Phân tích cách nói vịng vo trong văn Vi Hồng

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng (Trang 98 - 114)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.4. CÁCH NĨI VÕNG VO TRONG VĂN XI VI HỒNG

3.4.2. Phân tích cách nói vịng vo trong văn Vi Hồng

Nhà văn Vi Hồng là một trong số các tác giả đã sử dụng phƣơng thức diễn đạt là lối nói vịng vo theo cách sáng tạo riêng, lối nói vịng vo trong văn phong của Vi Hồng mang nét tự nhiên bởi nó khơng dựa trên cơ sở và quy tắc ngữ nghĩa cú pháp nhất định, ta thƣờng bắt gặp lối nói dài dịng trong khẩu ngữ. Cách nói vịng vo trong ngơn ngữ của Vi Hồng thƣờng xuất hiện ở các lời thoại của nhân vật trong tác phẩm. Sử dụng phƣơng thức diễn đạt vòng vo dài dòng, nhà văn muốn cho bạn đọc tiếp cận với lối nói riêng của ngƣời miền núi Cao Bằng, thấy đƣợc sự đa dạng trong lời thoại nhân vật. Đặc biệt hơn là làm cho ngƣời tiếp cận tác phẩm thấy đƣợc tài năng độc đáo của tác giả khi vận dụng sáng tạo phƣơng thức biểu đạt bằng ngôn ngữ phù hợp với đối tƣợng nhân vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phƣơng thức diễn đạt vòng vo dài dịng trong văn xi Vi Hồng thể hiện chủ yếu trong lời chào hỏi và trong lời tâm sự của các nhân vật.

3.4.2.1. Lối nói vịng vo dài dịng thể hiện trong hành vi chào hỏi.

Chào hỏi cũng nhƣ những hành động nói khác là có khả năng thể hiện đặc trƣng văn hóa của mỗi dân tộc. Có rất nhiều cách chào hỏi khác nhau. Ở những nƣớc phƣơng Tây nhƣ Pháp, Tây Ban Nha hay Ý, mọi ngƣời thƣờng chào bạn bè bằng cách trao nhau nụ hôn má trong khi đó ở Trung Đông, ngƣời Hồi giáo thƣờng ôm ngƣời cùng giới khi họ chào nhau. Còn những ngƣời châu Á? Những ngƣời ở đất nƣớc châu Á thƣờng khá kín đáo, do đó cách họ chào nhau cũng hết sức thận trọng và kính cẩn. Ở Việt Nam, lời chào là hết sức quan trọng. Ngay từ xa xƣa đã có câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, điều này cho thấy văn hóa chào hỏi đã trở thành một thứ văn hóa khơng thể thiếu của ngƣời Việt. Mặc dù ở tất cả các ngôn ngữ, chức năng cơ bản nhất của chào hỏi là để xác nhận việc nhận biết sự có mặt của ngƣời giao tiếp, thể hiện sự quan tâm và khẳng định mối quan hệ hay vị thế của ngƣời cùng giao tiếp.

Austin – ngƣời sáng lập ra lí thuyết hành vi ngơn ngữ đã xếp lời chào thuộc lớp ứng xử. Đó là hành vi tại lời gồm những “ ứng xử xã hội” nhƣ cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, ca ngợi, chê trách, nguyền rủa... Đây là “ những hành vi phản ứng lại những cách ứng xử của ngƣời khác, những hành vi đáp ứng những sự kiện hữu quan có liên quan tới thân phận và thái độ của ngƣời khác”. [6, 121].

Có nhiều cách thực hiện lời chào và đồng thời với nó là nhiều dấu hiệu để nhận biết hành động chào. Các động từ ngữ vi đƣợc coi là một dấu hiệu tiêu biểu. Đó là “ những động từ mà khi phát âm chúng ra là ngƣời nói thức hiện ln cái hành vi ở lời do chúng biểu thị”. [6, 97]. Dựa vào sự có mặt hay khơng có mặt của động từ ngữ vi trong hành vi ngôn ngữ, lời chào thƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đƣợc chia thành hai loại: lời chào tƣờng minh còn gọi là lời chào trực tiếp và lời chào hàm ẩn còn gọi là lời chào gián tiếp.

Hành vi chào trong văn xuôi Vi Hồng đƣợc sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, đi tìm hiểu thì thấy rằng lời chào trong các sáng tác của Vi Hồng không tuân theo một quy tắc lý thuyết cụ thể nào. Có thể thấy rằng cách chào mà Vi Hồng cho các nhân vật của ông sử dụng bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng sống, mơi trƣờng văn hố riêng của cộng đồng dân tộc.

Dƣới đây là một vài đặc điểm ngôn ngữ dễ nhận thấy qua lời chào hỏi của các nhân vật trong văn Vi Hồng:

- Thứ nhất, lời chào hỏi thƣờng dài dòng, dƣ thừa từ ngữ

Đây là một đặc điểm làm nên vẻ riêng biệt cho các tác phẩm của Vi Hồng. Có thể nói, Nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng thƣờng chào nhau bằng cách nói dài dịng, vịng vo.

Ví dụ (32): - Em có lời chào anh trai ngồi giường trên, chào anh quý

đang uống rượu - cô gái cất tiếng chào rất lịch sự, đúng phong tục và giọng

cởi mở rồi quay xuống bếp làm cái gì đó cũng rất đúng phong tục. Linh Thang Nghít ngƣớc nhìn cơ gái với cặp mắt của kẻ say rƣợu nhƣng vẫn chƣa hết cái ánh mắt đa tình lung linh, nở một nụ cƣời vẽ vời cánh bƣớm cánh ong rồi ném theo sau lƣng cô gái một câu trả lời rất trai lơ nhƣng không quá sỗ sàng.

- Chào em gái bông hoa đang nở trên cành, nụ đang hé trên cây, có cánh ong bay dập dìu! Khơng biết câu chào đẹp của anh em có cho ngủ trọ

trong tai phải tai trái. Cịn anh xin ngửa hai tay đón câu chào em quý bỏ vào túi gói mƣời lần khăn hoa.

[48, 25]

Câu chào ở ví dụ trên là lời chào trực tiếp bởi ở trong lời chào này có chứa các động từ ngữ vi “chào”. Nhƣng cách chào ở đây có phần khác lạ bởi những yếu tố ngôn ngữ dƣ thừa. Một câu chào tƣờng minh thơng thƣờng chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cần diễn đạt là “ em chào anh” hoặc “ anh chào em”. Nhƣng ở đây lời chào có kèm theo các thơng tin thừa “ anh trai ngồi giường trên”, “anh quý đang uống rượu”, “ em gái bông đang nở trên cành, nụ đang hé trên cây, có cánh ong bay dập dìu”. Nếu chỉ xét về hành vi chào hỏi thì lƣợng thơng tin đƣa

thêm sẽ làm cho câu chào này trở nên vòng vo dài dịng, thừa thơng tin. Việc đƣa thông tin thừa trong hội thoại là vi phạm quy tắc hội thoại, cụ thể đó là phƣơng châm về cách thức. Vi phạm quy tắc hội thoại sẽ tạo ra hàm ngơn, và đây chính là ý đồ nghệ thuật của nhà văn khi cố tình sử dụng cách nói dài dịng.

Theo kết quả điều tra của chúng tôi, Vi Hồng sử dụng hầu hết cách chào nhƣ trên trong tác phẩm của mình.

- Thứ hai, câu chào trong tác phẩm của Vi Hồng có thể là hành vi ngơn ngữ trực tiếp và có thể là hành vi ngơn ngữ gián tiếp

Theo tƣ liệu của chúng tôi, trong số 106 lƣợt hành vi chào đƣợc dùng trong tác phẩm của Vi Hồng thì có 89 lƣợt là hành vi ngôn ngữ trực tiếp, số cịn lại là hành vi ngơn ngữ gián tiếp. Nhƣ vậy, hành vi chào là hành vi ngôn ngữ trực tiếp đƣợc sử dụng chủ yếu trong văn Vi Hồng.

Xin dẫn thêm một vài ví dụ về hành vi chào đƣợc dùng theo lối trực tiếp. Ví dụ (33): Em có lời chào bác Cháp Chá, con người của thơng minh

và nhân nghĩa. Mời bác ngồi tạm ở những chiếc ghế long chân của nhà em.

Nhà em nhà cây lau cây sậy, bác thở mạnh còn rung, bác đi nhanh liền đổ. [50, 63]

Ví dụ (34): Em có lời đẹp chào anh giữa đèo, lời hay chào anh giữa bản – Nàng Ngọc Ngà cƣời bừng nở cả khuôn mặt đến rạng rỡ. Thế Ru thì

ngơ ngác mãi.

[49, 22]

Ví dụ (35): Em có lời đẹp chào anh trong nhà, có lời phiền hỏi anh tin tức. Thƣa anh,ở mƣờng này có ai tên là Sầm Vàng Khao khơng ạ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ (36): Tiếng tù huýt thổi lên dần tới đỉnh núi thì dừng. Đán và Cốc nhìn thấy cái bóng thằng Vạng thật.

Vạng chạy đến cƣời hề hề...

- Tơi xin có lời vàng ngọc chào các bạn quý. Chào bông hoa đằng trước, chào cái quả tròn đằng sau.

[47, 90]

Ví dụ (37): Ta có lời đẹp chào nàng Va Đáo. Nàng có biết ta chăng?- Lão vừa nói vừa cƣời hềnh hệch một cách vơ dun. Va Đáo nhìn thấy lão ta quá quen nhƣng vẫn khơng nghĩ ra lão là ai, làm quan gì.

[49, 107]

Tất cả những câu chào trong năm ví dụ vừa dẫn đều là hành vi ngơn ngữ trực tiếp.

Hành vi chào trong ví dụ dƣới đây là hành vi ngơn ngữ gián tiếp.

Ví dụ (38): Ôi ... anh Cháp Chá! Anh Cháp Chá!...- Cái tiếng chào vồn vã nhƣ bị tắc nghẽn tự trong tim. Cháp Chá giả vờ dựng mắt, vênh tai ngơ ngác nhƣ một con trâu già lạc đàn.

[50, 170]

Hành vi chào đƣợc Vi Hồng sử dụng thông qua hành vi ngôn ngữ biểu cảm.

- Thứ ba, câu chào trong sáng tác của Vi Hồng thƣờng có khn mẫu

giống nhau

Tất cả các ví dụ đƣợc trích dẫn ở trên cho thấy, các nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng là những ngƣời dân tộc thiểu số, dù là các nhân vật có vị thế giao tiếp cao hay vị thế giao tiếp thấp, họ đều có cách chào theo một khuôn mẫu giống nhau hoặc gần giống nhau. Mẫu chung trong cách chào là : “ Em có lời chào...”, “Em có lời đẹp chào...”, “ Tơi xin có lời...chào...”, “ Ta có lời đẹp chào...”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vi Hồng là một trong số ít các nhà văn ngƣời dân tộc thiểu số. Ơng đã tìm hiểu và nghiên cứu sâu về văn hóa dân gian cũng nhƣ phong tục truyền thống của chính dân tộc mình. Việc sử dụng cách thức chào hỏi gần gũi với cách chào hỏi trong đời sống thƣờng nhật của cộng đồng dân tộc trên quê hƣơng tác giả đã phần nào cho thấy nhà văn thực sự gần gũi với đồng bào mình.

Nhƣ đã biết, lời chào là một nét đẹp văn hoá trong giao tiếp của con ngƣời. Mỗi ngƣời trong giao tiếp đều lựa chọn cho mình một cách thức diễn đạt khác nhau để thực hiện mục đích và phong cách nói năng của mình. Vi Hồng cũng thế, bằng sự gần gũi với lối sống của nhân dân mình, dân tộc nơi q hƣơng mình, ơng đã có sự diễn đạt sáng tạo, ngay cả trong việc thể hiện hành vi chào hỏi.

3.4.2.2. Lối nói vịng vo dài dòng trong lời tâm sự hay lời tỏ tình

Bên cạnh lối chào hỏi dài dịng thì trong lời tỏ tình hay tâm sự, ngơn ngữ nhân vật trong sáng tác của Vi Hồng cũng có cách diễn đạt dài dòng. Dƣới đây là một số ví dụ.

Ví dụ (39) : Dạ thƣa các chú, cháu còn trẻ ngƣời non dạ, xác thì lớn

nhưng tim chưa lớn, miệng biết ăn mà chưa biết nói. Cháu là con chim chích ngồi bụi, suốt đời chỉ biết xin trời đất mà ăn mà sống – Tơ Ngần nói chậm

dãi, lịch sự một cách rề rà theo lối cổ. Ý chừng các vị sốt ruột quát lên một cách gay gắt.

[50, 325]

Ví dụ trên đƣợc trích trong tác phẩm Chồng Thật Vợ Giả. Khi nhân vật Tô Ngần phân bua với các ơng ở viện kiểm sát về việc có tiền để xây nhà to, Tơ Ngần khơng nói thẳng vào việc mình tự chăm chỉ kiếm tiền mà nói vịng vo rề rà khơng nói vào việc giải thích cho vấn đề chính là lấy đâu ra tiền để làm nhà to khiến cho ngƣời đối thoại sốt ruột quá phải gắt lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong một hoàn cảnh khác, để tâm sự về chuyện đời tƣ của mình, nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng cũng thƣờng dùng cách nói vịng vo dài dịng trƣớc khi đi vào câu chuyện chính.

Ví dụ (40) : Thưa các cụ cùng các bạn, bây giờ tơi nói về chuyện riêng

của tơi. Tơi làm chủ nhiệm nhưng vì có chuyện riêng nên lịng hơi nặng, nên ít nói, ít cười…

Đáng lẽ chuyện này tơi chỉ chơn nó trong lịng khi mình chưa chết. Chết thì tơi chỉ kể với run đen dế đỏ mà thôi. Nhưng tôi lại là người có quan hệ với mọi người mọi nhà. Tơi kể chuyện riêng ra đây có ai là người nối lịng, chắp ý nghĩ (thông cảm) với tơi thì tơi cảm ơn, còn ai ghét tơi, thì tơi xin chịu... tơi xin chịu gánh cái gánh xấu trên vai, tôi không ngại ngần.

[47, 153]

Tƣơng tự, ví dụ (42) và ví dụ (43) dƣới đây cũng là những minh chứng cho cách nói vịng vo, dài dịng của tác giả khi ơng miêu tả lại lời thoại của nhân vật.

Ví dụ (42) : Lả thở hồng hộc, hỏi dồn hỏi giập, giọng lạc đi nhƣ trong cơn mê sảng. Ban phải dƣớn cặp lông mày rậm và sắc lên tỏ vẻ quyết liệt Lả mới chịu yên. Ban nói.

- Cho quả tim dừng lại khơng đập, cho lịng rỗng khơng như ba ngày

nhịn đói mà nghe đây! Sau khi tao gặp con khỉ đánh đu làm ma khóc mẹ lại

gặp con vượn đen làm ma khóc chồng, tao đã gặp anh Nghít của mày. - Nghe

Ban nói đến anh Nghít Lả thơi định chồm lên, ngồi n nghe Ban nói tiếp. [48, 49]

Ví dụ (43) : Thưa bác ngồi trước bàn thờ, thưa bá ngồi ở ghế cạnh bếp,

cháu xin có lời cởi lịng nói cùng bá. Rằng, bác bá đừng mắng chửi, đừng nói

câu nặng nhƣ đá đối với em Lả nữa...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở hai ví dụ này, cách diễn đạt của các nhân vật cho thấy đƣợc nét chung là sự vịng vo dài dịng. Nhân vật khơng chú ý đi vào trọng tâm của cuộc giao tiếp, mà có sự vịng vo đƣa đẩy trong lời nói. Từ những các nói, cách diễn đạt nhƣ trên trong giao tiếp có thể hiểu rằng cách nói và diễn đạt mang dấu ấn địa phƣơng. Ở những khu vực có đồng bào dân tộc sinh sống thì cách sử dụng ngôn ngữ trong diễn đạt mang dấu ấn vùng miền. Ngƣời dân tộc thƣờng khơng sử dụng cách nói ngắn gọn, hàm xúc nhƣ ở các vùng miền khác. Ngƣợc lại với cách diễn đạt theo lối phổ thông, nhân vật của Vi Hồng thƣờng có cách dùng từ ngữ và diễn đạt vịng vo hơn và dài dòng hơn.

Cách diễn đạt vòng vo dài dòng nhiều khi còn thể hiện thái độ thân mật, lịch sự của ngƣời nói đối với ngƣời nghe.

Ví dụ (44) : Vạng ngồi đấy nói ngon ngọt hơn cả mật cả đƣờng. Slao mấy lần định đuổi anh ta ra về, nhƣng cơ lại nghĩ: mình là con gái, con trai là ngƣời gặp hoa ngửa tay xin, nhƣng mình khơng cho thì thơi. Slao nói thân mật, an ủi :

- Ruồi dễ chết vì mật ngọt. Con gà gơ tự nó chui vào thịng lọng đuôi

ngựa, bởi cái sáo giả tiếng chim. Vực sâu mười bảy sải tay có người lặn được, lịng người khơng ai đo được. Ai đã dễ gì đi guốc trong bụng ai? Anh có thật lịng như lời anh nói thì hãy đợi hoa sẽ nở, đến mùa quả quả sẽ chín. Bây giờ anh về đi ! Để tơi cịn đọc sách. Tơi bận lắm, tơi khơng có thì giờ để

nói chuyện hoa bƣớm với anh nhiều thế đâu.

[47, 117 – 118]

Trong Lòng Dạ Đàn Bà, khi nhân vật Tu tới nhà Lả để nói chuyện với bố mẹ Lả về việc khƣớc từ làm đám cƣới với Lả bởi Tu biết Lả không yêu mình, Tu đã dùng lối nói vịng vo dài dịng kèm theo những hình ảnh rất độc đáo để từ chối :

Ví dụ (45) : Khơng đƣợc ! - Mẹ Lả đang xào rau dƣới bếp nói to vọng lên giƣờng trên - Tao không cần văn hoa, không dài dịng, khơng lí sự, và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng chẳng tình nghĩa trong việc này. Con Lả nhà bá phải lấy cháu mày hiểu chƣa : Vì đầu bốn bố mẹ đã gật, lời bốn bố mẹ đã thấm vào đá, hai ngƣời đã ăn hỏi. Đƣờng phên chục cân hỏi cô dâu nhà này đã ngọt mâm, ngọt đĩa. Gà sống thiến vài đôi hỏi vợ trẻ vợ đẹp đã luộc, đã quay đầu cúng bàn thờ tổ tiên. Chúng mày không xa nhau đƣợc !

- Cháu có lời đẹp, lời ngon ngọt cảm ơn bác bá đã quý cháu, mong

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng (Trang 98 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)