1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng

114 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 799,11 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NÔNG THỊ HUYỀN TRANG ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN XUÔI VI HỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NÔNG THỊ HUYỀN TRANG ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN XUÔI VI HỒNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Đào Thị Vân THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012 Tác giả luận văn Nông Thị Huyền Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục i MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ VÀ CỤM TỪ 7 1.1.1. Khái quát về từ 7 1.1.2. Khái quát về cụm từ 11 1.2. KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ 14 1.2.1. Khái niệm tu từ 14 1.2.2. Phân loại biện pháp tu từ 14 1.3. SƠ LƢỢC VỀ HÀNH VI NGÔN NGỮ 18 1.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ 18 1.3.2. Phân loại các hành vi ngôn ngữ 18 1.4. KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH VĂN BẢN 23 1.4.1. Khái niệm phong cách văn bản 23 1.4.2. Các loại phong cách văn bản và sơ lƣợc về phong cách khẩu ngữ 25 1.5. VI HỒNG VÀ TÁC PHẨM 28 1.5.1. Vài nét về tác giả Vi Hồng 28 1.5.2. Vài nét về văn xuôi Vi Hồng 30 1.7. TIỂU KẾT 31 Chƣơng 2. MỘT SỐ LỚP TỪ NGỮ THỂ HIỆN ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI VI HỒNG 32 2.1. LỚP TỪ NGỮ CỦA TIẾNG DÂN TỘC TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG 33 2.1.1. Nhận xét chung 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.1.2. Phân loại lớp từ ngữ tiếng Tày trong tác phẩm của Vi Hồng 35 2.2. LỚP TỪ KHẨU NGỮ TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG 57 2.2.1. Nhận xét chung 57 2.2.2. Phân loại và miêu tả lớp từ khẩu ngữ trong văn xuôi Vi Hồng 58 2.3. LỚP TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG 64 2.3.1. Nhận xét chung 64 2.3.2. Phân loại lớp từ địa phƣơng trong văn Vi Hồng 65 2.4. LỚP TỪ NGỮ RIÊNG CỦA VI HỒNG 66 2.4.1. Nhận xét chung 66 2.4.2. Phân loại và miêu tả lớp từ ngữ của riêng Vi Hồng 67 2.5. TIỂU KẾT 69 Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG 71 3.1. BIỆN PHÁP SO SÁNH TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG 71 3.1.1. Nhận xét chung 71 3.1.2. Nét riêng của phép so sánh trong sáng tác của Vi Hồng 72 3.2. BIỆN PHÁP NHÂN HOÁ TRONG VĂN XUÔI CỦA VI HỒNG 85 3.2.1. Nhận xét chung 85 3.2.2. Miêu tả phép nhân hóa trong văn Vi Hồng 85 3.3. BIỆN PHÁP KHOA TRƢƠNG TRONG VĂN XUÔI CỦA VI HỒNG 88 3.3.1. Nhận xét chung 88 3.3.2. Một số ví dụ về biện pháp khoa trƣơng 88 3.4. CÁCH NÓI VÕNG VO TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG 93 3.4.1. Khái niệm về cách nói vòng vo 93 3.4.2. Phân tích cách nói vòng vo trong văn Vi Hồng 93 3.5. TIỂU KẾT 102 PHẦN KẾT LUẬN 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TƢ LIỆU KHẢO SÁT 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp và là công cụ để tƣ duy. C. Mác đã nói : “Ngôn ngữ ra đời do nhu cầu của con người cần phải nói với nhau một cái gì đấy, trao đổi với nhau một cái gì đấy”; Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định : “Ngôn ngữ là thứ của cải lâu đời và vô cùng quý giá của mỗi dân tộc”. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu ngôn ngữ là một trong những cầu nối quan trọng để tiếp cận cội nguồn bản sắc văn hóa dân tộc. 1.1 Đối với văn học nghệ thuật, ngôn ngữ là phƣơng tiện quan trọng bậc nhất trong việc thể hiện nội dung, tƣ tƣởng, chủ đề của một tác phẩm. Nói đến ngôn ngữ văn chƣơng là nói đến chức năng thẩm mỹ, giá trị tạo hình, giá trị biểu trƣng, biểu cảm to lớn. Để có thể khắc hoạ chân thực, sinh động bức tranh cuộc đời, ngƣời nghệ sĩ, ngoài sự trải nghiệm sâu sắc, còn đòi hỏi khả năng huy động, khai thác tốt giá trị tiềm tàng của các phƣơng tiện ngôn ngữ. Một trong những nhà văn đã tận dụng triệt để vai trò của các phƣơng tiện ấy trong mảng đề tài viết về dân tộc miền núi của mình là Vi Hồng. 1.2 Nhắc tới Vi Hồng là nhắc tới một “kiện tƣớng” của văn học thiểu số . Với sức sáng tạo của khối óc, sự chân thực của cảm xúc và bầu nhiều huyết của con tim, qua hệ thống các tác phẩm của mình, Vi Hồng đã góp một tiếng nói chân thành, sâu sắc vào bản đàn văn học viết về miền núi đa thanh, muôn giọng. Các tác phẩm của ông đƣợc lấy chất liệu từ cuộc sống, thiên nhiên và con ngƣời núi rừng Việt Bắc, nơi nhà văn sinh ra, yêu mến và vô cùng am hiểu. Có thể nói Vi Hồng đã có đóng góp quan trọng trong việc hình thành diện mạo chung của các dân tộc miền núi. 1.3 Nghiên cứu về Vi Hồng cùng sự nghiệp của ông có nhiều công trình khoa học. Tuy nhiên, các công trình này mới dừng lại ở việc đánh giá chung hay đi vào một số khía cạnh của một số tác phẩm cụ thể. Vấn đề ngôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ngữ trong văn xuôi Vi Hồng chƣa đƣợc các nhà Việt ngữ học quan tâm đúng mức. Đặc biệt, việc tìm hiểu ngôn ngữ để từ đó thấy đƣợc tính dân tộc trong các tác phẩm của Vi Hồng thì rất hiếm nhà khoa học đề cập tới. Đây là nội dung tƣơng đối mới mẻ. Đi sâu vào các sáng tác của Vi Hồng, ta sẽ thấy ngôn ngữ đƣợc ông sử dụng rất đa dạng, phong phú, thể hiện đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm một cách hiệu quả. Mỗi phƣơng tiện ngôn ngữ đều đƣợc sử dụng với một mục đích nhất định và đem lại các giá trị khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu ngôn ngữ trong văn xuôi của Vi Hồng là việc làm có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu đƣợc phong cách nghệ thuật của nhà văn Vi Hồng mà qua đó, sẽ thấy đƣợc nét riêng của những con ngƣời dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc. Với ý nghĩa thiết thực ấy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng” làm công trình nghiên cứu khoa học với mong muốn tìm hiểu thêm một khía cạnh nữa trong văn xuôi của Vi Hồng. 2. Lịch sử vấn đề. Nghiên cứu văn xuôi Vi Hồng có thể thấy các tác giả chủ yếu nghiên cứu trên hai góc độ là góc độ văn chƣơng và góc độ ngôn ngữ. 2.1. Từ góc độ văn chương. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng đã đƣợc quan tâm và chú trọng. Một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên đã khai thác tác phẩm của Vi Hồng ở nhiều góc độ khác nhau. Trong khoá luận “ Tính dân tộc trong tiểu thuyết : Tháng năm biết nói; Chồng thật vợ giả và Núi cỏ yêu thương của nhà văn Vi Hồng” (Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP Thái Nguyên, 2004), Nông Thị Quỳnh Trâm đã làm sáng tỏ và khẳng định những đặc sắc của tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng trên hai phƣơng diện : nội dung (tìm hiểu tính dân tộc qua cảm hứng về thiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 nhiên, về phong tục tập quán, về nhân vật và cốt cách, tâm hồn nhân vật trong tác phẩm) và hình thức (biện pháp so sánh – liên tƣởng, câu văn giàu hình ảnh, cách xây dựng kết cấu theo lối truyền thống…) Cũng nghiên cứu về tính dân tộc trong tác phẩm của Vi Hồng, luận văn thạc sĩ “ Tính dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng” (Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên, 2003) của tác giả Hoàng Văn Huyên đƣợc xem là công trình nghiên cứu công phu nhất về tiểu thuyết Vi Hồng từ trƣớc đến nay. Trong đó, luận văn chỉ ra cốt cách tâm hồn dân tộc miền núi Việt Bắc trong hệ thống nhân vật Vi Hồng, chỉ ra một số phƣơng diện nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc nhƣ : lời văn giản dị, mộc mạc… Tác giả Vi Hà Nguyên thì tìm hiểu “ Hình tượng nhân vật thiếu nhi trong truyện viết cho thiếu nhi của Vi Hồng” (Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP Thái Nguyên, 2004). Trên cơ sở những nét đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi, luận văn đã có cái nhìn đúng đắn về sự phản ánh con ngƣời miền núi trong sáng tác của nhà văn, thấy đƣợc nét độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả, đồng thời khẳng định thêm đóng góp của Vi Hồng trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ngoài luận văn cử nhân và luận văn thạc sĩ đã nêu ở trên, TS Phạm Mạnh Hùng – Đại học Thái Nguyên có đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về nhà văn Vi Hồng đó là “ Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng” (Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2003). Trong khi nghiên cứu và tìm hiểu văn xuôi Vi Hồng con nhiều hạn chế thì đề tài này có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp những cứ liệu về các tác phẩm của Vi Hồng. 2.2. Từ góc độ ngôn ngữ. Trên phƣơng diện ngôn ngữ có luận văn “ Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng” (Luận văn thạc sĩ , ĐHSP Thái Nguyên, 2008) của Hoàng Thị Quỳnh Ngân. Với luận văn này tác giả đã từng bƣớc cho chúng ta Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 thấy lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phƣơng diện cấu tạo ngữ pháp, phƣơng diện dụng học và một số nét riêng của lời thoại trong các tác phẩm của ông. Có thể nói công trình nghiên cứu này đã đóng góp thêm cho góc độ nghiên cứu về ngôn ngữ trong văn của Vi Hồng. Ngoài ra còn có một số đề tài và khoá luận của sinh viên nhƣ: “Giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Vi Hồng” (Đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP Thái Nguyên, 2005) của Ngô Thu Thủy, “Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết “Người trong ống” của nhà văn Vi Hồng” (Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP Thái Nguyên, 2007) của Trần Thị Hồng Nhung nghiên cứu về các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng từ các góc độ nhƣ giọng điệu trần thuật, cấu trúc ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ…đều nhằm toát lên phong cách của nhà văn. Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã dẫn ở trên cho thấy việc nghiên cứu về Vi Hồng và các tác phẩm dƣới nhiều góc độ đã thu hút đƣợc nhiều ngƣời tham gia. Các đề tài về tính dân tộc trong văn xuôi Vi Hồng đƣợc công bố hàng loạt, song về phƣơng diện ngôn ngữ thể hiện nét riêng của tác giả mới chỉ đƣợc đề cập tới rời rạc, lẻ tẻ và dƣờng nhƣ còn để ngỏ. Chọn hƣớng nghiên cứu này, ngƣời viết hy vọng rằng công trình này sẽ góp phần để làm sáng tỏ những nét độc đáo trong phong cách của nhà văn Vi Hồng – một trong số những nhà văn dân tộc thiểu số tiểu biểu cho bộ phận văn học dân tộc thiểu số tiêu biểu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu một số lớp từ ngữ và phƣơng thức thể hiện đặc điểm văn xuôi Vi Hồng trên ngữ liệu khảo sát là 5 tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của ông sau đây: + Phụ tình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 + Chồng thật vợ giả. + Lòng dạ đàn bà. + Tháng năm biết nói. + Núi cỏ yêu thƣơng. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng nhằm các mục đích sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ một số đặc điểm về ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn xuôi Vi Hồng - Trên cơ sở khảo sát các tác phẩm, chỉ ra các phƣơng tiện và phƣơng thức sử dụng ngôn ngữ trong văn xuôi của Vi Hồng. - Làm tƣ liệu cho những ai muốn tìm hiểu về ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng nói riêng và trong văn xuôi về đề tài miền núi nói chung. Từ mục đích trên, luận văn xác định nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu một số vấn đề về lý thuyết ngôn ngữ nhƣ: một số vấn đề lý thuyết về ngữ pháp tiếng Việt, về Ngữ dụng học, về tu từ học. - Khảo sát và phân loại các lớp từ ngữ mang đặc điểm phong cách nhà văn. - Khảo sát và phân loại một số phƣơng thức sử dụng biện pháp tu từ và cách dùng ngôn ngữ trong hội thoại. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phƣơng pháp thống kê – phân loại: phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc dùng để thống kê phân loại các lớp từ ngữ và cách biện pháp tu từ sử dụng trong câu văn trong các tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng. - Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: Muốn chỉ ra đƣợc những dấu hiệu ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng phải đặt nó trong thế so sánh đối chiếu. [...]... gọi là hành vi ngôn ngữ trực tiếp Tác giả Đỗ Hữu Châu gọi hành vi ngôn ngữ trực tiếp là “hành vi ngôn ngữ chân thực”[6, 145] Ví dụ phát ngôn “ Bạn cho mình mượn cái bút này nhé ” là phát ngôn thể hiện hành vi ngôn ngữ đề nghị Phát ngôn “ngày mai tôi sẽ đến” là phát ngôn thể hiện hành vi ngôn ngữ hứa hẹn Hành vi đề nghị và hứa hẹn là hành vi ngôn ngữ trực tiếp Trong cuộc sống hành vi ngôn ngữ trực tiếp... cảnh Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau Muốn nhận biết đƣợc hành vi ngôn ngữ gián tiếp trƣớc hết phải nhận biết đƣợc hành vi ngôn ngữ trực tiếp Hành vi ngôn ngữ gián tiếp chính là kết quả suy ý từ hành vi ngôn ngữ trực tiếp mà sp1 phát ngôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Hành vi ngôn ngữ gián... LƢỢC VỀ HÀNH VI NGÔN NGỮ 1.3.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ Ngôn ngữ là một phƣơng tiện giao tiếp đặc biệt quan trọng của con ngƣời Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm gây ra hiệu quả, tác động nào đối với nhân vật giao tiếp đó chính là ngƣời nói đã dùng hành vi ngôn ngữ Theo cách hiểu thƣ nhất, hành vi ngôn ngữ (hay còn gọi là hành động ngôn ngữ, hành động phát ngôn) là một hành động đặc biệt của... mới trong nghiên cứu văn xuôi Vi Hồng Đó là nghiên cứu các phƣơng thức và phƣơng tiện ngôn ngữ trên phƣơng diện hệ thống hóa Hƣớng nghiên cứu này góp phần quan trọng trong vi c tiếp cận văn xuôi Vi Hồng trên bình diện ngôn ngữ học 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề tài này nếu đạt đƣợc mục đích đề ra sẽ là tƣ liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu văn xuôi Vi Hồng nói chung, ngôn ngữ trong văn ông nói riêng... đọc) trong một ngữ cảnh nhất định là ngƣời nói (ngƣời vi t) đã thực hiện một hành vi ngôn ngữ Hành vi ngôn ngữ có khả năng làm thay đổi trạng thái tâm lý hành động của ngƣời nói thậm chí cả ngƣời nghe Do vậy, hành vi ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong hoạt động giao tiếp của con ngƣời 1.3.2 Phân loại các hành vi ngôn ngữ Có nhiều căn cứ để phân loại hành vi ngôn ngữ, theo đó, hành vi ngôn ngữ đƣợc chia... của nó b) Hành vi ngôn ngữ gián tiếp Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc sử dụng với bề mặt là hành vi ngôn ngữ này nhƣng lại nhằm đạt tới đích ở lời của một hành vi ngôn ngữ khác Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “ một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho... http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 1.3.2.1 Hành vi ngôn ngữ “hỏi” Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hỏi là một hành vi ngôn ngữ phổ biến, một hành vi ngôn ngữ tham gia thƣờng xuyên vào các cấu trúc hội thoại Mặt khác, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những sự chuyển hóa khác nhau mà câu hỏi có thể thực hiện nhiều chức năng giao tiếp, những hành vi tại lời rất đa dạng Hành vi ngôn ngữ hỏi là hành vi ngôn ngữ trong đó có chứa... thƣờng là hành vi thông báo về tình trạng công vi c Nếu trong hoàn cảnh một ngƣời bạn rủ đi chơi thì phát ngôn trên là hành vi từ chối - Dấu hiệu thứ hai là các biểu thức ngữ vi đặc thù Nhƣ đã biết hành vi ngôn ngữ luôn có một (hay một số) biểu thức ngữ vi đặc thù Trong biểu thức ngữ vi, quan hệ giữa các thành phần tạo nên nội dung mệnh đề về mặt ngữ nghĩa giữa các nhân tố ngữ cảnh, đặc biệt là những... nhau Searle đã chia hành vi ngôn ngữ thành 5 nhóm, dựa vào 12 tiêu chí Xin xem cuốn Đại cƣơng ngôn ngữ học, tập hai: Ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu trang 125-126 Luận văn này không có nhiệm vụ đi nghiên cứu cũng nhƣ miêu tả các nhóm hành vi ngôn ngữ nên ở đây chúng tôi chỉ nêu khái niệm sơ lƣợc về hai hành vi ngôn ngữ đƣợc Vi Hồng sử dụng khá hiệu quả, đó là hành vi hỏi và hành vi rào đón Số hóa bởi Trung... nghĩa quan trọng trong vi c xác định những nét đặc trƣng riêng của ngôn ngữ văn xuôi của Vi Hồng - Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Phƣơng pháp này dùng để phân tích các tín hiệu ngôn ngữ và dùng để tổng hợp các kết quả nghiên cứu 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1 Ý nghĩa lý luận Khảo sát, thống kê các phƣơng tiện và phƣơng thức sử dụng ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng, luận văn đƣa ra một góc nhìn . Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng làm công trình nghiên cứu khoa học với mong muốn tìm hiểu thêm một khía cạnh nữa trong văn xuôi của Vi Hồng. 2. Lịch sử vấn đề. Nghiên cứu văn xuôi Vi. phạm vi nghiên cứu. - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu một số lớp từ ngữ và phƣơng thức thể hiện đặc điểm. tỏ một số đặc điểm về ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn xuôi Vi Hồng - Trên cơ sở khảo sát các tác phẩm, chỉ ra các phƣơng tiện và phƣơng thức sử dụng ngôn ngữ trong văn xuôi của Vi Hồng. -

Ngày đăng: 15/11/2014, 22:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w