0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Thực trạng về gian lận trên Báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN TRONG KẾ TOÁN, TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 47 -55 )

Trong thời gian qua, liên tục xuất hiện các vụ gian lận trong báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này cho thấy thực trạng về gian lận báo cáo tài chính tại các Doanh nghiệp Việt Nam đang trở thành một thách thức lớn đối với các công ty kiểm toán.

Điển hình cho các vụ việc gian lận tại Việt Nam trong thời gian qua :

3.1.1. Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết

Quá trình hoạt động đã phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ, có nhiều thiếu sót, sai phạm trong quản lý khiến hoạt động của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết bị trì trệ, kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ liên tục trong nhiều năm” – Thanh tra TPHCM đã kết luận như trên sau khi thanh tra toàn diện giai đoạn hoạt động từ năm 2005 đến năm 2008 tại đơn vị này.

Tìm mọi cách giấu lỗ

Trong 4 năm 2005 – 2008, nội bộ Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (viết tắt Công ty CP BBT, trụ sở tại 550 Âu Cơ phường 10 quận Tân Bình) thường xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn trong công tác quản lý, điều hành khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không hiệu quả.

Dù các công ty kiểm toán đã chỉ ra các yếu tố loại trừ mang tính trọng yếu nhưng lãnh đạo công ty không thực hiện điều chỉnh và tiếp tục để những sai phạm này (hạch toán chi phí không đúng, ghi nhận doanh thu khống, công nợ khống…) diễn ra vào các năm tiếp theo. Không chỉ vậy, lãnh đạo

công ty còn chỉ đạo chỉnh sửa hồ sơ, sổ sách để chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của công ty có lãi.

Chẳng hạn, máy bông vệ sinh TIMTEX mua đã lâu nhưng giữa năm 2007, nguyên Tổng Giám đốc Tạ Xuân Thọ vẫn chỉ đạo giám đốc sản xuất, kế toán trưởng ghi nhận chi phí lắp đặt, chạy thử máy vào nguyên giá tài sản cố định nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo khoản lãi giả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tương tự, ông Thọ chỉ đạo điều chỉnh hồ sơ, chứng từ để ghi nhận thu nhập từ thanh lý tài sản nhà xưởng 16/2 Âu Cơ từ thời điểm tháng 1-2008 sang niên độ kế toán năm 2007 để hạch toán thu nhập vào năm 2007, đảm bảo hoạt động kinh doanh năm 2007 có lãi.

Ngoài ra, công ty còn cố ý cung cấp không đúng số liệu thực tế, thể hiện qua các bản xác nhận công nợ giữa công ty với khách hàng có những số liệu khác nhau trong cùng thời điểm. Theo nhận xét của một đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính công ty, điều này cho thấy có sự gian lận với sự đồng thuận giữa Công ty CP BBT và khách hàng. Làm việc với đoàn thanh tra, các nguyên tổng giám đốc, nguyên kế toán trưởng công ty qua các thời kỳ thừa nhận đã chỉ đạo và thực hiện điều chỉnh các bút toán với mục đích báo cáo tài chính có lãi để có thể phát hành thêm cổ phiếu.

Tài chính thiếu minh bạch

Quá trình thanh tra cũng phát hiện Công ty CP BBT có nhiều sai phạm nghiêm trọng về tài chính, kế toán. Cụ thể, công ty xuất bán phế liệu trong các năm 2006 – 2008 với tổng giá trị 490 triệu đồng nhưng không xuất hóa đơn tài chính; năm 2008 công ty chi nhiều khoản không có hóa đơn chứng từ tổng cộng 217 triệu đồng. Cũng trong năm 2008, các khoản chi tiếp khách, hội họp, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi lên đến 6,09% so với tổng chi phí trong năm, trong khi theo Quy chế tài chính của công ty là không quá 5%.

Ngoài ra, việc chi trả lương cho tổng giám đốc cũng vượt quá hạn mức trong lúc công ty đang thua lỗ; kết quả kiểm tra từ năm 2006 – 2008 cho thấy, mức lương công ty trả lương từ 18 đến 24 triệu đồng/tháng, dù theo quy định chỉ 10 triệu đồng/tháng.

Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty CP BBT trở thành “bầu sữa ngọt” cho sự lãng phí và hưởng lợi của cá nhân. Chẳng hạn như dự án Bệnh viện Bạch Tuyết, sau 8 tháng triển khai, tuy chưa thực hiện được công tác cơ bản nào nhưng Ban quản lý dự án đã chi 464 triệu đồng. Trong đó có đến hơn 355 triệu đồng chi tiếp khách và chi phí cho Ban quản lý dự án! Hay trong việc thanh lý tài sản nhà xưởng 16/2 Âu Cơ, sau khi thu 1,85 tỷ đồng tiền bán tài sản thanh lý, nguyên giám đốc hành chính Đào Đức Diễn chỉ nộp vào công ty 1,1 tỷ đồng. Phần còn lại ông Diễn tự ý sử dụng mua mảnh đất diện tích 216m2 tại phường Bình Hưng Hòa quận Bình Tân. Chỉ đến khi sự việc bị phát hiện, ông mới nộp lại 750 triệu đồng cho công ty.

Bên cạnh đó, Công ty CP BBT không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước tại thời điểm cổ phần hóa. Trong các năm 1998 – 2003, công ty kinh doanh có lãi, đã thanh toán cổ tức đầy đủ cho các cổ đông khác nhưng lại không thanh toán dứt điểm khoản cổ tức phát sinh của cổ đông Nhà nước. Đến thời điểm 31-12-2008, công ty nợ tồn đọng tiền bán phần vốn Nhà nước, nợ cổ tức giai đoạn 2000 – 2003, nợ lãi phạt tổng cộng hơn 5,2 tỷ đồng. Theo nhận định tại kết luận thanh tra, đây là biểu hiện sự chiếm dụng vốn Nhà nước.

(nguồn: http://www.sggp.org.vn/phapluat/2011/6/259592/)

3.1.2. Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông

Trước khi CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD) bị UBCK đình chỉ phát hành chứng khoán vào tháng 11/2010, Tổng giám đốc của DVD là Lê Văn Dũng bị bắt tháng 11/2010, có ai ngờ cổ phiếu DVD lại nhanh chóng trở thành giấy vụn, khi cổ phiếu này có nhiều yếu tố cơ bản đáng để đầu tư.

Cụ thể:

- Độ tin cậy cao của báo cáo tài chính (BCTC): BCTC năm 2007, 2008, 2009 của DVD đều được kiểm toán; trong đó năm 2007, 2009 được kiểm toán bởi Ernst&Young; năm 2008 được kiểm toán bởi công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C. Các công ty kiểm toán đã đồng ý với các khía cạnh trọng yếu trong BCTC, mà không có ý kiến loại trừ.

- Tình hình tài chính công ty tốt: trong 3 năm 2007, 2008, 2009, khả năng thanh toán hiện hành> 1, khả năng thanh toán nhanh >1, tỷ lệ nợ phải trả/nguồn vốn từ 38-41%, hệ số ROE từ 19-25%, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 20 -50%, không bị mất cân đối vốn, lợi nhuận sau thuế tăng qua các năm.

- Về thương hiệu và uy tín công ty: DVD được thành lập và hoạt động hơn 5 năm kể từ năm 2004, niêm yết trên HOSE và đưa cổ phiếu vào giao dịch ngày 22/12/2009. Năm 2009, Tổng giám đốc Lê Văn Dũng đứng thứ 60 trong Top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán, nắm giữ số cổ phiếu trị giá trên 240 tỷ đồng. Công ty được nhiều tổ chức tín dụng tài trợ vốn như ABBank, Indovina, HSBC.

- Lĩnh vực hoạt động tiềm năng: DVD kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm, ngành này có tốc độ phát triển trung bình hàng năm từ 6%-18%.

Tuy nhiên, sau sự đổ vỡ của DVD, NĐT có thể rút ra một số bài học sau:

- Mặc dù BCTC được kiểm toán, nhưng không phải luôn đáng tin cậy. Do đó, NĐT cần thận trọng trong việc đọc và đánh giá BCTC.

- Khi công ty hoạt động kinh doanh gian lận, thì các số liệu trong BCTC không phản ánh đúng tình hình tài chính của công ty, việc phân tích các chỉ số tài chính sẽ không có nhiều ý nghĩa. Vì thế, NĐT cần phân tích kỹ danh sách khách hàng, danh sách khoản phải thu, phải trả..., để có thể tìm ra các điểm nghi ngờ, qua đó cẩn trọng khi quyết định đầu tư.

- Phân tích BCTC để nắm rõ bức tranh tổng thể của doanh nghiệp là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. NĐT cần phải cập nhật thông tin, theo dõi biến động thị trường để kịp thời ứng phó với những thay đổi liên quan đến tình hình của công ty. Thông tin không tốt liên quan đến công ty thường xuyên xuất hiện, nhân sự cấp cao của công ty bị thay đổi... là những dấu hiệu về sự bất ổn trong công ty.

- Công ty niêm yết trên HOSE, nhưng không công bố BCTC kiểm toán năm 2010, không công bố BCTC hàng quý năm 2011, công ty đã vi phạm nghiêm trọng về công bố thông tin. Một công ty liên tiếp vi phạm qui định pháp luật chứng khoán như vậy báo hiệu công ty đang gặp rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Hệ quả phá sản không chỉ là lời cảnh tỉnh cho những ông chủ công ty đã, đang và có ý định kinh doanh gian lận, mà còn nhắc nhở NĐT muốn kinh doanh thành công một cách bền vững thì phải bắt đầu từ năng lực thực sự. Thành công từ việc kinh doanh chụp giật, dựa vào uy tín để lừa đảo không sớm thì muộn cũng sẽ bị phát hiện và xử lý.

- UBCK, sở CDCK gọi chung là cơ quan quản lý để các DN vi phạm công bố thông tin mà lại không có những cảnh báo kịp thời đến NĐT, không có những biện pháp mạnh tay để xử lý là thiếu trách nhiệm. Nếu TTCK xảy ra nhiều vụ tương tự như DVD thì niềm tin của NĐT sẽ ngày càng sụt giảm. Mặc dù vậy, NĐT cũng phải tự chịu trách nhiệm cho các khoản đầu tư của mình, không nên nương nhờ tuyệt đối cơ quan quản lý.

(Theo Đầu tư chứng khoán)

3.1.3. Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin)

Theo cáo trạng, để phát triển ngành công nghiệp đóng, sửa chữa tàu biển, Chính phủ ban hành các nghị quyết phát hành trái phiếu quốc tế cho Vinashin vay lại hoặc bảo lãnh cho tập đoàn phát hành trái phiếu để thực hiện đầu tư.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, bị can Phạm Thanh Bình –nguyên chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc- cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái ở 5 dự án, gây thiệt hại trên 910 tỉ đồng.

Cụ thể, ông Bình bị xác định có liên quan trực tiếp đến 3 dự án trong 5 dự án sai phạm, gồm: mua tàu Hoa Sen trái với chỉ đạo của Thủ tướng, gây thiệt hại 470 tỉ đồng; phê duyệt thực hiện đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định) khi chưa có ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng, nhập các thiết bị công nghệ lạc hậu, gây thiệt hại trên 313 tỉ đồng.

Đối với dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Cái Lân tại tỉnh Quảng Ninh, ông Bình đã giúp cho nhà thầu Na Uy trúng thầu, trong khi biết rõ nhà thầu này chào bán công nghệ máy móc thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt tại Trung Quốc, không đúng thông số kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế dự án.

Ngoài ra, ông Bình còn chỉ đạo cấp dưới thanh toán số tiền trên 3,5 triệu USD cho nhà thầu khi dự án chưa hoàn thành, chưa chạy thử tải.

(Theo báo Người lao động)

3.1.4. Khảo sát nhỏ về vấn nạn tiêu cực gian lận ở Doanh nghiệp

Hầu hết trong số 25 doanh nghiệp được phỏng vấn tại Việt Nam ít nhiều đều có liên quan tới gian lận

Mặc dù hành lang pháp lý về chống gian lận và tham nhũng đã được kiện toàn và ban hành rộng rãi trên toàn cầu cũng như việc thực thi các luật này cùng với nỗ lực của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, song những nguy cơ hối lộ và tham nhũng vẫn đang tồn tại một cách khá phổ biến. Hầu hết trong số 25 doanh nghiệp (DN) được phỏng vấn tại Việt Nam đều cho rằng ban lãnh đạo của họ rất hiểu về những nguy cơ này tuy nhiên, nhận thức về các hậu quả của việc tố giác hành vi hối lộ đối với một DN như các khoản phạt, chi phí buộc tuân thủ luật, kiện tụng với đối thủ cạnh tranh... là khác nhau. Các biện pháp sử dụng để ngăn ngừa các hành vi gian lận chủ yếu chỉ là tăng cường công tác đào tạo, tăng cường nhận thức và các cuộc kiểm toán nội bộ, tập trung vào vấnđề

ngăn ngừa các hành vi gian lận. Trong khi đó, việc duy trì các đường dây nóng của các cơ quan chức năng như là công cụ kiểm soát lại ít được sử dụng.

So sánh tỷ lệ giữa Việt Nam với 8 nước và khu vực (Trung Quốc, Malaysia, Philipines,

Singapore, Hàn Quốc, Viễn Đông, toàn cầu) theo từng tiêu chí có những số liệu để tham khảo như sau: Theo tiêu chí "Đã xảy ra hối lộ trong 2 năm qua", Việt Nam là nước có tỷ lệ lớn thứ 2 sau Hàn Quốc; theo tiêu chí "Phải hối lộ để giữ/giành việc kinh doanh", Việt Nam và Hàn Quốc cùng có tỷ lệ lớn thứ 2 sau Trung Quốc; theo tiêu chí "Mất hợp đồng kinh doanh do không đưa hối lộ", Việt Nam có tỷ lệ lớn thứ 3 sau Hàn Quốc và Trung Quốc; theo tiêu chí "Cưỡng chế thi hành luật cực kỳ hoặc rất mạnh mẽ", Việt Nam lại rất thấp, chỉ đứng hàng thứ 7...

Ngoài ra, vai trò của kiểm toán nội bộ trong phát hiện tham nhũng ở Việt Nam chưa được chú trọng. Chỉ chưa đầy 20% doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ kiểm toán nội bộ, trong khi đây là hoạt động được các quốc gia khác rất coi trọng nhằm đo mức độ minh bạch tài chính.

Ông Hoàng Văn Chương - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Kiểm toán Nhà nước, cho biết: Những

thủ đoạn gian lận và tham nhũng dưới góc nhìn của kiểm toán viên Nhà nước hiện nay chủ yếu phổ biến trong các lĩnh vực Đầu tư xây dựng, ngân hàng, bưu chính viễn thông, đầu tư nước ngoài, xây dựng giao thông đường bộ, đất đai v.v.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, thủ đoạn gian lận, tham nhũng xảy ra ngay từ khâu chuẩn bị

đầu tư, thiết kế, giải quyết vốn, xin phép đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, thi công cho đến khâu quyết toán công trình. Điển hình trong khâu lập dự án: thiết kế kỹ thuật và dự toán của chủ đầu tư thiếu chính xác, không khả thi, dự toán thấp để được duyệt..., nhiều công trình chưa được thẩm định điều kiện đầu tư, chưa đủ các thủ tục quy định đã được cấp vốn, thậm chí được khởi công xây dựng. Sau khi hoàn thành mới lập dự toán để hợp thức hóa các khoản đã chi, trong đó có nhiều khoản chi khống, tham ô. Hay như trong khâu giải quyết vốn: cơ quan cấp vốn thì lợi dụng cơ chế đề ràng buộc người được cấp vốn, không cấp một lần mà chia nhiều lần, gây áp lực để đưa các

Còn có cơ quan điều hành kế hoạch đầu tư của Nhà nước thì lợi dụng việc vốn thiếu để cấp vốn dàn trải, không tập trung dứt điểm gây nên tình trạng chiếm dụng vốn kéo dài, gây khó khăn cho DN, thậm chí phá sản do phải chịu lãi xuất tiền vay; đồng thời, do việc triển khai kế hoạch của các cơ quan có thẩm quyền chậm dẫn đến chạy chọt, tiêu cực... Ngay như khâu giải phóng mặt bằng, thủ đoạn tham nhũng cũng thường biểu hiện qua việc ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng bớt xén tiền đền bù của dân, đền bù không thỏa đáng, khai khống số hộ và chi phí đền bù để rút tiền của Nhà nước, móc ngoặc với dân để khai tăng giá trị, tách một hộ thành nhiều hộ. Ví dụ vụ giải tỏa đường 32 có trường hợp tách 1 hộ thành 3; vụ giải tỏa mặt bằng cho nhà máy xi măng Tràng Kênh, ban chỉ đạo khai khống giá trị đền bù từ 27 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng....

Trong lĩnh vực ngân hàng, gian lận và tham nhũng thể hiện ở thủ đoạn lừa đảo thông qua

hoạt động thế chấp, cầm cố trong tín dụng ngân hàng; thủ đoạn tham ô; thủ đoạn cố ý làm trái. Ví dụ như tạo hồ sơ giả và công chứng giả để đi thế chấp; dùng một tài sản để thế chấp và cầm cố ở nhiều

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN TRONG KẾ TOÁN, TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 47 -55 )

×