Nam
Thứ nhất, không có kế hoạch làm việc trong tương lai
Hiệu quả quản lý thời gian có thể được đánh giá thông qua hiệu quả làm việc.Như vậy, một trong những cách thức để hoàn thành đúng, đủ các nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch làm việc. Theo kết quả nghiên cứu trên, phần lớn những người thuộc nhóm nhân viên - cán bộ - công chức có thói quen lập kế hoạch thường xuyên cho ngắn hạn, tiêu biểu là cho ngày và thỉnh thoảng cho tháng. Tuy nhiên, đa số lại không có thói quen lập kế hoạch trong dài hạn, cho từng quý hay từng năm.
Nguồn: Theo www.vinaresearch.net
Mỗi người có những mong muốn, những dự định và mục tiêu cho riêng mình nên cách sử dụng thời gian của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người không xác định được những công việc vụ thể mà mình phải làm trong tương lai. Nhiều nhân viên việc vẫn duy trì cung cách làm thụ động, việc tới đâu , tính tới đó mà không có những kế hoạch làm việc cụ thể cho bản thân dẫn đến đôi khi còn bỏ quên những công việc quan trọng hay thậm chí không biết tiếp theo mình phải làm gì. Hậu quả của việc không lập kế hoạch là dành quá thời gian làm những công việc không cần thiết, không còn thời gian thực hiện những công việc khác, làm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả làm việc của bản thân và tập thể. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch không phải là cứng nhắc mà phải có sự linh hoạt trong từng hoàn cảnh và công việc cụ thể, có thể thay đổi kế hoạch ban đầu khi cần thiết. Tuy nhiên, cũng không lên lấy lý do để tự biện hộ cho sự lười biếng, ỷ lại để làm hỏng kế hoạch.
Thứ hai, cơ sở vật chất không đảm bảo
Một trong những hiện tượng phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam chính là điều kiện làm việc của người lao động không đảm bảo. Họ thường xuyên phải di chuyển giữa các phòng ban để photo tài liệu hoặc tìm kiếm các tập hồ sơ. Nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cơ sở vật chất cho nhân viên dẫn đến máy móc thường xuyên bị hỏng hóc do đã quá lỗi thời. Người lao động phải mất hàng giờ liền vì chờ đợi máy móc. Công nghệ phục vụ cho công việc cũng hết sức thiếu thốn.Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh
nghiệp phía Bắc là rất thấp. Kết quả khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây cho thấy, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam còn thấp. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ hiện đại còn rất ít. Khoảng 80 – 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980–1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao. Chính việc sử dụng công nghệ lạc hậu đó khiến người lao động gặp khó khăn trong sử dụng, mất thời gian chờ đợi, sửa chữa. Bên cạnh đó, môi trường làm việc bị ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là trong các đô thị, nơi tập trung của các doanh nghiệp cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hiệu quả làm việc của nhân viên.
Thứ ba, chế độ đãi ngộ của phần lớn doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu
Chế độ đãi ngộ là phần rất quan trọng để thúc đẩy nhân viên làm việc hết mình. Nếu chế độ đãi ngộ của người lao động không tốt sẽ gây ra sự bất mãn cho nhân viên làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc. Tuy nhiên chế độ đãi ngộ của người lao động vẫn còn nhiều bất cập.
Chính sách tiền lương của đại đa số doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Lương tối thiểu của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực khoảng 40%. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp không trả lương theo năng suất, hiệu quả, chất lượng công việc mà lấy lương tối thiểu là gốc tham chiếu để trả lương cho lao động phổ thông. Vì vậy lương thường không đủ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho người lao động. Nhưng doanh nghiệp có lương cao thường là những doanh nghiệp có vị thế độc quyền như điện lực, viễn thông, xăng dầu... trong khi nhiều ngành khác lại có thu nhập rất thấp như nuôi trồng thủy sản, dệt may... như vậy trong chính sách đãi ngộ tồn tại sự bất bình đẳng trong thu nhập của người lao động. Bên cạnh đó, một số lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa nắm vững được
mối quan hệ nhân quả giữa chính sách đãi ngộ nhân sự và hiệu quả kinh doanh. Đa số cho rằng, để có chế độ đãi ngộ nhân sự tốt phải chờ đến khi có kết quả kinh doanh tốt. Trong khi trên thực tế thì ngược lại, chỉ có đãi ngộ tốt thì kết quả kinh doanh mới tốt.
Thứ tư, nhân viên dành nhiều thời gian vào điện thoại và internet
Công nghệ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và điện thoại đã trở thành thiết bị điện tử không thể thiếu với mỗi người. Nhưng bên cạnh việc trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện thì việc sử dụng điện thoại trong văn phòng cũng mang lại những mặt trái không thể bỏ qua. Việc “nấu cháo” điện thoại là điều thường thấy trong các văn phòng hiện nay. Có thể là một phút, mười phút hay thậm chí là mấy giờ đồng hồ để nói về những chuyện vô bổ, còn công việc thì gián đoạn trễ nải. Nhiều nhân viên thậm chí còn lợi dụng điện thoại ở của nơi làm việc để “tám” chuyện hàng giờ liền. Điều đó không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả làm việc của bản thân người lao động mà còn mang lại những chi phí không tên cho doanh nghiệp. Khi thời đại công nghệ thông tin phát triển, thì điện thoại không chỉ là công cụ để trao đổi thông tin mà nó còn tích hợp những chức năng khác như chơi điện tử, lướt web... và điều này càng khiến cho điện thoại trở nên hấp dẫn hơn với nhân viên.
Bên cạnh điện thoại, Facebook cũng đang trở thành cơn nghiện trong hầu hết các doanh nghiệp. Việc thường xuyên kiểm tra Facebook trong giờ làm việc giờ không còn là chuyện hiếm của nhân viên công sở. Cho đến thời điểm này trang mạng xã hội Facebook ngoài chức năng như chia sẻ thông tin, kết bạn còn có một chức năng độc đáo khác đó là cho phép những người tham gia có thể chơi các game trực tuyến tổ chức theo hình thức mạng xã hội. Mặc dù, nhiều công ty đã có quy định cấm sử dụng mạng xã hội và chơi game nơi công sở nhưng xem ra
tình trạng này vẫn diễn ra khá phổ biến. Thói quen này khiến bạn mất thời gian, giảm hiệu quả làm việc và đánh mất niềm tin của cấp trên, thậm chí sẽ làm bạn bị mất việc.
Như vậy, rõ ràng người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự quản lý tốt thời gian của mình. Họ chưa nhận thức được ý nghĩa của quản lý thời gian. Tuy nhiên, không chỉ từ phía người lao động, đứng trên góc độ quản lý. Chính cách thức quản lý lỏng lẻo, dễ cho qua của các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho người lao động buông lỏng công việc, dành thời gian cho những việc khác như vậy. Trước hết, chính những nhà quản lý là những người không thực hiện tốt công tác quản lý thời gian. Cũng như người lao động, họ đến công ty muộn, dùng điện thoại, internet,...của công ty vào việc riêng; hoặc gọi điện thoại, tán gẫu với những người cùng cơ quan, người thân. Các nhà quản lý cũng chưa tạo được một môi trường làm việc tốt.Ngoại từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (100% hoặc liên doanh) thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là các công ty quy mô vừa và nhỏ. Điều kiện làm việc không đảm bảo. Không ít công ty đặt gần khu đông dân, gần các tuyến giao thông ồn ào, lộn xộn. Ngay cả khi các nhân viên của mình làm sai, sử dụng quỹ thời gian được trả lương vào các công việc cá nhân thì chính các nhà quản lý cũng không nghiêm túc trong công tác kỉ luật, xử lý. Bên cạnh đó, số lượng công việc mà các nhà quản lý giao cho người lao động quá ít so với thời gian họ làm việc ở công ty. Mức độ căng thẳng của người lao động Việt Nam trong các công việc là không cao. Điều này sẽ không tạo ra được động lực, sự thúc giục trong việc hoàn thành công việc cho người lao động. Thiếu thốn cơ sở vật chất, lỏng lẻo trong khâu quản lý và thái độ “cả nể”, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hoặc không có, hoặc chỉ sử dụng một số thiết bị kiểm tra việc sử dụng thời gian của nhân viên ở dạng đơn giản, ít hiệu
quả.