LỚP TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng (Trang 69 - 71)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3. LỚP TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG

2.3.1. Nhận xét chung

Cần phải nói ngay rằng, lớp từ địa phƣơng trong văn Vi Hồng không nhiều nhƣng chúng đã góp phần khơng nhỏ vào việc làm nên đặc điểm của văn ông. Theo tƣ liệu điều tra của chúng tơi, trong năm tác phẩm mới thấy có 11 trƣờng hợp.

Từ ngữ địa phƣơng trong văn Vi Hồng chủ yếu là những từ ngữ chỉ cây cối, từ ngữ chỉ sự vật hay đơn vị đo lƣờng. Đây là lớp từ thƣờng đƣợc dùng ở khu vực miền núi Đơng Bắc nƣớc ta.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.2. Phân loại lớp từ địa phƣơng trong văn Vi Hồng

2.3.2.1. Phân loại theo ngữ nghĩa

Nhƣ vừa nói, từ địa phƣơng trong văn Vi Hồng không nhiều. Dựa vào ngữ nghĩa, có thể chia lớp từ này thành hai nhóm: từ địa phƣơng là những từ chỉ sự vật và từ địa phƣơng là những từ chỉ hành động. Dƣới đây là một vài dẫn chứng tiêu biểu.

a) Từ địa phương là từ mang nghĩa chỉ sự vật

Đó là những từ chỉ các đối tƣợng nhƣ xóm làng, đồ dùng, cây cối, hay đơn vị đo lƣờng, ví dụ:

Ví dụ (68): Phải, ở mường này, cứ gặt xong, thóc gạo đã nằm yên

trong bồ, trong bịch, ngƣời ta chỉ bày vẽ những đồ ăn ngon. [51, 69]

Ví dụ (69): Con phải đổ mƣời bẳng (ống bƣơng) mồ hôi, và nƣớc

mắt cũng chứa đầy một bẳng nữa con mới tìm đến chỗ bố đấy. [51, 9]

Ví dụ (70): Hồng vẫn ngồi vào cái bàn tạm bợ ở sát vách vạc (vách

bằng tre ngập) học, làm những bài toán trong cuốn sách tự học toán và tự kiểm tra bằng những bài mẫu sách đã giải sẵn.

[51, 68]

Ví dụ (71): Ngƣời thƣơng Hồng nghèo khổ nhiều thì cho một quần hay một áo hay lƣng dậu (tƣơng đƣơng nửa nồi) gạo.

[51, 236]

Ví dụ (72): Đầu bà Tẹo trọc lốc, nhẵn bóng nhƣ quả đài hái, nhƣ vỏ

quả bầu già.

[51,228]

Ví dụ (73): Cơ ơi, cơm cịn khơng có mà ăn, cháo bẹ cịn bữa nhịn bữa không, lấy đâu tiền mà mua viên thuốc đắt hơn cả nhân sâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tất cả những từ in nghiêng trong các ví dụ dẫn trên là từ địa phƣơng. Đó có thể là từ chỉ thơn xóm (mường), từ gọi tên sự vật (bẳng, vách vạc), gọi tên loài cây (quả đài hái- một lồi quả có ở trên rừng, bẹ - ngơ) hay là từ chỉ đơn vị đo lƣờng (dậu, nồi, một nồi gạo là 10 đấu, mỗi đấu là 1,5 kg).

b) Từ địa phương là từ mang nghĩa chỉ hành động

Theo điều tra bƣớc đầu của chúng tôi, trong 5 tác phẩm của Vi Hồng mới chỉ thấy từ địa phƣơng là từ chỉ hành động có 1 trƣờng hợp, xin dẫn ra dƣới đây:

Ví dụ (74): Ngƣời dân Chín Thoong thƣờng lấy quả mác bát đuốc cá. Chất độc của quả mác bát làm nổ cả mắt những con cá đang còn bơi lội.

[51, 258]

Đuốc (cá) có nghĩa là bẫy. Đuốc cá là bẫy cá bằng một thứ đồ ăn nào

đó. Ở đây thức ăn là một loại quả độc - quả mác bát, cá ăn vào sẽ chết hoặc say và ngƣời ta sẽ bắt chúng dễ dàng.

2.3.2.2. Phân loại theo từ loại

Theo ý nghĩa của các từ địa phƣơng vừa nói trên, có thể thấy từ địa phƣơng đƣợc Vi Hồng sử dụng gồm hai loại: từ địa phƣơng là danh từ và từ địa phƣơng là động từ. Tất cả những từ mang nghĩa chỉ sự vật là danh từ và từ mang nghĩa chỉ hành động là động từ. Xin xem lại các ví dụ ở mục 2.3.2.1.

Tóm lại, nhƣ đã nói, từ địa phƣơng trong sáng tác của Vi Hồng khơng nhiều, song chúng có vai trị khơng nhỏ vào việc làm nên đặc trƣng miền núi của văn ông.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)