Page iiHọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ: “Đánh giá thực trạng công tác
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
TRẦN VĂN HUY
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP THUỘC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG VĂN II,
HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2016
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN VĂN HUY
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP THUỘC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG VĂN II, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Thành
HÀ NỘI, NĂM 2016
Trang 3Page i
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luậnvăn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thựchiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đềuđược chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cánhân tôi
Tác giả luận văn
Trần Văn Huy
Trang 4Page ii
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ:
“Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại một số doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Đồng Văn II, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoaMôi trường, trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, đã giúp đỡ tôi trong quátrình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn XuânThành – Giảng viên hướng dẫn khoa học đã trực tiếp đóng góp những ý kiến quýbáu và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Trung tâm Quan trắc Phân tích tài nguyên Môitrường Hà Nam, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, Chi cục bảo vệmôi trường Hà Nam, 3 Công ty (Công ty TNHH EIDAI Việt Nam, Công tyTNHH hệ thống dây dẫn SUMI Việt Nam, Công ty TNHH TOKAI Việt Nam)
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoànthành luận văn
Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi về vật chất và tinh thần để tôi hoànthành học tập và luận văn thạc sĩ này
Tác giả luận văn
Trần Văn Huy
Trang 5Page 3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài .1
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
2.1 Mục đích 2
2.2 Yêu cầu 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1 Quản lý môi trường và các công cụ quản lý môi trường .3
1.1.1 Khái niệm KCN 3
1.1.2 Định nghĩa quản lý môi trường 3
1.1.3 Các công cụ quản lý môi trường 4
1.2 Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường khu công nghiệp .6
1.3 Phát triển công nghiệp và các vấn đề môi trường 8
1.3.1 Tình hình phát triển KCN trên thế giới và tại Việt Nam 8
1.3.2 Những quy định của thế giới và Việt Nam về quản lý môi trường KCN 14
1.3.3 Áp lực môi trường từ hoạt động của các KCN 16
1.3.4 Công tác quản lý môi trường của các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam
22 1.4 Các mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp hiện nay 26
1.4.1 Mô hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải 26
1.4.2 Mô hình quản lý KCN mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên 28
Trang 6Page 4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
1.4.3 Mô hình quản lý KCN theo chuỗi sản xuất 29
Trang 7Page 4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
1.5 Tình hình thực thi pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp ở
Việt Nam và tỉnh Hà Nam 30
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33
2.2 Nội dung nghiên cứu 33
2.2.1 Khái quát chung về KCN Đồng Văn II 33
2.2.2 Thực trạng sản xuất tại 03 công ty nghiên cứu 33
2.2.3 Hiện trạng môi trường tại 03 công ty nghiên cứu 33
2.2.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại 03 công ty nghiên cứu 33
2.2.5 Đề xuất giải pháp để nâng cao công tác quản lý môi trường tại KCN Đồng Văn II 33
2.3 Phương pháp nghiên cứu 34
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 34
2.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường 34
2.3.3 Phương pháp lấy mẫu, phân tích 34
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu: số liệu được xử lý bằng phần mềm excell 36
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1 Khái quát về KCN Đồng Văn II 37
3.1.1 Điều kiện tự nhiên KCN Đồng Văn II 37
3.1.2 Cơ sở hạ tầng KCN Đồng Văn II 40
3.2 Thực trạng sản xuất tại 03 công ty nghiên cứu: TNHH EIDAI Việt Nam, công ty TNHH Hệ Thống Dây Dẫn SUMI Việt Nam, công ty TNHH Tokai Rubber Hose Việt Nam 42
3.2.1 Công ty TNHH EIDAI Việt Nam 42
3.2.2 Công ty TNHH Hệ Thống Dây Dẫn SUMI Việt Nam 45
3.2.3 Công ty TNHH Tokai Rubber Hose Việt Nam 47
3.3 Hiện trạng môi trường tại một số doanh nghiệp thuộc KCN Đồng Văn II 49
Trang 8Page 5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
3.3.1 Hiện trạng môi trường nước 49
3.3.2 Hiện trạng môi trường không khí 53
3.3.3 Hiện trạng phế thải rắn 58
3.4 Công tác quản lý môi trường tại 03 doanh nghiệp thuộc KCN Đồng Văn II 61
3.4.1 Công tác thực thi và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường tại 03 doanh nghiệp 61
3.4.2 Tổ chức đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý môi trường tại 03 doanh nghiệp 62
3.4.3 Hệ thống thu gom và xử lý phế thải rắn, nước thải, khí thải 62
3.4.4 Ý kiến của người dân về môi trường tại khu công nghiệp Đồng Văn II 70
3.4.5 Đánh giá chung 72
3.5 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho KCN Đồng Văn II 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
Kết luận 77
Kiến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 81
Trang 9Page 6
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ KHCN&MT : Bộ Khoa học công nghệ và môi trường
Bộ TN&MT : Bộ Tài nguyên và Môi trườngBQL : Ban quản lý
BVMT : Bảo vệ môi trườngCCN : Cụm công nghiệp CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắnĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội ĐTM : Đánh giá tác động môi trườngKCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuấtKKT : Khu kinh tế NXB : Nhà xuất bảnQLMT : Quản lý môi trườngUBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường
Trang 10Page vii
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Các văn bản về quản lý môi trường các KCN đã ban hành 17
Bảng 1.2 Danh sách thẩm định ĐTM, Xác nhận hoàn thành các hạng mục bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành của các dự án đầu tư hạ tầng KCN 24
Bảng 3.1 Đặc điểm một số yếu tố khí hậu thời tiết Huyện Duy tiên 38
Bảng 3.2 Thực trạng sản xuất của công ty qua các tháng trong năm 2015
42 Bảng 3.3 Thực trạng sản xuất của công ty qua các tháng trong năm 2015
46 Bảng 3.4 Thực trạng sản xuất của công ty qua các tháng trong năm 2015
48 Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại một số doanh nghiệp thuộc KCN Đồng Văn II ( Ngày 24/12/2014) 49
Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại một số doanh nghiệp thuộc KCN Đồng Văn II ( Ngày 26/06/2015) 50
Bảng 3.7 Kết quả phân tích chất lượng không khí môi trường lao động 54
Bảng 3.8 Kết quả phân tích mẫu khí khu vực xung quanh 55
Bảng 3.9 Kết quả phân tích chất lượng khí thải 56
Bảng 3.10 Hiện trạng phế thải rắn tại công ty TNHH EiDai Việt Nam 58
Bảng 3.11 Hiện trạng phế thải rắn tại công ty TNHH SUMI Việt Nam 59
Bảng 3.12 Hiện trạng phế thải rắn tại công ty TNHH TOKAI Việt Nam 60
Bảng 3.13 Công tác tuân thủ luật pháp về bảo vệ môi trường 61
Bảng 3.14 Tổ chức đội ngũ quản lý môi trường tại các doanh nghiệp 62
Bảng 3.15 Kết quả đánh giá của người dân về môi trường KCN Đồng Văn II 71
Bảng 3.16 Kết quả phân tích điều kiện vi khí hậu, tiếng ồn và chất lượng không khí ngày 01/04/2015 73
Bảng 3.17 Kết quả phân tích chất lượng nước thải này 01/04/2015 74
Trang 11Page viii
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
Hình 1.1 Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý
môi trường Khu công nghiệp 7
Hình 1.2 Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam 11
Hình 1.3 Phân bố KCN – KCX ở Việt Nam theo số lượng 12
Hình 1.4 Phân bố KCN – KCX ở Việt Nam theo diện tích (ha) 13
Hình 1.5 Tỷ lệ gia tăng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc 13
Hình 1.6 Ước tính tỷ lệ tổng lượng nước thải KCN của 6 vùng kinh tế 14
Hình 1.7 Biểu đồ tỷ lệ các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung 21
Hình 3.1 Sơ đồ khu công nghiệp Đồng Văn II 37
Hình 3.2 Sơ đồ quy trinh sản xuất và dòng thải 43
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình sản xuất và dòng thải 46
Hình 3.4 Sơ đồ quy trình sản xuất và dòng thải 48
Hình 3.5 Diễn biến nồng độ TSS trong nước thải 52
Hình 3.6 Diễn biến nồng độ BOD5 trong nước thải 52
+ Hình 3.7 Diễn biến nồng độ NH4 trong nước thải 53
Hình 3.8 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể xử lý nước thải sinh hoạt 66
Hình 3.9 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải 67
Hình 3.10 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể xử lý nước thải sinh hoạt 68
Hình 3.11 Quy trình xử lý bụi từ xưởng sản xuất 69
Hình 3.12 Quy trình xử lý khí thải từ công đoạn phun sơn 69
Trang 12Page 1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là "Mục tiêu phát triểnđất nước Việt Nam đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướnghiện đại" Những thập kỷ qua ở nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả nước đã vàđang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa Nhiều địa phương chuyểndịch tỷ trọng giữa các ngành kinh tế rất mạnh Kết quả tỷ trọng ngành côngnghiệp, thương mại du lịch tăng mạnh và ngược lại tỷ trọng của ngành nôngnghiệp giảm mạnh
Phát triển mạnh trong những năm gần đây, khu công nghiệp (KCN) có vaitrò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Các KCN
đã và đang là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năngthu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việclàm và thu nhập cho người dân Cùng với sự phát triển các KCN, các đô thị mới,các cơ sở phụ trợ và dịch vụ đã không ngừng phát triển, góp phần tạo ra sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng tích cực
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, sự phát triển của cácKCN đang đặt ra những thách thức về môi trường ở hiện tại và trong tươnglai Lượng rác thải, nước thải, khí thải thải ra môi trường tăng lên rất nhanhchóng Trong khi đó, hệ thống quản lý môi trường của nước ta chưa thực sựhiệu quả, thiếu đồng bộ, đặc biệt đa số các nhà máy sản xuất công nghiệpchưa có hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường Vì vậy, vấn đề
về môi trường thực sự trở thành một bài toán khó còn bởi cơ chế quản lý môitrường còn lỏng lẻo và quan trọng hơn cả là ý thức của người dân chỉ quantâm tới lợi nhuận trước mắt mà không để ý đến môi trường quanh mình đang ônhiễm nghiêm trọng
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng, là cửa ngõ phíaNam của Thủ đô, cách Thủ đô Hà Nội hơn 50km, hệ thống giao thông thuậnlợi Đó là một trong những điều kiện thuận lợi để Hà Nam phát triển công
Trang 13Page 2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
nghiệp Tính đến năm 2009, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có 9 KCN đã đượcThủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Khu công nghiệp Đồng Văn II đượcthành lập theo quyết định số 335/2006/ QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh Hà Nam ngày 22/3/2006 có tổng diện tích 264 ha Sau hơn 8 năm đivào hoạt động, với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả đến nay KCN ĐồngVăn II đã lấp đầy được khoảng 90% diện tích (diện tích khoảng 237,6 ha) với
43 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, gồm các nhóm ngành nghềchính: Sản xuất đồ gỗ nội thất; Sản xuất linh kiện điện, điện tử; Sản xuất cácchi tiết của các động cơ xe máy, ô tô; Công nghiệp lắp ráp Ba doanh nghiệp(công ty TNHH EIDAI, công ty TNHH SUMI, công ty TNHH TOKAI) thuộcKCN Đồng Văn II đại diện cho 3 nhóm ngành nghề chính trong KCN với quy
mô sản xuất (nhỏ - vừa – lớn) , là các doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản Cácdoanh nghiệp đi vào hoạt động đã góp phần tạo điều kiện cho hàng nghìn laođộng ở địa phương có việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thungân sách cho tỉnh song bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề về môitrường Chính vì thế mà việc quan tâm đến chất lượng môi trường ở đây là rấtcần thiết Từ thực tế trên mà tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại một số doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Đồng Văn II, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”.
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
Trang 14Page 3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Quản lý môi trường và các công cụ quản lý môi trường
1.1.1 Khái niệm KCN
Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về thành lập,hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với KCN, Khu chế xuất (KCX),Khu kinh tế (KKT), KKT cửa khẩu thì KCN được định nghĩa như sau: “Khucông nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụcho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điềukiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”
Sự phát triển của các KCN sẽ đưa đến sự tăng trưởng kinh tế, phát triển
xã hội và nâng cao mức sống của nhân dân Tuy nhiên, quá trình này cũng sẽ gây
áp lực mạnh mẽ cho môi trường
1.1.2 Định nghĩa quản lý môi trường
Quản lý môi trường là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiệncũng như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môitrường và khai thác sử dụng tài nguyên một cách tối ưu Theo một số tác giả,thuật ngữ về quản lý môi trường gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước vềmôi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường.trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả hệ thốngsản xuất và bảo vệ sức khỏe người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnhhưởng của các hoạt động sản xuất
Hiện nay chưa có định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường Theo tácgiả Trần Thanh Lâm (2006) thì “Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổchức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồngngười tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và các kháchthể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằmđạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệhiện hành”; Theo Lưu Đức Hải (2005), “Quản lý môi trường là một hoạt độngtrong lĩnh vực quản lý xã hội có tác dụng điều chỉnh các hoạt động của con người
Trang 15Page 4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với cácvấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm địnhlượng, hướng tới sự phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật phápchính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa giáo dục… Các biệnpháp này có thể đan xen, phối hợp tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thểcủa vấn đề đặt ra Việc thực hiện quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy
mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng, tỉnh, huyện… (Hồ Thị Lam Trà, 2009).
1.1.3 Các công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp và phương tiện mà
các nhà quản lý sử dụng để thực hiện các nội dung của quản lý môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2010).
1.1.3.2 Phân loại công cụ quản lý môi trường và ưu nhược điểm của các công cụ
quản lý
Việc phân loại công cụ quản lý môi trường theo chức năng và theo bản chất Dựa theo chức năng, công cụ quản lý môi trường được phân ra thành 3nhóm công cụ:
- Nhóm điều chỉnh vĩ mô: Phạm vi điều chỉnh rộng lớn, bao gồm luậtpháp, chính sách
- Nhóm công cụ hành động: Phạm vi điều chỉnh trong lĩnh vực cụ thể,gồm các công cụ hành chính, xử phạt vi phạm môi trường trong kinh tế, sinh
Trang 16Page 5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
hoạt; công cụ kinh tế, có tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế - xã hội của cơ sởsản xuất kinh doanh
- Nhóm phụ trợ: Là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc khôngtác động trực tiếp tới hoạt động Các công cụ này dùng để quan sát, giám sát cáchoạt động gây ô nhiễm, giáo dục con người trong xã hội Công cụ phụ trợ có thể
là các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hóa…
Dựa theo bản chất, công cụ quản lý môi trường được phân loại như sau:
- Công cụ luật pháp – chính sách: Bao gồm các quy định pháp luật vàchính sách môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như các bộ luật về môitrường, nhà nước
Các định hướng cơ bản của công cụ luật pháp – chính sách là xây dựngvăn bản pháp quy về Bảo vệ môi trường; chấn chỉnh, tăng cường công tác xâydựng, ban hành và hướng dẫn tiêu chuẩn môi trường; tạo cơ chế, chính sáchtrong lĩnh vực môi trường
Công cụ luật pháp mang tính chất cưỡng chế cao và phạm vi điều chỉnhrộng lớn, có vai trò định hướng và điều chỉnh thực hiện đối với các loại công cụkhác nhau Nhược điểm của công cụ luật pháp là cứng nhắc và ít linh hoạt
Công cụ chính sách gồm tổng thể các quan điểm, chuẩn mức, các biệnpháp, thủ thuật mà nhà nước sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu chiến lượccủa đất nước
- Công cụ kinh tế: Là những phương tiện, biện pháp có tác dụng làm thayđổi chi phí và lợi ích của các hoạt động kinh tế, thường xuyên tác động đến môitrường nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự hủyhoạt môi trường
Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh thị trường để đưa ra các quy địnhnhằm đạt được mục tiêu môi trường, từ đó có cách ứng xử hiệu quả chi phí bảo
vệ môi trường
Các công cụ kinh tế quan trọng bao gồm: Thuế tài nguyên và thuế môitrường, phí và lệ phí môi trường, nhãn sinh thái và quỹ môi trường
Trang 17Page 6
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Ưu điểm: Công cụ kinh tế môi trường giúp duy trì sử hài hòa giữa tăngtrưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng
kế hoạch sản xuất phù hợp
Nhược điểm: Tuy nhiên, để phát huy hiệu lực công cụ kinh tế cần cónhững điều kiện sau: Nền kinh tế thị trường thực sự: Hàng hóa tự do trao đổi theochất lượng và giá trị; Chính sách và các quy định pháp luật chặt chẽ để có thểkiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra ô nhiễm; Hiệulực cao của các tổ chức quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương; Thunhập bình quân cao đủ để đảm bảo tài chính cho vấn đề quản lý môi trường
Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một phần của chính sáchmôi trường Do đó, cần luôn được nghiên cứ để hoàn thiện, tránh sự phản ứngcủa nhà sản xuất và người tiêu thụ Công cụ kinh tế môi trường có tác động rấtmạnh tới sự điều chỉnh chính sách kinh tế và môi trường ở các nước phát triển
Do vậy, cần phải nghiên cứu áp dụng chúng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội ởquy mô lâu dài
- Công cụ kỹ thuật: Có tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ônhiễm hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạtđộng sản xuất
Các công cụ kỹ thuật quản lý gồm các công cụ đánh giá tác động môitường, quan trắc môi tường, kiểm toán môi trường, quy hoạch môi trường, côngnghệ xử lý các chất thải, tái chế và sử dụng Các công cụ này có tác động mạnhtới việc hình thành và hành vi phân bố chất ô nhiễm trong môi trường, có thểđược thực hiện thành công trong bất kỳ một nền kinh tế phát triển nào
- Công cụ phụ trợ: Không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất sinh
ra chất ô nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ mô quá trình sản xuất này, có thể bao gồm:
GIS, mô hình hóa môi trường, giáo dục và truyền thông về môi trường (Ngô Thế Ân, 2012).
1.2 Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường khu công nghiệp
Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật,liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ Tài nguyên & Môi
Trang 18Page 7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
trường (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô lớn); Ủy ban nhândân tỉnh (UBND) (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộcthẩm quyền phê duyệt của tỉnh); UBND huyện (đối với một số dự án có quy mônhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù)
Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị Định củaChính phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCNcòn có: Ban quản lý (BQL) các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu
hạ tầng kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN
Thông tư 08/2009/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyđịnh trách nhiệm quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề liên quan đến bảo vệ vàquản lý môi trường của các KCN như sau:
Hình 1.1 Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý
môi trường Khu công nghiệp
- BQL các KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trườngKCN theo ủy quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáođánh giá tác động môi trường (ĐTM); chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát,kiểm tra các vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất,kinh doanh tại KCN; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tàinguyên và Môi trường thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môitrường trong KCN
Trang 19Page 8
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
- Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềmôi trường, chủ trì công tác thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môitrường và các nội dung của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩmquyền; chủ trì hoặc phối hợp với BQL các KCN tiến hành kiểm tra công tác bảo
vệ môi trường trong KCN; phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về bảo vệ môi trường KCN
- Công ty phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở
hạ tầng KCN; quản lý và vận hành hệ thông xử ý nước thải tập trung, các côngtrình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kỹ thuật; theo dõi, giámsát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đổ vào hệ thống
xử lý nước thải tập trung của KCN (Bộ TN&MT, 2010).
1.3 Phát triển công nghiệp và các vấn đề môi trường
1.3.1 Tình hình phát triển KCN trên thế giới và tại Việt Nam
Phát triển kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa toàn cầukết hợp với sự gia tăng dân số đã làm cho lượng chất thải tạo thành ngày càngtăng Trong đó, lượng chất thải được tạo ra nhiều nhất tại các nước phát triển, đặcbiệt là chất thải tại các khu công nghiệp
KCN đã có một quá trình hình thành và phát triển hơn 100 năm nay KCNhiện nay có nguồn gốc từ dạng cổ điển, sơ khai là “cảng tự do”, bắt đầu được biếtđến từ thế kỷ 16 như Leghoan và Genoa ở Italia Cảng tự do – cảng mà tại đó ápdụng “ quy chế ngoại quan”, cảng tự do được thành lập với mục đích ủng hộ tự
do thông thương, hàng hóa từ nước ngoài vào và từ cảng đi ra, được vận chuyểnmột cách tự do mà không phải chịu thuế Chỉ khi hàng hóa vào nội địa mới phảichịu thuế quan Các cảng tự do đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền ngoạithương của các nước, hình thành các đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ nhưNew York, Singapore và dần dần khái niệm cảng tự dọ đã được mở rộng, vận
dụng thành loại hình mới là KCN (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Nền tảng của các khu công nghiệp được tìm thấy tại Anh, là nơi có hệ thốngnhà máy và khu công nghiệp đầu tiên được thành lập Đây là những thiết lập bởi
Trang 20Page 9
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
nhiều đơn vị sản xuất, các nhà máy đầu tiên xuất hiện ngẫu nhiên, tuy nhiên,sự
Trang 21Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
xuất hiện sau đó lại đại diện cho một hành động có tổ chức theo ý tưởng nhất định
về quy hoạch đô thị và chính sách khu vực Khu công nghiệp đầu tiên, TraffordPark, được thành lập bởi một công ty tên là Shipcanal và Docks gần Manchester
vào năm 1896 (Geneva, 1993).
Các khu công nghiệp được thành lập ở Đức, cũng vậy Khu công nghiệpđầu tiên được thành lập năm 1963 (Euro-Industriepark Munchen) Số lượng lớnkhu công nghiệp và công viên với các công ty công nghiệp vừa và nhỏ xuất hiệnsớm hơn trong nửa cuối của năm 1980 và cơ bản là một sáng kiến của nhà đầu tư
tự do Có 22 khu công nghiệp và đầu tư xuất hiện ở Tây Đức vào năm 1984 Bêncạnh đó, các khu tư nhân được thành lập Có sự xuất hiện ở khu vực đông dân cư,diện tích khá nhỏ và tập trung vào các lĩnh vực thị trường khác nhau Khu vựcvới nhiều loại hình khác nhau có thế kể đến khu Dussseldorf (23 dự án hoànthành vào năm 1992) và Frankfurt am Mein (19 dự án hoàn thành vào năm
1992), vẫn còn tồn tại và phát triển đến ngày nay (Geneva, 1993).
Năm 1995, Liên Hiệp Quốc đã thống kê thế giới có khoảng 12.000 KCN
với diện tích nhỏ nhất là 1ha, lớn nhất đến 10.000ha (Nguyễn Mộng, 2010) Theo
chương trình môi trường Liên Hợp Quốc có thể phân các khu công nghiệp trênthế giới thành các loại hình sau đây: Khu công nghiệp tập trung; khu chế xuất;khu tự do; khu chế biến công nghiệp; trung tâm công nghệ cao; khu công nghệsinh học; khu công nghệ sinh thái
Trong những năm mới phát triển, khu công nghiệp được xem là một môhình quy hoạch công nghiệp Khu công nghiệp được sử dụng như một công cụphát triển kinh tế, và mục đích kinh tế này ngày càng được chú trọng, đặc biệt làcác nước đang phát triển Vì vậy, ngay từ rất sớm, một số nước đang phát triển ởĐông Nam Á cũng đã có số lượng KCN tăng lên đáng kể nhằm tạo bước đột phátrong nền kinh tế của họ Hoạt động của các KCN một mặt mang lại lợi ích kinh
tế, mặt khác lại phát sinh tác hại môi trường do hoạt động công nghiệp đã khôngđược quan tâm đúng mức trong một thời gian dài
Tại Thái Lan, KCN đầu tiên được thành lập năm 1972, đó là khuBangchan rộng khoảng hơn 108 ha ở huyện Min Buri của Bangkok Cùng năm,
Trang 22Page 10
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Ban quản lý các KCN Thái Lan (IEAT) được thành lập Hiện nay, IEAT đangquản lý hoặc cùng quản lý 38 KCN đang hoạt động phân bố ở Bangkok và 14tỉnh khác, với 400 nghìn lao động trong 3300 doanh nghiệp Ngoài ra, còn có cácKCN do chính quyền địa phương và tư nhân tự phát triển
Tại Maylaisia, số lượng các KCN đang hoạt động tăng lên nhanh chóng từcon số 0 năm 1970 lên 105 năm 2002 Trong khí đó, ở các vùng phát triển, con
số các KCN đã tăng từ con số 8 năm 1970 lên 188 năm 2002 và hầu như cácKCN được đặt tại các trung tâm tăng trưởng quan trọng
Tại Indonesia, tính đến tháng 11/2007, Indonesia có 225 KCN đang hoạtđộng với tổng diện tích 75.457 ha, hầu hết ở trên đảo Java Số lượng các KCN ởIndonesia tăng mạnh từ năm 1990 đến khi khủng hoảng 1997 nổ ra Từ năm
2003, khi hiệp định thương mại tự do ASEAN có hiệu lực, các KCN phát triểnkhá mạnh trở lại Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy khá thấp, bình quân khoảng 42% vàonăm 2006
Vào đầu những năm 1990, các KCN đã được xây dựng tràn lan tại TrungQuốc Đến cuối năm 1991, Trung Quốc chỉ có 117 KCN Tuy nhiên, con số này
đã lên đến 2.700 vào cuối năm 1992 và các khu này được phê duyệt từ các cấpkhác nhau, từ cấp chính quyền trung ương, cấp tỉnh, thành phố, thị trấn cho đếncấp quận và nhiều khu thậm chí được xây dựng mà không có cấp chính quyềnnào phê chuẩn Và trong những năm gần đây, trước chiến lược mới của TrungQuốc nhằm phát triển miền Tây nước này, nhiều KCN mới chính thức đượcchính quyền Trung ương phê duyệt Do vậy, số lượng các KCN lại có cơ hộibùng nổ lần nữa Theo Bộ Tài nguyên và đất đai, trong số 3.837 KCN chỉ có 6%được phê duyệt bởi Quốc vụ viện và 26,6% được phê duyệt bởi chính quyền cấp
tỉnh (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Ở Việt Nam, tuy khu công nghiệp xuất hiện khá muộn nhưng lại phát triểnkhá nhanh Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận thành lập ngày 25/01/1991 là KCNđầu tiên của cả nước (Lê Thế Giới, 2008) Tiếp theo là KCX Linh Trung I thànhlập năm 1992 Cả hai khu này đều ở Thành phố Hồ Chí Minh để khai thác lợi thếnguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng giao thông Giai đoạn 1991 - 1994 có chỉ có
Trang 23Page 11
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
12 khu chế xuất và khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích tự nhiên2.360 ha Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN, KCX được đẩy nhanh, cụthể trong 5 năm 1996 – 2000 thành lập 53 KCN, KCX với tổng diện tích tự nhiên9.706,12 ha, tăng 4,4 lần về số lượng và 4,1 lần về diện tích so với kế hoạch 5
năm 1991 – 1995; (khucongnghiep.com.vn).
Tính tới tháng 3/2011 thì cả nước có 260 KCN đã được thành lập với tổngdiện tích hơn 71.000 ha, trong đó có 173 KCN đã đi vào hoạt động, 87 KCNđang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản Trong đó, 105 KCN đã xây dựng
và đi vào vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, chiếm 60% tổng số cácKCN đã đi vào hoạt động Ngoài ra, còn 43 KCN đang xây dựng công trình xử lý
nước thải tập trung và dự kiến đưa vào vận hành trong thời gian tới (Vũ Quốc Huy, 2011) Tháng 12/2011, đã có 118 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập
trung, chiếm 65% tổng số KCN đã vận hành và hơn 30 KCN đang xây dựng công
trình xử lý nước thải tập trung (khucongnghiep.com.vn) Và tính đến tháng 9/
2012 trong cả nước có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên
65 26986
131 29392
Trang 24Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước; được phân
bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa hình kinh tế, tiềm năng của các Vùng kinh tếtrọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điềukiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địaphương từng bước phát triển Quy mô các KCN, KCX đa dạng và phù hợp vớiđiều kiện, trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương Quy mô trung bình củacác KCN, KCX đến 12/2011 là 268ha Các vùng có điều kiện tương đối khókhăn, ít có lợi thế phát triển công nghiệp có quy mô KCN, KCX trung bình thấphơn so với các vùng khác, như vùng Trung du miền núi phía Bắc (154,9 ha), TâyNguyên (157,6 ha), vùng Đông Nam Bộ có quy mô KCN trung bình cao nhất
(378,3 ha) (Khucongnghiep.com.vn).
Tỷ lệ lấp đầy của các KCN khá đồng đều giữa các vùng trên cả nước Tỷ
lệ lấp đầy tính chung cho các KCN đã vận hành và đang xây dựng cở bản của cácvùng dao động trong khoảng 50 – 60%; nếu tính riêng các KCN đã vận hành thì
ở mức 65- 75% Một số vùng phát triển KCN từ lâu như Đông Nam Bộ, đồngbằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ lấp đầy của các KCN đã vậnhành ở mức cao Tính trung bình: Đông Nam Bộ ( bao gồm cả Long An) 73%,
đồng bằng sông Hồng 73%, đồng bằng sông Cửu Long 89% (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).
Hình 1.3 Phân bố KCN – KCX ở Việt Nam theo số lượng
Nguồn: Khucongnghiep.com.vn
Trang 25Hình 1.4 Phân bố KCN – KCX ở Việt Nam theo diện tích (ha)
Nguồn: Khucongnghiep.com.vnNhư vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì số lượng các KCNcũng tăng lên nhanh chóng và kéo theo đó là tác động xấu tới môi trường của cácloại chất thải
Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn.Tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ cáclĩnh vực trong toàn quốc
Hình 1.5 Tỷ lệ gia tăng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng lượng
nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010
Trang 26Như đã đề cập ở trên, quy mô KCN ở Khu vực Đông Nam Bộ là cao nhấtnên lượng nước thải từ khu vực này phát sinh lớn nhất, chiếm 49% tổng lượngnước thải các KCN và thấp nhất ở khu vực Tây Nguyên – 2% được thể hiện ởhình 1.6.
Hình 1.6 Ước tính tỷ lệ tổng lượng nước thải KCN của 6 vùng kinh tế
Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường, 2010
1.3.2 Những quy định của thế giới và Việt Nam về quản lý môi trường KCN
1.3.2.1 Những quy định của thế giới về quản lý môi trường KCN
• Nhật Bản
Tốc độ phát triển quá nhanh của các ngành nghề sản xuất công nghiệp đãlàm gia tăng những gánh nặng đối với môi trường, dẫn đến môi trường sống bịsuy thoái, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển của đất nước Tìnhtrạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường không khí và nước ngày càng giatăng Trước thực trạng này, Chính phủ Nhật Bản đã phải tiến hành các giải pháp
để cải thiện hệ thống pháp luật và thiết lập cơ quan quản lý nhà nước về môitrường, nhằm giải quyết cùng lúc 3 vấn đề: Giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môitrường; Giảm được chi phí kiểm soát ô nhiễm và chi phí về sức khỏe của cộngđồng; Giảm giá thành sản xuất và giảm chi phí năng lượng Đây cũng chính là tưduy mới về quản lý sản xuất, nghĩa là: "Không phải chỉ lo xử lý chất thải ở công
Trang 27đoạn cuối của sản phẩm, mà phải tính toán ngay từ đầu làm sao để sản xuất hợp
lý nhất, phát thải ít nhất"
Chính từ tư duy là kiểm soát, sản xuất hợp lý, phát thải ít nhất ngay từ đầuvào, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những quy định pháp luật nghiêm ngặt vềtiêu chuẩn phát thải chất thải, kiểm soát ô nhiễm nước, không khí và giám sát ônhiễm chất độc hại Đặc biệt coi trọng chính sách giáo dục, nâng cao nhận thứccộng đồng về bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức
nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường Năm 1972, Luật Bảo tồn thiênnhiên chính thức được ban hành Hệ thống Luật Môi trường cơ bản được banhành vào năm 1993, đã đưa ra Hệ thống kiểm soát ô nhiễm, bao gồm các chínhsách và quy định về Hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí, Hệ thống kiểm soát
ô nhiễm nước, các vấn đề ô nhiễm đất, các tiêu chuẩn quốc gia về chất độc hại;
Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; Những biện phápkiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt môi trường sản xuất công nghiệp; Các quyđịnh về trách nhiệm của cơ sở gây ô nhiễm ( Đỗ Nhật, 2015)
• Singapore:
Ngay thời kỳ triển khai thực hiện quy hoạch phát triển toàn diện (1960 –1970), Singapore đã có hàng loạt chương trình tuyên truyền cho người dân thựchiện nếp sống văn minh vì sức khỏe và môi trường sinh thái Một số đạo luật liênquan về môi trường như:
Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước, được ban hành nhằm điều
chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và hệthống tiêu thoát nước dưới mặt đất, điều chỉnh việc xử lý nước thải thương mạicũng như các vấn đề liên quan đến các hoạt động nêu trên
Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm, nhằm điều
chỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thảikhác
Để đảm bảo cho các đạo luật có hiệu lực thi hành trên thực tế thì các biệnpháp cưỡng chế là không thể thiếu Do đó pháp luật về môi trường của Singaporecũng đã đặt ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm phápluật về môi trường
Trang 28Biện pháp xử lý hình sự
Pháp luật môi trường Singapore lấy chế tài hình sự là công cụ cơ bản nhất
để thực thi Biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt
tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắtbuộc (chỉ áp dụng đối với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế).Các hình phạt gồm:
Biện pháp hành chính
Tuy pháp luật Singapore xem chế tài hình sự là quan trọng nhất trong việcbảo vệ môi trường, nhưng không vì thế mà xem nhẹ các chế tài hành chính vàdân sự, bởi nếu chỉ riêng chế tài hình sự thì không thể bảo vệ môi trường mộtcách có hiệu quả Không giống như các chế tài hình sự và dân sự thường là cácbiện pháp tức thời, các chế tài hành chính thường có hiệu lực trong việc bảo đảmcác biện pháp liên tục, đặc biệt là các hoạt động gây ô nhiễm
Biện pháp dân sự
Bên cạnh các chế tài về hình sự và hành chình, các đạo luật môi trườngSingapore cũng quy định nhiều hình thức chế tài dân sự Cụ thể như yêu cầu cánhân gây ô nhiễm phải nộp phạt, bồi thường thiệt hại, chi phí và các khoản phitổn để làm sạch môi trường ( Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010)
1.3.2.2 Những quy định của Việt Nam về quản lý môi trường KCN
Rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành quy định nội dungquản lý môi trường KCN Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 về ban hành quy chếKCN, KCX, khu công nghệ cao là văn bản đầu tiên tạo cơ sở điều chỉnh các hoạtđộng của KCN như cấp phép đầu tư, thành lập BQL, cơ chế phối hợp giữa cácBộ/ngành và địa phương Nghị định 36/CP cho phép thành lập BQL các KCN,KCX được nhìn nhận như là đại diện được uỷ quyền của Bộ ngành và địaphương để quản lý KCN
Trang 29Bảng 1.1 Các văn bản về quản lý môi trường các KCN đã ban hành
Trang 30Page 18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Nhìn chung, hiện chưa có sự thống nhất giữa các văn bản quy định về quản
lý môi trường đối với các KCN Đến nay hầu hết các văn bản liên quan đến KCNđều tập trung vào những vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, còn hành lang pháp lý
về quản lý môi trường KCN rất chậm được ban hành
1.3.3 Áp lực môi trường từ hoạt động của các KCN
1.3.3.1 Áp lực môi trường từ hoạt động của các khu công nghiệp tại một số nước
trên Thế giới
Như đã đề cập đến tình hình phát triển KCN của Trung Quốc (Mục 1.3.1),
mục đích của việc xây dựng các KCN là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Nhưng việc xây dựng các KCN tự phát không theo quy hoạch đã gây nên các vấn
đề tiêu cực đến kinh tế, xã hội của vùng Từ đó, tác động không nhỏ đến môitrường Đất nông nghiệp bị thu hồi một phần lớn diện tích nhưng lại bị bỏ hoang
Tại Thái Lan, sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp trong KCNMap Ta Phut – nơi được quy hoạch để phát triển các dự án công nghiệp nặng vàhóa chất đã gây ra ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe con người Ngườidân địa phương than phiền rằng họ không thể sinh sống bằng các nghề truyềnthống như trồng cây hoa quả và đánh cá do lượng chất thải làm ô nhiễm cácnguồn sống tự nhiên và hoa quả được trồng tại Rayong rất khó bán do người mua
sợ các chất độc hại có thể còn trong hoa quả Do khi quy hoạch, cơ sở hạ tầngcủa KCN được chú trọng nhưng chi phí đầu tư vào các dịch vụ địa phương chiếm
tỷ trọng nhỏ Đây là điều kiện để người dân di cư tới nhiều hơn, thêm cơ hội việclàm nhưng chính sự tập trung dân cư một cách nhanh chóng đã gây ra những vấn
đề môi trường và sức khỏe cho người dân như suy giảm chất lượng không khí,thiếu hụt nguồn nước
Ở Nhật Bản, không phải ngay từ đầu các KCN của Nhật Bản đã giải quyếttốt vấn đề môi trường Rất nhiều nơi ở Nhật Bản, ô nhiễm môi trường do nướcthải và khí thải từ các nhà máy trong KCN gây ra đã làm gần như tuyệt diệt cácloài côn trùng và cá ở sông, tăng nhanh quá trình lão hóa của các công trình xâydựng, gây ra nhiều bệnh cho người dân xung quanh, đặc biệt là bệnh về đường hôhấp Các bệnh liên quan đến môi trường nổi tiếng như bệnh minamata do nước bị
Trang 31Page 19
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
nhiễm dimethyl thủy ngân, bệnh itai- itai do trong nước có quá nhiều cadimi xảy
ra khá nhiều
Có thể nói, các khu công nghiệp là thủ phạm hàng đầu gây ô nhiễm môitrường ở Đài Loan Đài Bắc và Cao Hùng từng được đánh giá là những đô thị ônhiễm bậc nhất thế giới Phát triển công nghiệp nhanh và tình trạng thực thi phápluật chưa triệt để trong vấn đề môi trường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tớimôi trường Do không có những quy định về môi trường chặt chẽ, chính quyềnmột mặt chỉ đưa ra những tiêu chuẩn ô nhiễm tối thiểu và phí nộp phạt đối vớiviệc gây ra ô nhiễm quá ít đến mức doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt chứ khôngmuốn đầu tư những thiết bị xử lý ô nhiễm Sự bất lực của chính quyền trước nạn
ô nhiễm làm gia tăng xung đột giữa các bên và làm tăng thêm sự phẫn nộ của nạnnhân ô nhiễm Kết quả, vào năm 1971, các nhà máy chế tạo phải di rời khỏi 16trung tâm đô thị (Nguyễn Bình Giang, 2012)
1.3.3.2 Áp lực môi trường từ hoạt động của các khu công nghiệp ở Việt Nam
Tại Việt Nam, việc phát triển KCN nhằm phát triển kinh tế cũng đã gâynên những áp lực tới môi trường
Trước tiên là áp lực đối với việc quản lý môi trường Quản lý môi trườngKCN đòi hỏi cần có cơ chế và mô hình quản lý phù hợp nhằm đáp ứng thực tếkhi số lượng và quy mô KCN không ngừng tăng nhanh trong thời gian qua Tuynhiên, mô hình quản lý hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được cải thiệnnhằm bắt kịp với tốc độ phát triển KCN Năm 2002, Bộ Khoa học công nghệ vàMôi trường đã ban hành Quyết định 62/QĐ-BKHCNMT về quy chế bảo vệ môitrường KCN, tuy nhiên, Quyết định này đã bộc lộ một số hạn chế, không theo kịp
sự phát triển KCN Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông
tư 08/2009/TT-BTN&MT quy định về quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế,khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp thay thế Quyết địnhnêu trên Do thông tư mới được ban hành nên việc triển khai thực tế còn chưađược đầy đủ Bên cạnh đó, bản thân Thông tư 08/2009/BTNMT cũng chưa giảiquyết triệt để các vấn đề liên quan đến mô hình quản lý môi trường KCN
Trang 32Page 20
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tínhphức tạp về môi trường cao Do vậy, yêu cầu đối với công tác xây dựng thẩmđịnh báo cáo đánh giá tác động môi trường và giám sát môi trường các cơ sở sảnxuất nói riêng và hoạt động của KCN nói chung trong giai đoạn hoạt động sẽ rấtkhó khăn Cũng vì tính đa ngành trong KCN nên chất lượng công trình và côngnghệ xử lý nước thải cần đầu tư mang tính đồng bộ Tại nhiều KCN, chất lượngnước thải sau xử lý vẫn chưa đạt quy chuẩn môi trường và chưa ổn định
Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi đó côngtác quản lý cũng như xử lý chất thải KCN còn nhiều hạn chế, do đó phạm vi ảnhhưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn
Trong những năm gần đây, nhiều KCN đã hoàn thành hạng mục xây dựngcông trình xử lý nước thải tập trung Tuy nhiên, tỷ lệ này còn rất thấp và hiệu quảhoạt động không cao, dẫn đến tình trạng nước thải của KCN vẫn được thải rangoài với thải lượng ô nhiễm cao
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2010 Việt Nam có 260KCN Hiện có 105 KCN đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập trung,chiếm 61% tổng số KCN đã vận hành; 34 KCN đang xây dựng nhà máy xử lýnước thải tập trung Tại các KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thìsau khi xử lý cục bộ đều thải trực tiếp ra sông với tải lượng ô nhiễm cao Ngay cảtại các KCN đã có nhà máy xử lý nước thải thì hiệu quả hoạt động không cao;trên thực tế là không hoạt động hoặc chỉ hoạt động đối phó khi có các đoàn vềthanh tra, kiểm tra để tiết kiệm chi phí vận hành Khoảng 70% trong số hơn mộttriệu m3 nước thải/ngày từ các khu công nghiệp (KCN) được xả thẳng ra cácnguồn tiếp nhận không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường (http://www.khoahocphothong.com.vn/) Thực trạng trên đã dẫn đến việc nguồn tiếp nhận vàvận chuyển các chất ô nhiễm không còn khả năng chịu tải, tự xử lý sẽ ảnh hưởngtới môi trường và sức khỏe cộng đồng Tại nhiều địa phương, những nơi tiếpnhận nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn nước khôngthể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào
Trang 33Page 21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Hình 1.7 Biểu đồ tỷ lệ các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung
Nước mặt bị tác động do nước thải công nghiệp Sông suối, ao mương lànguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN vàcác cơ sở sản xuất kinh doanh Trong khi khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận
là có hạn thì sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rấtlớn Thành phần nước thải từ các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sởsản xuất, chất lượng nước thải đầu ra phụ thuộc nhiều vào việc nước thải có được
xử lý hay không
Bên cạnh đó, tại không ít KCN, hệ thống xử lý khí thải của các cơ sở sảnxuất còn hạn chế, sơ sài, phần lớn chỉ mang tính hình thức đối phó Khí thảikhông thể giải quyết tập trung giống như nước thải mà cần xử lý ngay tại nguồnthải Khí thải do các cơ sở sản xuất thải ra môi trường chứa nhiều chất độc hạinếu không được quản ký, kiểm soát tốt tại cơ sở sản xuất sẽ gây ảnh hưởngnghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng xung quanh
Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn đa phần do trực tiếp từngdoanh nghiệp trong KCN thực hiện Còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiệnnghiêm túc công tác phân loại chất thải rắn Chất thải rắn công nghiệp còn bị đổlẫn với rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại còn chưa được phân loại, lưu trữ vàvận chuyển đúng quy định Nhiều KCN chưa có khu vực lưu giữ tạm thời chấtthải nguy hại từ các doanh nghiệp trong KCN theo quy định Hoạt động sản xuấttại các khu công nghiệp làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó có một tỷ
lệ không nhỏ là rác thải nguy hại Theo báo cáo của Vụ Quản lý KCN&KCX(Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng lượng rác thải ước tính bình quân một ngày đêmcủa cả
Trang 34Page 22
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
nước hiện đã tăng từ 25.000 tấn (năm 1999) lên khoảng 30.000 tấn; trong đó,lượng rác thải công nghiệp chiếm khoảng 20%, phần lớn tập trung tại các KCN,KCX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam (chiếm khoảng 50%)(Phương Nhung, 2010)
Ngoài ra, quy hoạch hệ thống giao thông và cây xanh của nhiều KCNchưa được quan tâm đúng mức Cây xanh được trồng trong nhiều KCN vẫn mangtính đối phó, phần nhiều là cỏ, cây cảnh,… chưa trồng được nhiều cây tạo bóngmát và sinh khối lớn có tác dụng bảo vệ môi trường
1.3.4 Công tác quản lý môi trường của các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam
1.3.4.1 Công tác quản lý môi trường các KCN tại Việt Nam
Trong những năm gần đây công nghiệp phát triển mạnh mẽ, Nhà nước đã
có những chiến lược quy hoạch phát triển các KCN, đa dạng hóa các ngành nghềsản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao tầm quan trọng của côngtác BVMT trong sản xuất kinh doanh
Thực trạng quản lý môi trường (QLMT) trong sản xuất công nghiệp vàtiểu thủ công nghiệp ngoài nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ sản xuất lạchậu thì yếu kém trong công tác QLMT cũng là một nguyên nhân không kémphần quan trọng Công tác QLMT vẫn còn nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ quản lýcòn thiếu quá nhiều không đủ để có thể giám sát và kiểm tra được đầy đủ cáchoạt động của các cơ sở sản xuất đang hoạt động Bên cạnh đó, do hạn chế vềtrình độ hiểu biết và kỹ năng thực hành của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật vàcông nhân vận hành yếu kém nên hiệu suất sử dụng các loại máy móc thiết bịthực tế trong các cơ sở sản xuất công nghiệp chỉ đạt tối da 70 – 80% công suất,nhiều dây chuyền thiết bị đã qua sử dụng có ứng dụng công nghệ tự động điềukhiển cũng chỉ đạt hiệu suất sử dụng 50 – 60%
Hiện nay, nước ta đã có chính sách phát triển công nghiệp gắn liền vớiBVMT Các văn bản pháp luật, pháp quy có liên quan về QLMT, QLMT trong
và ngoài KCN đã được ban hành, có sự phân cấp quản lý nhà nước về BVMTtrong KCN Một số công cụ kinh tế đã được áp dụng như: thu phí BVMT đối với
Trang 35Page 23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
nước thải, chất thải rắn, thuế tài nguyên và thuế môi trường; thực hiện việc thanhkiểm tra, giám sát chất lượng môi trường theo định kỳ trong năm
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về BVMT sản xuất công nghiệp vẫn cònnhiều bất cập như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, chưa đềcập đến tất cả các vấn đề liên quan tới môi trường, chức năng của các đơn vịtham gia quản lý còn chồng chéo Hệ thống tổ chức QLMT chưa đáp ứng đượcnhiệm vụ nặng nề và phức tạp trong QLMT, nhân lực cho công tác BVMT cònthiếu về số lượng và yếu về năng lực; việc triển khai các công cụ quản lý chưahiệu quả, ý thức BVMT của các chủ đầu tư và các doanh nghiệp chưa tốt Đầu tưcho công tác BVMT còn quá nhỏ bé so với yêu cầu,; công tác kế hoạch hóaBVMT còn yếu Chính vì vậy, khả năng tuyên truyền ý thức BVMT cho các tầnglớp dân cư còn gặp nhiều khó khăn, chưa tạo cho họ những nhận thức đúng đắn
về môi trường (Phan Thị Hằng, 2012)
Tồn tại lớn nhất trong công tác BVMT các KCN theo Báo cáo môi trườngKCN Việt Nam là chưa triển khai được việc phân công trách nhiễm giữa cơ quảnquản lý và đơn vị thực hiện; trách nhiệm của các bên về BVMT bên trong KCNcòn nhiều bất cập, không rõ ràng; quy định QLMT nội bộ KCN chưa được phổbiến và phần lớn hệ thống xử lý nwóc thải tập trung của các KCN chưa được đầu
tư đồng bộ trước khi các KCN đi vào sử dụng (Bộ Tài nguyên và Môi trường,2010)
1.3.4.2 Công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh hà Nam
Từ khi được ban hành và có hiệu lực, Luật bảo vệ môi trường và các vănbản hướng dẫn thi hành đã thực sự đi vào cuộc sống, được người dân hết sứcquan tâm và bước đầu đạt được những kết quả tích cực Đặc biệt là trong cácKCN công tác bảo vệ môi trường đã được quan tâm Ban Quản lý các khu côngnghiệp Hà Nam vừa chủ động theo chức năng, nhiệm vụ được giao, vừa phối hợpchặt chẽ với ngành Tài nguyên môi trường, Cảnh sát môi trường trong việc kiểmtra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường
Chủ đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cơ bản chấp hành và tuân thủđầy đủ các qui định về công tác bảo vệ môi trường Các KCN đi vào hoạt độngđều được cấp có thẩm quyền phê duyệt ĐTM, cụ thể:
Trang 36Page 24
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Các khu công nghiệp đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường đượccấp có thẩm quyền phê duyệt: Đồng Văn I, Đồng Văn II, Châu Sơn, Hoà Mạc.Riêng khu công nghiệp Đồng Văn I đã được cấp có thẩm quyền xác nhận hoànthành các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động
Bảng 1.2 Danh sách thẩm định ĐTM, Xác nhận hoàn thành các hạng mục bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành của các dự án đầu tư hạ tầng KCN STT Tên dự án, chủ dự án
1 “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng
kỹ thuật KCN Đồng Văn I” của cty phát
triển hạ tầng các KCN tỉnh Hà Nam
2 “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng
kỹ thuật KCN Đồng Văn II” của cty cổ
phần phát triển Hà Nam
3 “Đầu tư cơ sở hạ tầng KCN Châu Sơn –
tỉnh Hà Nam” của cty phát triển hạ tầng
các KCN tỉnh Hà Nam
4 “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng
KCN Hòa Mạc” của cty cổ phần xây
dựng và phát triển đô thị Hòa Phát
Địa điểm thực hiện
KCN Đồng Văn I – DuyTiên
KCN Đồng Văn II – DuyTiên
KCN Châu Sơn
- Phủ LýThị trấn HòaMạc – Duy Tiên
Hậu ĐTM
STN&MT09/2/2010Chưa có
89/GXN-Chưa có
Chưa có
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, 2014
- KCN Đồng Văn I đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất
1000 m3/ngày đêm, đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ các doanhnghiệp hoạt động trong KCN Đồng Văn I
- KCN Đồng Văn II đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất
2000 m3/ngày đêm Nhà máy đi vào hoạt động đảm bảo xử lý toàn bộ nước thảiphát sinh từ các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Đồng Văn II
- KCN Châu Sơn, Hòa Mạc đang tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nướcthải tập trung và dự kiến đầu năm 2015 sẽ đi vào hoạt động
Trang 37Trong năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thanh tra côngtác bảo vệ môi trường của 4 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đồngthời Ban quản lý các KCN đã phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, Cảnh sátmôi trường thường xuyên thanh kiểm tra một số doanh nghiệp trong các KCN.
1.3.3.3 Hiện trạng hoạt động của các công trình xử lý chất thải.
Về nước thải:
- Trong số 4 khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Nammới chỉ có khu công nghiệp Đồng Văn I, Đồng Văn II hoàn thành việc xâydựng và vận hành trạm xử lý tập trung (KCN Châu Sơn, KCN Hoà Mạc đang xâydựng, dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2015)
- Các khu công nghiệp đã xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom nướcthải và nước mưa riêng biệt
- KCN Đồng Văn II đã hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt thiết bị chonhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 2000 m3/ngày đêm Hiệntại nhà máy xử lý nước thải tập trung đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm
để nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng
Về khí thải:
Khí thải phát sinh do các cơ sở sản xuất trong KCN đã được xử lý ngaytại nhà máy Theo các kết quả đo kiểm trong các lần quan trắc tại các KCN thìcác chỉ tiêu quan trắc môi trường không khí tại hầu hết các vị trí quan trắc trongKCN đều nằm trong giới hạn cho phép
Về quản lý chất thải rắn:
Các doanh nghiệp trong KCN tự phân loại rác ngay tại nhà máy Đồngthời các doanh nghiệp hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, xử lý chất thải
Các biện pháp bảo vệ môi trường:
Cây xanh đã được trồng và chăm sóc chu đáo trong dải phân cách và haibên đường giao thông tại các KCN, tạo cảnh quan đẹp cho KCN và góp phầngiảm sự phát tán bụi ra xung quanh Trong khuôn viên của các doanh nghiệptrong KCN cây xanh cũng được trồng và chăm sóc tốt tạo không khí thoáng mát,cảnh quan đẹp trong khu vực doanh nghiệp
Trang 38Từ năm 2012, 2013, 2014 các KCN trên địa bàn tỉnh đã tiến hành quantrắc môi trường với tần suất 2 lần/năm.
1.3.3.4 Vấn đề tồn đọng
Trong những năm qua công tác bảo vệ môi trường tại các KCN đã đượcchú trọng và đẩy mạnh, cơ bản các doanh nghiệp KCN đã có ý thức chấp hànhcác quy định về bảo vệ môi trường Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, khó khăntrong công tác bảo vệ môi trường như:
- Một vài doanh nghiệp vẫn chưa ý thức hết trách nhiệm của mình trongcông tác bảo vệ môi trường:
+ Tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ môi trường còn chậm, chưa đápứng được các yêu cầu về xử lý chất thải phát sinh tại các KCN
+ Việc báo cáo hoàn thành các hạng mục công trình xử lý môi trường còn chậm
+ Công tác đo kiểm môi trường định kỳ còn chậm, báo cáo chưa kịp thời
- Công tác quản lý, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường còn gặp nhiều hạnchế, cụ thể: mới chỉ có 01 KCN (KCN Đồng Văn I) đã xây dựng và vận hành
hệ thống xử lý nước thải tập trung, 01 KCN (KCN Đồng Văn II) vừa hoànthành hệ thống xử lý nước thải tập trung, các KCN còn lại đang trong giai đoạnđầu tư xây dựng
- Nguồn kinh phí và nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu
- Công tác quản lý nhà nước về môi trường trong các KCN hiện vẫn dongành môi trường quản lý trực tiếp, thực hiện việc phê duyệt, xác nhận báo cáođánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường cho các doanhnghiệp đầu tư trong KCN; thanh kiểm tra công tác bảo vệ môi trường; cấp phép
xả thải…
1.4 Các mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp hiện nay
1.4.1 Mô hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải
Theo mô hình này, tại mỗi KCN có ít nhất một hệ thống xử lý chất thải tậptrung Các nhà máy nằm trong KCN phải xử lý chất thải sơ bộ trước khi đổ vào
hệ thống xử lý tập trung nếu chất thải có chất độc hại ảnh hưởng tới hệ thống xử
lý tập trung Chất thải của từng nhà máy phải đạt tiêu chuẩn nhất định trước khi
Trang 39đổ vào hệ thống xử lý chung, tiêu chuẩn này được định bởi cơ quan quản lý hệthống xử lý chung, thông thường là cơ quan quản lý môi trường KCN Chất thảisau khi xử lý ở hệ thống xử lý chung phải đạt tiêu chuẩn thải quy định bởi cơquan chuyên trách môi trường, thông thường là Bộ Tài nguyên Môi trường, SởTài nguyên Môi trường.
Nhà máy phải trả chi phí sử dụng tỷ lệ với thể tích và nồng độ chất thảicần xử lý Về phương diện không khí, giữa các nhà máy trong KCN có thể tiếnhành chuyển nhượng giấy phép ô nhiễm không khí Qua đó, nhà máy nào có khảnăng giảm thiểu ô nhiễm dưới mức chấp nhận sẽ có quyền bán phần tiêu chuẩncòn lại cho các nhà máy gặp khó khăn trong việc giảm thiểu ô nhiễm Như vây,đôi bên đều có lợi và nhà quản lý môi trường KCN cũng có lợi trong việc bảođảm chất lượng môi trường không khí xung quanh của KCN ở mức cho phép
Đa số các KCN ở các nước Đông Nam Á đều được quản lý theo mô hìnhnày Có thể lấy KCN ở Thái Lan làm ví dụ điển hình Các KCN ở Thái Lan đượcđặt dưới sự quản lý của ban quản lý KCN Thái Lan Ban quản lý chịu tráchnhiệm chung về quản lý và phát triển KCN, kiểm soát ô nhiễm, quản lý môitrường kể cả quan trắc chất lượng môi trường KCN Tất cả các KCN ở Thái Lanđều có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các nhà máy đổ nước thải vào các hệthống xử lý chung phải đạt tiêu chuẩn quy định bởi Ban quản lý, nếu không cácnhà máy phải xử lý sơ bộ Các nhà máy sử dụng hệ thống xử lý chung phải trảphí tương ứng với thể tích và nồng độ chất thải Nước thải sau xử lý của hệ thốngchung phải đạt tiêu chuẩn của Bộ KHCN&MT
Việc theo dõi, kiểm tra chất lượng nước thải, khí thải và tiếng ồn trongKCN được thực hiện bởi các công ty ký hợp đồng với Ban quản lý KCN Banquản lý KCN Thái Lan ký hợp đồng với công ty B.J.T Water Co Ltd để phântích chất lượng nước thải của từng nhà máy trước khi đổ vào hệ thống xử lýchung, công ty này làm việc với sự theo dõi và đôn đốc của nhân viên Ban quản
lý Để thực hiện kiểm chứng, các nhà máy có phòng thí nghiệm riêng có thể phântích nước thải của chính nhà máy mình Các nhà máy không có phòng thí nghiệmriêng có thể gửi mẫu tới các trung tâm dịch vụ môi trường để kiểm chứng Việc
Trang 40kiểm tra chất lượng không khí và tiếng ồn KCN do công ty S.G.S Thailand Ltdđảm nhiệm Ban quản lý KCN Thái Lan có phòng thí nghiệm di động có thể lấymẫu và phân tích tại chỗ chất lượng không khí trong trường hợp khẩn cấp hay cókhiếu nại.
1.4.2 Mô hình quản lý KCN mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên
Mô hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải giúp các doanh nghiệpnhỏ và vừa không có đủ vốn và nhân lực để đầu tư vào hệ thống xử lý cục bộ cóthể đạt được tiêu chuẩn thải quy định bởi cơ quan chuyên trách môi trường, mặtkhác giúp cải thiện chất lượng môi trường chung của KCN Tuy nhiên, đây chỉ là
mô hình sơ khởi, có tính chất đối phó với qui định và luật lệ môi trường Khi giánguyên liệu, năng lượng gia tăng; khi tiêu chuẩn môi trường ngày càng khắt khenghiêm ngặt, mô hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải không còn thíchhợp Giải pháp cho vấn đề sẽ là mô hình quản lý KCN mô phỏng theo hệ sinhthái tự nhiên
Theo mô hình này thì KCN sẽ được tổ chức sao cho nhu cầu nguyên liệutiêu thụ sẽ giảm tối đa đồng thời lượng chất thải cần được xử lý sẽ giảm đến mứctối thiểu Để thực hiện được việc giảm thiểu chất thải trong KCN, bản thân mỗinhà máy phải áp dụng quy trình ngăn ngừa chất thải của từng công đoạn sảnxuất, tiết kiệm và tiêu thụ nước, nguyên liệu một cách hợp lý và hiệu quả hơn.Công cụ kinh tế như phí ô nhiễm sẽ giúp nhà máy thay đổi thái độ hành vi ứng
xử, mục tiêu của nhà máy không còn là vấn đề xử lý chất thải mà phải thay đổiquy trình công nghệ hay cách quản lý để có thể giảm thiểu chất thải càng nhiềucàng tốt, để phí ô nhiễm phải trả ở mức thấp nhất
Mô hình này mô phỏng theo sự hoạt động của hệ sinh thái tự nhiên và dựavào khái niệm hệ sinh thái công nghiệp, hệ trao đổi chất công nghiệp và sinh tháicông nghiêp KCN Kalundborg ở Đan Mạch được coi là KCN điển hình đầu tiêntrên Thế giới ứng dụng những nghiên cứu của sinh thái công nghiệp vào việcphát triển một hệ thống cộng sinh công nghiệp thông qua sự trao đổi năng lượng
và nguyên vật liệu giữa các công ty Trong vòng 15 năm từ 1982 – 1997, lượngtiêu thụ tài nguyên của KCN này giảm được 19.000 tấn dầu, 30.000 tấn than,