một số mô hình dạy học môn toán theo hướng hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh thpt

80 715 0
một số mô hình dạy học môn toán theo hướng hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh thpt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Đào tạo những người lao động phát triển toàn diện, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có khả năng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá là nhiệm vụ cấp bách đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, sự nghiệp giáo dục cần phải được đổi mới. Cùng với những thay đổi về nội dung, cần có những đổi mới căn bản về tư duy giáo dục và phương pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy học môn Toán là một yếu tố quan trọng. Nhiều văn kiện văn kiện của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ, chẳng hạn: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh” (Điều 28, Luật Giáo dục 2005). Nhận định về phương pháp dạy học Toán ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay, các nhà Toán học Hoàng Tuỵ và Nguyễn Cảnh Toàn viết: “ Kiến thức, tư duy, tính cách con người chính là mục tiêu của giáo dục. Thế nhưng, hiện nay trong nhà trường tư duy và tính cách bị chìm đi trong kiến thức ”. “ Cách dạy học phổ biến hiện nay là thầy đưa ra kiến thức (khái niệm, định lý) rồi giải thích, chứng minh, trò cố gắng tiếp thu nội dung khái niệm, nội dung định lý, hiểu chứng minh định lý, cố gắng tập vận dụng các công thức, các định lý để tính toán, để chứng minh ”. “Ta còn chuộng cách nhồi nhét, luyện trí nhớ, dạy mẹo vặt để giải những bài toán oái ăm, giả tạo, chẳng giúp ích gì mấy để phát triển năng lực cá nhân mà làm cho học sinh thêm xa rời thực tế, mệt mỏi và chán nản ” [dẫn theo 34, Tr.1-2]. 1 1.2. Theo Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, “Dạy toán là dạy kiến thức, tư duy và tính cách” và cần có quan điểm tư duy quan trọng hơn kiến thức, do: “Đổi mới tư duy có sức mạnh kì diệu trong nâng cao năng lực và tầm vóc đi lên của mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội” (Vũ Minh Khương,VietNamNet - 06/02/2005); nên chúng tôi cho rằng nguồn nhân lực trong tương lai gần của đất nước cần được rèn luyện các phẩm chất quan trọng của tư duy ngay từ khi họ còn đang học ở trường phổ thông: “Việc giải quyết những vấn đề gốc rễ của nền giáo dục ở nhà trường hiện nay rốt cuộc gắn liền với sự thay đổi kiểu tư duy được thiết kế bởi mục đích, nội dung và phương pháp dạy học” [8]. 1.3. “Lý luận liên hệ với thực tiễn” là một yêu cầu có tính nguyên tắc trong dạy học môn Toán được rút ra từ luận điểm Triết học: “Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lí”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [7, Tr.66]. Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Bác là người có quan điểm chiến lược vượt tầm thời đại. Về mục đích việc học, Bác xác định rõ: học để làm việc. Còn về phương pháp học tập, Người xác định: Học phải gắn liền với hành; học tập suốt đời; học ở mọi nơi, mọi lúc, mọi người. Quan điểm này được Người nhấn mạnh: “Học để hành, học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì không trôi chảy” [dẫn theo 33]. Vấn đề này đã được cụ thể hoá và quy định trong Luật giáo dục nước ta (năm 2005) tại chương 1, điều 3, khoản 2: “Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Chương 2, mục 2, điều 27 và 28 xác định rằng: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh , có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để 2 lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. 1.4. Toán học có nguồn gốc từ thực tiễn và liên quan chặt chẽ với thực tiễn, có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ, sản xuất và đời sống xã hội hiện đại, nó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự động hoá sản xuất, trở thành công cụ thiết yếu cho mọi ngành khoa học và được coi là chìa khoá của sự phát triển. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con người có đầu óc kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Trong thư gửi các bạn trẻ yêu toán, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh: “Dù các bạn phục vụ trong ngành nào, trong công tác nào, thì các kiến thức và phương pháp Toán cũng cần cho bạn” [dẫn theo 33]. Như vậy, Toán học có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội cũng như trong sự phát triển kinh tế của đất nước. 1.5. Hiện nay, nước ta mỗi năm có hàng vạn thanh niên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đã trực tiếp lao động sản xuất ở các ngành nghề và cơ sở kinh tế khác nhau. Một bộ phận khác được học lên ở các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học để rồi trực tiếp hay gián tiếp lao động hoặc tham gia quản lí kinh tế. Họ là những người phải đối đầu với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Họ luôn phải giải quyết các bài toán kinh tế khác nhau do thực tiễn sản xuất yêu cầu. Vì vậy, việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ xây dựng niềm tin, khả năng tư duy, nhất là tư duy kinh tế là yêu cầu khách quan của cuộc sống mà bất cứ môn học nào trong nhà trường phổ thông cũng phải có trách nhiệm thực hiện tốt, đặc biệt là môn Toán. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong một thời gian dài trước 3 đó, nền kinh tế đó là nền kinh tế bao cấp dựa trên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên phần nào nó đã ăn sâu vào cách dạy học Toán. Do đó, tư duy trong giáo dục cần phải thay đổi để tạo ra những con người không chỉ biết làm kinh tế mà phải biết làm kinh tế một cách có hiệu quả nhất. Ở nước ta, cho đến nay còn thiếu những công trình nghiên cứu về phát triển tư duy kinh tế cho học sinh. Vì những lí do đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của Luận văn là: “Một số mô hình dạy học môn Toán theo hướng hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh THPT” 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn này là nghiên cứu và đề xuất một số vấn đề nhằm góp phần rèn luyện năng lực tư duy kinh tế cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Toán. 3. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở Chương trình và Sách giáo khoa môn Toán THPT hiện hành, nếu trong dạy học giáo viên có chú ý quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng tư duy kinh tế cho học sinh thì có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy học và tạo tiền đề cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về tư duy, tư duy toán học và bước đầu làm sáng tỏ khái niệm tư duy kinh tế. 4.2. Xác định các chủ đề kiến thức môn Toán có tiềm năng phát triển tư duy kinh tế cho học sinh. 4.3. Xây dựng một số mô hình dạy học và hệ thống bài tập Toán nhằm rèn luyện và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh. 4.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi, tính hiện thực, tính hiệu quả của đề tài. 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các vấn đề về Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận dạy học môn Toán, Toán học, Triết học, Kinh tế chính trị và các tài liệu có liên quan đến đề tài. 5.2. Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, Điều tra thực tế dạy học và tìm hiểu các hoạt động kinh tế đang diễn ra trong xã hội. 5.3. Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các mô hình dạy học và biện pháp sư phạm đã đề xuất. 6. Những đóng góp của đề tài 6.1. Hệ thống hoá các cơ sở khoa học và các quan điểm chủ đạo về tư duy kinh tế. 6.2. Đề xuất những quan điểm đối với việc rèn luyện tư duy kinh tế cho học sinh thông qua dạy học môn Toán. 6.3. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán THPT. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2. Hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Toán Chương 3. Thực nghiệm sư phạm NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Một số vấn đề về nghiên cứu trí tuệ và quá trình tư duy của học sinh 5 1.2. Một số vấn đề về nhu cầu xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập kinh tế thị trường hiện nay 1.3. Tiềm năng môn Toán trong việc đào tạo người lao động theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường 1.4. Khảo sát thực tiễn dạy học môn Toán hiện nay ở trường THPT 1.5. Kết luận của chương 1 Chương 2. Hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh THPT thông qua dạy học môn Toán 2.1. Khái niệm tư duy kinh tế. 2.2. Một số định hướng hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh thông qua dạy học môn Toán THPT 2.3. Một số mô hình dạy học môn Toán theo hướng hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh 2.4. Một số đề xuất về đổi mới cách trình bày nội dung dạy học môn Toán nhằm tạo thuận lợi cho việc hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh 2.5. Kết luận của chương 2 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 3.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm sư phạm 3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ VÀ QUÁ TRÌNH TƯ DUY CỦA HỌC SINH 1.1.1. Trí tuệ Trí tuệ là một trong những lĩnh vực của Tâm lý học được nghiên cứu nhiều và rất sớm. Đây cũng là vấn đề trừu tượng, khó khăn và có nhiều quan điểm tiếp cận nghiên cứu. Nhiều mô hình về cấu trúc trí tuệ đã được đề xuất nghiên cứu. Mặc dù còn nhiều vấn đề chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong giới nghiên cứu nhưng các kết quả nghiên cứu tâm lí học đã được ứng dụng rộng rãi vào lý luận dạy học. Sau đây chúng tôi điểm lại một số quan điểm tiếp cận nghiên cứu trí tuệ và các mô hình cấu trúc trí tuệ được nhiều người quan tâm. Từ nền tảng là các khả năng ban đầu, trẻ em bước vào hoạt động. Qua quá trình hoạt động và thích nghi mà dần hình thành cho mình những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết và thiết lập được trạng thái cân bằng giữa chủ thể với môi trường. Tuy nhiên sự cân bằng này nhanh chóng bị phá vỡ do sự biến động của các yếu tố bên ngoài, mà cơ thể không đáp ứng được, buộc cơ thể phải thay đổi tạo ra trạng thái cân bằng mới, dẫn đến sự thích nghi mới với mức độ mới cao hơn. Cứ như vậy cân bằng thường xuyên được thiết lập và bị phá vỡ. Với cơ chế đó, trẻ em dần dần hình thành khả năng bên trong để hoạt động một cách có suy nghĩ, tư duy hợp lí, giải quyết vấn đề nhanh chóng, 7 thích nghi với tình huống mới và chế ngự được môi trường xung quanh, nhờ thế có được sự phát triển trí tuệ ngày càng cao. Theo J. Piaget, cuộc sống là sự sáng tạo không ngừng các dạng thức ngày càng phức tạp và là sự cân bằng ngày càng tăng của các dạng thức này đối với môi trường. Trí tuệ là một hình thức của trạng thái cân bằng mà toàn bộ các sơ đồ nhận thức hướng tới. Trí tuệ là một dạng thích nghi của cơ thể. Sự cân bằng là một sự bù đắp của cơ thể đối với những xáo trộn bên ngoài [dẫn theo 26]. Tư tưởng chủ đạo của J. Piaget coi sự phát triển trí tuệ là trường hợp riêng của sự phát triển cá thể. Nó là sự phát triển tiếp tục của các yếu tố sinh học. Cả hoạt động sinh học và hoạt động tâm lí không tách biệt với cuộc sống và cả hai đều là bộ phận của hoạt động toàn bộ, mà đặc trưng của chúng là tổ chức kinh nghiệm nhằm tạo ra sự thích nghi giữa cơ thể với môi trường. Điều khác nhau giữa thích nghi sinh học và thích nghi trí tuệ là một bên thích nghi vật chất còn bên kia là thích nghi chức năng. Đây là hai chức năng cơ bản của mọi sự thích nghi. Để mô tả sự thích nghi của trí tuệ của chủ thể, J. Piaget sử dụng bốn khái niệm gốc: đồng hoá, điều ứng, sơ đồ và cân bằng. Về phương diện phát sinh, cấu trúc nhận thức và cấu trúc thao tác trí tuệ nhận thức của trẻ em (học sinh) phải được xét theo hai góc độ: Thứ nhất, đó là sự chuyển hoá từ cấu trúc hành động bên ngoài thành cấu trúc thao tác trí tuệ và cấu trúc nhận thức bên trong (quá trình nhập tâm). Thứ hai: sự phát sinh cấu trúc thao tác và cấu trúc nhận thức ở tuổi trưởng thành từ sơ cấu giác - động (sơ đồ từ những dạng đơn giản nhất), khi trẻ còn trong giai đoạn quá trình phát triển [dẫn theo 26]. Như vậy, muốn nhận thức được bản chất và quy luật của một hiện tượng nào đó, con người trước hết phải thu thập được những sự kiện, nghiên cứu các 8 tài liệu (giai đoạn trực quan sinh động). Sau đó là quá trình khái quát hoá những sự kiện để nêu lên những dấu hiệu bản chất và kém bản chất hơn. Từ đó phát hiện ra các quy luật (tư duy trừu tượng). Tính chân thực của kiến thức đó lại được kiểm nghiệm trong thực tiễn, được những sự kiện mới tiếp tục xác nhận. 1.1.2. Nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh của môn Toán Môn Toán có khả năng to lớn góp phần phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Nhiệm vụ này cần được thực hiện một cách có ý thức, có hệ thống, có kế hoạch chứ không phải là tự phát. Để làm được điều này, tác giả Nguyễn Bá Kim cho rằng, người thầy giáo cần có ý thức đầy đủ về các mặt sau đây [19, Tr.30-33]: 1.1.2.1. Rèn luyện tư duy lôgic và ngôn ngữ chính xác: Do đặc điểm của khoa học toán học, môn toán có tiềm năng quan trọng có thể khai thác để rèn luyện cho học sinh tư duy lôgic. Nhưng tư duy không thể tách rời ngôn ngữ, nó phải diễn ra dưới hình thức ngôn ngữ, được hoàn thiện trong sự trao đổi ngôn ngữ của con người, và ngược lại, ngôn ngữ được hình thành nhờ có tư duy. Vì vậy việc phát triển tư duy lôgic gắn liền với việc rèn luyện ngôn ngữ chính xác. Việc phát triển tư duy lôgic và ngôn ngữ chính xác ở học sinh thông qua môn toán có thể được thực hiện theo ba hướng liên quan chặt chẽ sau: - Làm cho học sinh nắm vững, hiểu đúng và sử dụng đúng những liên kết lôgic và, hoặc, nếu thì, phủ định, những lượng từ tồn tại và khái quát, - Phát triển khả năng định nghĩa và làm việc với những định nghĩa - Phát triển khả năng hiểu chứng minh, trình bày lại chứng minh và độc lập tiến hành lại chứng minh. 1.1.2.2. Phát triển khả năng suy đoán và tưởng tượng: Tác dụng phát triển tư duy của môn toán không phải chỉ hạn chế ở sự rèn luyện tư duy lôgic 9 mà còn ở sự phát triển khả năng suy đoán và tưởng tượng. Muốn khai thác tiềm năng này, người thầy giáo cần lưu ý: - Làm cho học sinh quen và có ý thức sử dụng những quy tắc suy đoán như xét tương tự, khái quát hoá, quy lạ về quen, Những suy đoán có thể rất táo bạo, nhưng phải có căn cứ, dựa trên những quy tắc, kinh nghiệm nhất định chứ không phải là đoán mò, lại càng không phải là nghĩ liều. - Tập luyện cho học sinh khả hình dung được những đối tượng và quan hệ không gian và làm việc với chúng dựa trên những dữ liệu bằng lời hay những hình phẳng. 1.1.2.3. Rèn luyện những thao tác tư duy: Môn toán đòi hỏi học sinh phải thường xuyên thực hiện những thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, , do đó có tác dụng rèn luyệt cho học sinh những thao tác này, dẫn đến góp phần vào việc hình thành và phát triển năng lực thích nghi trí tuệ cho học sinh. Cùng với phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, trong môn toán học sinh còn thường phải thực hiện các phép tương tự hoá, so sánh, do đó có điều kiện rèn luyện cho họ những thao tác trí tuệ này. 1.1.2.4. Hình thành những phẩm chất trí tuệ: Việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất trí tuệ có ý nghĩa to lớn đối với việc học tập, công tác và cuộc sống của học sinh. Có thể nêu lên một số phẩm chất trí tuệ quan trọng: - Tính linh hoạt: Thể hiện ở khả năng phát hiện, chuyển hướng nhanh quá trình tư duy nhằm ứng dụng kiến thức Toán học để giải quyết thành công một vấn đề. - Tính độc lập: Thể hiện ở khả năng tự mình phát hiện vấn đề, tự mình xác định phương hướng, tìm ra cách giải quyết, tự mình kiểm tra và hoàn 10 [...]... đa vào các bài toán có nội dung thực tiễn nhằm: Cung cấp thêm nội dung của các đề tài thực hành hoặc hoạt động ngoại khóa Hình thành thêm các kĩ năng hoặc củng cố các kĩ năng toán học cần thiết cho ngời lao động Cung cấp những hiểu biết dù còn đơn giản nhng rất cần thiết cho học sinh về một bộ môn Toán học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn [dẫn theo 4] Để hình thành và phát triển t duy kinh tế cho học. .. chủ đề kiến thức Toán học có tiềm năng phát triển t duy kinh tế cho học sinh và tập trung khai thác các chủ đề đó Trong chơng trình toán ở phổ thông, có rất nhiều chủ đề nhằm phát triển t duy kinh tế của học sinh nh: cực trị; giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất; tổ hợp và xác suất; cấp số cộng, cấp số nhân; phơng trình; hệ bất phơng trình bậc nhất nhiều ẩn; hàm số bậc nhất; Do đó, khi dạy các chủ đề... dụng Toán học vào thực tiễn còn ẩn tàng; - Trong sách giáo khoa có khá nhiều bài tập, nhng trong đó bài tập có nội dung thực tiễn còn rất ít, cần đợc bổ sung và thay đổi cho phù hợp Chúng tôi cho rằng việc lựa chọn, tìm tòi các kiến thức toán có tiềm năng phát triển t duy kinh tế cho học sinh đồng thời đồng thời nâng cao năng lực vận dụng và thực hành toán học cho học sinh trong quá trình dạy học các... học các chủ đề toán học ở trờng Trung học phổ thông chúng ta là rất cần thiết Do đó cần đa ra các mô hình dạy học phù hợp nhằm rèn luyện năng lực t duy kinh tế cho học sinh 2.2.3 Định hớng 3: Trong dạy học Toán cần khai thác những tình huống thực tiễn nhằm nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh Để đáp ứng đợc những đòi hỏi mới đợc đặt ra cho sự bùng nổ kiến thức và sáng tạo kiến... nht trong rốn luyn t duy lụgic, t duy bin chng cho hc sinh ; ngoi hai loi t duy c bn núi trờn, dy hc mụn Toỏn cú th rốn luyn cho hc sinh 27 cỏc loi hỡnh t duy khỏc, chng hn: t duy sỏng to, t duy thut gii, t duy hm, - Theo Giỏo s Nguyn Cnh Ton, trong dy hc hc Toỏn cn rốn luyn by loi t duy: T duy lụgic, t duy bin chng, t duy hỡnh tng, t duy qun lý, t duy kinh t , t duy k thut, t duy thut toỏn [38] T... bài toán liên hệ thực tiễn, đồng thời cần bổ sung và thay đổi cho phù hợp, bớc đầu giúp học sinh làm quen với các vấn đề xảy ra trong thực tiễn Từ đó góp phần hình thành và phát triển t duy kinh tế cho học sinh Ngoài việc đa các bài toán có nội dung liên hệ thực tiễn thì cần phải nâng cao năng lực vận dụng, thực hành Toán học, điều này đặc biệt quan trọng, vì rằng:Ngoài việc biết các kĩ năng, ngời học. .. c s t duy kinh t nht nh, do vy t duy kinh t cú nhim v nhn thc v ci bin nn sn xut xó hi i tng phn ỏnh ca t duy kinh t nc ta hin nay l nn kinh t th trng theo nh hng xó hi ch ngha T duy kinh t phc v vho nhng nhim v kinh t trờ cỏc hch toỏn v kinh doanh, t t chỳc sn xut, ch bin sn phm thnh hng hoỏ, bo qun v tiờu th, 29 Ni dung nghiờn cu ca Lun vn l hỡnh thnh v phỏt trin t duy kinh t cho hc sinh THPT thụng... 1.1.3.3 Phõn loi t duy Tựy theo du hiu no ú c a ra m dn ti s phõn loi t duy tng ng, chng hn [dn theo 4, Tr.12]: - T s hỡnh thnh v mc phỏt trin, t duy cú ba loi: T duy trc quan hnh ng; t duy trc quan hỡnh tng; t duy tru tng - Theo hỡnh thc biu hin ca vn v phng thc gii quyt vn , cú ba loi t duy: T duy thc hnh; t duy hỡnh nh c th; t duy lý lun; - J Piaget thng núi n 2 loi t duy: T duy c th, t duy hỡnh thc... thc toỏn hc cho hc sinh 2.1.2 T duy kinh t Cm t T duy kinh t ó c nhc n rt nhiu, tuy nhiờn hu nh cha thy ti liu a ra nh ngha tng minh v loi hỡnh t duy ny cng 28 nh nghiờn cu v cu trỳc v thnh phn ca nú Tu theo tng vn , ni dung c th m ngi ta a ra cỏch hiu v t duy kinh t khỏc nhau Chng hn, theo TS Ngc ip, ThS Chu Kiu Linh [9]: Trong trit lý kinh doanh, t duy kinh t l quan trng nht Trong ú t duy kinh t phi... kiến thức mới, cần phải phát triển năng lực t duy, năng lực giải quyết vấn đề và tính sáng tạo Các năng lực này có thể quy gọn về năng lực 35 giải quyết vấn đề [31] Theo các nhà tâm lí học, con ngời chỉ bắt đầu t duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu t duy, tức T duy sáng tạo luôn luôn bắt đầu bằng một tình huống gợi vấn đề[19] Một trong các đặc trng cơ bản nhất của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề . sinh THPT thông qua dạy học môn Toán 2.1. Khái niệm tư duy kinh tế. 2.2. Một số định hướng hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh thông qua dạy học môn Toán THPT 2.3. Một số mô hình. kiến thức môn Toán có tiềm năng phát triển tư duy kinh tế cho học sinh. 4.3. Xây dựng một số mô hình dạy học và hệ thống bài tập Toán nhằm rèn luyện và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh. 4.4 hình dạy học môn Toán theo hướng hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh 2.4. Một số đề xuất về đổi mới cách trình bày nội dung dạy học môn Toán nhằm tạo thuận lợi cho việc hình thành

Ngày đăng: 16/11/2014, 13:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.3. Tư duy và quá trình tư duy của học sinh

  • 1.1.3.1. Tư duy

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan