BIỆN PHÁP NHÂN HỐ TRONG VĂN XI CỦA VI HỒNG

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng (Trang 90)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2. BIỆN PHÁP NHÂN HỐ TRONG VĂN XI CỦA VI HỒNG

3.2.1. Nhận xét chung

Ngoài biện pháp so sánh, nhân hóa cũng là biện pháp tu từ đƣợc biết đến trong nhiều tác phẩm văn học. Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ tu từ, trong đó ngƣời ta lấy những từ ngữ biểu thị những thuộc tính, hoạt động của ngƣời dùng để biểu thị hoạt động của đối tƣợng khác loại dựa trên những nét tƣơng đồng về thuộc tính về hoạt động giữa ngƣời và đối tƣợng khơng phải là ngƣời.

Nhân hóa là một trong những biện pháp tu từ đƣợc nhà văn Vi Hồng sử dụng nhiều. Theo điều tra bƣớc đầu của chúng tơi, biện pháp nhân hóa đƣợc dùng 98 lƣợt. Đây cũng là biện pháp tu từ mang lại hiệu quả cao trong sáng tác, nhất là đối với Vi Hồng, ngƣời luôn muốn thể hiện và đƣa cái hồn của chính dân tộc mình vào trong các sáng tác. Vì vậy biện pháp nhân hóa cũng là một sự lựa chọn tối ƣu trong sáng tạo nghệ thuật của ơng.

3.2.2. Miêu tả phép nhân hóa trong văn Vi Hồng

Dễ dàng nhận thấy, sự vật, hiện tƣợng đƣợc nhà văn Vi Hồng gán cho chúng những đặc tính của ngƣời là những sự vật, hiện tƣợng gần gũi với con ngƣời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối tƣợng đƣợc nhân hóa đƣợc Vi Hồng lựa chọn khá đa dạng. Dƣới đây là một vài đối tƣợng tiêu biểu:

- Đối tƣợng đƣợc nhân hóa là một sản phẩm văn hóa (ở đây là tiếng hát si, hát lƣợn của dân tộc Tày)

Khi nói về một nét đẹp trong văn hố Tày, đó là tục hát si hát lƣợn, một kiểu hát đối đáp giữa nam và nữ, Vi Hồng cũng dùng biện pháp nhân hóa để miêu tả.

Ví dụ (22): Họ lại cất tiếng lƣợn ngọt ngào để tạm biệt nhau giữa kéo Thả Căn. Tiếng lượn của họ đập vào vách đá nở bung lên ngàn vạn màu sắc,

mọc chân mọc cánh, bay đi, trườn đi ran ran khắp các vách núi đá trên đèo.

[49, 20]

Ở ví dụ này, khi diễn tả tiếng lƣợn ngọt ngào của Va Đáo và Thế Ru, bằng biện pháp nhân hóa, nhà văn đã cho độc giả thấy tiếng lƣợn có sức mạnh và khả năng thật kỳ diệu. Những tiếng lƣợn hay có thể mọc chân, mọc cánh,

bay đi, trườn đi khắp cách vách núi đá trên đèo.

- Đối tƣợng đƣợc nhân hóa là sự vật trong tự nhiên

Khi miêu tả hình ảnh thiên nhiên, nhà văn có cách sử dụng những hình ảnh nhân hóa rất đặc biệt và lạ. Và dƣờng nhƣ với những hình ảnh nhân hóa này, nhà văn cho độc giả thấy đƣợc sự táo bạo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ mang nét đặc trƣng riêng, phù hợp với cảm quan miền núi.

Ví dụ (23): Ơng có nhớ cái hang Thả Căn, sáng mặt trời ấn vào miệng

nó. Nó nhai mặt trời như nhai miếng tiết canh không? – Thế Ru gật đầu nƣớc

mắt đầm đìa”

[49, 385]

Hình ảnh hang đá là hình ảnh rất đặc trƣng ở miền núi quê hƣơng tác giả. Nó đƣợc miêu tả thật kỳ vĩ, nhƣ có miệng và có thể nhai được cả mặt trời. Và hơn thế nữa, nó cịn đƣợc tác giả ví nó đón ánh nắng vào lịng nhƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhai miếng tiết canh. Tiết canh chính là món ăn đặc trƣng chỉ có ở Việt Nam.

Miêu tả cái hang có những hành động nhƣ ngƣời, biết nhai biết nuốt quả là một sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của Vi Hồng.

Ví dụ (24): Chàng Thế Ru nhà nghèo, cái áo mặc ở chợ, nhƣng cái lưỡi

vơ hình của nắng và mưa đã liếm bạc cả sau lƣng áo của chàng. Nhƣng chàng

lại đẹp trai hiếm thấy. Bao nhiêu cô gái trẻ và đẹp đã từng gọi thầm chàng là “hoàng tử của lịng tơi.”

[49, 8]

Để miêu tả về sự nghèo khó của nhân vật trong tác phẩm, Vi Hồng xây dựng hình ảnh một chiếc áo bạc màu do mƣa nắng. Song, đặc biệt hơn, nắng và mƣa đã đƣợc nhân hố bởi nhà văn đã gán cho nó những đặc điểm và hành động của con ngƣời (có lưỡi, biết liếm). Qua hình ảnh nhân hóa này, độc giả

cũng thấy đƣợc cái tài sử dụng ngôn ngữ của tác giả.

Không phải chỉ có cái hang, trong tác phẩm Vi Hồng cịn nhiều hình ảnh nhân hố mới lạ và đặc sắc khác, nhƣ hạt gạo, câu nói, v.v... Đó là những sản phẩm do con ngƣời làm ra hay là sản phẩm của hoạt động nói năng.

- Đối tƣợng đƣợc nhân hóa là sản phẩm do con ngƣời làm ra

Ví dụ (25): Phải, ở mƣờng này, cứ gặt xong, thóc gạo đã nằm yên

trong bồ, trong bịch ngƣời ta chỉ bày vẽ làm đủ thứ đồ ăn ngon. Chỉ những nhà nghèo thì làm ít. Nhà Hồng chẳng có gì mà bày vẽ, và cũng chẳng có ngƣời làm.

[51, 69] - Đối tƣợng đƣợc nhân hóa là sản phẩm nói năng

Ví dụ (26): Những câu nói tự vang, tự gối lên nhau, tự đè quấn quýt

lấy nhau rồi rơi rào rào xuống các bát thức ăn, bát canh, chén rƣợu.

[48, 151]

Tóm lại, tất cả những sự vật, hiện tƣợng tƣởng chừng vô tri vô giác nhƣng khi mang đặc điểm của con ngƣời nó có sức sống và có hồn nhƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngƣời. Cũng nhƣ biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa cũng đem lại giá trị không nhỏ cho những sáng tác của Vi Hồng.

3.3. BIỆN PHÁP KHOA TRƯƠNG TRONG VĂN XUÔI CỦA VI HỒNG 3.3.1. Nhận xét chung

Khoa trƣơng còn gọi là thậm xƣng hay nói quá, là phép tu từ cƣờng điệu quy mơ, tính chất, mức độ, của những sự vật hiện tƣợng đƣợc miêu tả. Thậm xƣng có tác dụng làm nổi bật những ý cần diễn đạt. Tuy nói quá nhƣng vẫn phản ánh đƣợc và đúng bản chất của sự vật hiện tƣợng.

Bên cạnh việc sử dụng biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa, cách diễn đạt khoa trƣơng trong văn xuôi của Vi Hồng cũng đƣợc sử dụng khá nhiều. Chúng tôi đã thống kê đƣợc 74 trƣờng hợp.

Những sự vật hiện tƣợng đƣợc nhà văn nói quá đi với bản chất thật của nó là những sự vật gần gũi với con ngƣời.

Với sự am hiểu văn hóa dân tộc, cách sử dụng ngôn ngữ đặc trƣng Vi Hồng đã tạo ra những nét văn hố vùng miền qua sử dụng lối nói này.

3.3.2. Một số ví dụ về biện pháp khoa trƣơng

Có thể thấy, cách nói khoa trƣơng đƣợc Vi Hồng sử dụng chủ yếu để miêu tả, giới thiệu sự vật và con ngƣời.

- Biện pháp khoa trƣơng đƣợc Vi Hồng dùng để miêu tả, giới thiệu sự vật, ví dụ:

Ví dụ (27): Lả đã ra đến mƣờng Nƣớc Hang Rơi bao giờ chƣa? Lả có bạn thân ở mƣờng Nƣớc Hang Rơi khơng?

Mƣờng Nặm Tốc Rù em đã có đơi lần đi qua. Đấy là mƣờng đất rộng chim bay gẫy cánh, quạ bay đứt hơi, mường nước trong nước ngọt như đường, em những mơ ƣớc kết bạn mà khơng có bạn: - Cơ gái vừa nói vừa

nhìn Nghít và nở một nụ cƣời lặng lẽ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ trên là đoạn đối thoại giữa Lả và Nghít trong “Lịng Dạ Đàn Bà”, khi Nghít hỏi Lả đã ra tới mƣờng Nƣớc Hang Rơi là nơi Nghít sinh sống chƣa thì Lả trả lời với một thái độ thật thà và ngƣỡng mộ vùng đất đó. Chính vì ngƣỡng mộ mà nhân vật của Vi Hồng đã dùng cách nói quá và diễn đạt bằng những từ ngữ khoa trƣơng, nhƣ: “Đấy là mường đất rộng chim bay gẫy cánh,

quạ bay đứt hơi, mường nước trong nước ngọt như đường, em những mơ ƣớc

kết bạn mà khơng có bạn.

Cũng nhận thấy thêm trong cách diễn đạt khoa trƣơng này là cách ví von đầy hình ảnh. Tuy nói quá, diễn đạt khoa trƣơng nhƣng tác phẩm của Vi Hồng khơng làm cho độc giả có cảm giác khốc lác, gây phản cảm.

Vi Hồng cũng đã cho độc giả biết rất nhiều sự vật với cách nói truyền thống của dân tộc Tày thông qua cách diễn đạt khoa trƣơng. Chẳng hạn, hình ảnh ngơi nhà của những chủ nhân nghèo hiển hiện thật rõ nét nhƣ trong ví dụ dƣới đây:

Ví dụ (28): - … Chúng tơi đi qua thì ghé thăm. Chẳng là bác Khiu bảo năm nay đàn trâu còn khá hơn… Quả khá hơn rất nhiều! Chúc cô cố gắng nhá ! Ha, ha…

- Dạ! Nhà chúng cháu nhà cây lau cây sậy, gà chọi nhau còn đổ, châu chấu

đạp cịn nghiêng, khơng có chỗ đứng chỗ ngồi êm, các bác vào nhà tạm…

Thôi, thôi… chúng tôi xin phép - Vẫn ơng thƣ ký Ủy ban nói. [47, 161]

Nhƣ đã nói, cách nói khoa trƣơng đƣợc Vi Hồng sử dụng không chỉ để giới thiệu sự vật mà còn để giới thiệu con ngƣời, giới thiệu nhân vật. Xin dẫn một ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ ( 29): Xin tâu trình đại ca. Bà Va Đáo này là một cây lƣợn ngọt ngào. Nàng cất tiếng lượn thì vượn đang khóc chồng chết cũng phải nín, lắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhìn nàng cất tiếng lượn. Nàng có chiếc đàn tính then kêu vang vượt cả núi. Nàng đàn lên như chim trăm giọng đồng ca chào bình minh những buổi sáng

đẹp trời. Khi nàng cất tiếng hát then thì người ốm cũng phải khỏe lại, người

già trẻ lại, người làm giặc chỉ muốn làm nghề lương thiện. Binh lính muốn vứt hết gươm đao. Tiểu đệ đây biết rất rõ về bà ta.

[49, 317]

Hai ví dụ vừa dẫn đƣợc trích trong tác phẩm “Núi Cỏ Yêu Thương. Ở ví dụ thứ nhất, Vi Hồng thuật lại lời mời khách của nhân vật trong tác phẩm. Đó là cách mời khách theo kiểu cổ của ngƣời Tày. Sử dụng câu mời nhƣ vậy là lịch sự và trang trọng. Tuy nhiên, cũng thấy rằng đây là cách nói quá, nói khoa trƣơng nhƣng đọc lên thì ngƣời tiếp nhận thấy đƣợc thêm kiểu nói rất nhẹ nhàng tinh tế, mang giọng điệu riêng cách diễn đạt riêng của ngƣời miền núi.

Ở ví dụ thứ hai, tác giả cho ngƣời đọc biết về tiếng hát hay của nhân vật Va Đáo thông qua cách giới thiệu khoa trƣơng của một nhân vật khác trong tác phẩm “Phụ Tình”. Qua lời giới thiệu của một tên cƣớp với chủ tƣớng của mình, hình ảnh nàng Va Đáo đàn giỏi hát hay đã hiện lên trƣớc mắt ngƣời đọc. Bằng lối nói quá và cách diễn đạt khoa trƣơng thì tài năng của Va Đáo lại càng đƣợc khẳng định. Tài năng qua tiếng hát của Va Đáo đƣợc ví nhƣ một liều thuốc thần dƣợc đối với ngƣời dân tộc ở mỗi bản mƣờng mà Va Đáo đi qua:“Khi nàng cất tiếng hát then thì người ốm cũng phải khỏe lại,

người già trẻ lại, người làm giặc chỉ muốn làm nghề lương thiện. Binh lính muốn vứt hết gươm đao”. Bằng biện pháp khoa trƣơng, ngoa dụ, ngƣời đọc

không chỉ thấy con ngƣời bị say bởi tiếng then Va Đáo mà đến chim chóc mng thú cũng phải ngả nghiêng: “ Nàng cất tiếng lượn thì vượn đang khóc chồng chết cũng phải nín, lắng tai nghe. Chim chóc và mng thú, thảy đều dựng tai, trố mắt mà nghe, mà nhìn nàng cất tiếng lượn.”

Trong đối thoại, các nhân vật của Vi Hồng thƣờng xuyên sử dụng cách nói giàu hình ảnh theo lối so sánh ví von và lối diễn đạt khoa trƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để gửi lời cầu chúc may mắn cho ngƣời bạn gái mà mình yêu quý sắp về nhà chồng, nhân vật của Vi Hồng cũng lại dùng lối nói khoa trƣơng để thể hiện đƣợc thiện ý chân thành của ngƣời nói.

Ví dụ (30): Lời thấp của em anh trả một nén bạc, lời em cao anh trả hai nén vàng! Cầu mong những cơn gió mát sẽ quạt cho em vƣợt đèo về nhà

chồng. Hoa rừng rực rỡ ngàn bông, hương hoa ngan ngát đọng lại giữa áng

mây buồn, suối ngừng róc rách, chim ngừng giọng hát dừng cánh bay…tất cả im lặng tiễn đưa em đi đến chân trời của hạnh phúc. Chúc em về với ven trời lớn của văn minh.

[48, 32]

Những câu nói giàu hình ảnh, cùng với cách diễn đạt khoa trƣơng nhƣ trong ví dụ vừa dẫn đã tạo nên một đặc điểm khá lạ trong giọng văn Vi Hồng. Có rất nhiều nhà văn đã sử dụng phƣơng thức biểu đạt trong ngôn ngữ nhƣ Vi Hồng, nhƣng đọc văn của ông ta vẫn thấy phảng phất một chút giọng điệu riêng của ngƣời miền núi. Văn Vi Hồng mang nét đẹp của văn hóa Tày.

Khơng chỉ trong lời thoại nhân vật mà ngay trong lời văn của ngƣời dẫn truyện, lời văn của ông cũng sử dụng cách diễn đạt khoa trƣơng.

Ví dụ (31): - Hơi men hừng ngọn lửa lên mặt, ngọn lửa đốt hai con mắt

ngà ngà là lúc những cái cười nổ bung thành bơng thành đố tóe loe. Những

câu nói cùng một lúc phát ra từ những cái miệng dẻo quẹo. Những câu nói tự vang, tự gối lên nhau, tự đè quấn quýt lấy nhau rồi rơi rào rào xuống các bát thức ăn, bát canh, chén rượu. Những câu nói khơng có những lỗ tai để hứng để nghe, cho nên nó phải nằm chết dưới đáy cái bát, cái chén.

[48, 151]

- Làm quan ngủ đến trƣa, mặt trời vấp phải lan can trƣớc cửa mới dậy. Họ nằm bên bàn đèn hút thuốc phiện cho đến lúc gà gáy mấy độ gọi sƣơng lên mới ngủ. Sống nhƣ vậy nếu là ngƣời dân thì đã đói khát bán sống vợ, bán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con cái, nhƣng vì kẻ làm quan họ sống nhƣ thế họ vẫn giàu. Vì thế nhiều ngƣời ở mƣờng Nà Lạn phải khao khát làm quan, mơ ƣớc làm quan. Vì thế họ

ganh đua nhau, tố cáo nhau, xếp nên gánh nên khênh tội lỗi để đổ cho nhau, họ dùng đòn bẩy, bẩy tảng đá vạn cân của tội lỗi để lật tẩy nhau…

[50, 52]

Ví dụ đầu đƣợc trích dẫn trong tác phẩm “ Lòng Dạ Đàn Bà”. Khi

miêu tả cuộc uống rƣợu và tiếng nói chuyện của những ngƣời cùng tham gia cuộc rƣợu, tác giả đã dùng cách diễn đạt rất khoa trƣơng để miêu tả. Chúng ta thƣờng xuyên gặp kiểu diễn đạt này khi đi tìm hiểu văn xi Vi Hồng. Với cách nói khoa trƣơng, giọng điệu văn xi của ông mang hơi thở riêng, đó mới chính là hơi thở miền núi. Hãy đọc những câu văn ơng viết: Những câu nói tự vang, tự gối lên nhau, tự đè quấn quýt lấy nhau rồi rơi rào rào xuống các bát thức ăn, bát canh, chén rượu. Những câu nói khơng có những lỗ tai để hứng để nghe, cho nên nó phải nằm chết dưới đáy cái bát, cái chén. Quả

thật, cách diễn đạt bằng những câu văn nhƣ thế này mang nét đặc trƣng của văn hóa vùng miền rất sâu đậm.

Ở ví dụ tiếp theo, tác giả dẫn dắt về việc tranh chức tranh quyền của bọn chúa mƣờng. Khi ganh đua nhau để giành lấy chức quyền danh lợi, họ sẵn sàng đổ tội lỗi cho nhau. Vi Hồng đã dùng cách nói khoa trƣơng để miêu tả sự tranh giành này: “ Họ ganh đua nhau...xếp nên gánh nên khênh tội lỗi để

đổ cho nhau, họ dùng đòn bẩy, bẩy tảng đá vạn cân của tội lỗi để lật tẩy nhau”.

Mặc dù sử dụng lối diễn đạt khoa trƣơng nhƣng ngôn ngữ của Vi Hồng thật giản dị nên thuyết phục ngƣời đọc. Có thể nói, cũng nhƣ các biện pháp tu từ khác trình bày ở trên, cách diễn đạt khoa trƣơng đã đƣợc Vi Hồng sử dụng rất hiệu quả trong sáng tác của mình. Cùng là chất liệu ngơn ngữ, nhƣng mỗi nhà văn lại có cách chế biến riêng để tạo nên những sản phẩm mang phong cách của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4. CÁC NÓI VÕNG VO TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)