1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp việt nam

62 560 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 285,43 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Thời gian” là một trong những thứ quan trọng nhất mà con người có. Khi thời gian đã trôi đi thì không bao giờ quay trở lại. Có thể nói thời gian là điều kiện quan trọng để mỗi người tồn tại. Đối với từng người, thời gian là sự sống, là tiền, là tri thức. Những công trình, phát minh vĩ đại ra đời cũng cần thời gian. Giá trị của thời gian thậm chí còn quý hơn vàng. Chúng ta có thể kiếm tiền nhưng không thể mua được thời gian. Tuy nhiên, tất cả mọi người, ai cũng chỉ có một lượng thời gian hạn định: 24 giờ mỗi ngày, 168 giờ 1 tuần và 8.736 giờ một năm. Dù là người giàu có hay nắm giữ quyền lực trong tay thì quỹ thời gian của họ cũng không thể tăng lên. Cách duy nhất để làm “tăng” thời gian một cách tương đối là quản lý và sử dụng cẩn thận lượng thời gian mà mình có. Hạn chế thời gian lãng phí đồng nghĩa với bạn có thể dành nhiều thời gian hơn vào những mục tiêu quan trọng của bản thân và nâng cao hiệu quả công việc. Quản lý thời gian là chìa khóa để thành công, cho phép bạn kiểm soát cuộc sống thay vì thụ động, bị cuốn trôi. Bạn thực hiện nhiều hơn, bạn đưa ra quyết định tốt hơn, bạn làm việc hiệu quả hơn, và tất nhiên, bạn thành công hơn. Chúng ta không thể tạo ra thời gian nhiều hơn, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng nó tốt hơn. Ai cũng hiểu thời gian là có hạn, nhưng không phải ai cũng tận dụng tốt quỹ thời gian của mình cũng như biết quản lý thời gian một cách khoa học. Nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí của con người là chính đáng. Tuy nhiên, nhiều người không có đủ thời gian cho những nhu cầu đó. Nhiều người luôn phải rượt đuổi, không hiểu tại sao mình đã rất cố gắng mà không nhận được kết quả như mong muốn? Tại sao sự cố gắng không mang thành công đến với họ? Cái gì đã “chiếm mất” thời gian của chúng ta? Nguyên nhân chính là họ chưa biết cách quản lý thời gian cho hiệu quả, và đôi khi là họ không biết mình đã lãng phí thời gian như thế nào. Vậy phải làm thế nào để quản lý tốt nguồn tài nguyên quý giá này? Với mỗi doanh nghiệp, quản lý thời gian cũng hết sức quan trọng. Karl Marx (1818-1883) đã từng nói: “Thời gian không bao giờ trở lại, để thời gian trôi đi một cách trống rỗng chính là tự sát từ từ. Suy cho cùng toàn bộ nền kinh tế là ở chỗ tiết kiệm thời gian”. Thời gian được xem là một tài sản hữu hình để nâng cao hiệu quả công việc, là nhân tố không nhỏ quyết định đến thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Con người Việt Nam luôn được đánh giá cao về tính thích ứng, nhạy bén, nhanh nhẹn. Nhưng, tại sao lao động Việt Nam lại có hiệu quả thực hiện công việc quá thấp so với lao động các nước khác như Nhật, Mỹ? Thậm chí, người lao động Việt Nam còn bị đánh giá là lười biếng, vô kỉ luật. Những điều này phải chăng là do người lao động đã không biết quản lý tốt thời gian làm việc của mình? Họ chưa nhận thức được vai trò của thời gian hay chưa biết cách quản lý thời gian cho tốt? Trên thực tế, người lao động trong doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến việc quản lý thời gian của mình ở nơi làm việc. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Công tác quản lý nói chung và đặc biệt là quản lý thời gian rất lỏng lẻo. Nhất là các doanh nghiệp nhà nước, các nhân viên có rất nhiều thời gian rảnh rỗi trong 8 tiếng hoạt động ở cơ quan. Không khó để nhìn thấy, bắt gặp cảnh tượng những người nhân viên, thậm chí cùng các quản lý của mình tán phét, nghỉ ngơi ngay trong giờ làm việc. Tình trạng sử dụng điện thoại, facebook hay làm những việc cá nhân là hết sức phổ biến. Ngay cả những cơ quan, doanh nghiệp đã sử dụng các công nghệ phục vụ việc kiểm soát thời gian của nhân viên như: dấu vân tay, hay camera, nhưng chưa thực sự hiệu quả. Nhiều nhân viên thậm chí còn bỏ nơi làm việc ra ngoài cùng bạn bè hay đi mua sắm với các đồng nghiệp. Theo kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường trực tuyến W&S vào tháng 7-2012, có đến 25.3% nhân viên thường đến cơ quan không đúng giờ và chưa thực hiện nghiêm túc nội quy giờ giấc công sở. Có tới 66,6 % người lao động không có thói quen lập kế hoạch làm việc trong dài hạn. Rõ ràng đây là sự lãng phí lớn mà chính người lao động không nhận thức được. Nếu những điều này xảy ra, song họ vẫn hoàn thành tốt các công việc của mình thì vấn đề chưa có gì đáng nói. Tuy nhiên, cũng rất nhiều người lao động kêu ca phàn nàn về khối lượng công việc mà họ phải làm. Họ luôn cảm thấy bị thiếu hụt về thời gian. Công việc dồn dập, nhiều lúc phải mang về nhà để giải quyết. Nhất là vào thời điểm cuối kì (cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm), các nhân viên phải chạy đua để hoàn thành công việc.Từ đó làm giảm hiệu quả công việc mà họ thực hiện. Theo báo cáo Năng suất của APO năm 2010, xét về năng suất lao động thì Việt Nam chỉ đạt mức 2.072 USD/người lao động, thấp nhất trong số 10 nước châu Á được so sánh gồm Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia và Việt Nam. Tổng cục Thống kê cho biết, năng suất lao động Việt Nam đang thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và châu Á. Cụ thể là, năng suất lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản tới 135 lần. Những nhà đầu tư của các nước khác nhìn vào đó, đã có rất nhiều ý kiến phản ánh sự thiếu chuyên nghiệp của người lao động Việt Nam. Điều này làm mất đi hình ảnh và giá trị của con người Việt nói chung và người lao động trong các doanh nghiệp nói riêng. Nền kinh tế Việt Nam vẫn trong thời kì khôi phục sau suy thoái. Các doanh nghiệp đòi hỏi phải nỗ lực trỗi dậy. Khi mà cạnh tranh các nguồn lực khác đã bước vào giai đoạn bão hòa thì quản lý thời gian chính là một trong những chìa khóa cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhóm tác giả chọn đề tài “Quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học. Đề tài sẽ đề cập đến công tác quản lý thời gian của các lao động gián tiếp trong một số doanh nghiệp Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu chung: Thông qua tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thời gian của lao động gián tiếp trong doanh nghiệp; đưa ra đề xuất cho người quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thời gian người lao động. - Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: • Hệ thống hóa lý thuyết về quản lý thời gian, vai trò của quản lý thời gian • Tổng quan các công trình đã nghiên cứu về quản lý thời gian • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt Nam • Đưa ra được các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Quản lý thời gian và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thời gian của lao động gián tiếp tại một số doanh nghiệp Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: • Không gian: một số doanh nghiệp Việt Nam như:  Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel  Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank  Siêu thị Fivimart  Công ty cổ phần Vật Giá  Một số doanh nghiệp khác • Thời gian: Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 4 năm 2014 4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập dữ liệu: dựa trên dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp: 1. Dữ liệu sơ cấp: được thu thập dựa trên việc phát phiếu phỏng vấn và phiếu điều tra 2. Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã thực hiện,… b. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện thông qua 02 giai đoạn:  Nghiên cứu sơ bộ Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn sâu một số nhân viên ở doanh nghiệp để đưa ra mẫu câu hỏi phỏng vấn nhân viên tại một số doanh nghiệp nhằm đánh giá sơ bộ các nhân tố gây lãng phí thời gian. Nghiên cứu định tính thực hiện phỏng vấn một nhóm người lao động, nhân viên theo cách chọn mẫu thuận tiện nhằm phát hiện ra các nhân tố mới và củng cố thêm các nhân tố đã đưa ra nguyên nhân gây lãng phí thời gian nhằm xây dựng bảng hỏi chính thức để thu thập dữ liệu. Nghiên cứu định lượng thực hiện khảo sát một số nhân viên nhằm phát hiện những sai sót trong bảng câu hỏi và kiểm tra thang đo.  Nghiên cứu chính thức Sử dụng phương pháp định lượng với kĩ thuật điều tra thông qua phiếu khảo sát c. Phương pháp xử lí số liệu • Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu và kiểm định thang đo. • Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá, phương pháp chuyên gia,… 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của đề tài được kết cấu gồm 04 chương: • Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý thời gian • Chương 2: Thực trạng quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt Nam • Chương 3: Phương pháp và kết quả nghiên cứu quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt nam • Chương 4: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt Nam CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN 1.1 Tổng quan về thời gian và quản lý thời gian 1.1.1. Khái niệm thời gian “Thời gian” là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển loài người. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bất kì định nghĩa nào về thời gian được xem là hoàn chỉnh và thể hiện được một cách toàn diện nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Có người cho rằng thời gian là hữu hình, cụ thể và cân đong được qua các đại lượng thời gian như: năm, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây. Tuy nhiên, nếu quan niệm như vậy thì không hẳn chính xác. Nó chỉ phù hợp khi dùng để đo đạc, quy đổi một lượng thời gian cụ thể nào đó. Quan niệm thời gian này đã không nêu lên được vai trò cũng như giá trị của thời gian. Ngạn ngữ có câu: “thời gian là vàng”. Ngay từ xưa, cha ông chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thời gian. Thời gian được ví như một thứ đồ quý, có giá trị cao. Tổng hợp giữa sự hữu hình và ý nghĩa của thời gian, Becker và Mustric (2008) đã đưa ra quan niệm thời gian của mình: “thời gian được chia làm hai loại là định lượng và định tính. Thời gian định lượng đại diện cho thời gian về mặt số lượng; đó là thời gian có thể được đo và tính bằng giây, phút, ngày, tuần, tháng, năm. Trong khi đó, thời gian định tính được liên kết với ý nghĩa của hoạt động đã tiêu hao khoảng thời gian đó”. Phát triển sâu hơn về giá trị tồn tại của thời gian. Theo Kerzner (2009) “thời gian là một nguồn lực mà khi sử dụng không đúng cách hoặc mất đi thì nó sẽ mất đi mãi mãi”. Quan niệm này không chỉ phản ánh vai trò quan trọng, mà còn thể hiện được tính chảy đi một chiều và không thể lấy lại được của thời gian. Chính điều này khiến cho mỗi chúng ta càng phải quan tâm hơn tới vấn đề quản lý thời gian. Trên thực tế, chính vì con người không nhận thức được sự mất dần đi về thời gian của mình, nên nhiều lúc cảm thấy hối tiếc, thậm chí là đánh mất rất nhiều thứ. Và đương nhiên, thời gian không dừng lại càng không thể quay lại để chờ đợi con người. Ngay cả khi ta nói rằng “chúng ta còn thời gian để sửa sai, để làm lại” thì chúng ta cũng đang tiêu hao một lượng thời gian khác. Đứng trên phương diện của một nhà kinh doanh, David Fontana lại cho rằng “thời gian như là một nguồn vốn có hạn”. Nguồn vốn đối với các tổ chức, doanh nghiệp và một nhân tố yếu định đến sự tồn tại và phát triển của mình. Cũng như vậy, với mỗi con người, thời gian là cần thiết cho sự tồn tại và duy trì sự sống của họ. Nếu thời gian một người có là 0 thì có nghĩa họ chưa từng tồn tại. Cuộc sống của con người sẽ được hạn định trong một khoảng thời gian mà con người vốn gọi là “tuổi thọ”. Như vậy, với mỗi người, thời gian là hữu hạn, là có điểm kết thúc. Điều cần thiết là chúng ta sẽ sử dụng thời gian của mình như thế nào cho hiệu quả. 1.1.2. Khái niệm quản lý thời gian Quản lý thời gian là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người. Ngày nay, vẫn chưa nhiều người có thể nhận thức được ý nghĩa của hoạt động quản lý thời gian. Tuy nhiên, đề tài “quản lý thời gian” đã được không ít người quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu. Giống như chủ đề “thời gian”, hiện nay cũng đã có rất nhiều quan niệm khác nhau liên quan đến định nghĩa và vai trò của “quản lý thời gian”. Theo Harris (2008), quản lý thời gian là “quá trình khéo léo áp dụng thời gian để hoàn thành và làm hoàn hảo một hoạt động cụ thể trong khoảng thời gian bị hạn chế”. Theo Hansen (2011): “quản lý thời gian không phải là hoạt động để tạo ra nhiều thời gian hơn mà là việc sử dụng tốt nhất thời gian mà chúng ta có”. Như vậy, cả Harris và Hansen đều cho rằng, quản lý thời gian có nghĩa là trong một lượng thời gian hạn định đó, chúng ta phải làm thế nào để sử dụng và phân bổ thời gian vào các hoạt động một cách tối ưu nhất. Kristan (2010) lại cho rằng “quản lý thời gian là một việc cần phải bỏ ra nhiều công sức, phải thực hiện một cách cẩn thận, có ý thức và có mục đích; không được chùn bước khi gặp khó khăn mà phải đối mặt với nó”. Tiếp cận ở góc độ này, Kristan đã nhấn mạnh vào nỗ lực, sự cố gắng để có thể quản lý thời gian một cách hiệu quả nhất. Hoạt động quản lý thời gian không đơn giản chút nào. Nhận thức được ý nghĩa của công tác quản lý thời gian, vạch ra được một kế hoạch sử dụng thời gian tối ưu đã khó; làm theo đúng với kế hoạch, quản lý các hoạt động trong tầm kiểm soát và giới hạn thời gian đã vạch ra càng khó khăn hơn. Tác giả Forsyth (2010) lại cho rằng: “quản lý thời gian không chỉ quan tâm đến việc đóng gói các hoạt động với các khoản thời gian có sẵn, mặc dù điều này là một phần của quản lý thời gian, mà còn phải đảm bảo rằng mục tiêu được đáp ứng’’. Do đó, quản lý thời gian không chỉ là đưa ra một khoảng thời gian bất kỳ cho một công việc mà còn phải dựa vào tính chất công việc để “giao” cho nó một khoảng thời gian hợp lý. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian đã định, kèm theo các yêu cầu công việc, phải nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục tiêu đúng thời gian, chứ không phải làm đại khái, hết thời gian thì có thể bỏ dở. Nhận định của Forsyth phải chăng cũng giúp chúng ta nhận thức rằng không nên cứng nhắc, gắn kết một khoảng thời gian với một công việc, mà có thể linh hoạt, đưa ra một khoảng thời gian cho một nhóm công việc để việc phân bổ thời gian linh động hơn, giải quyết được những vấn đề phát sinh thêm. Nói tóm lại, có thể hiểu "Quản lý thời gian là hành động hoặc quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm soát có ý thức số lượng thời gian dành cho các hoạt động cụ thể, đặc biệt là nâng cao kết quả, hiệu quả hay năng suất”. Trong công tác quản lý thời gian, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý với nhận định: tự quản lý là quan trọng nhất. Felton và Sims (2009) khẳng định “trọng tâm của quản lý thời gian là ưu tiên và bắt nguồn từ tự quản lý. Tự quản lý là cường quốc của quản lý thời gian”. Tán thành và mở rộng nhận định này, Zeller (2008) nhấn mạnh hơn việc cần có một hệ thống quản lý thời gian hiệu quả, toàn diện “quản lý thời gian hiệu quả đòi hỏi nhiều hơn ý định tốt và tự nhận thức, nó còn đòi hỏi một hệ thống tốt bao gồm các quy trình cụ thể cần phải được đưa ra để tham gia vào quá trình quản lý thời gian một cách hiệu quả”. Các quy trình cụ thể liên quan đến việc quản lý thời gian được quy định bởi Downs (2008) như: thiết lập các ưu tiên, phân tích, chọn lọc, lập kế hoạch và thực hiện. Như vậy, dù xét trong một tổ chức bất kỳ hay chỉ các đơn vị kinh doanh, thì hoạt động quản lý thời gian không chỉ cần sự giám sát, quản lý của các nhà quản trị; cái căn bản nhất chính là sự tự nhận thức và quản lý của mỗi cá nhân. Mặt khác, con người cũng cần nhận thức được rằng: “quản lý thời gian không phải là mục tiêu mà là phương tiện để đạt được mục tiêu”. Vì thế, chúng ta cần cân nhắc giữa việc cứng nhắc tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý thời gian đã định và việc linh hoạt để có thể đạt được mục tiêu có hiệu quả nhất. 1.1.3. Vai trò của quản lý thời gian Dường như bất cứ ai trong tất cả chúng ta đều ít nhất một lần mong muốn có thêm một vài giờ trong một ngày để có thể hoàn tất các công việc, hoặc thư giãn, hoặc tham gia vào các hoạt động mà mình mong muốn. Nhưng như đã nói ở trên, thời gian cho mỗi người là có giới hạn, mỗi ngày cũng được hạn định trong 24 giờ đồng hồ. Vì vậy, quản lý thời gian có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Khi nói về vai trò của quản lý thời gian, nhiều tác giả đã đưa ra các nghiên cứu và nhiều kết luân khác nhau. Theo Mancini (2007): “khi chúng ta quản lý thời gian của chúng ta một cách hiệu quả và hiệu suất, [...]... TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 Thực trạng quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt Nam Quản lý thời gian trong các doanh nghiệp Việt Nam là một vấn đề cần được quan tâm Như đã nói ở trên, con người Việt Nam có khả năng thích ứng cao và nhanh nhẹn.Tuy nhiên, hiệu quả làm việc của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp Người lao động thường làm việc trong khoảng thời gian 8 tiếng đồng hồ, nhưng... quả quản lý thời gian một cách có hệ thống, tổng quát hơn và đặc biệt với đối tượng là người lao động gián tiếp trong một số doanh nghiệp Chính việc rút gọn phạm vi nghiên cứu, tập trung vào một nhóm đối tượng hẹp hơn, nhóm tác giả sẽ xây dựng được các đề xuất cụ thể, sâu sát hơn với thực tiễn và tình hình tại một số doanh nghiệp Việt Nam CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỜI GIAN TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP... hoặc các nghiên cứu ở các doanh nghiệp nước ngoài Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động quản lý thời gian chưa được chú trọng, chưa có nghiên cứu nào mang tính chất tổng quát về quản lý thời gian của đối tượng là người lao động trong các doanh nghiệp Đặc biệt là một nghiên cứu mang tính chất định lượng Vì vậy, nhóm tác giả chọn đề tài: Quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt Nam Đề tài này sẽ phân... Paretto, rõ ràng, trong hoạt động quản lý thời gian, không nhất thiết phải quản lý một cách cưỡng bức, ép buộc mà để cho mỗi người tự quản lý thời gian của họ theo một chừng mực, điều chỉnh của công ty thì có thể mang lại hiệu quả tốt hơn 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thời gian Rõ ràng, công tác quản lý thời gian cũng như các phương pháp quản lý thời gian đã được nghiên cứu và áp dụng... lỏng lẻo trong khâu quản lý và thái độ “cả nể”, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hoặc không có, hoặc chỉ sử dụng một số thiết bị kiểm tra việc sử dụng thời gian của nhân viên ở dạng đơn giản, ít hiệu quả CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ THỜI GIAN TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1 Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu của nhóm vận dụng lý thuyết của Peter McNamara kết hợp với điều... nâng cao hiệu quả quản lý thời gian Từ những phân tích của mình, David Fontana đã xây dựng công thức: Quản lý thời gian tốt = Động cơ đúng + tâm trạng đúng + kỹ năng chính xác Đặc biệt, trong số các nghiên cứu về quản lý thời gian, nhóm tác giả quan tâm đến bài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý thời gian của các nhà quản trị doanh nghiệp nhỏ” của tác giả Peter McNamara Thực tế, như... mất thời gian, giảm hiệu quả làm việc và đánh mất niềm tin của cấp trên, thậm chí sẽ làm bạn bị mất việc Như vậy, rõ ràng người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự quản lý tốt thời gian của mình Họ chưa nhận thức được ý nghĩa của quản lý thời gian Tuy nhiên, không chỉ từ phía người lao động, đứng trên góc độ quản lý Chính cách thức quản lý lỏng lẻo, dễ cho qua của các doanh nghiệp. .. nhằm thu thập dữ liệu về các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thời gian của nhân viên tại một số doanh nghiệp Mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được tổng hợp và loại bỏ những phiếu không hợp lệ hoặc đem lại thông tin gây nhiễu cho nghiên cứu với kích thước mẫu là 204 Bảng 3.1: Thang đo các nhân tố tác động tới quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt Nam Kí hiệu Các phát biểu Banthan1 Banthan2 Banthan3... hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Vì vậy, bài nghiên cứu của Peter McNamara có mối quan hệ rất gần với bài nghiên cứu mà nhóm sẽ thực hiện Đây là nghiên cứu không chỉ nhằm khám phá những yếu tố ảnh hưởng hành vi quản lý thời gian của các doanh nghiệp nhỏ, nó cũng cố gắng để nghiên cứu các điều kiện cho phép quản lý thời gian để được thực hành Ông Peter McNamara đã đưa... hiện ra các nhân tố gây ảnh hưởng tới quản lý thời gian làm việc hành chính của các nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tìm hiểu về thói quen xây dựng kế hoạch quản lý thời gian Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tìm hiểu các thông tin trên internet, trao đổi với giáo viên hướng dẫn và phỏng vấn sơ bộ 5 nhân viên trong một số doanh nghiệp (Phiếu phỏng vấn sâu - Phụ lục 1) . về quản lý thời gian • Chương 2: Thực trạng quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt Nam • Chương 3: Phương pháp và kết quả nghiên cứu quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt nam •. về quản lý thời gian • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt Nam • Đưa ra được các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thời gian tại một số doanh. 4: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt Nam CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN 1.1 Tổng quan về thời gian và quản

Ngày đăng: 14/11/2014, 13:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Ma trận Esenhower - quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp việt nam
Hình 1.1 Ma trận Esenhower (Trang 14)
Hình 1.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng Sử dụng thời gian của Robonson - quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp việt nam
Hình 1.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng Sử dụng thời gian của Robonson (Trang 17)
Hình 2.1: Tỷ lệ làm việc riêng trong công sở - quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp việt nam
Hình 2.1 Tỷ lệ làm việc riêng trong công sở (Trang 24)
Hình 2.2: Thời gian đến công sở - quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp việt nam
Hình 2.2 Thời gian đến công sở (Trang 26)
Hình 2.3: Tỷ lệ người có thói quen lập kế hoạch - quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp việt nam
Hình 2.3 Tỷ lệ người có thói quen lập kế hoạch (Trang 26)
Bảng 3.1: Thang đo các nhân tố tác động tới quản lý thời gian tại một số doanh - quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp việt nam
Bảng 3.1 Thang đo các nhân tố tác động tới quản lý thời gian tại một số doanh (Trang 35)
Bảng 3.3: Thống kê mẫu nghiên cứu - quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp việt nam
Bảng 3.3 Thống kê mẫu nghiên cứu (Trang 38)
Bảng 3.4: Kết quả kiểm định cronbach Alpha - quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp việt nam
Bảng 3.4 Kết quả kiểm định cronbach Alpha (Trang 39)
Bảng 3.5. Kết quả EFA đối với các nhân tố tác động tới quản lý thời gian tại một - quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp việt nam
Bảng 3.5. Kết quả EFA đối với các nhân tố tác động tới quản lý thời gian tại một (Trang 42)
Bảng 3.6: Kết quả EFA đối với thang đo sự đánh giá của nhân viên - quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp việt nam
Bảng 3.6 Kết quả EFA đối với thang đo sự đánh giá của nhân viên (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w