CHỦ ĐỀ 1: HẤP THỤ VÀ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY. I. MỤC TIÊU Kiến thức : Trình bày được các dạng nước trong cây và vai trò của nó đối với đời sống của cây. Mô tả được quá trình hấp thụ nước ở rễ mối liên quan giữa các quá trình này với các điều kiện môi trường. Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng : Quan sát, hoạt động nhóm, so sánh, phân tích và khái quát kiến thức. Thái độ, hành vi : Vận dụng kiến thức vào chăm sóc cây trồng
Trang 1GIÁO VIÊN : Phan Huy Tĩnh
TỔ CHUYÊN MÔN: Sinh – Thể
Quỳ Hợp, năm học 2011 - 2011
Trang 2Ngày dạy: 21/08/2011
CHỦ ĐỀ 1: HẤP THỤ VÀ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY.
I MỤC TIÊU
* Kiến thức :
- Trình bày được các dạng nước trong cây và vai trò của nó đối với đời sống của cây
- Mô tả được quá trình hấp thụ nước ở rễ mối liên quan giữa các quá trình này với cácđiều kiện môi trường
* Kĩ năng :
Rèn luyện các kĩ năng : Quan sát, hoạt động nhóm, so sánh, phân tích và khái quát kiến thức.
* Thái độ, hành vi :
Vận dụng kiến thức vào chăm sóc cây trồng.
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: phiếu học tập, tranh vẽ
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thảo luận, đàm thoại.
IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1 ổn định.
2 Kiểm tra bài cũ.
1 Vai trò của nước đối với tế bào ?
A Là dung môi hoà tan các chất
B Tham gia vào quá trình trao đổi chất
C Đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giảm nhiệt độ của cơ thể
D Tất cả đều đúng
2 Nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ bằng con đường nào ?
A Không bào B Thành tế bào-Gian bào
C Chất nguyên sinh-Không bào D B và C đúng
3 Nước và ion khoáng vận chuyển trong các tế bào sống nhờ :
A Sự thoát hơi nước B áp lực rễ
C Sức hút nước tăng dần d liên kết giữa các phân tử hiđrô
A HỆ THỐNG KIẾN THỨC
I QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC Ở RỄ VÀ ION KHOÁNG
? Đặc điểm cấu tạo nào của rễ thích nghi
với chức năng hút nước?
? Bộ phận nào của rễ thích nghi với
chức năng hút nước và muối khoáng?
? Số lượng lông hút nhiều có ý nghĩa gí?
?Sự xâm nhập của nước và các ion
khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ bằng
những con đường nào? Mô tả cụ thể
từng con đường?
? Nước và ion khoáng được vận chuyển
vào tế bào lông hút theo cơ chế nào?
Có miền lông hút với số lượng lông hútrất nhiều, rễ cây luôn phát triển về hướng
có nguồn nước
- Qua lông hút
-Tăng diện tích tiếp xúc giữa rễ với môitrường, tạo điều kiện cho quá trình traođổi chất
+ Con đường gian bào:
+ Con đường tế bào chất
Theo cơ chế chủ động và thụ động
1 Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút:
a Hấp thụ nước:
Trang 3- Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩmthấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sangmôi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)
- Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:
+ Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút
+ Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất
b Hấp thụ ion khoáng:
- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế:
+ Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụđộng (đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp)
+ Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyểnngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêutốn năng lượng
2 Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ:
II QÚA TRÌNH VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ CÁC CHẤT TRONG CÂY
-Hãy nêu cấu tạo và thành phần của dịch
Chủ yếu là đường saccarozơ, các a amin, hoocmon TV, một số hợp chất hữu cơ
Trang 4I DÒNG MẠCH GỖ:
1 Cấu tạo của mạch gỗ:
- Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống Chúng không có màng và bào quan Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển bên trong
- Quản bào và mạch ống nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ đến lá cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong
- Thành của mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước
2 Thành phần dịch mạch gỗ:
- Chủ yếu là nước và ion khoáng Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp
từ rễ (a amin, amit, vitamin …)
3 Động lực đẩy dòng mạch gỗ:
Là sự phối hợp của 3 lực:
* Lực đẩy (áp suất rễ)
* Lực hút do thoát hơi nước ở lá
* Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
II DÒNG MẠCH RÂY:
1 Cấu tạo của mạch rây:
- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.
Bài 1: Khi nghiên cứu chiều dài rễ của một số loài cây người ta thu được số liệu: Đậu
Côve 0,8 – 0,9 m; cỏ ba lá 1- 3 m; kê 0,8 – 1,1 m; khoai tây 1,1 – 1,6 m; ngô 1,1 – 2,6m;nhiều cây bụi ở sa mạc trên 10 m
Các con số trên chứng minh điều gì?
Tại sao cây bụi ở sa mạc lại có rễ dài trên 10m?
Bài 2: Hãy mô tả con đường vận chuyển nước, chất khoáng hoà tan và chất hữu cơ trong
cây? Vẽ hình minh hoạ
Bài 3 So sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thuỷ sinh?
Giải thích?
Bài 4 Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và muối khoáng? Làm thế nào để cây có thể
hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi nhất?
* Bài tập trắc nghiệm
1 Trong điều kiện nào sau đây thì sức căng trương nước ( T ) tăng :
A Đưa cây vào trong tối
B Đưa cây ra ngoài sáng
C Tưới nước cho cây
D Bón phân cho cây
2 Một nhà Sinh học đã phát hiện ra rằng ở những thực vật đột biến không có khảnăng hình thành chất tạo vòng đai Caspari thì những thực vật đó :
A không có khả năng cố định Nitơ
Trang 5B không có khả năng vận chuyển nước hoặc các chất khoáng lên lá
C có khả năng tạo áp suất cao ở rễ so với các cây khác
D không có khả năng kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thụ
3 Mùa hè gió mạnh thường làm gẫy nhiều cây hơn mùa đông
A vì mùa hè nước trong cây ít làm cho cành giòn hơn
B vì mùa đông nước trong cây ít làm cành cứng hơn
C vì mùa hè cây rụng nhiều lá
D vì mùa đông cây rụng lá, do nhiệt độ thấp cây không lấy được nước
5 Câu hỏi và bài tập về nhà.
Câu 1 Đặc điểm cấu trúc và sinh lí của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước ?Câu 2 Nêu hai con đường hấp thụ nước ở rễ và vai trò của vòng đai Caspari?
Cho biết ưu nhược điểm của mỗi con đường?
V RÚT KINH NGHIỆM
………
………
………
Trang 6Ngày soạn: 22/08/2011
CHỦ ĐỀ 2 : THOÁT HƠI NƯỚC.
I MỤC TIÊU
* Kiến thức:
- Mô tả được quá trình vận chuyển nước ở thân, quá trình thoát hơi nước ở lá
- Giải thích được cơ chế của động lực trung gian của thân
- Xây dựng tư duy logic về mối liên quan chặt chẽ giữa cấu trúc và chức năng của cơ thểthực vật, mối liên quan giữa các quá trình này với các điều kiện môi trường
- Trình bày được cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng
* Kĩ năng :
Rèn luyện các kĩ năng : Quan sát, hoạt động nhóm, so sánh, phân tích và khái quátkiến thức
* Thái độ, hành vi :
Vận dụng kiến thức vào chăm sóc cây trồng
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thảo luận, đàm thoại
IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1 ổn định.
2 Kiểm tra bài cũ.
A Lí Thuyết:
+Thế nào là quá trình thoát hơi nước?
Quá trình đó có vai trò như thế nào?
+ Nêu các con đường thoát hơi nước ở
lá?
+ Giải thích tại sao diện tích của lỗ khí
nhỏ hơn nhiều so với diện tích lá nhưng
lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại
lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá
I.VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC:
- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyểnnước và các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây
- Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá
- Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp
II THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ:
a) Lá là cơ quan thoát hơi nước:
- Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước Các tế bào biểu bì của lá tiết ralớp phủ bề mặt gọi là lớp cutin, lớp cutin phủ toàn bộ bề mặt của lá trừ khí khổng
1 Hai con đường thoát hơi nước:
Qua lớp cutin và qua khí khổng
Trang 7- Thoát hơi nước qua khí khổng: là chủ yếu, do đó sự điều tiết độ mở của khí khổng là quan trọng nhất Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng gọi là tế bào hạt đậu
+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo khí khổng mở
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng khí khổng đóng lại Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn
- Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm
và ngược lại
II CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC:
- Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước
III CÂN BẰNG NƯỚC và TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG:
Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)
- Khi A = B: mô của cây đủ nước cây phát triển bình thường
- Khi A > B: mô của cây thừa nước cây phát triển bình thường
- Khi A < B: mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết
B BÀI TẬP
Bài 1: Nêu ý nghĩa của sự thoát hơi nước đối với đồi sống thực vật và những đặc
điểm cấu tạo của lá thích nghi với hợt động thoát hơi nước
Bài 2: Nêu các con đường thoát hơi nước và cơ chế của mỗi con đường.
Bài 3: Giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng ngoài ánh sáng và cơ chế đóng
khí khổng khi gặp môi trường hạn, cây bị thiếu nước
Bài 4: Giải thích khái niệm về sự cân bằng nước của cây và trạng thái héo của
cây do thiếu nước
• Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1 Nơi cuối cùng nước và các chất hoà tan phải đi qua trước khi vào hệ thống mạch dẫn :
A Khí khổng
B Tế bào nội bì
C Tế bào lông hút
D Tế bào biểu bì Câu 2 Dung dịch trong mạch rây ( floem ) gồm 10 - 20% chất hoà tan Đó là chất nào trong các chất sau đây :
A Tinh bột
B Protein
C ATP
D Sacarôzơ V RÚT KINH NGHIỆM ………
………
………
………
………
……….
Trang 8- Giải thích được vai trò của các nguyên tố khoáng trong đời sống thực vật
- Mô tả được các quá trình trao đổi nitơ trong đất, trong cây
- Giải thích được mối liên quan giữa quá trình hô hấp với quá trình trao đổi khoáng vànitơ
* Kĩ năng :
Rèn luyện các kĩ năng : Quan sát, hoạt động nhóm, so sánh, phân tích và khái quát kiếnthức
* Thái độ, hành vi :
Vận dụng kiến thức vào chăm sóc cây trồng
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thảo luận, đàm thoại.
IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1 ổn định.
2 Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: nêu vai trò của nguyên tố đại lượng và vi lượng?
3.Bài mới
I.VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
Trang 9Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là
gì?
Vai trò của nguyên tố đại lượng và vi
lượng?
-Những biều hiện của hiện tượng thiếu các
nguyên tố ding dưỡng?
- Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống
- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác
- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể
Nêu vai trò của nguyên tố đại lượng và vilượng
-Biểu hiện thành những dấu hiệu màu sắcđặc trưng trên lá
1 NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY:
a Định nghĩa:
- Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống
- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác
- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể
b Phân loại:
* Nguyên tố đại lượng gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg
* Nguyên tố vi lượng gồm: , Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn
2 VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY
- Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá
TD:
+ Thiếu đạm (N): lá vàng nhạt , cây cằn cỗi
+ Thiếu lân (P): lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn
+ Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây
+ Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo
- Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cây
Trang 10II VAI TRÒ CỦA NITƠ ĐỐI VỚI THỰC VẬT
Trang 11Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-Vai trò sinh lý của Nitơ?
-Khử nitrat là gì?
Đồng hóa NH4+ diễn ra theo những con
đường nào?
Nguồn cung cấp Nitơ tự nhiên cho cây?
Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein,enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục,ATP …
Là quá trình chuyển hoá NO3_ thànhNH4+
Theo 3 con đường:
* Amin hoá trực tiếp các axit xêto:
Axit xêto + NH4+→ Axit amin
- không khi và trong đất
1 VAI TRÒ SINH LÍ CỦA NGUYÊN TỐ NITƠ
- Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của TV Nitơ được rễ cây hấpthụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3_ Trong cây NO3_ được khử thành NH4+ Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của TV:
* Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục,ATP …
* Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào
2 QUÁ TRÌNH ĐỒNG HOÁ NITƠ Ở TV:
Sự đồng hoá Nitơ trong mô TV gồm 2 quá trình:
a Quá trình khử nitrat:
- Là quá trình chuyển hoá NO3_ thành NH4+, có sự tham gia của Mo và Fe đượcthực hiện ở mô rễ và mô lá theo sơ đồ
NO3_ (nitrat) →NO2_ (nitrit) →NH4+ (amoni)
b Quá trình đồng hoá NH4+trong mô TV:
Theo 3 con đường:
* Amin hoá trực tiếp các axit xêto:
Axit xêto + NH4+→ Axit amin
* Chuyển vị amin:
Axit amin + axit xêto → a amin mới + a xêto mới
* Hình thành amit:
Là con đường liên kết phân tử NH3 với a amin đicacboxilic
A amin đicacboxilic + NH4+→ amit
Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng
+ Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất (NH3 tích luỹ lại sẽ gây độc cho tế bào)
+ Amit là nguồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp a amin khi cần thiết
3 NGUỒN CUNG CẤP NITƠ TỰ NHIÊN CHO CÂY:
a Nitơ trong không khí:
- Nitơ phân tử (N2) trong khí quyển chiếm khoảng gần 80%, cây không thể hấp thụđược N2, còn NO và NO2 trong khí quyển là độc hại với TV Các vi sinh vật cố địnhđạm có enzim nitrôgenaza có khả năng liên kết N2 với hidro → NH3 thì cây mớiđồng hoá được
b Nitơ trong đất:
- Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là đất Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: nitơ vô
Trang 12cơ (nitơ khoáng) và nitơ hữu cơ (trong xác SV) ,
- Rễ cây chỉ hấp thụ từ đất nitơ vô cơ ở dạng: NH4+ và NO3_
- Cây không hấp thụ trực tiếp nitơ trong xác SV mà phải nhờ các VSV trong đất
khoáng hoá thành: NH4+ và NO3_
B BÀI TẬP
Bài 1 Trình bày quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật
Bài 2 Giải thích vì sao khi bón phân người ta thường nói “trông trời, trông đất, trôngcây"?
Bài 3 Chọn đáp án đúng:
1 Trên phiến lá có các vệt màu đỏ, da cam, vàng, tím là do cây thiếu nguyên tố dinhdưỡng khoáng:
A Nitơ B Kali * C Magiê D Mangan
2 Thành phần của vách tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim là vai trò của nguyên tố:
A sắt *B Canxi C phôtpho D nitơ
Bài 4
- Hiện nay trên thế giới, cũng như trong nước đã xúc tiến quá trình cố định nitơ phân tửbằng cách nào?
- Nêu mối quan hệ giữa nitơ môi trường với thực vật?
Bài 5 Hãy ghép nội dung ghi ở mục b cho phù hợp với mỗi quá trình đồng hoá nitơ
a, Các quá trình đồng hoá nitơ:
+ amin hoá trực tiếp
+ Chuyển vị amin
+ Hình thành amít
b, Bằng cách:
1 axit xêtô + NH3 axit amin
2 a.a + axit xêtô a.a mới + a xêtô mới
3 axit – xêtôglutaric + NH3 axit glutamic
4 axit glutamic + axit piruvic alanin + axitα – xêtôglutaric
Trang 13- Giải thích được mối liên quan chặt chẽ giữa chức năng và bộ máy quang hợp
- Trình bày được cơ chế quang hợp
- Trong trồng trọt tạo mọi điều kiện tốt nhất để cây quang hợp tốt
- Phân biệt và so sánh được sự giống nhau và khác nhau về các con đường cố định CO2 ởcác nhóm thực vật C3, C4, CAM
- Giải thích được các ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quang hợp
- Liên hệ và vận dụng được giữa lí luận với thực tiễn vấn đề điều khiển chức năng quanghợp với mục đích nâng cao năng suất cây trồng
* Kĩ năng :
Rèn luyện các kĩ năng : Quan sát, hoạt động nhóm, so sánh, phân tích và khái quát kiếnthức
* Thái độ, hành vi :
Vận dụng kiến thức vào chăm sóc cây trồng.
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Phiếu học tập, các loại lá , củ, quả có các màu sắc khác
nhau, tranh về quang hợp
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thảo luận, đàm thoại.
IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1 ổn định.
2 Kiểm tra bài cũ Lồng ghép hỏi bài cũ trong nội dung bài học
3 Nội dung
A HỆ THỐNG KIẾN THỨC
I VAI TRÒ CỦA QUANG HỢP
Nêu phương trình tổng quát của Quang
Hợp?
Nêu vai trò của quang hợp?
Nêu đặc điểm của lá thích nghi với chức
năng quang hợp?
Nêu hình dạng và cấu tạo của Lục lạp?
Hệ sắc tố quang hợp gồm những loại nào?
Phương trình tổng quát của quang hợp:
6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
Nêu vai trò của Quang hợp
Có S lớn, có hệ gân lá, cách xếp hợp lý
- Lục lạp có màng kép, bên trong là 1 khối
cơ chất không màu gọi là chất nền (stroma), có các hạt grana nằm rãi rácLục lạp chứa hệ sắc tố QH gồm diệp lục (avà b) và carotenoit (caroten và
xantophyl) phân bố trong màng tilacoit
A Khái niệm Quang hợp:
- Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước
- Phương trình tổng quát của quang hợp:
6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
(ás MT, dlục)
2 Vai trò của quang hợp:
- Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người
- Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới
- Điều hoà không khí: giải phóng oxi và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính)
B BỘ MÁY QUANG HỢP
1 Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng QH:
Trang 14- Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào bêntrong lá đến lục lạp
- Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào
để thực hiện QH và vận chuyển sản phẩm QH ra khỏi lá
- Trong lá có nhiều hạt màu lục gọi là lục lạp
III QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM TV
Nêu các phản ứng của pha sáng ở thực vật
C3?
- các giai đoạn của pha tối ở thực vật C3?
- Nêu con đường cố định ở thực vật C4
Điểm khác nhau giữa thục vật C3 và thực
vật C4?
Đặc điểm của thực vật CAM?
Gồm phản ứng quang phân ly nước và tạo ATP
Gồm 3 giai đoạn trong chu trình canvin.Nêu con đường cố định ở thực vật C4Điểm khác nhau giữa C3 và C4 ở thưc vật C4 có 2 loại lục lạp ở tế bào mô dậu và
+ Pha tối: Diễn ra trong chất nền (stroma), khác nhau giữa các nhóm thực vật C3, C4, CAM Thực vật C3 pha tối thực hiện bằng chu trình Canvin qua 3 giai đoạn chính:
• Giai đoạn cacboxil hoá (cố định CO2):
Trang 15( Chu trình Hatch- Slack )
- Đặc điểm của thực vật C4: sống ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm kéodài, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch Có cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấphơn, thoát hơi nước thấp hơn nên có năng suất cao hơn
Sơ đồ cơ chế quang hợp ở thực vật C4:
b Thực vật CAM
- Đặc điểm của thực vật CAM: Sống ở vùng sa mạc, điều kiện khô hạn kéo dài Vì lấy được ít nước nên tránh mất nước do thoát hơi nước cây đóng khí khổng vào ban ngày
và nhận CO2 vào ban đêm khi khí khổng mở có năng suất thấp.
Sơ đồ cơ chế quang hợp ở thực vật CAM:
IV Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp
Nkt = (FCO2.L.Kf Kkt)n
Nkt : năng suất kinh tế-phần chất khô tích luỹ trong cơ quan kinh tế
FCO2: khả năng quang hợp gồm: cường độ quang hợp (mg CO2/dm2 lá.giờ) và hiệu suấtquang hợp (gam chất khô/m2lá.ngày)
L: diện tích quang hợp, gồm chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) và thế năng quang hợp (m2 lá.ngày)
Kf: hệ số hiệu quả quang hợp - tỷ số giữa phần chất khô còn lại và tổng số chất khôquang hợp được
Kkt: hệ số kinh tế - tỷ số giữa số chất khô tích luỹ trong cơ quan kinh tế và tổng số chấtkhô quang hợp được
n: thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp
Từ biểu thức trên chúng ta thấy rằng: năng suất cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Khả năng quang hợp của giống cây trồng (FCO2)
- Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp (L)
- Khả năng tích luỹ chất khô vào cơ quan kinh tế (Kf, Kkt)
- Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp (n)
B BÀI TẬP
Bài 1 Quan sát lá các loài cây mọc trong vườn nhà (cách sắp xếp lá trên cây, diện tích
bề mặt, màu sắc), dựa trên kiến thức quang hợp, hãy giải thích vì sao có sự khác nhaugiữa chúng?
Trang 16Bài 2 Chứng minh cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp
Bài 3 Phân biệt thực vật C3, C4, CAM ?
(Bảng giải thích và phân biệt các nhóm thực vật)
Bài 5: Hãy chọn đáp án đúng:
1 Sản phẩm của pha sáng là:
A H2O, O2, ATP B H2O, ATP, NADPH
*C O2, ATP, NADPH C ATP, NADPH, APG
2 Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối là:
A O2, ATP, NADPH *B ATP, NADPH, CO2
C H2O, ATP, NADPH D NADPH, APG, CO2
- Giải thích được khái niệm về hô hấp và vai trò của nó đối với đời sống thực vật
- Mô tả được các giai đoạn của cơ chế hô hấp : quá trình, sản phẩm, nơi xảy ra, điềukiện xảy ra
Trang 17- Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp
- Biết vận dụng vào thực tế các biện pháp bảo quản nông sản trên quan điểm hô hấp
* Kĩ năng :
Rèn luyện các kĩ năng : Quan sát, hoạt động nhóm, so sánh, phân tích và khái quát kiếnthức
* Thái độ, hành vi :
Vận dụng kiến thức vào chăm sóc cây trồng
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thảo luận, đàm thoại
IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1 ổn định.
2 Kiểm tra bài cũ
Lồng ghép hỏi bài cũ trong nội dung bài học
3 Nội dung bài mới.
I KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT:
Hô hấp và phương trình tổng quát của
hô hấp?
Trang 181 Định nghĩa:
- Hô hấp ở TV là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong đó các phân tử carbonhidrat bị phân giải thành CO2 và nước, đồng thời giải phóng năng lượng, một phần năng lượng được tích luỹ trong ATP
2 Phương trình tổng quát:
C6H12O6 + 6O2 ◊ 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)
3 Vai trò của hô hấp đối với cơ thể TV:
- Năng lượng được thải ra ở dạng nhiệt cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể
- Năng lượng được tích luỹ trong ATP được dùng để: vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế bào …
II CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT:
1 Phân giải kị khí (đường phân và lên men):
Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi
Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:
* Đường phân là quá trình phân giải glucozơ ◊ axit piruvic và 2 ATP
* Lên men là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic
2 Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí):
- Xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nẩy mầm, hoa đang nở …
- Hô hấp hiếu khí diễn ra trong chất nền của ti thể gồm 2 quá trình:
* Chu trình Crep: khi có oxi, axit piruvic từ tế bào chất vào ti thể và axit piruvic chuyển hoá theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn
* Chuỗi truyền electron: hidro tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyển đến chuỗi truyền electron đến oxi ◊ nước và tích luỹ được 36 ATP
- Từ 1 phân tử glucozơ qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng
III HÔ HẤP SÁNG:
- Là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ngoài sáng, xảy ra đồng thời với quang hợp
- Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp
IV QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VÀ QUANG HỢP
1 Quan hệ giữa hô hấp và QH: là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau:
- Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 + O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất oxi hoá trong hô hấp
- Sản phẩm của hô hấp (CO2 + H2O) là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6 và giải phóng oxi trong quang hợp
2 Quan hệ giữa hô hấp và môi trường:
a Nước:
+ Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp
+ Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ ( hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng + Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể
b Nhiệt độ:
+ Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng đến giới hạn chịu đựng của cây
Trang 19+ Sự phụ thuộc của hô hấp vào nhiệt độ tuân theo định luật Van –Hop: Q10 = 2 _
3 (tăng nhiệt độ thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp 2 _ 3 lần)
+ Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp khoảng 30 ◊ 35oC
II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1 Trình bày khái niệm, vai trò của hô hấp ở thực vật?
- Định nghĩa:
- Hô hấp ở TV là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong đó các phân tử carbonhidrat bị phân giải thành CO2 và nước, đồng thời giải phóng năng lượng, một phần năng lượng được tích luỹ trong ATP
- Phương trình tổng quát:
C6H12O6 + 6O2 ◊ 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)
- Vai trò của hô hấp đối với cơ thể TV:
- Năng lượng được thải ra ở dạng nhiệt cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể
- Năng lượng được tích luỹ trong ATP được dùng để: vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế bào …
2 Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí?
- Hô hấp hiếu khí tích luỹ được nhiều năng lượng hơn Từ một phân tử Glucôzơ được sử dụng trong hô hấp: phân giải hiếu khí/ phân giải kỵ khí = 38ATP/2ATP =
19 lần
3 Khi nào thì diễn ra quá trình lên men trong cơ thể thực vật?
- Khi thiếu ôxi, rễ không hô hấp được nên không cung cấp đủ năng lượng cho quá trình sinh trưởng của rễ dẫn đến các lông hút nên cây mất cân bằng nước và bị chết Ví dụ: khi cây bị ngập úng
A HỆ THỐNG KIẾN THỨC
I KHÁI NIỆM HÔ HẤP
1 Định nghĩa: học sinh trả lời
2 Vai trò của hô hấp: học sinh trả lời
3 Cơ quan hô hấp
- ở tất cả các cơ quan của cơ thể thực vật
4 Bào quan hô hấp
- Tại ti thể trong tế bào
II CƠ CHẾ HÔ HẤP
Gồm 3 giai đoạn :
1 Đường phân
- Xẩy ra trong bào tương
- Nguyên liệu là Glucôzơ
- Sản phẩm: 2 axit piruvic, 2 ATP, 2 NADH
2 Chu trình Crep
Trang 20- Xẩy ra ở chất nền của ti thể
- Nguyên liệu: 2 axêtyl - CoA
- Sản phẩm: 4 CO2, 2 ATP, 6 NADH, 2 FADH2
3 Chuỗi chuyền electron hô hấp
- Diễn ra ở màng trong của ti thể
- Sơ đồ tổng quát
10 NADH -> 30 ATP
2 FADH2 -> 4 ATP
Là giai đoạn thu được nhiều ATP nhất
III HỆ SỐ QUANG HỢP, HÔ HẤP SÁNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP
RQ của nhóm lipit,protein thường < 1
RQ của nhiều acit hữu cơ thường > 1
* Ý nghĩa của hệ số hô hấp: Hệ số hô hấp cho biết nguyên liệu (bản thể) đang hô hấp là
nhóm chất gì và trên cơ sở đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây
2 Hô hấp sáng
- Là quá trình hô hấp sảy ra ngoài ánh sáng
- Nhóm thực vật C3 thường xảy ra quá trình hô hấp này Đó là khi thực vật C3 phải sốngtrong điều kiện khí hậu nóng ẩm kéo dài với nồng độ O2 cao, cường độ ánh sáng cao,trong khi nồng độ CO2 lại thấp Khi đó trong pha cacboxi hoá của chu trinh Canvin xảy
ra quá trình oxi hoá RiDP thành Axit glycolic Axit glycolic chính là bản thể của hô hấpsáng
Hô hấp sáng không có ý nghĩa về mặt năng lượng (không giải phóng ATP), nhưng lạitiêu tốn 30-50% sản phẩm quang hợp
3 Mối liên hệ giữa hô hấp và quang hợp
IV ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG
1 Nhiệt độ
2
4 Nồng độ O2
V HÔ HẤP VÀ VẤN ĐỀ BẢO QUẢN NÔNG SẢN
1 Mục tiêu của bảo quản
2 Hậu quả cảu hô hấp
3 Các biện pháp bảo quản
B BÀI TẬP
Bài 1: Dựa vào cơ chế hô hấp ở thực vật, con người đã ứng dụng như thế nào trong quátrình bảo vệ nông sản?
Trả lời: Phương pháp bảo quản nông sản:
Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽchết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây:
a) Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trongcác kho lớn Trước khi đa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13-16%tuỳ theo từng loại hạt
34 ATP
Trang 21b) Bảo quản lạnh: Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này Chúng được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau
Ví dụ: khoai tây ở 4, cải bắp ở 1, cam, chanh ở 60C
c) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao: Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi polietilen Tuy nhiên việc xác định nồng độ CO2 thích hợp
là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản
*** Hãy nêu cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản trên quan điểm hô hấp ?
Bài 2 : Hãy chọn phương án đúng nhất
1.Quá trình hô hấp sáng không:
A Xảy ra ban ngày
B Sản xuất phốtphoglucôlat
C Cần Ôxi
D Tạo ATP
2 Để quá trinh quang hợp cần phải có :
1 ánh sáng ; 2 CO2 ; 3 H2O ; 4 O2; 5 bộ máy quang hợp
Câu trả lời đúng là :
A 1,2,3,5
B 1,2,4,5
C 1,3,4,5
D 1,2,3,4
3 Ôxi được giải phóng trong quang hợp bắt nguồn từ:
A CO2
B C6H12O6
C H2O
D.ATP
4 Sản phẩm của chuổi phản ứng tối là:
A C6H12O6
B ATP
C CO2
D Điện tử và O2
V RÚT KINH NGHIỆM
………
………
………
………
……….
Trang 22Ngày soạn: 3/10/2011 Ngày dạy: 5/10/2011
CHỦ ĐỀ 6 : TỔNG ÔN TẬP PHẦN A ( CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT) (2 TIẾT)
Vận dụng kiến thức vào chăm sóc cây trồng
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thảo luận, đàm thoại.
IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1 ổn định.
2 Kiểm tra bài cũ Lồng ghép hỏi bài cũ vào nội dung bài học
3 Bài mới:
DINH DƯỠNG VÀ DẪN TRUYỀN TRONG CÂY
Hấp thụ: sự vận động của nước và các chất hoà tan trong nước vào tế
bào, mô hay cơ thể
Hấp thụ bị động: sự vận động của nước và các chất hoà tan vào tế bào
từ vùng có nồng độ cao đến nơi có nồi độ thấp
Hấp thụ chủ động: sự hấp thụ phụ thuộc vào năng lượng hô hấp và các
phân tử chất mang liên kết màng thường dẫn đến quá trình tích luỹ vật chấtngược gradien nồng độ
Dẫn truyền bị động: sự vận động phân tử qua màng mà không cần sử
dụng năng lượng gồm khuếch tán thẩm thấu và dòng khối
Dẫn truyền chủ động: sự bơm các ion đặc hiệu hoặc phân tử khác qua
màng tế bào từ nơi nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn đòi hỏi nănglượng dưới dạng ATP
Nội bì: ở cây có mạch có một lớp tế bào tạo nên tầng trong cùng của
vỏ rễ và một số thân, nội bì có dải casparin bên trong làm ngăn và toả tia
Dải casparin: dải dày hoá sáp và mở rộng xung quanh tế bào bịt kín
vách tế bào nội bì rễ do đó hạn chế khuếch tán các chất qua nội bì vào mô
Trang 23mạch rễ.
Khuếch tán: sự vận động đơn thuần của các phân tử chất tan từ nơi có
nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp để phân bố đồng đều phân tử
Thẩm thấu: sự khuếch tán của nước qua màng có tính thấm chọn lọc.
Khi mất sự chênh lệch về áp suất hoặc thể tích thì sự vận động của nước là từphía có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ cao hơn
Điều hoà thẩm thấu: sự duy trì nồng độ muối và nước ổn định bên
trong tế bào Đó là sự điều hoà chủ động áp suất thẩm thấu
áp suất thẩm thấu: áp suất tiềm tàng xuất hiện trong dung dịch khi tách
khỏi nước nguyên
Dòng khối: sự vận động khối nước lớn hay một số chất lỏng khác qua
màng tế bào do trọng lực, áp suất thẩm thấu hay tác động lẫn nhau của cả hai
Sự liên kết: sự hút lẫn nhau của các phân tử cùng chất (như nước) liên
kết với nhau nhờ liên kết hiđrô tạo nên sức hút lớn thành cột liên tục trongống dẫn hay mạch dẫn
Sự dính bám: sự dính bám các phân tử nước với các chất khác (như với
vách tế bào ống mạch dẫn trong hệ xilem)
2 Hấp thụ nước và khoáng ở rễ cây.
- Hệ rễ thường: ăn sâu, lan toả hướng tới mọi nguồn nước và chất dinh dưỡng
- Hệ rễ thường có tỉ lệ bề mặt/thể tích thích hợp sao cho hấp thụ được nhiềunước và khoáng cần thiết
- Hệ rễ cây có mạch thường xuất hiện nhiều lông hút là những mấu lồi nhỏdạng ống hút phát sinh từ tế bào biểu bì rễ tạo nên diện tích bề mặt khồng lồ.Lông hút mới luôn được hình thành thay thế các lông hút bị chết đi Tế bàolông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin có áp suất thẩm thấu lớn 2.2 Hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ:
- Cây hấp thụ phần lớn nước qua lông hút:
+ Dịch tế bào lông hút ưu trương so với dung dịch đất xung quanh.+ Độ trương và áp suất trương ổn định
Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút luôn theo cơ chếthẩm thấu: từ môi trường nhược trương vào dung dung dịch ưu trương củacác tế bào rễ nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu
- Các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây cùng với nước một cách chọn lọc theo 2 cơchế:
+ Hấp thu thụ động : cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độthấp
+ Hấp thụ chủ động: di chuyển ngược chiều građien nồng độ và cần nănglượng
Dung dịch đất thường có nồng dộ ion khoáng thấp hơn trong tế bào nên rễphải dùng năng lượng ATP để tích luỹ các ion này bằng cách bơm chủ độngngược gradien nồng độ
Màng tế bào biểu bì và tế bào lông hút khác chứa nhiều kênh dẫn truyền và bơm chủđộng
Trang 24Phần lớn ion là chất dinh dưỡng cho cây và về sau là thành phần củadòng khối dẫn truyền trong cây qua hệ thống xilem.
- Dòng nước và các ion khoáng dẫn truyền trong cây theo 2 conđường:
+ Từ lông hút khoảng gian bào mạch gỗ Phần nàykhông được tế bào chọn lọc Trên đường vào rễ chúng đến tầng nội bì rễ đếndãi caspary lúc này chúng qua màng tế bào và chất nguyên sinh, lúc này sựvận chuyển là có chọn lọc (chỉ cho phép các chất cần thiết cho cây đi vào)
+ Từ lông hút các tế bào sống mạch gỗ Phần nàyđược các tế bào rễ chọn lọc
- Động lực cần cho sự hấp thụ và dẫn truyền
+ Thoát hơi nước từ lá à động lực gián tiếp
+ Hấp thụ nước theo cơ chế thầm thấu
+ Hấp thụ chủ động àm giảm nồng độ chất tan trong rễ, làm nước vậnđộng vào cây và hướng lên cột xilem do thẩm thấu gây ra gọi là áp suất rễ(thấy rõ khi xuất hiện hiện tượng ứ giọt và ứa nước tiết ra ở cây nơi có cácvết thương)
+ Một số như địa y và rêu, sự hấp thụ từ không khí
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và khoáng ở trongcây là: nhiệt độ, ánh sáng, oxy, pH, đặc điểm lý hoá của đất
- Hệ rễ cây cũng ảnh hưởng đến môi trường
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1 - Các con đường xâm nhập của nước vào cây?
- Phân biệt hiện tượng ứ giọt và hiện tượng rỉ nhựa? Hai hiện tượng này chứng tỏ điều gì?
Câu 2 - Kể tên các nguyên tố vi lượng và đại lượng thường gặp
- Vai trò của các nguyên tố khoáng dinh dưỡng ?
Câu3: Phân biệt 2 con đường dẫn tuyền nước, muối khoáng và chất hữu cơ
Đặc điểm Dẫn truyền nước và muối khoáng Dần truyền chất hữu cơ
Hệ thống
mạch dẫn
Tế bào mạch ống và quản bào Là các tế bào chết, vách licnin hoá, tạo thành các ống thông nhau từ rễ lên lá
Tế bào ống rây và tế bào kèm là các tế bào sống Liên kết nhau
từ lá đến rễ
Thành
phần dịch Nước, ion khoáng và một số chất hữu cơ
Chủ yều là các chát như saccarozơ, axit amin, vitamin, lipit, protêin
Động lực
vận chuyển
Lực đẩy của áp suất rễ, lực hút ho thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước, lực dính bámgiữa nước với thành mạch
Chênh lệch áp suất thẩm thấu (nồng độ các chất hoà tan) giữa
cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (mô)
Trang 25C Phát triển thêm rễ phụ D Cả A và B đều đúng.
2 Nước được hấp thụ vào rể theo cơ chế :
A Chủ động B Thụ động
C Vừa chủ động vừa thụ động D Tất cả đều sai
3 Các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào một cách chọn lọc theo cơ chế :
A Thụ động B Chủ động C Bơm ion D Cả A, B, C
4 Lông hút có vai trò chủ yếu:
A Lách vào kẻ đất hút nước và muối khoáng cho cây
B Bám vào kẻ đất làm cho cây vững chắc
C Tế bào kéo dài thành lông hút, lách vào kẻ đất làm cho bộ rễ lan rộng
D Lách vào kẻ đất giúp cho rễ lấy được Ôxi để hô hấp
5 Biện pháp nào có tác dụng quan trọng giúp cho bộ rễ của cây phát triển:
A Phơi ải đất, cày sâu bừa kĩ B Tưới đủ nước, bón phân hữu cơ
C Vun gốc, xới xáo cho cây D Cả A, B, C đều đúng
6.Động lực đẩy cuả dòng mạch gỗ là nhờ:
A áp suất của rể B Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá
C Lực liên kết của các phân tử nước và nước với mạch gỗ D Tất cả A, B, C đềuđúng
7.Động lực của dòng libe là do:
A Chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa lá với rễ B Gradien nồng độ
C Thoát hơi nước ở lá D áp suất của rễ
8 Nồng độ ion canxi trong tế bào là 0,3%, nồng độ ion canxi trong môi trường ngoài là0,1% Tế bào sẽ nhận canxi theo cách nào:
A Hấp thụ bị động B Khuếch tán
C Hấp thụ tích cực D Thẩm thấu
9 Sự vận chuyển các chất từ nồng độ cao đến nồng độ thấp gọi là:
A khuếch tán B Nhập bào C Thực bào D Vận chuyển tích cực
10 Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng rất nhỏ vì:
A Phần lớn chúng đã có trong cây
B Chức năng chính của chúng là hoạt hoá enzim
C Phần lớn chúng đã được cung cấp từ hạt
D Chúng có vai trò trong các hoạt động sống của cơ thể
11 Vì sao cây cần phải sử dụng các chất khoáng:
A Vì các nguyên tố khoáng tham gia vào thành phần cấu tạo cơ thể thực vật
B Vì thiếu các chất khoáng cây phát triển không bình thường
C Vì các chất khoáng là nguồn dinh dưỡng chủ yếu nhất của cây
D Cả A, B đều đúng
12 Nhóm vi khuẩn chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ có vai trò :
A Biến đổi các hợp chất chứa nitơ phức tạp trong đất thành các muối nitơrát hoà tan chocây hấp thụ
14 Cây mọc tốt trên đất có chứa nhiều mùn vì:
A Trong mùn có chứa nhiều không khí
Trang 26B Trong mùn có chứa nitơ
C Trong mùn có chứa chất khoáng
D Cây dễ hút nước
15 Vì sao cây cần sử dụng các chất khoáng :
A Vì các nguyên tố khoáng tham gia thành phần cấu tạo cơ thể
B Vì thiếu các nguyên tố khoáng cây phát triển không bình thường
C Vì các nguyên tố khoáng là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của cây
Vận dụng kiến thức vào chăm sóc cây trồng
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thảo luận, đàm thoại
IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1 ổn định.
2 Kiểm tra bài cũ
3 Bài mới:
Thoát hơi nước ở lá:
1 Nét đặc trưng của thoát hơi nước:
Quá trình mà hơi nước rời khỏi cây đi vào khí quyển hay có thể nói là sựmất nước của cây
- Nước phải được cung cấp đầy đủ cho rễ Tuy vậy sự phát triển của tầngcutin, lỗ khó là đáp ứng cho một hoặc 2 nhu cầu đối lập nhau:
+ giảm đến mức thấp nhất sự mất nước vào khí quyển
+ Thu nhận CO2 vào cho cây để quang hợp và O2 để hô hấp cho tế bào
Trang 27- Thực vật cỉ có thể sinh trưởng được nếu bản thân cây có nước dôi rahoặc ở bên ngoài hoặc ở bên trong cơ thể của cây.
Cây điều chỉnh quá trình này như thế nào?:
- Khi lâm vào tình trạng thiêu nước cây điều tiết ngắn kỳ theo cách đóng
lỗ khí
- ít nhất trong khoảng thời gian ngắn cây phải mở khí khổng để trao đổikhí phục vụ cho quang hợp và hô hấp vì vậy cây vừa cân giữ nước và thunhận khí
+ CO2 phải hoà tan trong nước
+ Khí hoà tan chủ yếu trên vách của các khoảng gian bào phía dưới lỗkhí
- Lỗ khí mở ra và đóng vào nhờ biến đổi thuỷ áp của tế bào bảo vệ Tếbào bảo vệ là tế bào duy nhất của biểu bì có chứa lục lạp Tế bào có dạng đặcbiệt có vách dày phía gàn lỗ khí và vách mỏng phía xa lỗ khí Khi nước xâmnhập vào tế bào tế bào bảo vệ trương lên tròn trĩnh hơn, dạng tế bào uốncong làm vách trong dày hơn khum lại tạo thành lỗ trống gọi là lỗ khí
- Việc duy trì tế bào lỗ khí mở ra cần cung cấp năng lượng ATP dung đểbơm chủ động các ion khiến thế chất tan bên trong tế bào thấp nước vậnchuyển di vào làm lỗ khí mở ra ion quan trọng nhất là kali, ion này được dựtrữ nhiều ở tế bào quanh tế bào bảo vệ
- Chất ABA là chất quan trọng điều tiết và cho phép K+ đi ra khỏi tếbào làm lỗ khí đóng lại Do vậy hàm lượng ABA dùng để đánh giá sự bảotoàn nước trong cây trồng sinh trưởng ở vùng khô hạn
4.2 Các yếu tố điều tiết sự đóng mở khí khổng: nhiệt độ, ánh sáng, nồng
độ CO2
Khi nồng độ CO2 cao lỗ khí mất trương và đóng lại
Khi nhiệt độ vượt quá 30 – 34 độ lỗ khí cũng đóng lại
Trong tối lỗ khí sẽ mở ra ở nồng độ CO2 thấp
Thực vật đã phát triển nhiều cơ chế chống mất nước như sự biến đổithích nghi của thực vật CAM; Khi thiếu nước vào mùa sinh trưởng câychuyển sang trạng ngủ, tập tính rung quả, lá…một số cây khép lá lại để chốngmất nước Lá cứng ít lỗ khí làm giảm thoát hơi nước, lá phủ nhiều lông hoặcbiến thành gai để chống thoát hơi nước Cây vùng khô hạn tầng cutin dày, lôckhí nằm sâu bên trong ban ngày đóng lại nên cây giảm được sự thoát hơnnướoc qua bề mặt lá
Cây trong vườn thoát hơi nước nhiều hơn cây trên đồi
Các con đường thoát hơi nước:
Qua tầng cutin:
Qua khí khổng
Vai trò của thoát hơi nước:
+ Tạo động lực đầu trên cho sự hút và vận chuyển nướoc, khoáng trongcây
+ Hạ nhiệt độ lá trong những ngày trời quá nóng
+ Trao đổi khí phục vụ cho quang hợp
+ tạo trạng thái thiếu nước giúp quá trình trao đổi chất xảy ra mạnh hơn.+ Cô dặc chất hữu cơ từ quá trình quang hợp
Các bài tập:
Câu 1: ý nghĩa sinh học của quá trình thoát hơi nước:
Tuy cây mất đi khoảng 98% lượng nước được lấy vào từ rễ nhưng quátrình này thực chất không phải là thảm hoạ mà có vai trò hết sực quan trọng