Giáo án tự chọn sinh học 10 (35 tiết )

59 5.9K 26
Giáo án tự chọn sinh học 10 (35 tiết )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ 1 – HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA SINH HỌC TẾ BÀO A. PHẦN LÍ THUYẾT Tự chọn tiết : 1, 2. VẤN ĐỀ 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO 1. Mục tiêu: Sau khi học xong tiết này học sinh phải: 1.1. Kiến thức: Trình bày được một cách có hệ thống về thành phần hoá học của tế bào: Các nguyên tố cấu tạo tế bào và cơ thể, nước, vai trò của nước. Trình bày được cấu tạo và chức năng của các hợp chất hữu cơ: cacbohyđrat và lipít và prôtêin. 1.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và khái quát hóa

CHỦ ĐỀ 1 – HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA SINH HỌC TẾ BÀO A. PHẦN LÍ THUYẾT Tự chọn tiết : 1, 2. VẤN ĐỀ 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO 1. Mục tiêu : Sau khi học xong tiết này học sinh phải: 1.1. Kiến thức: - Trình bày được một cách có hệ thống về thành phần hoá học của tế bào: Các nguyên tố cấu tạo tế bào và cơ thể, nước, vai trò của nước. - Trình bày được cấu tạo và chức năng của các hợp chất hữu cơ: cacbohyđrat và lipít và prôtêin. 1.2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và khái quát hóa 1.3. Thái độ: Từ việc ôn tập có hệ thống, lôgic khoa học và vận dụng được lí thuyết để giải thích trả lời các câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã học giúp các em ngày cảng yeeuthichs môn học hơn. 2.Chuẩn bị : 2.1. Học sinh: Chuẩn bị trước các nội dung về thành phần hoá học của tế bào trong bài và những câu hỏi, bài tập cần giải đáp. 2.2. Giáo viên: 2.2.1. Phương tiện dạy học: - SGK, SGV, tài liệu chủ đề tự chọn bám sát sinh học 10 chương trình chuẩn - Chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 10 theo tinh thần giảm tải - Các tài liệu tham khảo: Hướng dẫn học và ôn tập Sinh học 10 – Lê Đình Trung – NXB Giáo dục, Ôn tập và kiểm tra sinh học 10 – Phan Thu Hương – NXB Đại học sư phạm, 2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học  Ổn định tổ chức  Giới thiệu chương trình Sinh học tự chọn 10  Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu chủ đề 1 Câu 1: Thế nào là nguyên tố đại lượng, vi lượng, cho ví dụ? Vai trò của chúng đối với tế bào ? Câu 2: Trình bày đặc tính lí hóa và vai trò của nước?  Nội dung bài học: Hoạt động 1: Hệ thống hóa và ôn tập về các chất vô cơ trong tế bào Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh CH1: Hãy liệt kê liệt kê các nguyên tố hóa học có trong tế bào? Những nguyên tố nào chiếm tỉ lệ cao nhất? CH2: Trong tế bào các nguyên tố hóa học được chia thành mấy nhóm? vái trò của mỗi nhóm? Cho ví dụ? Hợp chất vô cơ đầu tiên quyết định đến sự tồn tại của sự sống đó là H 2 O CH3: Nước có cấu trúc lí hoá như thế nào? Vai trò của nước đối với hoạt động sống của tế bào? Liên hệ kiến thức cũ và nêu cấu trúc lí hoá của nước - HS vận dụng kiến thức mục I SGK SH 10 để trả lời: có khoảng 25 NT trong đó có 4 nguyên tố C, H, O, N là cơ bản và chiếm 96,0%. - Vận dụng kiến thức để trả lời gồm 2 loại nguyên tố: Đa lượng và vi lượng - Liên hệ kiến thức cũ và nêu cấu trúc lí hoá của nước Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 1 VẤN ĐỀ 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO 1. Các chất vô cơ trong tế bào 1.1. Thành phần nguyên tố của tế bào - Trong số 92 NT có trong TN, có khoảng 25 NT có trong cơ thể sống là phổ biến và cần thiết cho sự sống. Trong đó có 4 nguyên tố C, H, O, N là cơ bản và chiếm 96,0%. - Gồm 2 loại nguyên tố: Đa lượng và vi lượng. 1.2. Nước và vai trò của nước - Nước là TP vô cơ quan trọng bậc nhất đối với tế bào và cơ thể không chỉ ở hàm lượng chiếm 70% mà còn ở vai trò đặc biệt quan trọng của chúng đối với hoạt động sống. - Do tính phân cực của các PT nước → các PT nước có thể LK với nhau nhờ LK hiđrô và có thể liên kết với các phân tử khác → PT nước có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể sống như: là dung môi hoà tan các chất, điều hoà nhiệt, là môi trường khuếch tán. Hoạt động 2: Hệ thống hóa và ôn tập về các chất hữu cơ trong tế bào CH4: Qua kiến thức đã học trong Chương I – Thành phần hóa học của tế bào, em hãy nêu một số loại hợp chất hữu quan trọng? CH5: Hãy lập bảng liệt kê các dạng cacbonhiđrat, cấu trúc và vai trò của chúng trong cơ thể - HS: Có 4 loại hợp chất hữu cơ quan trọng như Cacbonhiđrat, lipit, prôtêin và axit Nu - Liên hệ kiến thức cũ thảo luận nhóm → đại diện lên trình bày Dạng Cấu trúc Vai trò Ví dụ 2. Các chất hữu cơ quan trọng trong tế bào 2.1. Bảng liệt kê các dạng lipit Dạng lipit Chức năng Mỡ Dự trữ năng lượng ở động vật Dầu Dự trữ năng lượng ở thực vật Phôtpholipit Cấu tạo nên màng tế bào Stêrôit Hoomon sinh dục Vitamin Thành phần côenzim của enzim 2.2. Bảng liệt kê cấu trúc và vai trò của các dạng cacbonhiđrat Cacbonhiđrat Cấu trúc Vai trò Ví dụ Đường đơn Đơn phân (CH 2 O)n Dự trữ năng lượng Glucozơ, Fructozơ, Glactôzơ Đường đôi 2 phân tử đường đơn Dự trữ năng lượng Saccarôzơ, Lactôzơ, Mantôzơ Đường đa Gồm nhiều phân tử đường đơn (đa phân) Dự trữ, cấu trúc Glicôgen, TB, xenlulozơ, kitin Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò: 1. So sánh cac bohiđrat và lipit về cấu trúc và chắc năng của 2. So sánh vai trò của các nguyên tố đa lượng và vi lượng? 3. So sánh cacbohi đrat và lipit về cấu tạo và chức năng? Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 2 CHỦ ĐỀ 1 – HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA SINH HỌC TẾ BÀO A. PHẦN LÍ THUYẾT Tự chọn tiết : 3, 4 VẤN ĐỀ 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO(tt) 1. Mục tiêu : Sau khi học xong tiết này học sinh phải: 1.1. Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo và chức năng của prôtêin và axit nuclêic. - Phân biệt được ADN với ARN về cấu tạo và chức năng. - So sánh axit nuclêic với prôtêin vầ cấu tạo và chức năng. 1.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và khái quát hóa 2. Chuẩn bị : 2.1. Học sinh: Chuẩn bị trước các nội dung trong bài 5, 6 và những câu hỏi, bài tập cần giải đáp. 2.2. Giáo viên: 2.2.1. Phương tiện dạy học: - SGK, SGV, Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát sinh học 10 chương trình chuẩn - Các tài liệu tham khảo: giống tiết 1 - Tranh vẽ phóng to cấu trúc của prôtêin, tranh vẽ phóng to cấu trúc của ADN, ARN, mô hình ADN 2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học 2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học  Ổn định tổ chức  Giới thiệu chương trình Sinh học tự chọn 10  Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Thế nào là nguyên tố đại lượng, vi lượng, cho ví dụ? Vai trò của chúng đối với tế bào ? Câu 2: Trình bày cấu trúc và chức năng prôtêin? Vì sao chúng ta phải ăn prôtêin từ các nguồn khác nhau? Hoạt động 1: Hệ thống hóa và bổ sung kiến thức về cấu trúc và chức năng của prôtêin Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh CH1: Prôtêin có cấu trúc và chức năng như thế nào đối với tế bào và cơ thể sống? CH2:Đơn phân của prôtêin? GVBS: aa là phân tử có chứa nhóm amin (-NH 2 ), nhóm cacbôxil (-COOH) giống nhau và nhóm thứ ba khác nhau ở các aa khác nhau là gốc hiđrocacbon được kí hiệu là R. Các aa khác nhau ở thành phần của nhóm R. Người ta đã phát hiện được tất cả 20 loại aa trong thành phần của Pr. Chúng khác nhau ở nhóm R (như vậy có 20 nhóm R khác nhau) CH3:Các aa liên kết với nhau bởi liên kết gì? GVBS:Khi 2 phân tử aa LK với nhau bằng LK peptit thì có 1 phân tử nước được tạo thành và hợp chất gồm 2 aa được gọi là đipeptit. Nếu có 3 aa được gọi là tripeptit và nếu trong chuỗi có rất nhiều aa thì gọi là polipeptit - Prôtêin có mấy bậc cấu trúc, đặc điểm cấu tạo của mỗi bậc cấu trúc đó? CH4: Hãy lập bảng liệt kê chức năng của Prôtê in? - HS: Liên hệ kiến thức cũ và trả lời - HS: nắm được vì sao lại có đến 20 loại aa - HS: nắm được bản chất liên kết hóa học cũng như cấu trúc bậc 1 của prôtêin prôtêin Chức năng Ví dụ Cấu trúc Enzim Hoocmon V/chuyển Vận động Bảo vệ Thụ thể Dự trữ 2.3. Prôtêin 2.3.1. Cấu trúc: - Có cấu trúc đa phân, đơn phân là aa. Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 3 - Pr có 4 bậc cấu trúc, cấu trúc bậc 1 của Pr có vai trò quan trọng là xác định nên tính đặc thù và đa dạng của Pr, dồng thời cũng quy định cấu trúc bậc 2 và 3. Cấu trúc bậc 3 và 4 là cấu trúc không gian quyết định hoạt tính, chức năng của Pr. +Khi Pr mất cấu trúc không gian và trở thành dạng thẳng người ta nói chúng bị biến tính +Phân biệt Pr cầu và Pr sợi. VD: anbulin, glôbulin có trong máu là Pr cầu, còn côlagen tạo nên gân và dây chằng là Pr sợi. 2.3.2.Chức năng của Prôtêin Pr là vật liệu cấu tạo nên tất cả cấu trúc sống, quy định tính đặc thù và đa dạng của tế bào và cơ thể, là công cụ hoạt động sống như: Chất xúc tác sinh học (Enzim), chất vận động (Pr cơ), chất bảo vệ (KT) * Bảng liệt kê chức năng của Prôtêin Loại prôtêin Chức năng Ví dụ Prôtêin cấu trúc Cấu trúc, nâng đỡ Pr sợi tạo tơ nhện Prôtêin enzim Xúc tác các phản ứng Amilaza phân giải tinh bột Prôtêin hoocmon Điều hoà trao đổi chất Insulin điều hoà glucôzơ trong máu Prôtêin vận chuyển Vận chuyển các chất Hb vận chuyển oxi Prôtêin vận động Vận động Miôzin vận động cơ Prôtêin bảo vệ Bảo vệ chống bệnh tật Kháng thể triệt tiêu tác nhân gây bệnh Prôtêin thụ thể Tiếp nhận thông tin Thụ thể tiếp nhận Insulin trong màng sinh chất Prôtêin dự trữ Dự trữ nguồn năng lượng Anbumin lòng trắng trứng Hoạt động 2: Hệ thống hóa và bổ sung kiến thức về cấu tạo và chức năng của prôtêin CH5: Em hãy nêu đặc điểm cấu trúc chung của các loại axit nuclêic? CH6: Em hãy nêu các dạng, đặc điểm cấu tạo và chức năng của các loại axit Nuclêic? - HS: Liên hệ và trả lời. - liên hệ kiến thức cũ → hoàn thành phiếu học tập: Axit Nu Cấu trúc Chức năng ADN mARN tARN rARN 2.4. Axit Nuclêic - Có cấu trúc đa phân, đơn phân là nu - Mỗi nu có cấu tạo 3 thành phần: Đường 5C(Đường pentôzơ), nhóm phôtphat, Bazơ nitơ (ADN: A, T, G, X; ARN: A, U, G, X) - Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của phân tử ADN So sánh các loại axit Nu Axit nuclêic Cấu trúc Chức n ăng ADN - 4 Nu: A, T, G, X - Chuỗi xoắn kép gồm 2 chuỗi đơn LK với nhau bằng LK hiđrô theo NTBS Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt TTDT qua các thế hệ mARN - 4 Nu: A, U, G, X - Chuỗi đơn mạch thẳng, không có LKH, được phiên mã từ ADN Chứa mã DT làm khuôn để dịch mã tổng hợp Pr tARN - 4 Nu: A, U, G, X - Chuỗi đơn, có 1 số cặp bổ sung có LKH, được phiên mã từ ADN Đóng vai trò liên kết vơi aa và vận chuyển chúng đến ribôxôm để tổng hợp Pr rARN - 4 Nu: A, U, G, X - Chuỗi đơn có 1 số cặp bổ sung có LKH, được phiên mã từ ADN Liên kết với Pr tạo nên Ribôxôm là nơi tổng hợp Pr Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 4  Củng cố: So sánh prôtêin với axit nuclêic về cấu trúc và chức năng?  Bài tập về nhà: So sánh ADN với ARN về cấu tạo và chức năng? CHỦ ĐỀ 1 – HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA SINH HỌC TẾ BÀO A. PHẦN LÍ THUYẾT Tự chọn tiết : 5, 6, 7, 8 ÔN TẬP VẤN ĐỀ 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO Ngày soạn: 11/09/2011 1. Mục tiêu : Sau khi học xong tiết này học sinh phải: 1.1. Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo và chức năng của prôtêin và axit nuclêic. - Phân biệt được ADN với ARN về cấu tạo và chức năng. - So sánh axit nuclêic với prôtêin vầ cấu tạo và chức năng. 1.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và khái quát hóa 2. Chuẩn bị : 2.1. Học sinh: Chuẩn bị trước các nội dung trong bài 5, 6 và những câu hỏi, bài tập cần giải đáp. 2.2. Giáo viên: 2.2.1. Phương tiện dạy học: SGK, SGV, Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát sinh học 10 chương trình chuẩn 2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học  Ổn định tổ chức  Kiểm tra bài cũ:Trình bày cấu trúc và chức năng của cacbohyđrat, lipít, prôtêin, AND, ARN? Hoạt động 1: Triển khai hệ thống câu hỏi ôn tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu 1: Thế nào là nguyên tố đại lượng, vi lượng, cho ví dụ? Vai trò của chúng đối với tế bào ? Câu 2: Trình bày đặc tính và vai trò của nước đối với tế bào. Câu 3: Trình bày cấu trúc và chức năng của cacbohyđrat, lipít, prôtêin, AND, ARN? Câu 4: Giải thích tại sao khi ốm, mệt ta thường ăn hoặc uống nước hoa quả? Câu 5: Vì sao người ta phải ăn prôtêin từ các nguồn khác nhau? Tại sao khi ta đun nóng nước lọc canh cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng? Câu 6: Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính, hãy giải thích tại sao? Câu 7: Điểm phân biệt giữa cacbohyđrat và lipit về cấu tạo và chức năng? Câu 8: Điểm phân biệt giữa prôtêin và axit nuclêic về cấu tạo và chức năng? Câu 9: So sánh ADN với ARN về cấu tạo và chức năng? Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm Nhóm 1: các câu hỏi 1, 2, 7 Nhóm 2: các câu hỏi 3, 5 Nhóm 3: các câu hỏi 6, 8 Nhóm 4: các câu hỏi 4, 9 - Chép câu hỏi - Vận dụng kiến thức đã học → thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi Hoạt động 2: Hướng dẫn trả lời các câu hỏi tự luận GV gọi đại diện các nhóm trình bày ⇒ đánh giá, bổ sung hoàn thiện đáp án cho các câu hỏi - Các HS lắng nghe, ghi chép các ý chính của đại diện nhóm trình bày theo yêu cầu của từng câu hỏi. Đồng thời đánh giá, bổ sung hoàn thiện đáp án câu hỏi Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 5 Câu Đáp án 1 Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học. Người ta chia các nguyên tố hoá học thành 2 nhóm cơ bản: - Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng ≥ 0,01% khối lượng chất khô của tế bào): Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: Cacbohidrat, lipit điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg - Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng <0,01% khối lượng chất khô của tế bào): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố : Cu, Fe, Mn, Co, Zn 2 - Đặc tính của nước: Do tính phân cực của các PT nước → các PT nước có thể LK với nhau nhờ LK hiđrô và có thể liên kết với các phân tử khác → PT nước có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể sống. - Vai trò của nước: Nước là TP vô cơ quan trọng bậc nhất đối với tế bào và cơ thể không chỉ ở hàm lượng chiếm 70% mà còn ở vai trò đặc biệt quan trọng của chúng đối với hoạt động sống: là thành phần chủ yếu trong mọi cơ thể sống, là dung môi hoà tan các chất, là môi trường phản ứng, tham gia các phản ứng sinh hóa 3 a) Cấu trúc và chức năng của cacbohyđrat - Định nghĩa: Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O. Bao gồm: đường đơn, đường đôi và đường đa. - Cấu tạo: +Đường đơn: gồm 1 phân tử đường 3 → 7C, chủ yếu là đường 6C có CTTQ C 6 H 12 O 6 (Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ). +Đường đôi: do 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit có CTTQ: C 12 H 22 O 11 (Saccarôzơ, Manôzơ, Lactôzơ). + Đường đa: do nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit ví dụ : Tinh bột, Xenlulôzơ (có CTTQ: (C 5 H 10 O 5 ) n ), Glicôgen, Kitin - Chức năng : +Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cho cơ thể. +Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể +Cacbohidrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin là những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào. b) Cấu trúc và chức năng lipit - Định nghĩa: Lipit là hợp chất hữu cơ không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Lipit bao gồm lipit đơn giản ( mỡ, dầu, sáp) và lipit phức tạp ( photpholipit và stêrôit). - Cấu tạo lipit : 1 phân tử glyxerin + 3 phân tử axit béo đối với photpholipit trong phân tử có 1 nhóm photphat thay thế cho 1 phân tử axit béo. - Chức năng : Dạng lipit Chức năng Mỡ Dự trữ năng lượng ở động vật Dầu Dự trữ năng lượng ở thực vật Phôtpholipit Cấu tạo nên màng tế bào Stêrôit Hoomon sinh dục Vitamin Thành phần côenzim của enzim c) Cấu trúc và chức năng của prôtêin * Cấu trác: - Đặc điểm cấu tạo của prôtêin: +Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. +Đơn phân của prôtêin là axit amin (20 loại axit amin). +Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian khác nhau → sự đa dạng của các loại prôtêin . - Các bậc cấu trúc của Prôtêin : +Cấu trúc bậc 1: Là một chuỗi polipeptit do các axit amin liên kết với nhau tạo thành. +Cấu trúc bậc 2: Do cấu trúc bậc 1 co xoắn (dạng α) hoặc gấp nếp (dạng β). +Cấu trúc bậc 3: Cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 co xoắn hay gấp nếp. Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 6 +Cấu trúc bậc 4: Do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại tạo thành * Chức năng: Loại prôtêin Chức năng Ví dụ Prôtêin cấu trúc Cấu trúc, nâng đỡ Pr sợi tạo tơ nhện Prôtêin enzim Xúc tác các phản ứng Amilaza phân giải tinh bột Prôtêin hoocmon Điều hoà trao đổi chất Insulin điều hoà glucôzơ trong máu Prôtêin vận chuyển Vận chuyển các chất Hb vận chuyển oxi Prôtêin vận động Vận động Miôzin vận động cơ Prôtêin bảo vệ Bảo vệ chống bệnh tật Kháng thể triệt tiêu tác nhân gây bệnh Prôtêin thụ thể Tiếp nhận thông tin Thụ thể tiếp nhận Insulin trong màng sinh chất Prôtêin dự trữ Dự trữ nguồn năng lượng Anbumin lòng trắng trứng d) Cấu trúc và chức năng của prôtêin Axit nuclêic Cấu trúc Chức n ăng ADN - 4 Nu: A, T, G, X - Chuỗi xoắn kép gồm 2 chuỗi đơn LK với nhau bằng LK hiđrô theo NTBS Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt TTDT qua các thế hệ mARN - 4 Nu: A, U, G, X - Chuỗi đơn mạch thẳng, không có LKH, được phiên mã từ ADN Chứa mã DT làm khuôn để dịch mã tổng hợp Pr tARN - 4 Nu: A, U, G, X - Chuỗi đơn, có 1 số cặp bổ sung có LKH, được phiên mã từ ADN Đóng vai trò liên kết vơi aa và vận chuyển chúng đến ribôxôm để tổng hợp Pr rARN - 4 Nu: A, U, G, X - Chuỗi đơn có 1 số cặp bổ sung có LKH, được phiên mã từ ADN Liên kết với Pr tạo nên Ribôxôm là nơi tổng hợp Pr 5 Để cung cấp đầy đủ các loại aa cho cơ thể tổng hợp nên các loại prôtêin cần thiết. Hiện tượng nước lọc canh cua đóng thành từng mảng là do prôtêin trong canh cua đã bị biến tính khi ở nhiệt độ cao. 6 Vì trong nước trái cây có các loại đường dễ hấp thụ và chuyển hóa để giải phóng năng lượng, đồng thời còn có chứa nhiều loại vitamin giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. 7 Câu 7: Điểm khác nhau giữa cacbohyđrat và lipit về cấu tạo và chức năng: Điểm p/b Cacbohiđrat Lipit Cấu tạo - Cacbohiđrat : là hợp chất hữu cơ, đa số tan trong nước. - Bao gồm: Đường đơn, đường đôi và đường đa. - Là hợp chất hữu cơ không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ. - Lipit bao gồm lipit đơn giản ( mỡ, dầu, sáp) và lipit phức tạp ( photpholipit và stêrôit). Chức năng - Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cho cơ thể. - Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể - Là thành phần cấu trúc nên màng sinh chất - Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào (mỡ, dầu) - Tham gia vào điều hoà quá trình trao đổi chất 8 Câu 8: Điểm khác nhau giữa prôtêin và axit nuclêic về cấu tạo và chức năng? Điểm p/b Prôtêin Axit nuclêic Cấu tạo - Đơn phân là các axit amin(20 loại) - Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết peptit để thành chuỗi pôl peptit - Đơn phân là các nuclêôtit(4 loại). - Các đơn phân liên kết với nhau photphođieste tạo thành chuỗi polinuclêôtit. Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 7 - Prôtêin có 4 bậc cấu trúc: cấu trúc bậc 1, cấu trúc bậc 2, cấu trúc bậc 3 và cấu trúc bậc 4. - ADN gồm 02 chuỗi polinuclêôtit (mạch đơn); ARN gồm 01 chuỗi polinuclêôtit Chức năng - Tham gia vào cấu trúc nên tế bào và cơ thể. - Vận chuyển các chất - Xúc tác các phản ứng hoá sinh trong tế bào. - Điều hoà các quá trình trao đổi chất. - Bảo vệ cơ thể. - ADN: mang, bảo quản và truyền đạt TTDT - mARN: truyền đạt thông tin di truyền. - tARN: vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên prôtêin. - rARN: là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. 9 Câu 9: So sánh ADN với ARN về cấu tạo và chức năng? a) Giống nhau: - Đầu là những đại phân tử sinh nằm trong nhân tế bào, có cấu trúc đa phân ,mà đơn phân là các loại Nu. - Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết photphođieste tạo thành chuỗi polinuclêôtit. a) Khác nhau: Điểm p/b ADN ARN Cấu tạo - Đơn phân : A, T, G, X - Phân tử đường tham gia cấu tạo: Đêôxiribôzơ - ADN gồm 2 chuỗi polinuclêôtit xoắn song song, các nuclêôtit đối diện trên hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro). - Đơn phân : A, U, G, X - Phân tử đường tham gia cấu tạo: ribôzơ. - ARN chỉ gồm 1 chuỗi pôlinuclêôtit, bao gồm 3 loại: mARN, tARN, rARN + mARN là một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng + tARN có cấu trúc với 3 thuỳ có đoạn các nuclêôtit đối diện liên kết với nhau theo NTBS(A-U, G-X), trong đó có một đầu mang bộ ba đối mã 1 1 đầu gắn aa + rARN có nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ có liên kết bổ sung. Chức năng - ADN: mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. - mARN: truyền đạt thông tin di truyền. - tARN: vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên prôtêin. - rARN: là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. Hoạt động 3: Củng cố (kiến thức bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm) và dặn dò Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 8  Củng cố: CÂU HỎI VỀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC Câu 1. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học cần thiết cấu thành các cơ thể sống ? A. 25 B. 35 C. 45 D. 55 Câu 2. Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống ? A. C,Na,Mg,N B. C,H,O,N C. H,Na,P,Cl D. C,H,Mg,Na Câu 3. Tỷ lệ của nguyên tố các bon (C) có trong cơ thể người là khoảng A. 65% B. 9,5% C. 18,5% D. 1,5% Câu 4. Trong các nguyên tố hoá học sau đây, nguyên tố nào chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể người ? A. Cacbon B. Nitơ C. Hidrô D. Ô xi Câu 5. Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là : A. Các hợp chất vô cơ B. Các hợp chất hữu cơ C. Các nguyên tố đại lượng D. Các nguyên tố vi lượng Câu 6. Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng ? A. Mangan B. Đồng C. Kẽm D. Photpho Câu 7. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố vi lượng ? A. Canxi B. Sắt C. Lưu huỳnh D. Photpho Câu 8. Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ là : A. Cacbon B. Ô xi C. Hidrô D. Nitơ Câu 9. Các nguyên tố tham gia cấu tạo các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất là: A. C,H,O,N B. C,K,Na,P C. Ca,Na,C,N D. Cu,P,H,N Câu 10. Những chất sống đầu tiên của trái đất nguyên thuỷ tập trung ở môi trường nào sau đây? A. Không khí B. Trong đất C. Biển D. Không khí và đất Câu 11. Trong các cơ thể sống , tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố C, H,O,N chiếm vào khoảng A. 65% B. 70% C. 85% D. 96% Câu 12. Nguyên tố Fe là thành phần của cấu trúc nào sau đây ? A. Hê môglôbin trong hồng cầu của động vật B. Diệp lục tố trong lá cây C. Sắc tố mêlanin trong lớp da D. Săc tố của hoa , quả ở thực vật Câu 13. Cấu trúc nào sau đây có thành phần bắt buộc là các nguyên tố vi lượng? A. Lớp biếu bì của da động vật B. Enzim C. Các dịch tiêu hoá thức ăn D. Cả a, b, c đều sai Câu 14. Trong các cơ thể sống , thành phần chủ yếu là : A. Chất hữu cơ B. Chất vô cơ C. Nước D. Vitamin Câu 15. Trong tế bào , nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây ? A. Màng tế bào B. Chất nguyên sinh C. Nhân tế bào D. Nhiễm sắc thể Câu 16. Nước có vai trò sau đây ? A. Dung môi hoà tan của nhiều chất B. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào C. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể D. Cả 3 vai trò nêu trên Câu 17. Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng: A. Để bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa các phân tử B. Để bẻ gãy các liên kết cộng hoá trị của các phân tử nước . C. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước D. Cao hơn nhiệt dung riêng của nước . Câu 18. Nước có đặc tính nào sau đây ? A. Dung môi hoà tan của nhiều chất B. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào C. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể D. Cả 3 vai trò nêu trên Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 9 Câu 19. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao , có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa : A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào B. Tao ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể C. Giảm bớt sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể CÂU HỎI VỀ CACBOHIDRAT VÀ LIPIT Câu 1. Cacbohiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây? A. Đường B. Mỡ C. Đạm D. Chất hữu cơ Câu 2. Các nguyên tố hoá học cấu tạo của Cacbohiđrat là : A. Các bon và hidtô B. Hidrô và ôxi C. Ôxi và các bon D. Các bon, hidrô và ôxi Câu 3. Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại ? A. Đường đơn B. Đường đôi C. Đường đa D. Cácbohidrat Câu 4. Đường đơn còn được gọi là : A. Mônôsaccarit B. Frutôzơ C. Pentôzơ D. Mantôzơ Câu 6. Đường Fructôzơ là : A. Một loại a xít béo B. Đường Hê xôzơ C. Một đisaccarit D. Một loại Pôlisaccarit Câu 7.Hợp chất nào sau đây có đơn vị cấu trúc là Glucôzơ A. Mantôzơ B. Phốtpholipit C. Lipit đơn giản D. Pentôzơ Câu 8.Chất sau đây thuộc loại đường Pentôzơ A. Ribôzơ và fructôzơ B. Glucôzơ và đêôxiribôzơ C. Ribô zơ và đêôxiribôzơ D. Fructôzơ và Glucôzơ Câu 9. Đường sau đây không thuộc loại hexôzơ là : A. Glucôzơ B. Fructôzơ C. Galactôzơ D. Tinh bột Câu 10. Chất nào dưới đây thuộc loại đường Pôlisaccarit A. Mantôzơ B. Tinh bột C. Điaccarit D. Hêxôzơ Câu 12. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thữ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp ? A. Đisaccarit, mônôsaccarit, Pôlisaccarit B. Mônôsaccarit, Điaccarit, Pôlisaccarit C. Pôlisaccarit, mônôsaccarit, Đisaccarit D. Mônôsaccarit, Pôlisaccarit, Điaccarit Câu 13. Loại đường nào sau đây không cùng nhóm với những chất còn lại? A. Pentôzơ B. Glucôzơ C. Mantôzơ D. Fructôzơ Câu 14.Fructôzơ thuộc loại : A. Đường mía B. Đường sữa C. Đường phức D. Đường trái cây Câu 15. Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại ? A. Glucôzơ và Fructôzơ B. Xenlucôzơ và galactôzơ C. Galactôzơ và tinh bột D. Tinh bột và mantôzơ Câu 16. Khi phân giải phân tử đường fuctôzơ , có thể thu được kết quả nào sau đây? A. Hai phân tử đường glucôzơ B. Một phân tử glucôzơ và 1 phân tử galactôzơ C. Hai phân tử đường Pentôzơ D. Hai phân tử đường galactôzơ Câu 17. Chất sau đây được xếp vào nhóm đường pôlisaccarit là : A. Tinh bột B. Xenlucôzơ C. Glicôgen D. Cả 3 chất trên Câu 18. Chất dưới đây không được cấu tạo từ Glucôzơ là : A. Glicôgen B. Tinh bột C. Fructôzơ D. Mantôzơ Câu 21. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây ? A. Liên kết peptit B. Liên kết hoá trị C. Liên kết glicôzit D. Liên kết hiđrô Câu 22. Nhóm chất nào sau đây là những chất đường có chứa 6 nguyên tử các bon ? A. Glucôzơ , Fructôzơ , Pentôzơ B. Fructôzơ , galactôzơ, glucôzơ C. Galactôzơ, Xenlucôzơ, Tinh bột D. Tinh bột , lactôzơ, Pentôzơ Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 10 [...]... học 10 chương trình chuẩn - Chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 10 theo tinh thần giảm tải - Các tài liệu tham khảo: Hướng dẫn học và ôn tập Sinh học 10 – Lê Đình Trung – NXB Giáo dục, Ôn tập và kiểm tra sinh học 10 – Phan Thu Hương – NXB Đại học sư phạm, 2.2. 2) Thiết kế hoạt động dạy – học  Ổn định tổ chức  Giới thiệu chương trình Sinh học tự chọn 10  Kiểm tra bài cũ: 1 Em hãy nêu cấu trúc không gian... nuclêôtit) Do vậy: Gọi:* N: Tổng nuclêôtit trong cả hai mạch ADN (hay gen) *M: Khối lượng của ADN (hay gen) -đơn vị đvC *C: Số chu kì xoắn của ADN (hay gen) -Ta có các tương quan sau: 0 N 2L × 3,4( A)  N = → (nu ) + L= 2 3.4 Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 28 → + M = N × 300 (đvC)  N = M (nu ) 300 L (chu k ) 34 0 M L × 3.4( A)  M = → × 2 × 300 (đvC) + L= 2 × 300 3.4 N L M = = + C= (chu k ) 20 3,4 × 10. .. Dặn dò: Bài tập về nhà: hoàn thành các bảng so sánh trên vào vở bài tập, làm các câu hỏi Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 26 CHỦ ĐỀ 1 – HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA SINH HỌC TẾ BÀO A PHẦN LÍ THUYẾT B PHẦN BÀI TẬP Tự chọn tiết : 15, 16, 17, 18 VẤN ĐỀ 3: BÀI TẬP PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO BÀI TẬP VỀ CẤU TRÚC CỦA ADN 1 Mục tiêu: Sau khi học xong tiết này học sinh phải: 1.1 Kiến thức: - Làm được các bài tập... nào sau đây có chứa liên kết hi đrô ? A Phân tử ADN B Phân tử mARN C Phân tử prôtêin D Cả a và c đều đúng Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 15 CHỦ ĐỀ 1 – HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA SINH HỌC TẾ BÀO Tự chọn tiết : 9, 10 VẤN ĐỀ 2: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO 1 Mục tiêu: Sau khi học xong tiết này học sinh phải: 1.1 Kiến thức: - Trình bày được một cách hệ thống về cấu trúc và chức năng của tế bào và các bào... và kỹ năng giải toán sinh học 1.3 Thái độ: Từ việc vận dụng lý thuyết để làm bài tập giúp các em thêm tự tin vào bản thân và ngày càng yêu thích môn học 2 Chuẩn bị: 2.1 Học sinh: Chuẩn bị trước các nội dung về thành phần hoá học của tế bào trong bài và những câu hỏi, bài tập cần giải đáp 2.2 Giáo viên: 2.2.1 Phương tiện dạy học: - SGK, SGV, tài liệu chủ đề tự chọn bám sát sinh học 10 chương trình chuẩn... ngược lại G liên kết hợp với X và ngược lại Do vậy, ta có hệ kết quả sau: A =T  G  =X A +G  ( 1) ⇒T = X =1 ⇒T + X =1  A+T+G+X = N ( 2) Từ ( 1) và ( 2) => 2A + 2G = N.=>A+G = A+X = T + G = T + X = N/2 ( 3) *Về tỉ lệ %: %A = %T; %G = %X ( 5) %(A+T+G+X) = 100 % ( 6) Từ ( 5) và ( 6) => %(A+G) = %(A+X)=%(T+G)=%(T+X)=50%N hay A+G = 50% - Ta có: A luôn bổ sung với T; G luôn bổ sung với X ⇒ hiệu 2 loại nuclêôtit... rồi tiết ra ngoài nhờ các bóng nội bào bằng con đường xuất bào Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò  Củng cố - Như thế nào là màng khảm động? Màng này đem lại lợi thế gì? - Bộ máy Gôngi và lưới nội chất có mối liên hệ với nhau như thế nào?  Dặn dò: Học toàn bộ nội dung vấn đề 2, phát câu hỏi tự luận và trắc nghiệm và yêu cầu học sinh tự làm vào vở bài tập trước ở nhà Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 18 Tự. .. Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và khái quát hóa 2.Chuẩn bị: 2.1 Học sinh: nắm vững kiến thức lí thuyết vấn đề 2 cấu trúc tế bào 2.2 Giáo viên: 2.2.1 Phương tiện dạy học: - SGK, SGV, Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát sinh học 10 chương trình chuẩn - Tranh vẽ phóng to cấu trúc của tế bào vi khuẩn, tế bào động vật và tế bào thực vật, 2.2. 2) Thiết kế hoạt động dạy – học  Ổn định tổ chức  Kiểm tra... cho học sinh về cấu tạo cũng như - Học sinh chú theo dõi vai trò của các bộ phận cấu tạo nên nhân tế bào Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu trúc của chức năng của màng sinh chất Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 16 CH5: Tế bào nhân thực là những tế bào cấu tạo nên - ĐV nguyên sinh, tảo, nấm, thực vật và động những cơ thể nào? vật GV: TBĐV và TBTV có nhiều điểm giống nhau và nhiều điểm khác nhau phản ánh tính... Tự chọn tiết : 11, 12, 13, 14 VẤN ĐỀ 2: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO Ngày soạn: 2 Mục tiêu: Sau khi học xong tiết này học sinh phải: 1.1 Kiến thức: - Vận dụng được lí thuyết đã học vào để trả lời các câu hỏi liên quan 1.2 Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và khái quát hóa đặc biệt là kĩ ngăng làm bài trắc nghiệm 3 Chuẩn bị: 2.1 Học sinh: nắm vững kiến thức lí thuyết vấn đề 2 cấu trúc tế bào 2.2 Giáo . đề tự chọn bám sát sinh học 10 chương trình chuẩn - Chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 10 theo tinh thần giảm tải - Các tài liệu tham khảo: Hướng dẫn học và ôn tập Sinh học 10 – Lê Đình Trung –. án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 15 CHỦ ĐỀ 1 – HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA SINH HỌC TẾ BÀO Tự chọn tiết : 9, 10 VẤN ĐỀ 2: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO 1.Mục tiêu : Sau khi học xong tiết này học sinh. Dung môi hoà tan của nhiều chất B. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào C. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể D. Cả 3 vai trò nêu trên Giáo án TC SINH HỌC 10 HKC Trang 9 Câu

Ngày đăng: 18/11/2014, 14:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan