng. 8. Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường. 9. Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố. 10. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định. 8 11. Lập bản vẽ hoàn công theo quy định. 12. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư. 13. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác. Câu 3 (2 điểm): Thiết kế cơ sở là gì? Trình bày các nội dung phần thuyết minh thiết kế cơ sở và phần bản vẽ thiết kế cơ sở quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ? Có 3 ý: Ý I được 0,5 điểm; Ý II: có 6 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm Ý III: có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm Ý I. Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ. Ý II. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung: 1. Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; 2. Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; 3. Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; 4. Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình; 5. Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; 6 Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng. Ý III. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm: 1. Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; 2. Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; 3. Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; 4. Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực. Câu 4 (2 điểm): 9 Anh (chị) hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh) về nhà ở và công sở ? Có 7 ý, nêu đủ 7 ý được 2 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,3 điểm. 1. Xây dựng các chương trình phát triển nhà ở của tỉnh, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức lập, thẩm định quy hoạch xây dựng hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; 3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng nhà ở, công sở, trụ sở làm việc; hướng dẫn thực hiện việc phân loại, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì nhà ở, công sở, trụ sở làm việc trên địa bàn tỉnh; 4. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng giá cho thuê nhà ở công vụ, bảng giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, bảng giá cho thuê, giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh; 5. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại các Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 và số 21/CP ngày 16 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở; thực hiện chế độ hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công theo quy định của pháp luật; 6. Tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo phân cấp; tổng hợp tình hình đăng ký, chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; 7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở và công sở trên địa bàn tỉnh; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về nhà ở, công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh. Câu 5 ( 2 điểm): Trình bày trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng. Trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ? Có 2 ý: Ý I, có 8 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm; Ý II, có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm Ý I. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng 1. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình. 2. Lập và phê duyệt biện pháp thi công. 10 [...]... thầu thi công xây dựng thực hiện theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng UBND TỈNH THỪA THI N HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013 Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2013 ĐÁP ÁN Môn thi viết: Kiến thức chung Câu 1 (6 điểm) Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công. .. kiện khởi công xây dựng công trình và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi khởi công 4 Tổ chức thi công xây dựng công trình và giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng 5 Kiểm định chất lượng công trình, hạng mục công trình trong các trường hợp quy định tại Nghị định này 6 Kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng hoàn thành... điểm + Ý 4 được 0,4 điểm Đáp án: Nội dung I Khái niệm hoạt động công vụ và chất lượng thực thi công vụ: 1 Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác có liên quan 2 Chất lượng thực thi công vụ là kết quả hoạt động, hiệu quả quản lý, phục vụ đạt được của một tổ chức hành chính nhà nước... chuẩn mực đạo đức theo quy định): Để xây dựng được nền công vụ hiện đại, dân chủ, chuyên nghiệp…, đội ngũ cán bộ, công chức cần có những chuẩn mực đạo đức công vụ Đạo đức công vụ thể hiện trong các hành vi cụ thể qua công việc của mỗi cán bộ, công chức Đạo đức công vụ cần có những quy tắc, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức bắt buộc mỗi cán bộ, công chức phải tuân thủ Đạo đức công vụ được thể hiện trong những... mỗi vị trí công việc phải có mô tả công việc giúp cho việc tuyển dụng, phân công theo dõi kết quả thực hiện công việc Đổi mới công tác đánh giá CBCC hướng tới đánh giá dựa trên kết quả thực thi công vụ Xác định vai trò của người đứng đầu, chú trọng vai trò của người thủ trưởng trong phân công, sử dụng, đánh giá và chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức, viên chức Ý 4 Tạo... những quy định của cơ quan, của tổ chức Mỗi cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ cần phải gương mẫu về đạo đức, tự giác tuân thủ kỷ luật của cơ quan, giữ vững nề nếp công tác Tinh thần sáng tạo trong công việc cũng là một chuẩn mực đạo đức mà người cán bộ, công chức phải phát huy Ý 4 Có ý chí cầu tiến bộ, luôn luôn phấn đấu trong công việc Người cán bộ, công chức phải luôn có chí tiến thủ,... các chức danh giám sát, lập kế hoạch và quy trình kiểm soát chất lượng, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, phương pháp quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình giám sát thi công xây dựng 3 Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng, đề cương đã được chủ đầu tư chấp thuận và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng 4 Nghiệm thu các công. .. thi t phải quy định đạo đức công vụ vào Luật Cán bộ, công chức? Nếu được trở thành công chức nhà nước, anh (chị) cần phải làm gì để đảm bảo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức theo quy định ? Dự kiến cơ cấu điểm: Có 2 nội dung: - Nội dung I có 6 ý, mỗi ý được 0,25 điểm - Nội dung II có 5 ý, mỗi ý được 0,5 điểm Đáp án: Nội dung I Vì sao cần thi t phải quy định đạo đức công vụ vào Luật Cán bộ, công chức. .. lượng thực thi công vụ: Ý 1 Từng bước đổi mới công tác quản lý CBCCVC Trước hết là đổi mới trong tuyển dụng CBCCVC Tổ chức thi tuyển hay xét tuyển phải dựa vào tiêu chí năng lực phù hợp và cạnh tranh một cách khách quan thì mới tìm và tuyển được người giỏi, có tài năng vào công vụ Những người tham gia tuyển dụng phải công tâm, khách quan và không chịu bất cứ áp lực nào can thi p vào kết quả tuyển dụng... này 7 Nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng 8 Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình theo quy định Ý II Trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình 1 Cử người có đủ năng lực theo quy định để thực hiện nhiệm vụ của giám sát trưởng và các chức danh giám sát khác 2 Lập sơ đồ tổ chức và đề cương giám sát bao gồm nhiệm