b. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
4.2.2. Tạo bầu không khí thân thiện hợp tác giữa các nhân viên trong công ty
Đề xuất tạo bầu không khí thân thiện gồm 2 đề xuất:
Tạo tinh thần đồng đội giữa các cá nhân trong môi trường làm việc Phát triển kỹ năng làm việc nhóm
Những đề xuất này đưa ra nhằm xây dựng một bầu không khí làm việc thân thiện, giảm đi áp lực công việc đối với nhân viên.Qua đó, giúp nhân viên tập trung hơn trong công việc và đạt hiệu quả cao. Đề xuất đưa ra nhằm một mục đích quan trọng hơn là phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Thực tế, có rất nhiều đánh giá của các chuyên gia, cũng như những thông tin cho rằng: 1 người Việt Nam làm việc thì có thể rất tốt và tốt hơn cả 1 người Nhật, nhưng nếu có 3 người Việt làm việc cùng nhau thì hiệu quả công việc chung sẽ thấp hơn nhiều so với một nhóm gồm 3 người Nhật, điều đó cho thấy kỹ năng làm việc nhóm của người Việt chúng ta còn hạn chế. Đề xuất đưa ra sẽ giúp cho nhân viên trong các doanh nghiệp một số điểm sau:
Làm sao để có thể hợp tác tốt
Tạo tinh thần đồng đội giữa các cá nhân khác nhau trong môi trường làm việc
Sự hợp tác giữa các đồng nghiệp trong một môi trường làm việc là điều rất cần thiết. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ cũng như hiệu quả làm việc của một dự án hay kế hoạch bất kì. Tuy nhiên, để tạo được sự thống nhất đó, chúng ta cần xây dựng nên tinh thần đồng đội cùng nhau hợp tác giữa các thành viên trong cùng nhóm làm việc.
Bạn có thể tăng tinh thần làm việc tập thể bằng những hành động vô cùng đơn giản. Đó chỉ là những lời hỏi thăm sức khỏe về cá nhân, gia đình hay bạn bè. Những lời động viên khi đồng nghiệp hoặc nhân viên gặp phải khó khăn. Hoặc phổ biến hơn đó là tổ chức những buổi ăn uống, đi dã ngoại, du lịch tập thể để tăng tình đồng nghiệp trong công ty. Điều này sẽ giúp cho đồngnghiệp hoặc nhân viên của bạn cảm thấy mình được quan tâm và vị trí của họ có ý nghĩa và quan trọng hơn.Và dĩ nhiên, kết quả nhận được sẽ là một môi trường làm việc thân thiện, tích cực và vui vẻ.
Để tạo nên một môi trường làm việc cần rất nhiều yếu tố khác nhau. Đó không phải là trách nhiệm của riêng người quản lí mà đó là sự đóng góp của tất cả các cá thể khác nhau trong cộng đồng làm việc chung. Do đó, mỗi người cũng tự nhận thức và thay đổi, hoàn thiện bản thân để có thể góp sức tạo nên một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm
Nhóm tác giả đưa ra đề xuất cho vấn đề này dựa trên những thông tin tìm hiểu được và kinh nghiệm bản thân trong làm việc nhóm.
Sau đây là một số kĩ năng cần thiết khi làm việc nhóm:
• Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Lắng nghe để
đạt thông tin gì cho mình, lắng nghe để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Trong khi lắng nghe mỗi người phải nhìn trực tiếp vào người nói, nhưng không được nhìn
chằm chằm, có thể thể hiện sự đồng ý bằng cách gật đầu,... dùng giấy bút ghi chép lại một số điều lưu ý khi nghe.
• Kỹ năng đặt câu hỏi: Kỹ năng đạt câu hỏi trước hết thể hiện việc mỗi người
có thực sự tham gia vào công việc chung của nhóm, có nắm bắt được thông tin từ người truyền đạt. Câu hỏi được đặt ra phải đi đúng vào trọng tâm vấn đề, liênquan với những gì người nói mới truyền đạt. Câu hỏi xác đáng sẽ giúp nhóm giải quyết vấn đề nhanh hơn.Mỗi người có thể đưa ra câu hỏi dựa vào ghi chép có được khi nghe.
• Kỹ năng thuyết phục: Mỗi người phải biết cách đưa ra những luận điểm
chứng minh cho quan điểm của mình, thuyết phục các thành viên trong nhóm lựa chọn ý tưởng hay cách giải quyết vấn đề của mình.
• Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những
người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.
• Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong
công việc. Cùng nhau suy nghĩ về một ý tưởng mới, một giải pháp cho một vấn đề khó khăn,…khó khăn gì trong công việc mà đồng nghiệp có thể giúp đỡ. Ngoài giờ làm việc, có thể giúp nhau những công việc như đón con, chia sẻ tâm sự về vấn đề cuộc sống tạo sự thân.
• Sẻ chia: Trong công việc, các thành viên đưa ra ý kiến của mình về một
vấn đề chung của nhóm, có những thiết và gắn kết nhóm thành một khối.
• Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả quản lý thời gian đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề khó khăn và cần một thời gian rất lâu nữa để có thể khắc phục được. Trong khi đất nước ta chỉ còn vài năm tới là công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, công nghiệp ngày càng phát triển xã hội càng văn minh hơn, đồng thời khi có cộng đồng chung ASEAN thì sự cạnh tranh ngày càng cao, doanh nghiệp muốn tồn tại được thì họ phải nâng cao được năng suất lao động. Mà quản lý thời gian hiệu quả chính là một trong những nhân tố tác động chính thức đến hiệu quả quản lý thời gian. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư thời gian và tài chính để có thể quản lý thời gian hiệu quả hơn.
Để góp một phần nhỏ sức của mình vào quá trình thay đổi này, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý thời gian tại một số doanh nghiệp Việt Nam” để nghiên cứu. Dựa trên những tài liệu nghiên cứu, nhóm tác giả lựa chọn hướng đi riêng cho mình là nghiên cứu chủ yếu trên đối tượng là lao động gián tiếp trong một số doanh nghiệp. Đề tài đã nghiên cứu phân tích và đánh giá ý kiến của nhân viên trong các doanh nghiệp dựa trên 5 nhân tố: bản thân nhân viên, bản chất
công việc, phong cách quản lý, đồng nghiệp và môi trường làm việc. Từ những dữ liệu nghiên cứu được, nghiên cứu đưa ra 2 nhóm đề xuất chính tác động trực tiếp vào 5 nhân tố với mong muốn có thể đưa ra các đề xuất phù hợp với tình hình quản lý thời gian hiện tại ở một số doanh nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong muốn nhận được những góp ý, bổ sung của thầy cô giáo, và các bạn cùng tham gia nghiên cứu khoa học để bài nghiên cứu của nhóm hoàn thiện hơn.