Trung Nguyên đã sử dụng nhiều công cụ truyền thông như quảng cáo truyền hình, báo đài, bán hàng trực tiếp nhưng cái mang lại thành công lớn nhất cho Trung nguyên là PR. Trước đây vào khoảng từ năm 2003-2007, thì hầu như ngày nào các trang báo viết và báo điện tử đều nhắc đến Trung Nguyên . Trung Nguyên đã gây chú ý với báo giới cũng như khách hàng với cuộc chiến giữa Trung Nguyên và Nescafé. Và Trung Nguyên đã chọn một đối thủ “truyền kiếp” đó là Nescafé, một công ty nước ngoài đang chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam lúc đó , và nó được coi là cuộc chiến “ Vì thương hiệu Việt” với khát khao đưa thương hiệu Việt sánh ngang tầm với thươnghiệu nước ngoài. Khi quảng cáo ,G7 tung ra thông điệp "Bí quyết khác biệt cà phê tươi chính gốc Buôn Ma Thuột" và cà phê của Trung Nguyên là "Giúp suy nghĩ mạnh hơn". Nescafe chuyển đổi thông điệp là "Ngon hơn, vị cà phê mạnh hơn". G7 tiếp tục tung ra thông điệp"Vị cà phê cực mạnh" và "G7 - Bí quyết khác biệt cà phê tươi của chuyên gia cà phê hàngđầu". Và liên tục cái tên Trung Nguyên xuất hiện trên tất cả các mặt báo . G7 đã làm cho nhiều người ngạc nhiên khi chọn chiến lược marketing "thách đố thị trường"để đối đầu với Nescafe trong khi chiến lược này thường được các doanh nghiệp hạng hai, hạng ba trên thị trường áp dụng
Ngay khi đưa ra sản phẩm G7 thì Trung Nguyên đã thực hiện hàng loạt các hoạt độngmarketing:
+ Chương trình xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam
+ Ngày hội tuyệt định giới thiệu cà phê hòa tan G7 tại Dinh Thống Nhất. Hơn 35000 người đã tham gia ngày hội này
+ Chương trình thử mùi: mời người tiêu dùng uống thử hai ly cà phê hòa tan, một củaG7 và một của nhãn hiệu cà phê hòa tan nổi tiếng khác nhưng không cho biết là nhãnhiệu gì để họ tự đánh giá (thực tế nhãn hiệu khác là Nescafe). Kết quả là 89% ngườitiêu dùng chọn G7 và 11% chọn nhãn hiệu kia.
+ Mời người tiêu dùng uống thử cà phê G7 trong 03 ngày tại một cao ốc nơi đặt tổnghành dinh của đối thủ Nestle.
+ Thực hiện tiếp thị trên đường phố, G7 xuất hiện từ các trung tâm thương mại đến cáccửa hàng bán lẻ.- Với chiến lược khôn ngoan và khá "khó chịu" khi đeo bám đối thủ tại từng điểm bán,từng quầy kệ trưng hàng hóa, Trung Nguyên đã đảo ngược thế trận, giành được thếthượng phong, tạo tiền đề cho cuộc chiến lâu dài.-
Bên cạnh đó, Trung Nguyên còn thực hiện PR (Public Relation) cũng rất thành công. Đó là phối hợp với Báo Thanh Niên thực hiện chương trình: "Nước Việt Nam tanhỏ hay không nhỏ". Phát động "cuộc chiến vì thương hiệu Việt" của Trung Nguyêncũng được đánh giá cao.- Như vậy lợi thế của Trung Nguyên nói chung và G7 nói riêng trong chiến lược marketing của mình chủ yếu là lợi thế sân nhà và Trung Nguyên đã khai thác triệt để lợi thế này.
Và slogan “Khơi nguồn sáng tạo” đã trở nên quen thuộc không chỉ với những người làm trong các lĩnh vực liên quan đến sáng tạo. => yếu tố làm nên thắng lợi của G7 là sản phẩm tốt, chất lượng và hương vị riêng biệt, khâu phân phối rất mạnh từ mạng lưới phân phối có sẵn của Trung Nguyên và công tác quảng bá, tiếp thị
Giải pháp đưa ra của nhóm
“Sự ra đời của sản phẩm cà phê hòa tan G7 là nỗ lực nâng sức cạnh tranh cho hạt cà phê Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước, là sự kết hợp giữa nguồn nguyên liệu tốt với kinh nghiệm kinh doanh và công nghệ chế biến cà phê hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm có thế cạnh tranh trực tiếp với những thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới”, ông Vũ nói .Do vậy, để thực hiện được mục tiêu đó, Cà phê hoà tan G7 Trung Nguyên trước khi thêm nhập vào thị trường quốc tế cần:
+ Nghiên cứu khách hàng, thị hiếu khách hàng ở từng quốc gia và tập trung vào một phân đoạn thị trường. Phải luôn cập nhật thông tin về khách hàng, về những thay đổi trong sở thích của họ. Tìm kiếm thông tin của khách hàng qua báo chí, tổ chức nghiên cứu, qua internet,…Biết được những thay đổi và xu hướng mới của khách hàng thì Trung Nguyên mới có thể cung cấp cho họ những sản phẩm làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ. Và đó cũng là hướng đi sẽ giúp Trung Nguyên đứng vững trong cạnh tranh quốc tế.
+ Đối với thị trường quốc tế, cà phê hoà tan G7 cần tập trung vào dòng các sản phẩm cao cấp. Bởi để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường, sản phẩm cà phê hoà tan không chỉ quan tâm đến chất lượng mà còn cả hình thức. Đến với sản phẩm cao cấp, G7 Trung Nguyên có thể mạnh dạn đưa ra các sản phẩm đáp ứng thị yếu ngày càng cao của khách hàng
+Có chiến lược địa phương hoá các sản phẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc, sau khi thực sự hiểu văn hoá cà phê của quốc gia đó, thị yếu, hương vị… chúng ta sẽ có chiến lược tung ra sản phẩm phù hợp với các tiêu chí đánh giá, tránh phổ cập hoá, đánh đồng các quốc gia với cùng 1 sản phẩm cà phê hoà tan.
+ Tăng thêm giá trị nhờ tính sáng tạo.Tính sáng tạo là yếu tố rất quan trọng quyết định thành công của bất cứ công ty nào. Sáng tạo luôn mang trong nó sự đổi mới, giá trị gia tăng mà tính sáng tạo mang tới thường lớn hơn nhiều so với
Trung Nguyên phải chấp nhận thay đổi những phương cách tiếp thị cũ và tìm những phương cách mới nhằm truyền tải đến khách hàng giá trị gia tăng cótrong sản phẩm.
+ phản ứng nhạy cảm với môi trường văn hóa. Đây là đòi hỏi một tổ chức muốn tồn tại và phát triển thì phải thích ứng tốt với nhữngthay đổi đang diễn ra ở kinh tế và xã hội. Đối với Trung Nguyên-một công ty muốn thâm nhập vào thị trường thế giới thì việc thíc ứng với sự thay đổi của môi trường vănhóa là tối cần thiết
.+ Xác định mức độ cạnh tranh: Trung Nguyên cần đánh giá những chiến lược kinh doanh, tiếp thị của các đối thủ lớn như Nestle, Starbuck và nguồn lực sẵn có của mình để xây dựng một chiến lược tạo cho nó khả năng truyền thông tới khách hàng được tốt nhất.
+ Khám phá những thị trường mới Trung Nguyên phải luôn tìm thị trường mới để tăng doanh thu và mở rộng thị phần toàn cầu. Nhưng ở đây cũng đòi hỏi một sự cẩn trọng, nghĩa là Trung Nguyên cần đảm bảo sự thành công hoặc danh tiếng thương hiệu khi thâm nhập thị trường mới.
Ngoài ra, đối với thị trường trong nước chúng ta cũng không làm gì khác biệt hơn. Nắm bắt lợi thế “ sân nhà” cà phê hoà tan G7 phải có những chiến dịch quảng bá, marketing khẳng định sản phẩm của mình hợp “ gu” uống cà phê người Việt. Từ đó, chúng ta dành lại thị trường “của chúng ta” từ tay nhà sản xuất nước ngoài.