1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Phát triển kỹ năng nghe cho học sinh THPT

21 697 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 675,5 KB

Nội dung

Trong thực tế rèn kỹ năng trong Tiếng Anh cho học sinh thật sự gặp khó khăn nhất là đối với kỹnăng Nghe listening, đa số học đều gặp khó khăn trong học kỹ năng này, các em gặp rất nhiều

Trang 1

thầy cô giáo dạy : “ Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời”,

điều này cho hiện tại và tương lai vẫn luôn còn nguyên giá trị Giờ đây tôi lạiđem câu nói này cùng những kiến thức tôi đã học được truyền thụ lại cho lớphọc sinh của mình

Tuy nhiên , dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anh nói riêng ở Việt Namtrong những năm gần đây , và thời gian qua đã gặp phải một số vấn đề cần phải

có những biện pháp khắc phục

Nhất là giai đoạn này chúng ta đang áp dụng dạy bộ SGK mới, cả học sinh vàgiáo viên đang gặp không ít khó khăn trong việc học và giảng dạy, hơn nữa họcsinh của tôi lại là vùng nông thôn còn rất nhiều khó khăn và sự tiếp xúc vớingôn ngữ tiếng Anh của các em còn hạn chế Vì vậy, khi dạy theo phân bố củaSGK mới , theo từng kỹ năng chúng tôi lại càng gặp khó khăn Là một giáoviên Tiếng Anh tôi muốn đem chút đóng góp trong việc khắc phục những khókhăn mà các giáo viên dạy như tôi gặp phải Và nhất là có thể giúp các em họcsinh khi tốt nghiệp THPT có một lượng kiến thức cơ bản làm nền tảng cho quátrình học của các em ở bậc cao hơn

Từ những thực tế nêu trên có thể khẳng định rằng việc đổi mới phươngpháp giảng dạy môn tiếng Anh là thực sự cần thiết , và làm thế nào để đạt đượckết quả khả quan hơn ?

Đổi mới phương pháp dạy học là một việc bức thiết hiện nay.Đối với

chương trình SGK môn tiếng Anh ở trường PTTH việc đổi mới phương phápdạy học càng quan trọng hơn Mục đích đổi mới phương pháp dạy học là pháthuy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình giảng dạy môn ngoạingữ Đặc biệt tiếng Anh là một trong những yêu cầu cấp bách đối với ngườigiáo viên là phương pháp rèn kỹ năng cho học sinh Vì học Tiếng Anh đượcchia ra bốn kỹ năng riêng biệt ( nghe, nói ,đọc, viết), nhưng bốn kỹ năng này lại

có liên quan mật thiết và bổ trợ cho nhau trong quá trình học Trong thực tế rèn

kỹ năng trong Tiếng Anh cho học sinh thật sự gặp khó khăn nhất là đối với kỹnăng Nghe (listening), đa số học đều gặp khó khăn trong học kỹ năng này, các

em gặp rất nhiều vấn đề như : nghe không được từ, không nhận biết được từ ( vìvốn từ nghèo) , nên các em đều sợ tiết học nghe

Vậy làm thế nào để giúp các em cảm thấy đơn giản, thiết thực mà vẫn bảo đảmtính khoa học và lượng kiến thức theo yêu cầu , nhưng vẫn phát triển được khả

năng của học sinh Tôi đã mạnh dạn đi sâu vào vấn đề “Phát triển kỹ năng

nghe cho học sinh THPT “

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trang 2

Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nghe hiểu là một trong bốn kỹnăng: nghe, nói, đọc, viết mà học sinh cần được rèn luyện theo phương phápgiao tiếp.Nghe được coi là một kỹ năng tiếp thụ, song nghe thường khó hơnđọc,viết, nói, vì ngôn bản cảm thụ qua nghe là lời nói nên có những đặc điểm rấtkhác với văn viết.

Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông các tiết dạy nghevẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi đa phần các giáo viên hoặc là chưa hiểu rõ bảnchất của việc dạy kỹ năng nghe hoặc là chưa làm chủ được các thủ thuật dạynghe Hơn nữa, so với sách giáo khoa cũ về phần này thì sách giáo khoa mới cónhiều thay đổi

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “ Phát triển kỹ năng nghe

cho học sinh THPT ” với mục đích tìm ra phương pháp dạy nghe hiệu quả

nhất cho bản thân và gây hứng thú cho học sinh Kết quả cho thấy sự chuyểnbiến đáng kể trong việc hình thành và phát triển kỹ năng nghe cho học sinh,đồng thời cải thiện rõ rệt không khí học tập và thái độ của học sinh trong giờnghe Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trìnhnghiên cứu và giảng dạy thực nghiệm, tôi xin trình bày dưới dạng một sáng kiếnkinh nghiệm Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp để bài viếtđược hoàn thiện hơn

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng nghiên cứu: Các bài Nghe- trong chương trình Tiếng

Anh lớp 10 :11; 12 bậc THPT

- Phạm vi áp dụng và địa bàn nghiên cứu: Học sinh các khối lớp :

10; 11; 12 - Trường THPT Triệu Sơn IV – Triệu Sơn- Thanh Hoá nơi tôi hiệnđang giảng dạy

Học sinh của trường chúng tôi đều là con em nông thôn nên điều kiện họctập còn nhiều thiếu thốn, môi trường giao tiếp Tiếng Anh còn hạn chế, nên ít có

cơ hội luyện nghe , vì thế phát âm Tiếng Anh thật sự là một vấn đề lớn đối vớihọc sinh Bên cạnh đó các em còn chưa chăm học, không chịu học từ vựng,luyện âm hạn chế, sự linh hoạt, sáng tạo chưa cao, tài liệu thiếu, các phươngtiện hỗ trợ( đài, phòng nghe )thiếu Trong khi đó Tiếng anh là môn học về ngônngữ, khối lượng kiến thức SGK nhiều, thời gian học và thực hành lại quá ít, họcngôn ngữ phải thực hành nhiều, nhưng điều kiện thực hành thì rất hạn chế, vìcòn học chung, chưa có phòng thực hành, còn nếu thực hành trong lớp lại ồn vàảnh hưởng đến lớp bên cạnh, việc nghe tiếp nhận thông tin của các em là cả mộtvấn đề, nên trong quá trình nghe các em không kiểm soát được thông tin Lờinói của người bản xứ nhanh, không quen Trong bài nghe có nhiều từ mới, trọng

âm từ, câu, ngữ điệu thì rất khác nhau, vậy nên học rất khó tiếp nhận thông tin

để có thể hiểu được nội dung bài học

Việc học Tiếng Anh trong các trường THPT có nhiều thay đổi về nội dung vàphương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bộ SGK mới Đó

là tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ

Trang 3

vào trong giao tiếp chứ không phải chỉ cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuýnhư trước đây nữa.

Với quan điểm này, các bước dạy trên lớp cũng được thay đổi và phát triển đadạng.Giáo viên cần hiểu chính xác các nguyên tắc của phương pháp và các thủthuật, hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp để có thể áp dụng một cáchlinh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh của mình để có được kết quả cao nhất

*

* *

Phần II – NỘI DUNG

I NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Trước hết đề tài này sẽ đưa ra những nhận thức đúng đắn về dạy kỹ năngnghe cho học sinh THPT, đồng thời nêu ra được tiến trình dạy bài nghe, các thủthuật và hoạt động cho các bước dạy học trong bài nghe nói chung

Sau đó chọn ra một hệ thống các bài nghe đa dạng, chi tiết, đại diện cho cácdạng bài cơ bản, đưa ra những phương pháp dạy tương ứng, phù hợp với dạngbài và với mọi đối tượng học sinh từ trung bình đến khá giỏi để giúp các emnắm được nội dung bài một cách chủ động, sáng tạo và áp dụng bài nghe vàothực tế cuộc sống

Phần cuối là việc áp dụng các bài tập nghe hiểu vào việc kiểm tra đánh giá

2 Phương pháp nghiên cứu.

- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về phương pháp dạy nghe

- Nghiên cứu những dạng bài trong SGK phù hợp với từng phương pháp

- Áp dụng vào thực tế giảng dạy

- Tham khảo từ các lớp bồi dưỡng chuyên đề, đồng nghiệp để đúc rút kinhnghiệm

II NỘI DUNG.

1 Mục đích, ý nghĩa của việc dạy nghe.

Mục đích của việc dạy học là giúp học sinh phát triển kỹ năng nghe Nghe

là một hoạt động ngôn ngữ phức tạp nhất, nó hợp nhất những yếu tố hợp thànhcủa sự tiếp thu các nhận thức và kiến thức ngôn ngữ Nghe là kỹ năng tổng hợpcủa các kỹ năng nói, đọc ,viết Nghe hiểu là một trong những mục đích chínhtrong dạy ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp, vì nghe, hiểu thì mới có thể bổ trợcho các kỹ năng còn lại trong khi học, hoặc khi giao tiếp thực tế

Trang 4

Trong khi nói và khi viết, các ý có thể bị lặp lại, dùng từ thừa, từ đệm,nói láy, nói tắt hoặc nói không trôi chảy Khi đọc có thể đọc đi , đọc lại nhiềulần, nhưng khi nghe ta chỉ nghe một lần Với đặc điểm khác nhau như vậy , khidạy nghe giáo viên ngoài những thủ thuật chung có thể áp dụng cho dạy kỹnăng nghe tiếp thu, còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động dạynghe cho học sinh.

Cần phải xác định rõ là nghe bằng tiếng mẹ đẻ dễ hơn nghe bằng tiếngnước ngoài vì học sinh không gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài Cònkhi nghe bằng tiếng nước ngoài nhất định học sinh sẽ gặp phải những từ và cấutrúc ngữ pháp mới Nghe và hiểu bằng tiếng Anh lại còn khó hơn nhiều do sựkhác nhau về văn hoá , giữa chữ viết và cách phát âm của tiếng Việt và tiếngAnh, cách sắp xếp từ trong câu Dó đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chứccác hoạt động cho học sinh tiến hành có thể nghe hiểu

Mục đích của việc dạy nghe hiểu là giúp học sinh nắm được những thôngtin chính, cần thiết Vì vậy cần luyện cho học sinh có khả năng nghe một cáchbao quát cả câu, thậm chí nhiều câu chứ không phải nghe từng chữ cái hay từngtừ

Nghe hiểu còn rèn cho học sinh năng lực hoạt động trí tuệ để có cơ sởtiếp thu dễ dàng các môn học khác, mở rộng khả năng ứng dụng vào thực tế,giúp các em có ý thực tự giác cao, tư duy tốt mọi vấn đề một cách chủ động, đặcbiệt là trong hoạt động nghiên cứu, khám phá, hoặc giao tiếp ngoài xã hội

Nghe bao gồm có hai cấp độ:

1.1 Cấp độ 1: (Nhận biết ) Nhận biết các âm thanh, từ, nhóm từ trongmối quan hệ cấu trúc Chỉ khi khả năng này trở thành tự động hoá, người nghemới có thể tái tạo, đáp lại những gì nghe được trong chuỗi âm thanh đó

1.2 Cấp độ 2: ( Chọn lựa ) Người nghe rút ra được những thành tố quantrọng, hữu ích để hiểu được người nói Lúc đầu nghe câu, lời nói ngắn, đơn giản,sau nghe câu, bài, văn bản dài hơn

2 Yêu cầu của hệ thống thủ thuật dạy học vào từng tiết dạy nghe

- Hệ thống bài tập áp dụng trong bài nghe hiểu đưa ra phải:

+ Đầy đủ, hợp lý, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với từng phương pháp

cụ thể, với mọi đối tượng học sinh, làm cho học sinh nắm vững bản chất kiếnthức vừa học đồng thời rèn luyện cho các em khả năng độc lập suy nghĩ, tư duy,sáng tạo cao

+ Đầy đủ về nội dung, loại hình để có thể áp dụng những phương phápgiảng dạy khác nhau với những dạng bài khác nhau

+ Đảm bảo tính mục đích của việc dạy và học, củng cố và khắc sâu kiếnthức cơ bản để dẫn học sinh vận dụng tốt vào thực tế

+ Đảm bảo tính chính xác về kiến thức ngữ pháp

+ Đảm bảo sự cân đối về thời gian

3 Các hoạt động nghe gồm:

Trang 5

3.1 Nghe trong cuộc sống hàng ngày : có hai cách

+ Nghe không tập trung: nghe mang tính giải trí như : đài , TV…

+ Nghe tập trung : nghe có chủ ý, muốn có thông tin cần thiết nào đấymình cần như : nghe tin tức, nghe chỉ dẫn, nghe bài giảng v.v…

3.2 Nghe trong môi trường học tiếng: nghe tập trung

+Nghe ý chính

+ Nghe tìm thông tin cần thiết

+ Nghe khẳng định những phỏng đoán

+ Nghe để thực hiện nhiệm vụ giao tiếp

+ Nghe chi tiết

4 Tiến hành các thủ thuật dạy nghe

4.1 Xây dựng lòng tin (Confidence building )

4.2 Nhận diện trọng âm ( Sentence stress reception )

4.3 Giải quyết chủ đề (Topic interpretation )

4.4 Nghe hiểu ý chính ( Listening for gist )

4.5 Nhận diện chi tiết (Recognising details )

4.6 Nghe nắm bắt thông tin cần thiết ( Listening for wanted information )4.7.Chép chính tả ( Dictations)

4.8 Sơ đồ chuỗi sự kiện ( Sequencing chart )

4.9 Ngữ pháp chính tả ( Dictogloss )

4 10 Nghe –ghi ( Listening and note-taking )

5 Tổ chức các hoạt động nghe khác nhau:

5.1 Giúp học nghe có hiệu quả

Trong thực tế nghe là một kỹ năng khó đối với người học Tiếng Anh nóichung và đối học sinh phổ thông nói riêng.Để khắc phục khó khăn trong khinghe, giáo viên có thể sử dụng các thủ thuật sau đây :

+ Giới thiệu chủ đề, các nội dung có liên quan đến bài nghe, giải thích cáckhái niệm mới hoặc khó đối với học sinh khi thấy cần thiết

+ Giới thiệu qua tranh ảnh, bằng cách đưa câu hỏi có liên quan đến nộidung cho học sinh đoán trước nội dung bài nghe

+ Trong khi nghe đưa ra một số câu hỏi hướng dẫn

+ Chia quá trình nghe thành từng bước :+ Nghe lần đầu : nghe ý chính ,đại ý

+ Nghe lần hai : nghe chi tiết hơnv.v

+ Nếu bài nghe dài, chia bài thành từng phần ngắn, có yêu cầu cụ thể chotừng phần để học sinh dễ nghe hơn và không nản

5.2 Dự đoán điều sắp nghe ( Predicting )

Một trong những điều cần thiết khi nghe là kỹ năng dự đoán tình huốngsắp nghe Khi nghe giáo viên cho học sinh đoán điều gì sắp xảy theo tình huônghoặc ngữ cảnh nhất định nào đó Có thể tiến hành hoạt động này đối với các bài

là một đoạn hội thoại hay một câu truyện

5.3 Nghe để khẳng định phỏng đoán của mình về nội dung bài nghe:

Trang 6

Trước khi giáo viên khai thác những gì mà học sinh đã biết về nội dung,vấn đề sẽ nghe Sau đó nghe và liên hệ với kiến thức mình đã biết trong nộidung bài nghe.

5.4 Nghe lấy thông tin cần thiết

Khi tiến hành bài nghe có hiệu quả, giáo viên phải soạn ra yêu cầu, nhiệm

vụ, tập trung vào nội dung trọng tâm, quan trọng để việc nghe có mục đích cụthể ( Tuỳ vào từng dạng bài nghe cụ thể )

5 5 Nghe để nắm bắt ý chính ( Listening for main ideas )

Có những bài, tiết nghe học sinh nghe để hiểu ý chính, khái quát màkhông cần nghe chi tiết

5.6 Nghe để thực hiện những giao tiếp tiếp theo:

6 Tiến trình của một bài dạy nghe hiểu.

Khi tiến hành một bài dạy nghe hiểu giáo viên phải tiến hành theo 3 bước:

*) Bước 1: Before- Listening (Trước khi nghe )

Ở giai đoạn này giáo viên cần áp dụng một số thủ thuật dạy học giúp họcsinh suy nghĩ, thảo luận, khám phá về chủ đề mình sắp sửa nghe, làm sao lôicuốn được sự hứng thú của học sinh, tạo ra nhu cầu muốn nghe cho các em

Thiết lập ngữ cảnh ( Set up the context ): yêu cầu học sinh quan sát tranh,ảnh, gợi ý bằng cách đưa ra câu hỏi có liên quan đến nội dung bài nghe cho họcsinh đoán về chủ đề mình sắp nghe

Dạy hoặc giải thích cho nghĩa từ vựng (Pre, teach): Chỉ cần dạy những từ chủ động (active) khoảng từ 3-5 từ mỗi bài hoặc từ phần Listen and repeat.

Những từ mới còn lại để các em tự đoán nghĩa trong quá trình nghe hoặc bỏ qua.Giáo viên cũng nên giải quyết khó khăn về phát âm, kiến thức văn hoá cần thiết

chiếu giới thiệu đến học sinh một số (5 - 7) câu văn hoặc bức tranh về nội dung

bài nghe, yêu cầu các em sắp xếp lại theo trình tự như dự đoán của chúng về nộidung câu chuyện hay quá trình đó

2 True/False Statements Predictions: Dùng cho những bài nghe là 1 đoạnvăn, 1 bài khoá hay đoạn hội thoại Cũng sử dụng bảng phụ hoặc máy chiếu đưa

ra một số câu nhận định, yêu cầu học sinh dự đoán đúng sai dựa vào kiến thứcsẵn có

3 Open Predictions: Dùng cho những đoạn trích ngắn có tính chất liệt kê,

miêu tả Có thể dùng câu điền với các chỗ trống (gap) là các số liệu hoặc tính

chất, đặc điểm… Có thể là các bảng biểu với các cột số liệu, thông tin còn thiếu

Trang 7

Yêu cầu học sinh dự đoán các số liệu, thông tin đó Có thể dùngNetworks/Brainstorm thay thế.

4 Ngoài ra có thể dùng thủ thuật Pre - Questions bằng cách đưa ra một sốcâu hỏi gợi ý về chủ đề sắp nghe để học sinh suy nghĩ và dự đoán về nội dungbài hoặc yêu cầu học sinh tự đặt một số câu hỏi mà các em hy vọng bài nghe sẽtrả lời

*) Bước 2: While - Listening (Trong khi nghe )

Đây là khâu quan trọng yêu cầu học sinh phải hiểu được nội dung chínhcủa bài thông qua việc tiến hành một số bài tập cơ bản

Khi học sinh tiến hành bài tập ở phần Before- listening xong, giáo viênyêu cầu học sinh mở sách đọc các bài tập để kiểm tra thông tin dự đoán củamình là đúng hay sai, thừa hay thiếu để sửa chữa qua đó các em cũng đã phần

nào hiểu được nội dung chính của bài nghe (Checking).

Tiếp theo học sinh cần làm thêm một trong những bài tập sau để khắc sâukiến thức:

1.Gap-Filling : Nghe từ trong bài điền vào chỗ trống

2 Comprehension questions: Nghe và trả lời hệ thống câu hỏi

3 Multiple Choice: Nghe và lựa chọn đáp áp đúng

4 Identifying specific information : Nhận biết thông tin

5 True/ False questions : Chọn câu trả lời đúng sai

6 Listening and numbering pictures : Nghe và sắp xếp các bức tranh

7 Completing a dialogue : Hoàn thành đoạn hội thoại

Hoàn thành các bài tập trên là học sinh đã hiểu cụ thể, chi tiết bài nghe, bướctiếp theo sẽ giúp các em có cơ sở phát triển tư duy và tái hiện nội dung bài nghe

*) Bước 3: After – Listening ( Sau khi nghe )

Đây là khâu cuối cùng của bài học, học sinh phải làm thêm một số dạngbài tập nữa để củng cố kiến thức và mở rộng khả năng tư duy của mình

1 Gap - Filling: Dùng từ trong bài điền vào chỗ trống

2 Survey: Hỏi đáp về vấn đề trong bài nghe trong thực tế lớp học hoặcngoài cuộc sống

3 Trasformation Writing: Dựa vào các thông tin trong bài viết về một vấn

đề tương tự

4 Recall/Retell: Nói lại, kể lại nội dung bài nghe

Với bất cứ dạng bài tập nào, ở bước nào, khi đưa ra giáo viên phải tiếnhành theo quy tắc sau:

+ Set the scene: Đưa ra tình huống bài nghe

+ Give time for students to do: Cho học sinh thời gian (1 - 10 phút) để

làm bài tập

+ Collect information from Ss./ Get feed back from Ss: Lấy thông tinphản hồi từ học sinh

+ Check and correct: Kiểm tra thông tin và sửa chữa

Trong quá trình tiến hành các bài tập có thể lồng vào các trò chơi như:

Lucky Number, Simon Say, Guessing Game ,Introductions , Right-Left,

Trang 8

Information v.v… để tăng tính sôi nổi của các hoạt động và gây hứng thú cho

học sinh khi học nghe

Ưu điểm của dạy nghe theo phương pháp ba bước là giúp cho học sinh cóthể đạt kết quả học tập một cách toàn diện và theo một trình tự lôgíc: Đi từ biết -hiểu - áp dụng - phân tích - tổng hợp - đánh giá

7 Những dạng bài nghe hiểu và phương pháp dạy tương ứng.

Dạng 1: Đối với những bài nghe hiểu là một đoạn văn ngắn, hoặc hội thoại.

UNIT 12 : MUSIC

C - Listen ( Period 76 – SGK 10 – page 127-128 )

*) Bước 1: Before - Listening

1 Pre - teach:

Sweet and gentle : ngọt ngào và nhẹ nhàng (Translation).

Rousing : sôi nổi (Translation).

Lyrical : trữ tình (Translation)

Solemn : nghiêm trang , trang trọng (Translation).

- Trong phần dạy từ vựng, tôi đã áp dụng thủ thuật dạy từ vựng và dùng

thủ thuật "Rub out and Remember" để kiểm tra.

2 True/False Statements: (Poster/Máy chiếu).

1 Van Cao was a musician

2 Truong Ca Song Lo, Lang Toi, Suoi Mo were written by Van Cao

3 Van Cao’s music is very sweet and gentle

4 Van Cao who wrote “ Tien Quan Ca “

5 Ha Noi Mua Thu was written by Van Cao

Set the scene : Đây là đoạn hội thoại nói về nhạc sĩ Văn Cao

- Give instructions: Bây giờ các em nhìn vào những câu trên bảng, hãy đọc và

đoán xem câu nào đúng, câu nào sai và điền T (nếu đúng) và F (nếu sai) vào cột

"I guess" trong bảng sau:

Trang 9

(?) Are they all true or false ?(?) What are you going to do now ?(?) Where will you write in ?

- Collect information from students: Hỏi kết quả dự đoán của một em học

sinh và ghi vào cột "I guess" trên bảng.

*) Bước 2: While - Listening

1 Checking Predictions.

- Ask students to check their predictions: Bằng cách, yêu cầu học sinh

mở SGK trang 127 và quan sát bức tranh

- Ask to share with their partners: Sau khi xem tranh yêu cầu học sinh sosánh kết quả với bạn bên cạnh

- Get feedback and correct: Sau khi học sinh so sánh kết quả với bạnxong, gọi từng em đọc đáp án của mình, rồi cùng cả lớp kiểm tra so với nội dungbài học đã đúng chưa Và giáo viên bật băng cho học sinh nghe qua lần thứnhất

Sau khi học sinh đọc xong yêu cầu , và các câu trong bài tập

- Ask students to listen to do task 1 ( Bật băng cho học sinh nghe 2 lần ) Get feedback and correct: Sau khi học sinh so sánh kết quả với bạnxong, gọi từng em đọc đáp án của mình, rồi cùng cả lớp kiểm tra so với nội dungbài học đã đúng chưa Yêu cầu các em nghe lại từng phần , có thể tua lại câu cầnxác nhận với thông tin bài tập

Như vậy đến lúc này học sinh đã hiểu được chi tiết nội dung đoạn hộithoại Tôi chuyển sang bước tiếp theo

*) Bước 3: After - Listening

Survey

Trang 10

- Yêu cầu các em thảo luận về ý kiến của Quang Hưng về nhạc của VănCao, sau đó đưa ra ý kiến của chính mình về nhạc của ông.

- Sử dụng thông tin trong phần vừa nghe

- Giáo viên đi quanh lớp giám sát và giúp đỡ các em khi cần thiết

- Cuối cùng có thể gọi một đến hai em đưa ra phần suy nghĩ của mình

Dạng 2: Đối với những bài nghe hiểu có nội dung là một câu chuyện hay về một quá trình.

UNIT 6: AN EXCURSION

C- Listen and then do the tasks in the book ( English 10- Period 34th –page 67, 68 )

*) Bước 1: Before - Listening.

1 Pre - teach: ( Listen and repeat )

Glorious ( adj ) : đẹp trời (Translation).

Spacious ( adj ) : rộng (Translation).

Destination ( n ) : điểm đến (Translasion )

Botanical Garden : vườn bách thảo (picture).

Left-overs ( n ) : thức ăn thừa (picture).

- Sau khi áp dụng thủ thuật dạy từ vựng tôi dùng "labling pictures" để

kiểm tra từ vựng

2 Ordering Pictures (Bảng phụ/Máy chiếu).

- Set the scene: Đây là câu chuyện kể lại chuyến đi dã ngoại ở vườn báchthảo của một nhóm học sinh

- Give instructions: Cho các em một số bức tranh sau đó cho các em đoántiến trình của câu chuyện xảy ra theo các bức tranh qua việc thảo luận theo cặp

Ngày đăng: 14/11/2014, 01:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w