LỚP TỪ NGỮ RIÊNG CỦA VI HỒNG

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng (Trang 71 - 76)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4. LỚP TỪ NGỮ RIÊNG CỦA VI HỒNG

2.4.1. Nhận xét chung

Ngoài ba lớp từ ngữ là : từ ngữ của tiếng dân tộc, từ ngữ khẩu ngữ

và từ địa phƣơng, trong văn Vi Hồng cịn một lớp từ ngữ đặc biệt, đó là lớp từ của riêng Vi Hồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng tơi gọi đó là lớp từ ngữ của riêng Vi Hồng là bởi vì những từ ngữ này do ơng sáng tạo và chỉ ông mới dùng nhƣ vậy. Để hiểu đƣợc những từ ngữ này, nhà văn phải chú thích nghĩa bên cạnh hoặc ngƣời đọc phải dựa và ngôn cảnh để suy ra nghĩa.

Theo thống kê bƣớc đầu của chúng tôi, số từ ngữ riêng của Vi Hồng khá nhiều: có 36 trƣờng hợp.

Những từ ngữ này có thể là từ ngữ mới do Vi Hồng tự sáng tạo bằng cách mƣợn vỏ ngữ âm của tiếng Việt, gán cho nó nghĩa mới hay đó cũng có thể là những cụm từ tiếng Việt do nhà văn kết hợp các từ để tạo nghĩa bất thƣờng, khác lạ.

2.4.2. Phân loại và miêu tả lớp từ ngữ của riêng Vi Hồng

Theo thống kê của chúng tôi, những từ ngữ đƣợc Vi Hồng sáng tạo có thể là danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ), song loại thứ hai chiếm số lƣợng nhiều hơn.

2.4.2.1. Từ ngữ là danh từ hay cụm danh từ

Theo tƣ liệu của chúng tôi, từ ngữ là danh từ hay cụm danh từ do Vi Hồng sáng tạo có 15 trƣờng hợp. Dƣới đây là một số ví dụ:

Ví dụ (75): Hồng vừa nói vừa chọn từ ngữ sao cho hợp khẩu vị thằng

Thìm để có thể khai thác ở nó những điều bí mật về Châu Đồn Pàng. [51, 270]

Khẩu vị ở đây đƣợc dùng với nghĩa là “ ý”, “gu”. Hợp khẩu vị có nghĩa

là hợp ý, hợp gu.

Ví dụ (76): Những con số đứng cạnh nhau, nó biến hóa vơ cùng. Ngần ấy “chữ mẹ” (cái) thôi mà đứng cạnh nhau không bao giờ hết chỗ đứng.

[51, 51]

Chữ cái đƣợc nhà văn thay bằng chữ mẹ. Ở đây tác giả tạo từ mới bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thể, tác giả đã thay yếu tố cái bằng yếu tố mẹ . Theo nghĩa cũ, cái cũng có

nghĩa là mẹ.

Tƣơng tự, ví dụ (77): Và có thể chính tên Châu Đồn đã giết... “cái mũi ngoằm của diều hâu đá chỉ lồi về phía chỗ nằm vạn năm...”, riêng câu này thì cịn bí hiểm.

[51, 243]

Chỗ nằm vạn năm ở đây đƣợc nhà văn dùng để chỉ nơi chôn ngƣời chết

mà ngƣời ta thƣờng gọi là nghĩa địa hay nghĩa trang.

Nụ cười cá bơi trong ví dụ (78) sau đây cũng là một sáng tạo của tác giả:

Ví dụ (79): Tao ăn bữa cá “pia quải” no quá mày ạ! Ông ta đi ra bồn nƣớc ở đầu nguồn. Vàng Khao quay đi giấu một nụ cười cá bơi.

[50, 222]

Nụ cười cá bơi có nghĩa là nụ cƣời khẩy, cƣời miệt thị. Khi Vàng Khao

thấy ông trƣởng trạm ăn cá pia quải (cá rút xƣơng, thái thành từng lát vuông to hơn bàn tay sau đó dúng vào chảo mỡ đang sơi khiến nó xèo lên một tiếng rồi cuộn tròn nhƣ miếng chả quế) quá no phải ra mỏ nƣớc ngâm mình cho đỡ khó chịu thì Vàng Khao đã cƣời khẩy, tỏ ý khinh miệt sự ăn uống thiếu tế nhị của ông trạm trƣởng.

2.4.2.2.Từ ngữ Vi hồng sáng tạo là động từ hay cụm động từ

Loại từ ngữ này có số lƣợng khơng nhiều. Theo thống kê của chúng tơi, mới chỉ có 21 trƣờng hợp. Xin dẫn một số ví dụ dƣới đây:

Ví dụ (80): Chừng nào chƣa đuổi bắt đƣợc tờ phong slƣ thì Hồng vẫn ngƣợc xi để tìm kiếm nó.

[51, 239] Từ đuổi bắt ở đây đƣợc tác giả dùng với nghĩa là tìm.

Một ví dụ khác, ví dụ (81): Trâu cái rất nhớ thằng Thìm, (...). Hơm khơng gặp thằng Thìm thì nó lao vào tận giữa nhà và kêu những tiếng ngá ọ rất to, làm hai đứa trẻ chết khiếp, khóc cháy sáng cả mặt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khóc cháy sáng cả mặt có nghĩa là khóc lặng đi, mặt trắng bợt, cắt

khơng cịn hạt máu vì sợ.

Có thể nói, trong văn Vi Hồng có khá nhiều những kiểu kết hợp lạ, bất thƣờng, kiểu nhƣ: “Cười câm, cười trâu, cười đái” (cƣời nhe răng nhƣng không thành tiếng), “run nhong nhóc” (run nhƣ cầy sấy), “đo lưỡi so miệng” (bàn tán, đàm tiếu), “lời nối lời, miệng nối với miệng” (bình đẳng),...

Dƣới đây là một số ví dụ về những tổ hợp từ do Vi Hồng sáng tạo này: Ví dụ (82): Vào tù nó càng ở bẩn nữa. Nó cười câm, cười trâu, cười đái suốt ngày. Ai hỏi gì nó cũng khơng trả lời, chỉ cƣời theo kiểu của nó thơi.

[51, 118]

Ví dụ (83): Ba ngƣời ba ngựa đang ào ào qua một đoạn đƣờng vắng thì có bọn cƣớp xơng ra ghìm cƣơng ngựa lại. Cơ gái xinh đẹp đeo túi tiền run nhong nhóc.

[48, 45]

Ví dụ (84): Tơi nghe ngƣời ta đo lưỡi so miệng với nhau về cơ, tơi lại

nghe có chuyện khơng đƣợc vui lắm.

[47, 76]

Ví dụ (85): Hơm nay tao nói chuyện với mày, tao vui lắm Hồng à! Hơm nay tao đƣợc nói chuyện lời nối với lời, miệng nối với miệng (ý là bình đẳng).

[51, 269]

Tóm lại, lớp từ ngữ đặc biệt là sáng tạo của Vi Hồng vừa dẫn đã

đem lại hiệu quả khơng nhỏ, chúng đã góp phần làm nên dấu ấn riêng cho các tác phẩm của tác giả.

2.5. TIỂU KẾT

Chƣơng này đã trình bày một số lớp từ ngữ thể hiện đặc điểm văn xi Vi Hồng. Đó là lớp từ ngữ của tiếng dân tộc, lớp từ khẩu ngữ tiếng Việt, lớp từ địa phƣơng tiếng Việt và lớp từ ngữ riêng của Vi Hồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về lớp từ ngữ tiếng dân tộc, Tác giả đã sử dụng khá nhiều và tất cả đều là từ ngữ tiếng Tày. Tiếng Tày ở đây đƣợc dùng để gọi tên các sản vật địa phƣơng; để xƣng hô; để gọi tên đất và tên ngƣời, v.v...

Các từ ngữ tiếng Tày đƣợc sử dụng đan xen linh hoạt với ngôn ngữ phổ thông. Cách sử dụng từ ngữ tiếng Tày để thể hiện hành động và gọi tên các sản vật địa danh nhƣ vậy tạo nên một đặc điểm riêng của các phƣơng tiện ngôn ngữ, giúp cho tác giả tạo đƣợc dấu ấn trong lời văn, gần gũi với lời ăn tiếng nói của ngƣời miền núi, dễ chiếm đƣợc cảm tình của các độc giả.

Những đặc điểm về việc sử dụng từ ngữ thuộc phong cách khẩu ngữ cũng đƣợc tác giả sử dụng khá độc đáo. Từ hệ thống từ ngữ xƣng gọi, từ ngữ cảm thán, hay cả những từ ngữ khen chê cho tới những câu chửi thề, chửi nhau tục tĩu, đều xuất hiện trong văn xuôi Vi Hồng. Đặc điểm khẩu ngữ này nó hồn tồn khác với cách dùng khẩu ngữ của những nhà văn khác. Bởi phong cách khẩu ngữ trong văn bản văn chƣơng ít nhiều đã đƣợc trau chuốt, còn trong tác phẩm của Vi Hồng những từ ngữ khẩu ngữ hầu nhƣ cịn ngun “chất thơ”. Bởi vậy chúng đã mang lại ấn tƣợng hồn nhiên bình dị nhiều khi thô tục trong lời dẫn cũng nhƣ lời thoại của ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng.

Các tác phẩm của Vi Hồng thấm đẫm nét văn hoá trong sử dụng lớp từ địa phƣơng. Các cách chêm xen từ tạo nên cách diễn đạt riêng mang ý nghĩa vùng miền nhằm nhấn mạnh nội dung tính chất của sự vật sự việc đƣợc nói đến.

Ngồi ra, lớp từ ngữ của riêng Vi Hồng sáng tạo cũng đem lại một đặc điểm khác lạ, độc đáo và nhiều thú vị đối với độc giả khi theo dõi các tác phẩm.

Tất cả đã tạo nên sự phong phú trong ngôn ngữ văn Vi Hồng, thứ ngôn ngữ dễ cảm, dễ gần với đời sống thƣờng ngày của ngƣời dân miền núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG

Ngơn ngữ giữ vai trị rất quan trọng trong việc thể hiện hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. Hình tƣợng nghệ thuật phản ánh hiện thực đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc thơng qua ngơn ngữ. Đối với tồn dân tộc Việt Nam thì ngơn ngữ là một vốn rất q vì nó đã đƣợc trau dồi trải qua hàng nghìn năm lịch sử, song song với nó là hệ thống ngơn ngữ của các dân tộc thiểu số vẫn ln đƣợc bảo tồn và phát triển, có thể thấy điều đó trong ngơn ngữ văn xi Vi Hồng . Đọc từng trang viết của ơng có thể nhận thấy đặc điểm ngơn ngữ văn hóa của dân tộc Tày thấm đƣợm. Những cách nói của ngƣời Tày, nhƣ cách ví von so sánh, cách nói khoa trƣơng, cách nói vịng vo dài dịng hay cách nói xa xơi, bóng gió, v.v... thể hiện qua các cuộc hội thoại của các nhân vật khác biệt rất nhiều với cách nói của ngơn ngữ tồn dân.

Chƣơng này trình bày một số phƣơng thức sử dụng ngôn ngữ tiêu biểu tạo nên phong cách văn Vi Hồng vừa nói trên, cụ thể đó là ba biện pháp tu từ: biện pháp so sánh, biện pháp khoa trƣơng, biện pháp nhân hóa, vật hóa. Ngồi ra, cách nói vịng vo, xa xơi, bóng gió đƣợc dùng trong tác phẩm cũng đƣợc luận văn tìm hiểu và trình bày ở đây.

Những phƣơng thức dùng ngôn ngữ này của Vi Hồng thƣờng đƣợc thực hiện qua lời thoại của nhân vật.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)