Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.5. VI HỒNG VÀ TÁC PHẨM
1.5.1. Vài nét về tác giả Vi Hồng
Nhà văn Vi Hồng (1936 – 1997) bút danh là Hà Thuý Slao, sinh ngày 13 – 7 – 1936 tại bản Phan Thin, xã Đức Long, huyện Hồ An, tỉnh Cao Bằng. Ơng là ngƣời dân tộc Tày – một dân tộc thiểu số có nền văn hố phát triển lâu đời. Giống nhƣ bao con em dân tộc khác, nhà văn đến với tri thức bằng những khởi đầu không dễ dàng. Nhƣng với ý chí và quyết tâm hết mình, Vi Hồng đã thâu lƣợm đƣợc một “ vốn liếng” tri thức, năm 1960 tốt nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khoa Ngữ văn Đại học Sƣ Phạm Hà Nội. Từ năm 1966 đến cuối đời Vi Hồng là cán bộ giảng dạy – Chủ nhiệm bộ môn Văn học Dân gian khoa Ngữ văn Đại học sƣ phạm Việt Bắc (nay là Đại học sƣ phạm Thái Nguyên) vừa nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số, vừa viết nhiều tác phẩm về đề tài miền núi.
Những ngƣời gần gũi với nhà văn miêu tả về ông nhƣ sau: “ dáng đi đạo mạo khác người, lưng thẳng, đầu hơi nghiêng... thỉnh thoảng mới thấy nở một nụ cười rất ngụ ý, ai cũng khơng thể đốn được ông đang vui hay đang
buồn” [41, 20]. Trong con mắt của nhà thơ Tày Y Phƣơng, Vi Hồng cũng “
giản dị thuần phác hệt một lão nơng dân ở bản. Đặc biệt, ơng có đơi mắt rực sáng và ấm nóng. Đơi mắt biết cười nhưng hầu như rất ít cười... Giọng trầm, trìu mến, chân tình, ấm áp...”. Vi Hồng là nhà văn là nhà văn có sức sống dẻo
dai, khả năng lao động và sáng tạo miệt mài. Cuộc đời đã đặt ra cho ông nhiều thử thách nhƣ: cuộc sống miền núi vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt, lại mồ côi mẹ từ lúc 7 tuổi, sau này trƣởng thành thì xã hội bao cấp khó khăn, đời sống giáo viên thiếu thốn... Nhƣng đây cũng là những phép thử để phát lộ khả năng chịu đựng và vƣơn lên: Vi Hồng sớm tự lập, sớm thành thạo việc nƣơng rẫy, biết đan lƣới bắt cá cải thiện đời sống.
Con đƣờng văn chƣơng mà Vi Hồng một đời theo đuổi cũng có nhiều trở ngại : “ Người dân tộc thiểu số viết văn bằng tiếng phổ thơng thì bao giờ
cũng nên coi họ dùng một thứ “ ngoại ngữ” để viết văn... Họ khổ sở cực nhọc trong khi vận dụng kho ngôn ngữ tiếng Việt để bộc lộ mọi ý đồ trong tác phẩm” [22, 64]. Bên cạnh trở lực về ngôn từ là trở ngại về bệnh tật. Những
năm cuối đời, khi tài năng vào lúc nở rộ nhất, nhà văn lại phải chống chọi với căn bệnh tâm phế mãn hiểm nghèo. Thế nhƣng 20 đầu sách xuất bản trong bốn năm mắc bệnh nặng (1990 – 1994) chính là minh chứng cho một nguồn sáng tạo không bao giờ vơi cạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở Vi Hồng có sự hội tụ phẩm chất của rất nhiều con ngƣời khác nhau: nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà văn. Với tƣ cách là một nhà giáo, Vi Hồng là ngƣời tận tâm với học sinh và tâm huyết với bài giảng. Vi Hồng – nhà nghiên cứu lại là ngƣời có ý thức tìm hiểu và lƣu giữ những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc. Vi Hồng – nhà văn là ngƣời miệt mài, cần cù sáng tạo nhƣ con ong “ luyện hƣơng nhụy trăm hoa để thành mật” (chữ dùng của nhà văn). Cả cuộc đời Vi Hồng say mê cống hiến cho sự nghiệp trồng ngƣời và cho văn học nghệ thuật, những thành tựu ông đạt đƣợc là rất đáng kể.
1.5.2. Vài nét về văn xuôi Vi Hồng
Tác phẩm đầu tiên đƣa Vi Hồng đến với độc giả là truyện ngắn “ Ngôi sao đỏ trên đỉnh Phja Hoàng” đƣợc Tổng hội sinh viên trao giải nhì. Sau đó, bút danh Vi Hồng trở nên quen thuộc với rất nhiều các truyện ngắn, cơng trình nghiên cứu văn học dân gian... nhƣ truyện ngắn “ Cây su su nọng ỷ” (1962), “ Nƣớc suối đào tiên” (1963), “ Cọn nƣớc Eng Nhàn” (1971)...
Năm 1980, cuốn tiểu thuyết đầu tay của Vi Hồng mang tên “ Đất Bằng” ra đời và đƣợc đánh giá cao. Từ năm 1985 trở đi, với nghị lực lao động phi thƣờng, Vi Hồng đã cho ra đời một loạt tiểu thuyết mang đậm bản sắc dân tộc nhƣ các tiểu thuyết: “ Núi cỏ yêu thƣơng” (NXB Thanh niên - 1984), “ Thung lũng đá rơi” (NXB Văn hoá -1985), “ Ngƣời trong ống” (NXB Lao động - 1990), “ Lòng dạ đàn bà” (NXB Thanh niên - 1992), “ Tháng năm biết nói” (NXB Dân tộc - 1993), “ Chồng thật vợ giả” (NXB Thanh niên - 1994), “ Đi tìm giàu sang” (NXB Văn hố dân tộc - 1995).
Văn Vi Hồng vừa mang đậm phong vị thơ ca dân gian Tày Nùng vừa đậm chất trí tuệ bác học. Đọc tác phẩm của ông, ta thấy hồn cốt văn chƣơng ông thật gần gũi, thân thuộc, bình dị nhƣ bữa cơm tẻ miền núi, nhƣ bát canh thịt gà nấu gừng rƣợu, nhƣ bánh cuốn nóng, nhƣ mùi măng xào với lá mác mật... Hội thoại giữa các nhân vật trong văn xuôi Vi Hồng cũng mang đậm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nét lối nói của dân tộc vùng Việt Bắc. Ngơn ngữ trong văn của ông đã thực sự gây đƣợc hiệu quả thẩm mỹ to lớn đối với ngƣời đọc.
Nhìn lại sự nghiệp văn chƣơng của Vi Hồng, chúng ta càng trân trọng khát vọng sáng tạo luôn cháy bỏng trong ông cũng nhƣ sự công phu lao động chữ nghĩa của ông. Đúng nhƣ những ngƣời quý trọng ông đã nhận xét: “ ...Đi
tìm mẹ chữ ở tuổi thiếu niên, anh là người sáng tạo một khối chữ khổng lồ ở tuổi 60 trước lúc qua đời”.