Thực trạng về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận trên

Một phần của tài liệu Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính (Trang 55 - 58)

Báo cáo tài chính

3.2.1. Những quy định về thủ tục phát hiện gian lận và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận tại Việt Nam

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 theo quyết định số 143/2001/QĐ-BTC Quy định trách nhiệm của Kiểm toán viên đối với gian lận:

Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh là không có gian lận hoặc sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính; hoặc nếu có gian lận, sai sót thì đã được phát hiện, được sửa chữa hoặc đã trình bày trong báo cáo tài chính và kiểm toán viên phải chỉ ra ảnh hưởng của gian lận và sai sót đến báo cáo tài chính. Khả năng phát hiện sai sót thường cao hơn khả năng phát hiện gian lận vì gian lận thường kèm theo các hành vi cố ý che dấu.

Do những hạn chế vốn có của kiểm toán, nên dù kiểm toán viên đã tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục kiểm toán thì rủi ro do không phát hiện hết các gian lận và sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu để bổ sung báo cáo tài chính vẫn có thể xảy ra. Khi xảy ra rủi ro do không phát hiện hết các gian lận và sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì phải xem xét việc chấp hành đầy đủ nguyên tắc và thủ tục kiểm toán trong từng hoàn cảnh cụ thể và tính thích hợp của các kết luận trong báo cáo kiểm toán dựa trên kết quả của các thủ tục kiểm toán đã thực hiện.

Công việc kiểm toán thường chịu rủi ro do không phát hiện hết các sai phạm làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và tiến hành theo đúng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận.

Rủi ro không phát hiện hết các sai phạm trọng yếu do gian lận cao hơn rủi ro không phát hiện hết các sai phạm trọng yếu do sai sót, vì gian lận thường đi kèm với các hành vi cố ý che dấu gian lận. Kiểm toán viên có quyền chấp nhận những giải trình, các ghi chép và tài liệu của khách hàng khi có bằng chứng về việc không có gian lận và sai sót. Tuy vậy, kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán và phải luôn ý thức được rằng có thể tồn tại những tình huống hoặc sự kiện dẫn đến sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có gian lận

Những vấn đề liên quan đến tính chính trực hoặc năng lực của Ban Giám đốc Các sức ép bất thường trong đơn vị hoặc từ bên ngoài vào đơn vị

Các nghiệp vụ và sự kiện không bình thường

Những khó khăn liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến các tình huống và sự kiện nêu trên

Những thủ tục khi có dấu hiệu gian lận hoặc sai sót

Trong quá trình kiểm toán, khi xét thấy có dấu hiệu về gian lận hoặc sai sót, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xem xét những ảnh hưởng của gian lận và sai sót đến báo cáo tài chính. Trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng gian lận hoặc sai sót có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì phải thực hiện sửa đổi và bổ sung những thủ tục kiểm toán thích hợp.

Thông báo về gian lận

- Cho giám đốc

- Cho người sử dụng báo cáo kiểm toán - Cho cơ quan chức năng có liên quan

Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể rút khỏi hợp đồng kiểm toán

Theo chuẩn mực số 19 của chuẩn mực kiểm toán Nhà nước “Trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước khi phát hiện các dấu hiệu, hành vi gian lận, tham nhũng và các vấn đề bất thường khác trong quá trình kiểm toán”

Trong quá trình kiểm toán, nếu Kiểm toán viên nhà nước phát hiện những dấu hiệu, những bằng chứng về những hành vi gian lận, tham nhũng hoặc các vấn đề bất thường khác thì cần báo cáo với Tổ trưởng kiểm toán để đưa ra các quyết định trong việc thực hiện các biện pháp hoặc kiến nghị với cấp quản lý kiểm toán có thẩm quyền để chỉ đạo các phương pháp, thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm làm rõ các dấu hiệu và hành vi trên.

Nghiên cứu mở rộng: dùng phương pháp khảo sát bằng cách gởi bảng câu hỏi cho các Kiểm

Toán viên ở các công ty kiểm toán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu về sẽ tiến hành phân loại những trường hợp mà Kiểm toán viên phát hiện những gian lận ở những báo cáo mà họ kiểm toán. Từ đó sẽ tiến hành đưa ra những biện pháp nhằm phát hiện những gian lận xảy ra ở các Báo cáo tài chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ACFE-2012

2. KPMG -Fraud Survey-2009

3. Fraud Theories, Dr. Raymond S. Kulzick, CPA, CFE St. Thomas University Miami, Florida, Copyright 2004 R. S. Kulzick

4. The Psychology of Fraud, What Makes an Employee Cross the Line Joint ACFE/ISACA CPE Event — February 19, 2009

Doug Betts, CFE, CPA

5. An Historical Perspective on Fraud Detection: From Bankruptcy. Models to Most Effective Indicators of Fraud in Recent Incidents

Mary Jane Lenard and Pervaiz Alam Tommie W.singleton & Aaron J.Singleton

6. Fraud Auditing and Forensic Accounting Fourth Editor

7. Tạp chí chuyên ngành về kế toán và kiểm toán

8. Gian lận trên báo cáo tài chính và các công trình nghiên cứu về gian lận của TS. Trần Thị Giang Tân

Một phần của tài liệu Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w