Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.4. KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH VĂN BẢN
1.4.1. Khái niệm phong cách văn bản
Phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Khơng phải bất cứ nhà văn nào cũng có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phong cách hiểu theo đúng nghĩa của từ này. Chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện ở tác phẩm và đƣợc lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm ta có thể nhận ra sự khác nhau. Chẳng hạn, giữa Nguyễn Công Hoan và Nguyên Hồng, Xuân Diệu và Chế Lan Viên v.v... Trong chỉnh thể “nhà văn” (hiểu theo nghĩa là các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy.
Ngoài thế giới quan, những phƣơng diện tinh thần khác nhƣ tâm lí, khí chất , cá tính đều có ảnh hƣởng quyết định đến sự hình thành phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và của thời đại.
Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tạo. Cho nên để đánh giá một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo hay khơng chúng ta không thể xem xét khả năng và hiệu lực qua việc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn.
Sự khác nhau giữa ngôn ngữ văn chƣơng với ngôn ngữ thuộc các phong cách khác không chỉ ở chức năng thẩm mĩ, khơng chỉ ở việc sử dụng tổng hợp tồn bộ các phƣơng tiện biểu hiện của ngơn ngữ mà cịn ở chỗ ngơn ngữ văn chƣơng ấy phải mang dấu ấn phong cách tác giả.
Ngơn ngữ văn chƣơng nói chung và ngơn ngữ nhà văn nói riêng phải vừa giống mọi ngƣời, vừa khác mọi ngƣời. Có giống mọi ngƣời, có thuận theo chuẩn mực thì mọi ngƣời mới hiểu, có khác mọi ngƣời tức có lối nói riêng thì mới thành ra văn để ngƣời ta thích đọc. Sự giống ngôn ngữ mọi ngƣời là cái thuộc về điều kiện nền tảng, sự khác ngôn ngữ mọi ngƣời là cái thuộc về điều kiện bắt buộc. Sự khác ngôn ngữ mọi ngƣời là dấu hiệu để xác định phong cách tác giả ?. Sự khác biệt này phải nhƣ thế nào, nói khác đi là cái dấu hiệu này phải nhƣ thế nào thì lúc đó mới tạo thành phong cách tác giả. Trong ngơn ngữ văn chƣơng ta vẫn thấy có hiện tƣợng chỉ có tác giả mà khơng có phong cách tác giả. Nhà văn Nga T.Sêkhov nói rất có lí rằng nếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tác giả nào khơng có lối nói riêng của mình thì ngƣời đó khơng bao giờ là nhà văn cả. Cái mà T.Sêkhov gọi là “lối nói riêng” chính là phong cách tác giả. Vậy để xác định phong cách tác giả chúng ta phải căn cứ vào hai dấu hiệu cơ bản sau đây:
- Khuynh hƣớng ƣa thích và sở trƣờng sử dụng những loại phƣơng tiện ngơn ngữ nào đó của tác giả.
- Sự đi chệch chuẩn mực của tác giả.
Mỗi nhà văn thƣờng có những sở trƣờng ngơn ngữ. Cái sở trƣờng ngôn ngữ này khi thành thục tới mức mọi ngƣời phải thán phục và khơng ai theo đƣợc thì thành biệt tài ngơn ngữ.
Tóm lại, phong cách tác giả thể hiện trƣớc hết ở khuynh hƣớng ƣa thích và sở trƣờng sử dụng phƣơng tiện ngơn ngữ.
Dấu hiệu thứ hai để xác định phong cách tác giả là sự chệch chuẩn mực. Trong sự đối chiếu với chuẩn mực thì sáng tạo ngơn ngữ có nghĩa là tạo ra những cái đi chệch chuẩn mực ngôn ngữ. Chệch chuẩn mực- chứ không phải chống chuẩn mực- cũng là một cái “lỗi”, nhƣng cái “lỗi muốn
có” hoặc cái “lỗi nên có” ở các nhà văn có thể tạo nên phong cách tác giả.
Đã là nhà văn đích thực, khơng ai không đi chệch chuẩn mực, khơng ai khơng ít nhiều ni dƣỡng ý định chệch chuẩn mực.
Đọc văn xuôi Vi Hồng, chúng ta bị hấp dẫn bởi nhiều lí do. Trong đó, điều thật sự làm ta ấn tƣợng nhiều nhất chính là cách sử dụng ngôn ngữ. Chính vì điều này đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện một số nét phong cách của nhà văn tài năng này.
1.4.2. Các loại phong cách văn bản và sơ lƣợc về phong cách khẩu ngữ
1.4.2.1. Các loại phong cách văn bản
Có rất nhiều các loại phong cách văn bản, phong cách văn bản ở đây chính là phong cách viết. Bản thân tên gọi này đã ngụ ý rằng ở đây gồm những từ ngữ chỉ chủ yếu dùng trong sách vở, báo chí. Ngƣời ta cũng thƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiểu đằng sau tên gọi này cịn có một ẩn ý khác: đó là lớp từ ngữ có đƣợc sự chọn lọc, đƣợc trau dồi, đƣợc “văn hoá” và gắn bó với chuẩn tắc nghiêm ngặt. Lớp từ ngữ thuộc phong cách văn bản bao gồm chủ yếu những từ ngữ thƣờng xuyên đƣợc dùng gắn liền với nội dung của một số phong cách chức năng cụ thể nhƣ:
Phong cách khoa học: gắn bó với các thuật ngữ khoa học, các từ ngữ
chuyên mơn hố: đạo hàm, ẩn số, quỹ tích,... âm vị, hình vị, từ pháp, ngữ
pháp, âm tố, phụ tố,...
Phong cách hành chính cơng vụ: chủ yếu gồm các từ ngữ thƣờng dùng
trong những văn bản pháp lí, ngoại giao, hành chính: cơng văn, công hàm,
cơng ước, hồ ước, tạm ước, hiệu lực, biên bản, sao lục, tố tụng, chiểu theo, đơn phương,...
Phong cách chính luận báo chí: gồm những từ ngữ thƣờng dùng trong các văn bản chính luận, bày tỏ thái độ, quan điểm: cộng sản, vô sản, tư sản,
đế quốc, thực dân, suy thoái, vũ trang, xâm lược, chiến tranh, cánh tả, cánh hữu, cấp trên,...
Phong cách văn học (nghệ thuật): có thể tổng hồ các phong cách khác
bằng những thủ pháp riêng của từng thể loại và từng truyền thống văn học của mỗi dân tộc, mỗi giai đoạn.
Vậy, phong cách văn bản có rất nhiều loại và mỗi loại đƣợc sử dụng trong một lĩnh vực riêng.
1.4.2.2. Sơ lược về phong cách khẩu ngữ
Khẩu ngữ là một khái niệm chỉ một phong cách chức năng hiện thực của ngơn ngữ. Phong cách khẩu ngữ cịn gọi là phong cách ngơn ngữ nói hàng ngày hay phong cách ngơn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Ở bất kì ngơn ngữ nào cũng tồn tại phong cách khẩu ngữ, bởi đây là một trong hai dạng tồn tại cơ bản (nói và viết) của ngơn ngữ lồi ngƣời. Tuy nhiên, sự tồn tại ấy khơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giống nhau ở mỗi ngôn ngữ. Phong cách khẩu ngữ tồn tại trong tiếng Việt với tƣ cách là một kiểu giao tiếp mang tính phổ thơng nhất. Nó đƣợc hình thành từ tập qn nói, thói quen ngơn ngữ của cộng đồng chủ yếu qua con đƣờng tiếp xúc tự nhiên giữa mọi ngƣời trong mối quan hệ với gia đình, với cộng đồng chứ khơng thơng qua sách vở.
Có thể hiểu một cách đơn giản, “Phong cách khẩu ngữ tự nhiên là phong
cách giao tiếp phổ thông nhất, quan trọng nhất đối với đời sống con người, được dùng cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng xã hội” [19, 74].
Phong cách khẩu ngữ tự nhiên tồn tại trong mỗi ngơn ngữ khơng giống nhau là do văn hố của mỗi dân tộc có sự khác biệt. Thậm chí, trong cùng một ngôn ngữ, cùng một quốc gia dân tộc mỗi vùng địa phƣơng khác nhau thì khẩu ngữ cũng khơng hồn tồn nhƣ nhau. Bên cạnh đó, khẩu ngữ cịn giàu sắc thái biểu cảm. Nghĩa là, trong khẩu ngữ ln có yếu tố tình cảm, cảm xúc chen vào. Trong giao tiếp, ngƣời nói ln chú ý lựa chọn các phƣơng tiện biểu cảm bởi họ muốn bày tỏ đầy đủ và trung thực cảm xúc, đánh giá của mình về hiện tƣợng đang đƣợc đề cập. Vì thế, trong phong cách khẩu ngữ, các phƣơng tiện tình thái biểu cảm đƣợc sử dụng rất nhiều, đặc biệt là các ngữ khí từ và cảm thán từ nhƣ: à, ư, nhé, ơi...
Để tìm hiểu sâu hơn về khẩu ngữ, ta cũng nên nhắc tới lời nói với một khái niệm liên quan là ngơn điệu. “Có thể hình dung lời nói liên tục như là kết
quả của hai quá trình ngược nhau: quá trình làm nổi bật (prominence) và quá trình hồ kết (mergence). Nếu nhìn một cách biệt lập, cực đoan của quá trình làm nổi bật sẽ dẫn đến sự biểu hiện của các nét khu biệt ở từng thời điểm của các ngữ lưu...” [9, 65]
Đó là bản chất sâu hơn của lời nói trong sinh hoạt hàng ngày (khẩu ngữ). Nếu căn cứ vào đó thì lời nói là sự kết hợp những âm thanh có sẵn để tạo ra phát ngôn. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng mỗi ngƣời lại có lời nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khác nhau, thể hiện những đặc trƣng khác nhau. Ngữ âm học gọi đó là các biến thể của một cái chung là bất biến thể. Mỗi ngƣời sử dụng những từ ngữ khác nhau để thể hiện mục đích nói năng của mình là do họ có điều kiện sinh tồn, học vấn, văn hố, giới tính khác nhau. “Về bản chất hệ thống âm thanh
của từng người có những khác biệt nhất định tạo nên những biến thể cá nhân trong lời nói. Ngồi ra, mỗi âm vị xuất hiện trong lời nói cụ thể chúng có những chu cảnh khác nhau. Những đặc điểm về chu cảnh của những yếu tố lân cận tác động vào thể chất âm vị làm chúng bị biến dạng, sai lệch so với hình dung “ban đầu” của chúng ta về hệ thống này” [8, 7]. Tất cả những điều
này để khẳng định rằng: Lời nói trong sinh hoạt hàng ngày (khẩu ngữ) mang nặng bản chất cá nhân. Nó đƣợc xử lí bởi chủ quan cá nhân và bị chi phối rất mạnh của tình cảm, cảm xúc. Khẩu ngữ tự nhiên trong thực tế sử dụng rất đa dạng, phong phú. Nó có khả năng làm tiềm tàng cho phong cách nghệ thuật vì bản thân nó là một chất liệu sinh động giúp cho các nghệ sĩ xây dựng tác phẩm. Khẩu ngữ tự nhiên là hiện thực trực tiếp, là đối tƣợng phản ánh của văn học nghệ thuật. Đối thoại trong khẩu ngữ tự nhiên thƣờng đƣợc chuyển sang phong cách văn học nghệ thuật một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khi vào tác phẩm văn học, các đối thoại của khẩu ngữ tự nhiên phải đƣợc sáng tạo lại, chau chuốt lại cho phù hợp với phong cách nghệ thuật.