luận văn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I --------- & --------- PHẠM THANH QUẾ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒI GÒ HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TỈNH HÀ TÂY LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Công Quỳ HÀ NỘI - 2008 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều đã được cảm ơn. Tác giả luận văn Phạm Thanh Quế ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của rất nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến: Tập thể các thầy giáo, cô giáo khoa Đất và môi trường, khoa Sau đại học của trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này; Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Đoàn Công Quỳ đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn; Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Lâm nghiệp, đơn vị khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh và đặc biệt là các thầy cô giáo của bộ môn Quản lý đất đai nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của tôi; Cảm ơn các bạn sinh viên của lớp 49 QLĐĐ, khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh , trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập, điều tra số liệu. Xin cảm ơn các tập thể, cơ quan, ban, ngành của huyện Chương Mỹ, cán bộ và bà con nông dân các xã Nam Phương Tiến, Trần Phú, Thuỷ Xuân Tiên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu; Đặc biệt, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, cùng chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi sự giúp đỡ quý báu trên! Tác giả luận văn iii Phạm Thanh Quế MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục biểu v Danh mục phụ biểu vi Danh mục biểu đồ vi Phần 1: Mở đầu 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 Phần 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 2.1. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất 4 2.2. Đặc điểm sử dụng đất vùng đồi gò 11 2.3. Những nghiên cứu về xói mòn đất và hiệu quả sử dụng đất dốc 15 Phần 3: Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu 26 3.1. Đối tượng nghiên cứu 26 3.2. Phạm vi nghiên cứu 26 3.3. Nội dung nghiên cứu 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 28 3.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 30 Phần 4: Kết quả nghiên cứu 36 4.1. Điều kiện tự nhiên 36 4.1.1. Vị trí địa lý 36 4.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 37 4.1.3. Khí hậu, thời tiết 38 4.1.4. Đặc điểm và tính chất đất đai 39 iv 4.1.5. Thuỷ văn 40 4.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 42 4.2.1. Tình hình dân số và lao động 42 4.2.2. Các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế – xã hội vùng đồi gò của huyện Chương Mỹ 44 4.3. Thực trạng sử dụng đất và kết quả sản xuất nông nghiệp của vùng đồi gò 45 4.3.1. Thực trạng sử dụng đất 45 4.3.2. Kết quả sản xuất nông nghiệp của vùng đồi gò 50 4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng đồi gò 54 4.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế 54 4.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội 70 4.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường 73 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất vùng đồi gò của huyện Chương Mỹ 74 4.5.1. Điều kiện tự nhiên 74 4.5.2. Điều kiện kinh tế 75 4.5.3. Điều kiện xã hội 76 4.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng đồi gò 77 4.6.1. Quan điểm sử dụng đất vùng đồi gò 77 4.6.2. Phương hướng sử dụng đất vùng đồi gò 78 4.6.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng đồi gò 79 4.6.4. Đề xuất một số mô hình sử dụng đất có hiệu quả ở vùng đồi gò 83 Phần 5: Kết luận và đề nghị 86 5.1. Kết luận 86 5.2. Đề nghị 88 Tài liệu tham khảo 89 Phụ lục 94 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội CPTG Chi phí trung gian FAO (Food and Agriculture Organisation) Tổ chức Lương thực và nông nghiệp GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất ISRIC (World Soil Information Database) Trung tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế LĐ Lao động LUT (Land Use Type) Loại hình sử dụng đất SALT (Slopping Agricultural Land Technology) Canh tác nông nghiệp trên đất dốc SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunityes – Threats) Thuận lợi - khó khăn - cơ hội - thách thức TNHH Thu nhập hỗn hợp UNDP (Unitied Nations Development Programme) Chương trình phát triển của Liên hợp quốc VAC Vườn – Ao – Chuồng DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 2.1 Lượng đất bị xói mòn trên các độ dốc khác nhau ở Đaklak (Tây Nguyên) 17 Biểu 2.2 Xói mòn trên đất nương rẫy đối với từng loại đất 18 Biểu 2.3 Phân bố đất dốc và đất bị thoái hoá do xói mòn ở các vùng 18 Biểu 2.4 Ước tính thiệt hại tối thiểu do xói mòn trên đất dốc 19 Biểu 4.1 Tình hình dân số và lao động của vùng đồi gò 43 Biểu 4.2 Một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế – xã hội 45 vi Biểu 4.3 Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Chương Mỹ năm 2007 47 Biểu 4.4 Hiện trạng sử dụng đất vùng đồi gò của huyện Chương Mỹ 49 Biểu 4.5 Các loại hình sử dụng đất chính của vùng đồi gò 51 Biểu 4.6 Diện tích một số cây trồng chính của vùng đồi gò của huyện Chương Mỹ qua một số năm 52 Biểu 4.7 Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính ở các xã điều tra vùng đồi gò năm 2007 55 Biểu 4.8 Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ở các xã vùng đồi gò năm 2007 60 Biểu 4.9 Hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình kinh tế trang trại của vùng đồi gò 66 Biểu 4.10 Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất 71 Biểu 4.11 So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối 65 DANH MỤC CÁC PHỤ BIỂU Phụ biểu 1 Giá một số vật tư và hàng hoá nông sản chủ yếu 94 Phụ biểu 2 Phiếu điều tra nông hộ 95 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Dân số – lao động vùng đồi gò so với toàn huyện 44 Biểu đồ 4.2 Cơ cấu sử dụng đất của huyện Chương Mỹ 48 Biểu đồ 4.3 So sánh diện tích vùng đồi gò với toàn huyện 50 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đất đai không sản sinh được về số lượng, nhưng nếu trong quá trình sử dụng đất con người biết cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệ, thì không những nó không bị hao mòn mà còn tăng được độ màu mỡ, tăng được khả năng sản xuất. Đối với sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là đối tượng để lao động tác động vào nó, tạo ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho đời sống của con người, nguồn thức ăn cho vật nuôi, cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản phẩm có giá trị kinh tế cao cho xuất khẩu. Nông nghiệp là một hoạt động có từ xa xưa của loài người và hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển của các ngành khác. Trong điều kiện hiện nay, khi dân số ngày một gia tăng, nhu cầu về sử dụng đất của con người cũng không ngừng tăng theo, làm ảnh hưởng rất lớn đến diện tích và chất lượng đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho các mục tiêu phát triển và đáp ứng nhu cầu ở ngày càng tăng, cùng với nó là quá trình khai thác đất nông nghiệp quá mức, không quan tâm đến việc cải tạo, bồi bổ đất đã dẫn đến hiện tượng làm giảm sức sản xuất của đất như: xói mòn, rửa trôi, xa mạc hoá, nhiễm mặn, nhiễm phèn, chua hoá….Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã đặc biệt quan tâm 2 tới vấn đề sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp. Chúng ta đã từng bước thực hiện việc giao đất nông, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân sử dụng đất hiệu quả. Nhờ vậy mà nền sản xuất nông nghiệp của nước ta trong thời gian qua đã không ngừng tăng trưởng và phát triển nhanh, không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn là một trong những nước có lượng gạo xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới. Mặc dù vậy, trong quá trình sử dụng đất đai, tình trạng ruộng đất quá manh mún, việc chuyển đổi từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn chưa thực hiện triệt để, sản xuất vẫn là thủ công, việc tiếp cận với nền kinh tế thị trường theo hướng sản xuất hàng hoá của người dân còn chậm, việc khai thác đất đai quá mức mà chưa cải tạo, bồi bổ vẫn còn chưa được khắc phục. Do đó đất nông nghiệp nói chung và đặc biệt là ở các xã vùng đồi gò nói riêng đất đai vẫn chưa được khai thác một cách hợp lý và hiệu quả. Huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây có địa hình vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa. Huyện có 12 trong tổng số 33 xã, thị trấn thuộc vùng đồi gò. Địa hình của khu vực khá phức tạp, có độ dốc từ Tây sang Đông với đặc điểm chính của vùng đất là địa hình bị chia cắt bởi đồi gò và ruộng trũng. Đồi gò ở đây chủ yếu là đồi thấp với độ dốc trung bình từ 5 0 đến 20 0 . Địa hình có xu hướng nghiêng dần từ dãy núi Lương Sơn về phía sông Bùi, sông Tích. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp của các xã vùng đồi gò vẫn trồng cây hàng năm là chính, trong quá trình khai thác và sử dụng đạt hiệu quả kinh tế chưa cao, nhiều diện tích đất vẫn chưa được đưa vào sử dụng, đất đai ngày càng suy giảm về chất lượng, rửa trôi và xói mòn đất đã diễn ra khá mạnh do người dân chưa có các phương thức canh tác vừa cải tạo đất và chống xói mòn. Đời sống người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu để 3 đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng đồi gò là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết trong thời gian tới. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp vùng đồi gò huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây” 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của vùng nhằm đưa ra các loại hình sử dụng đất có triển vọng trong điều kiện cụ thể của vùng; - Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp của vùng theo quan điểm sử dụng đất hiệu quả và bền vững; . cứu đề tài: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp vùng đồi gò huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh. Kết quả sản xuất nông nghiệp của vùng đồi gò 50 4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng đồi gò 54 4.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế 54 4.4.2. Đánh