1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 thpt

133 791 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 3,24 MB

Nội dung

BỘ GIÂO DỤC VĂ ĐĂO TẠOĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ HỒNG MẬN TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM ĐỂ KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC C

Trang 1

BỘ GIÂO DỤC VĂ ĐĂO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HỒNG MẬN

TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ

DỤNG HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM ĐỂ KÍCH THÍCH

HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN QUA DẠY HỌC PHẦN VÔ CƠ LỚP 10

THPT

Chuyín ngănh: LÝ LUẬN VĂ PHƯƠNG PHÂP DẠY HỌC MÔN HÓAHỌC

Mê số : 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÂO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS VÕ CHẤPHUẾ, NĂM 2013 LỜI CAM ĐOAN

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêngtôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn làtrung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưatừng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Mận

Trang 3

Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi xinbày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo KhoaHoá học trường Đại học Sư phạm Huế là những thầy cô đã đào tạo

và hướng dẫn để tôi có đủ khả năng thực hiện luận văn khoa họcnày

Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS VõChấp, thầy hướng dẫn khoa học của luận văn, là người đã tận tìnhgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Tổ Hoá học và các

em học sinh TTGDTX Thị Xã Hương Thủy, TTGDTX Huyện Phú Lộctỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt đợtthực nghiệm sư phạm

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và tình thân ái đếnnhững người thân trong gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp xa gần,

là những người đã cùng tôi trao đổi và chia sẻ những khó khăn,kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian thựchiện luận văn này

Huế, tháng 9 năm 2013Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Mận

iii

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5

DANH MỤC HÌNH 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7

PHẦN I: MỞ ĐẦU 8

I Lí do chọn đề tài 8

II Mục đích nghiên cứu 9

III Nhiệm vụ nghiên cứu 9

IV Phương pháp nghiên cứu 10

V Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10

VI Giả thuyết khoa học 10

VII Đóng góp của đề tài 11

PHẦN II: NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12

1.1 Hứng thú học tập 12

1.1.1 Một số khái niệm về hứng thú 12

1.1.2.Vai trò của hứng thú 12

1.1.3 Phát triển hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh TTGDTX 13

1.2 Tư duy 14

1.2.1.Khái niệm 14

1.2.2 Một số loại tư duy 14

1.3 Hoạt động tự học 16

1.3.1 Khái niệm 16

1.3.2 Năng lực tự học 17

1.3.3 Hệ thống kĩ năng tự học 18

Trang 5

1.4 Thí nghiệm trong dạy học hoá học ở trung tâm giáo dục thường xuyên 18

1.5 Một số PPDH tích cực được vận dụng ở trung tâm GDTX 19

1.5.1 Dạy học theo nhóm 19

1.5.2 Dạy học nêu vấn đề 20

1.5.3 Một số hình thức tự học 21

1.6 Thực trạng sử dụng TNHH ở trung tâm giáo dục thường xuyên 22

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 23

CHƯƠNG 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC ĐỂ KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TTGDTX QUA DẠY HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 10 THPT 24

2.1 Tổng quan về nội dung, mục tiêu phần hóa vô cơ 10- CB chương halogen và chương oxi – lưu huỳnh 24

2.1.1 Mục tiêu của chương “Nhóm halogen” 24

2.1.2 Mục tiêu của chương “Nhóm oxi – lưu huỳnh” 25

2.2 Một số nguyên tắc làm cơ sở cho việc tuyển chọn thí nghiệm 25

2.3 Tuyển chọn và xây dựng thí nghiệm hóa học lớp 10 về chương halogen và chương oxi – lưu huỳnh 26

2.3.1 Hệ thống thí nghiệm biểu diễn của giáo viên khi dạy bài mới 26

2.3.2 Hệ thống thí nghiệm của học sinh khi học bài mới 41

2.3.2.1.Trong giờ học bài mới 41

2.3.2.2.Trong giờ thực hành 42

2.3.3 Giới thiệu một số thí nghiệm vui để tổ chức các buổi ngoại khóa 44

2.3.3.1.Tổ chức học ngoại khóa cho học sinh TTGDTX 44

2.3.3.2 Giới thiệu các TNHH vui 45

2.4 Sử dụng TNHH để hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh TTGDTX 49

2.4.1 Sử dụng TN biễu diễn của giáo viên để hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh TTGDTX 49

2.4.2 Sử dụng TNHH của học sinh để hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh TTGDTX 51

Trang 6

2.4.2.1.Trong giờ học bài mới 51

2.4.2.2.Trong giờ thực hành 56

2.4.3 Sử dụng băng hình mô hình TN để hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh TTGDTX 59

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 79

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 80

3.1 MỤC ĐÍCH CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 80

3.2 NHIỆM VỤ CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 80

3.3 KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 80

3.3.1 Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm sư phạm 80

3.3.2 Bài dạy thực nghiệm 80

3.3.3 Người dạy thực nghiệm sư phạm 80

3.4 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 80

3.4.1 Chọn lớp TN và lớp ĐC 80

3.4.2 Chọn bài dạy và ra đề kiểm tra 81

3.4.3 Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm 81

3.5 KẾT QUẢ XỬ LÍ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM 85

3.6 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 85

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 86

PHẦN 3: KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 87

1 Kết luận 87

2 Kiến nghị 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân phối tần số Xi bài kiểm tra 15 phút 82

Bảng 3.2: Thống kê chất lượng bài kiểm tra 15 phút 83

Bảng 3.3: Phân phối tần suất fi của bài kiểm tra 15 phút 83

Bảng 3.4: Phân phối tần số điểm Xi bài kiểm tra 1tiết 84

Bảng 3.5: Thống kê chất lượng bài kiểm tra 1 tiết 84

Bảng 3.6: Phân phối tần suất fi của bài kiểm tra 1 tiết 84

Bảng 3.7: Kết quả xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm 85

Bảng 3.8: So sánh cặp TN- ĐC với phép thử student 85

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Thống kê chất lượng bài kiểm tra 15 phút 83

Biểu đồ 3.2: Đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút 83

Biểu đồ 3.3: Thống kê chất lượng bài 1 tiết 84

Biểu đồ 3.4: Đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết 85

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.3.1 Điều chế khí Clo trong PTN 26

Hình 2.3.3 Sự thăng hoa của Iốt và Iốt tác dụng với hồ tinh bột 30

Hình 2.3.4 Điều chế khí HCl 32

Hình 2.3.5 Tính tan của hidro clorua 33

Hình 2.3.6 Điều chế oxi 34

Hình 2.3.7 Oxi tác dụng với sắt 34

Hình 2.3.8 O2 tác dụng S 35

Hình 2.3.9 Oxi tác dụng khí amoniac 35

Hình 2.3.10 S tác dụng với Cu 36

Hình 2.3.12.Điều chế SO2 38

Hình 2.3.13 SO2 tác dụng với nước brom 38

Hình 2.3.14 SO2 tác dụng với dd H2S 38

Hình 2.3.15 Điều chế H2S 39

Hình 2.3.16.Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng 40

Hình 2.3.17 Tính háo nước của H2SO4đặc 40

Hình 2.3.2.2 Nước clo tác dụng dd NaBr 42

Hình 2.3.2.3 Nước brom tác dụng dd NaI 43

Hình 2.3.2.4 Tác dụng của iot với hồ tinh bột 43

Hình 2.3.2.4 Tác dụng của iot với hồ tinh bột 58

Trang 11

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Hòa nhịp vào xu thế phát triển chung của thế giới, ngành giáo dục nước tađang ngày một đổi mới mạnh mẽ trên các lĩnh vực “xác định lại mục tiêu, thiết kếlại chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục” để có thể đào tạo những conngười toàn diện phục vụ cho sự phát triển khoa học – kĩ thuật và công nghệ Mộttrong những trọng tâm của chương trình đổi mới giáo dục là tập trung đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của ngườihọc; tăng cường sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học

Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quảdạy học nói chung, dạy học hóa học nói riêng đã được quan tâm, đầu tư đáng kể Hóahọc là môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, trong đó có nhiều khái niệm khó

và trừu tượng Cho nên, một trong những định hướng đổi mới dạy học hóa học là:khai thác đặc thù môn hóa học, tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phúcho học sinh trong tiết học Cụ thể là tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học, cácphương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học hóa học Có thểnói việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học là việc làm hết sức cần thiết đểnâng cao hiệu quả bài lên lớp và phát huy tính tích cực học tập của học sinh Thínghiệm hóa học có vai trò rất quan trọng vì chúng không chỉ là phương tiện, công cụlao động của hoạt động dạy học mà thông qua đó giúp cho quá trình khám phá, lĩnhhội tri thức khoa học của học sinh trở nên sinh động và hiệu quả hơn

Hiện nay, để thực hiện đổi mới dạy học hóa học ở trung tâm giáo dục thườngxuyên có hiệu quả thì việc sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt thí nghiệm, làmột yêu cầu bắt buộc Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế ở các TT GDTX, đặc biệt làcác trường ở khu vực nông thôn, phần lớn giáo viên chưa có thói quen sử dụngphương tiện dạy học, tình trạng “dạy chay, học chay” vẫn còn tồn tại, học sinh quenvới lối học thụ động nên hiệu quả dạy học chưa cao Hơn nữa, cách thức sử dụng thínghiệm hóa học cũng chưa có nhiều đổi mới, chủ yếu để minh họa cho kiến thứcchứ chưa khai thác theo hướng dạy học tích cực để kích thích tư duy, phát triển khảnăng tìm tòi, sáng tạo cho học sinh Vì vậy, cần phải đổi mới cách thức sử dụng thí

Trang 12

nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm khai thác cóhiệu quả những lợi ích to lớn của thí nghiệm trong dạy học hóa học.

Xuất phát từ những lí do trên đây, chúng tôi nhận thấy rằng, cần phải tăngcường sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học và đổi mới cách thức sử dụng thínghiệm một cách có hiệu quả, kích thích hứng thú và rèn luyện năng lực tự học chohọc sinh Đối với học sinh ở TTGDTX với chất lượng đầu vào thấp, ý thức tự học chưacao Do vậy sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú và rèn luyệnnăng lực nhận thức học tập của các em là rất cần thiết Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài:

“Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng

thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 THPT.” với mong muốn góp phần vào việc

nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu hiện nay ở TT GDTX

II Mục đích nghiên cứu

- Tuyển chọn và sử dụng các thí nghiệm hóa học trong một số bài dạy của

giáo viên qua chương nhóm halogen và nhóm oxi -lưu huỳnh lớp 10 chương trình

cơ bản để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinhtrung tâm giáo dục thường xuyên

- Giúp học sinh có thêm kiến thức về các hiện tượng hóa học đang xảy raxung quanh mình

- Sử dụng đúng lúc và có hiệu quả hệ thống thí nghiệm và bài tập thựcnghiệm trong dạy học hóa học ở trung tâm giáo dục thường xuyên

III Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Nghiên cứu cơ sở lí luận:

- Nghiên cứu về sự hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho họcsinh trung tâm giáo dục thường xuyên

- Phương pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh

- Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh

2 Thiết kế hệ thống hệ thống thí nghiệm hóa vô cơ lớp 10 THPT

3 Nghiên cứu thực tiễn của việc sử dụng thí nghiệm hóa học ở trung tâmgiáo dục thường xuyên hiện nay

Trang 13

IV Phương pháp nghiên cứu

1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân loại và hệthống hoá lí thuyết, phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tàinhư: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập hóa học, sách tham khảo có liênquan đến đề tài

2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nghiên cứu thực tiễn việc sử dụng thí nghiệm hóa học ở trung tâm giáo dụcthường xuyên trên địa bàn các huyện của thành phố Huế (điều tra, phỏng vấn, phântích, tổng kết kinh nghiệm )

3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá và kết luận qui môảnh hưởng của việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học để gây hứng thú họctập và rèn luyện năng lực nhận thức học tập của học sinh

- Sử dụng toán thống kê, xác suất (trong nghiên cứu khoa học giáo dục) để

xử lí số liệu thực nghiệm thu được

V Khách thể và đối tượng nghiên cứu

1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy và học ở trung tâm giáo dục thường xuyên

2 Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống lí luận về tư duy và hứng thú học tập của học sinh

- Hệ thống thí nghiệm hóa học trong chương nhóm halogen và nhóm oxi- lưuhuỳnh lớp 10 cơ bản

- Hình thức sử dụng và vận dụng các thí nghiệm hóa học vào giảng dạy hóahọc ở trung tâm giáo dục thường xuyên

VI Giả thuyết khoa học

- Nếu trong quá trình dạy học người giáo viên có thể sử dụng các thí nghiệmhóa học một cách hợp lý và khoa học thì sẽ giúp học sinh hứng thú học tập và rènluyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên

- Nắm vững được tác động mạnh mẽ của quá trình dạy học đến sự phát triển

tư duy và hứng thú học tập của học sinh, từ đó xây dựng và tuyển chọn các thí

Trang 14

nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành thí nghiệm hóa học vui qua chương nhómhalogen và nhóm oxi -lưu huỳnh lớp 10 chương trình cơ bản.

VII Đóng góp của đề tài

- Tổng quan những cơ sở lí luận về phương pháp dạy học tích cực với việc sửdụng thí nghiệm hóa học

- Làm rõ thực trạng về sự hình thành cách học của học sinh thông qua cáchdạy của giáo viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên

- Tuyển chọn các thí nghiệm hóa học trong chương nhóm halogen và nhóm

oxi- lưu huỳnh lớp 10 cơ bản để kích thích hứng thú và rèn luyện năng lực nhận

thức học tập cho học sinh

- Đề xuất một số nguyên tắc, biện pháp và cách dạy học cho học sinh ở TTGDTX nhằm năng cao hiệu quả của quá trình dạy học

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Hứng thú học tập

1.1.1 Một số khái niệm về hứng thú

Theo A.K Markova và V.V Repkin: “Hứng thú học tập là một loại hứng thúchưa được ý thức một cách rõ ràng, có tính chất tình huống, thường chú ý tới nhữngkhía cạnh bên ngoài của đối tượng hoạt động học tập, ít có tác dụng thúc đẩy hànhđộng học tập theo sáng kiến riêng của người học, được xuất hiện dưới những phảnứng rất mãnh liệt nhưng ngắn ngủi”

A.G Covaliop cho rằng: “Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặcbiệt của chủ thể với đối tượng của hoạt động học tập về sự cuốn hút về tình cảm và

ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân”

1.1.2.Vai trò của hứng thú

Về phương diện tâm lí học: Hứng thú được xem như là một cơ chế bên trong,

sự biểu hiện của động cơ thúc đẩy quá trình nhận thức của con người Trong đó,hứng thú nhận thức được xem là biểu hiện của động cơ chủ đạo trong hoạt động họctập của người học

Đối với bộ môn, hứng thú sẽ tỉ lệ thuận với kết quả học tập của học sinh về

bộ môn Khi thấy yêu thích môn học hoặc nhận ra những giá trị của bộ môn thìđộng lực học tập của học sinh sẽ rất lớn Các em luôn tìm tòi khám phá thế giớixung quanh trên cơ sở những kiến thức đã học, vận dụng sáng tạo những kiến thức

đó để giải thích thế giới Chính điều này nâng cao lượng kiến thức của các em, từ đónâng cao kết quả học tập

Ví dụ :HS biết tính chất của CO2 là dập tắt đám cháy, nhưng không dập tắtđược các đám cháy của kim loại như Al, Mg, Nguyên nhân vì các kim loại này cótính khử rất mạnh nên vẫn "cháy" được trong CO2 theo phương trình :

CO2 + Mg → MgO + CO

Theo đó học sinh khá chủ động trong quá trình nhận thức kiến thức mới, dẫnđến hiệu quả cao vì hứng thú học tập của bộ môn Với phương pháp dạy học mới

Trang 16

này học sinh tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức Do vậy mục tiêu giáo dục sẽ có sự đổikhác, đầu tiên học sinh cần tạo hứng thú đối với môn học :

1.1.3 Phát triển hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh TTGDTX

Đối với học sinh TTGDTX với đặc trưng đầu vào thấp, đa số mất kiến thức

cơ bản ở lớp dưới, không có cơ hội vào các trường phổ thông Nên tạo cho các emhứng thú học tập là rất cần thiết

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm Kiến thức hóa học có thể giải thíchnhững hiện tượng thường gặp trong thực tế Qua những thí nghiệm cụ thể, khi giảiđược nó giúp các em hứng thú hơn đối với môn học, các em yêu thích và tạo độnglực giúp học tốt môn học đặc biệt kích thích bồi dưỡng năng lực tự học của các em

Trong quá trình dạy học cần tạo ra sự thay đổi căn bản trong hoạt động tưduy, nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh, phát triển cho học sinh khảnăng nhận thức về tầm quan trọng của môn học ở trường nhằm phát triển toàn diện,cân đối nhân cách của con người

Trong hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học hóa học nói riêng,hứng thú học tập có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là động lực thúc đẩy HS tìm tòi,hiểu biết và vận dụng kiến thức một cách linh động Tài nghệ sư phạm, nhân cáchcủa người GV có ảnh hưởng rất lớn đến sự duy trì và phát triển hứng thú học tập

Trang 17

cho HS Lí thuyết giáo dục học và cả các nghiên cứu về phương pháp dạy học chỉ rarằng, nếu không phát triển hứng thú học tập của HS với hóa học thì năng lực nhậnthức của HS sẽ giảm đột ngột.

* Phương pháp kích thích hứng thú học tập của HS

- Nghiên cứu lí thuyết xen kẽ với thực nghiệm

-Tăng cường mối liên hệ giữa lí thuyết với thực tiễn

- Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm, các tư liệu lịch sử hóa học, tính hấpdẫn của các tình huống và tính chất các nguyên tố, các hợp chất

- Kết hợp dạy học chương trình nội khóa và ngoại khóa, tăng cường mối liên

Theo M.N Sacđacôp: “Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật

và hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bảnchất của chúng Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật, hiện tượng mới,riêng rẽ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát hóa đã thu nhận được

1.2.2 Một số loại tư duy

Theo một số tác giả thường có 9 loại tư duy, tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉđưa ra một số loại tư duy phục vụ cho đề tài nghiên cứu

- Tư duy độc lập:

Trong hóa học, tư duy độc lập đối với HS là rất cần thiết, HS có thể rèn tưduy độc lập khi được thực hiện các nhiệm vụ vừa sức với mình Điều này dễ gâyhứng thú đối với HS đồng thời tạo điều kiện cho HS nắm bắt vấn đề một cách tựnhiên theo đúng quy luật của quá trình nhận thức Dạy học theo modun hoặc dạyhọc theo dự án cũng là cách mà GV rèn cho học sinh cách tư duy độc lập

- Tư duy logic:

Tư duy logic là một trong những kĩ năng không thể thiếu trong lĩnh hội cácmôn khoa học tự nhiên Đối với môn hóa học, việc rèn tư duy logic cho HS còn là

Trang 18

nhiệm vụ quan trọng Thông qua các bài tập hóa học, HS được rèn luyện tư duylogic, điều này được thể hiện rất rõ.

- Tư duy trừu tượng:

Tư duy trừu tượng được sử dụng như một công cụ đắc lực hỗ trợ cho quátrình nhận thức Qua tư duy trừu tượng, đám mây electron được mô tả bằng cácobitan nguyên tử, các phân tử liên kết với nhau được mô tả bằng công thức hóahọc, quá trình diễn ra trong phản ứng hóa học được mô tả bằng các phương trìnhhóa học (PTHH), sự cho nhận electron được mô tả bằng các quá trình oxi hóa, khử.Với sự giúp sức của công nghệ thông tin, quá trình tạo tư duy trừu tượng cho HSđược dễ dàng hơn Ví dụ: phản ứng hóa học được mô hình hóa trên màn hình máytính, quá trình tan của tinh thể muối ăn được mô tả bằng hình ảnh trực quan …

- Tư duy biện chứng:

Môn Hóa học là một bộ môn khoa học mang tính thực tiễn cao, nó mô tả cáctất yếu khách quan các hiện tượng dưới góc độ Hóa học Tất cả các hiện tượng đềuxảy ra trong một quy luật biện chứng Vậy rèn tư duy biện chứng cho học sinhcũng là nhiệm vụ của môn Hóa học

Thông qua thuyết cấu tạo nguyên tử, HS được biết là vật chất được cấu tạo

từ những thành phần giống nhau, được sắp xếp khác nhau nên có tính chất khácnhau Như vậy giữa kim loại và phi kim có tính chất đối lập nhưng lại thống nhấtvới nhau trong cấu tạo Từ cấu tạo lớp vỏ electron cho thấy, không có sự đứng yên,chỉ có sự chuyển động Các kiến thức về định luật bảo toàn khối lượng, định luậtbảo toàn electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn nguyên tố cho thấy “vật chất không

tự sinh ra cũng không tự mất đi” Định luật tuần hoàn của Mendeleev cho thấy quyluật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, quy luật bước nhảy… Rấtnhiều kiến thức cho thấy sự vận động và biến đổi của vật chất nằm trong các quyluật của phép biện chứng

- Tư duy phê phán:

Trong học tập, tư duy phê phán sẽ giúp cho người học luôn tìm ra đượchướng đi mới trong suy nghĩ và hành động, tránh rập khuôn, máy móc Khoa họcluôn phát triển theo quy luật phủ định của phủ định, tuy nhiên luôn có tính kế thừa

để phát triển

Trang 19

- Tư duy sáng tạo:

Tư duy sáng tạo là một hình thức tư duy cao nhất trong quá trình tư duy,việc tư duy sáng tạo giúp cho người học không gò bó trong không gian tri thức củangười thầy đặt ra

- Tư duy khái quát: Là hình thức tư duy đi từ cái bản chất để tìm ra cái

+ Giá đựng ống nghiệm, ống nhỏ giọt

+ Dung dịch NaCl, NaBr, KI, AgNO3

Trang 20

- Sau khi HS làm xong TN này GV bổ sung : Ag+ tạo kết tủa với halogenua(trừ F-) với AgCl : trắng, AgBr :vàng nhạt, AgI: vàng Qua TN này HS tự rút ra kếtluận: muốn nhận biết các gốc halogenua phải dùng dd AgNO3.

1.3.2 Năng lực tự học

Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiếnthức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao

Trong quá trình giảng dạy GV cần bồi dưỡng cho HS các năng lực sau:

- Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề

Năng lực nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề đòi hỏi HS phải nhận biết, hiểu,phân tích, tổng hợp, so sánh sự vật hiện tượng được tiếp xúc; suy xét từ nhiều góc

độ, có hệ thống trên cơ sở những lí luận và hiểu biết đã có của mình; phát hiện racác khó khăn, mâu thuẫn xung đột, các điểm chưa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổsung, các bế tắc, nghịch lí cần phải khai thông, khám phá, làm sáng tỏ,…

- Năng lực giải quyết vấn đề

Bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định cách thức giải quyết và lập

kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh, thu thập và xử lí thông tin; đềxuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận

- Năng lực xác định những kết luận đúng (kiến thức, cách thức, con đường,giải pháp, biện pháp…) từ quá trình giải quyết vấn đề

Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hìnhthành kết quả và đề xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng (nếu cần thiết) Trên thực tế córất nhiều trường hợp được đề cập đến trong lúc giải quyết vấn đề, nên HS có thể đichệch ra khỏi vấn đề chính đang giải quyết hoặc lạc với mục tiêu đề ra ban đầu Vìvậy hướng dẫn cho HS kĩ thuật xác định kết luận đúng không kém phần quan trọng

so với các kĩ thuật phát hiện và giải quyết vấn đề Các quyết định phải được dựatrên logic của quá trình giải quyết vấn đề và nhắm đúng mục tiêu

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc vào nhận thức kiến thức mới)Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ở chính ngay trongthực tiễn cuộc sống, hoặc là HS vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạothực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã có, nghiên cứu, khám phá,

Trang 21

thu nhận thêm kiến thức mới Cả hai đều đòi hỏi người học phải có năng lực vậndụng kiến thức.

- Năng lực đánh giá và tự đánh giá

Dạy học đề cao vai trò tự chủ của HS (hay tập trung vào người học), đòi hỏiphải tạo điều kiện, cơ hội và khuyến khích (thậm chí bắt buộc) HS đánh giá và tựđánh giá mình Chỉ có như vậy, họ mới dám suy nghĩ, dám chịu trách nhiệm và luônluôn tìm tòi sáng tạo, tìm ra cái mới, cái hợp lí, cái có hiệu quả hơn

Biết sử dụng các phương tiện học tập, đặc biệt là phương tiện nghe nhìn vàcông nghệ thông tin

Biết lắng nghe và thông tin trí thức, giải thích tài liệu cho người khác

Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin

Biết kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của bản thân và bạn học

Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng

1.4 Thí nghiệm trong dạy học hoá học ở trung tâm giáo dục thường xuyên

Hoá học là một khoa học thực nghiệm, vì vậy TN là công cụ quan trọngkhông thể thiếu và có ý nghĩa rất lớn trong quá trình dạy học hoá học Do đó TNhoá học có các vai trò cơ bản sau:

- TN, thực nghiệm khoa học giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trìnhnhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn

Trang 22

- TN là một yếu tố của nguồn nhận thức thế giới, là cầu nối giữa lý thuyết vàthực thực tiễn, giữa hiện tượng tự nhiên và nhận thức của con người.

- TN là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho

tư duy sáng tạo

- Trong việc dạy học hoá học ở trường phổ thông, TN giúp HS làm quen vớinhững tính chất, mối quan hệ có tính qui luật giữa các đối tượng nghiên cứu, là cơ

sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học

- TN giữ vai trò hết sức quan trọng không thể tách rời của quá trình dạy học

TN có thể sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học

- TN là cơ sở của việc dạy học hoá học và việc rèn luyện các KN thực hành cho

HS Thông qua TN, HS nắm kiến thức một cách hứng thú, sâu sắc và vững chắc

- TN là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở, điểm xuất phátcho quá trình học tập - nhận thức của HS Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảmtính của HS, để rồi sau đó diễn ra sự trừu tượng hoá, sự tiến lên từ trừu tượng đến

cụ thể trong tư duy

- TN còn giúp hình thành ở HS những đức tính tốt của người lao động mới:cẩn thận, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng

1.5 Một số PPDH tích cực được vận dụng ở trung tâm GDTX.

1.5.1 Dạy học theo nhóm

* Khái niệm:

Dạy học nhóm là một hình thức XH của dạy học, trong đó HS của một lớphọc được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tựlực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kếtquả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp

Đây là hình thức GV đưa ra một chủ đề hay các câu hỏi cụ thể và chia HSthành từng những nhóm nhỏ từ 3-8 người theo ngẫu nhiên hoặc theo một số tiêuchuẩn (có nam- nữ, có HS khá lẫn yếu hoặc theo nhóm đã có của lớp ) để cùngthảo luận về chủ đề đã cho trong một thời gian do GV quy định (quy định cả thờigian thảo luận lẫn thời gian báo cáo kết quả 5-7 phút/nhóm)

Nếu thảo luận nhóm ngay trong giờ học thì trong quá trình các nhóm thảoluận GV phải quan sát, theo dõi tiến trình, sự tham gia các thành viên trong

Trang 23

nhóm để kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở hoặc giải đáp các thắc mắc, giải hòa cácmâu thuẩn

Điều cần thiết và rất quan trọng là khi HS báo cáo GV phải lắng nghe, chuẩn

bị ý để hướng dẫn lớp thảo luận tiếp về kết quả của các nhóm Sau khi HS báo cáoxong thườn GV dành một ít thời gian (khoảng 5-10 phút) để HS trong nhóm bổsung, giải thích thêm (nếu có), tiếp theo là khuyến khích cả lớp tham gia góp ý vàphản biện Cuối cùng GV tổng kết theo cách phân tích gắn kết với nội dug bài học

*Ưu điểm:

-Giúp HS hiểu, nhớ lâu và sâu về chủ đề được học

-Phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy, khả năng phân tích, đánhgiá HS

-Rèn luyện năng lực diễn đạt, trình bày thông tin

-Tạo thêm cơ hội để HS học lẫn nhau và cùng hợp tác làm việc

-Không khí lớp sôi động

*Nhược điểm:

-Mất nhiều thời gian

-Có thể xảy ra tình trạng một số HS không tích cực, tham gia cho có còn lạidựa dẫm vào HS tích cực hoặc học khá

-Có thể dẫn đến mâu thuẫn trong nhóm nếu GV không theo dõi

1.5.2 Dạy học nêu vấn đề

Bản chất của dạy học nêu vấn đề là đặt ra trước HS các vấn đề khoa học và mở

ra cho các em những con đường để giải quyết các vấn đề đó, việc điều khiển quá trìnhtiếp thu tri thức của HS ở đây được thực hiện theo phương hướng tạo ra một số tìnhhuống có vấn đề, những điều kiện đảm bảo việc giải quyết những tình huống đó vànhững chỉ dẫn cụ thể cho HS trong quá trình giải quyết vấn đề

Tình huống có vấn đề xuất hiện khi có sự không phù hợp giữa kiến thức mà HS

đã có với những sự kiện mà học gặp phải trong quá trình hình thành kiến thức mới

Ví dụ :Tại sao H2SO4 loãng không tác dụng với Cu còn H2SO4 đặc thì có pnarứng này?

Trang 24

* Ưu điểm:

+ Gây hứng thú học tập, HS nắm kiến thức một cách chắc chắn và vận dụngkiến thức một cách sáng tạo

+ Vai trò chủ đạo của GV và vai trò chủ động của HS đều được phát huy.+ Sử dụng PP trên kết hợp được nhiều thủ thuật về PPDH khác nhau

* Nhược điểm: Sử dụng PP này thường mất nhiều thời gian hơn so với các

- Nghe giáo viên giảng và hướng dẫn

- Ghi chép theo cách hiểu của bản thân

- Trao đổi với thầy và bạn về những vấn đề thắc mắc

+ Tự học ngoài giờ lên lớp:

- Đọc giáo trình, sách tham khảo liên quan đến nội dung môn học

- Lập nhóm học để tiến hành thảo luận theo nhóm

- Hoàn thành các bài tập được giao và tìm thêm những bài tập cùng

dạng để nhằm rèn luyện những kiến thức cần nhớ cho thuần thục

- Tự học không có sự hướng dẫn của thầy: phương pháp tự học này thườnggặp ở những người học đã có một trình độ học vấn nhất định đã có một thời giandài học với thầy (những người đã trưởng thành, những nhà khoa học )

- Tự học trong cuộc sống: phương pháp này hay gặp ở các nhà văn, các nhàvăn hóa, các nhà kinh tế, các nhà chính trị xã hội (cũng có thể gặp ở những ngườihọc không có điều kiện đi học), các tri thức học có được là do sự tìm tòi, tự mình

mò mẫm, sự trải nghiệm của chính bản thân họ trong cuộc sống

Như vậy hình thức và đối tượng tự học hết sức phong phú và đa dạng Đốivới mỗi con người trong suốt cuộc đời có lẽ đều phải trải qua các dạng tự học trên

Trang 25

Tuy nhiên lý thuyết về tự học còn ít được nghiên cứu và phổ biến, nên đến nay nhìnchung, mỗi người đều tự tìm tòi rút kinh nghiệm, để xác định cho mình một phươngpháp tự học riêng và đối với nhiều người đó là việc làm không hề dễ.

* Hạn chế:

- Kết quả của quá trình tự học phụ thuộc rất nhiều vào bản thân của người học,

do đó cùng một phương pháp với người này thì hiệu quả nhưng người kia thì không Vìthế người học rất khó xác định đâu là phương pháp tự học tốt nhất đối với mình

- Trong quá trình tự học, có những kiến thức khó hiểu nếu người học không

có lòng ham muốn khám phá tìm tòi thì rất dễ nãn, dễ bỏ cuộc

- Khó ghi nhận mốc thời gian: thời gian việc học không rõ ràng, thời gian kếtthúc cũng vậy, sản phẩm của quá trình học rất khó thấy

* Biện pháp:

- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần bồi dưỡng năng lực tự học cho họcsinh bao gồm các nhóm năng lực: năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề;năng lực giải quyết vấn đề; năng lực xác định những kết luận đúng từ quá trình giảiquyết vấn đề; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoặc vào nhận thức kiếnthức mới; năng lực đánh giá và tự đánh giá

- Giáo viên hướng dẫn phương pháp tự học từ đó giúp học sinh tìm raphương pháp tự học hợp lý

- Trong quá trình dạy học phải không ngừng tác động đến động cơ hammuốn học tập của học sinh kích thích hứng thú học tập của học sinh

1.6 Thực trạng sử dụng TNHH ở trung tâm giáo dục thường xuyên

Để tìm hiểu thực trạng về vấn đề sử dụng TN để kích thích hứng thú học tập

và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành quan sát, điều tra,phỏng vấn GV, HS một số trung tâm thường xuyên ở tỉnh Thừa Thiên Huế Cụ thể:

- Phỏng vấn trực tiếp HS

- Phỏng vấn GV bằng phiếu điều tra (phụ lục 6)

Sau khi thu thập và tổng hợp các ý kiến của GV và HS cho thấy:

- GV có sử dụng nhiều hơn TN khi dạy học nhưng chủ yếu là TN của GV,

HS rất hạn chế làm TN

Trang 26

- GV đã có sự thay đổi về PPDH theo xu hướng chung hiện nay đã biết ápdụng công nghệ thông tin vào bài dạy để giúp HS quan sát được những TN phứctạp, nguy hiểm hay khó thực hiện.

- TN chủ yếu được GV tiến hành khi dạy bài mới và trong tiết thực hành, rất

ít sử dụng và ít sử dụng khi luyện tập, ôn tập hay tổng kết

Các nguyên nhân chủ yếu:

- Một số trường dụng cụ hoá chất vẫn còn thiếu, không được bảo quản tốtnên chóng hỏng

- Tốn nhiều thời gian chuẩn bị nên nhiều GV cũng không chú trọng làm TN

- Có nhiều TN độc hại, nguy hiểm nên GV cũng hạn chế làm

- Thời gian dạy trên lớp vẫn còn hạn chế nên chủ yếu GV làm TN, do KN

TN của các em còn yếu nên HS rất ít được làm TN ngoài những TN thực hành

- Các TN ngoại khoá rất ít được sử dụng

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày:

Với tư cách là cơ sở lý luận trực tiếp của đề tài, chúng tôi đi sâu nghiên cứu

về hứng thú học tập, tự học của học sinh và một số phương pháp dạy học tích cực

về TNHH có liên quan đến hóa học cũng như vai trò của chúng trong việc hìnhthành và nâng cao năng lực tự học của HS Từ đó đã đưa ra cơ sở lý luận để tuyểnchọn và sử dụng các TNHH trong quá trình tổ chức dạy học

Trang 27

CHƯƠNG 2 TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC ĐỂ KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TTGDTX QUA DẠY HỌC

PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 10 THPT 2.1 Tổng quan về nội dung, mục tiêu phần hóa vô cơ 10- CB chương halogen và chương oxi – lưu huỳnh

2.1.1 Mục tiêu của chương “Nhóm halogen”

a Về kiến thức

 HS biết:

- Cấu tạo nguyên tử của các halogen, số oxi hoá của các halogen trong hợp chất

- Tính chất lí, hoá học cơ bản của các halogen và hợp chất của chúng

- Ứng dụng và phương pháp điều chế halogen và một số hợp chất halogen

* HS hiểu:

- Nguyên nhân các halogen có tính oxi hóa mạnh, các halogen có sự giốngnhau về tính chất hóa học cũng như sự biến đổi có quy luật tính chất của các đơnchất và hợp chất của chúng

- Nguyên tắc chung để điều chế các halogen

*HS vận dụng :

- Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của halogen và hợp chất của chúng

b Về kĩ năng

- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của các nguyên tử F, Cl, Br, I.

-Dự đoán tính chất cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấuhình electron lớp ngoài cùng

- Quan sát, làm một số TN về tính chất hóa học, tính chất vật lí của halogen

Trang 28

- Ý thức bảo vệ môi trường.

2.1.2 Mục tiêu của chương “Nhóm oxi – lưu huỳnh”

a Về kiến thức

 HS biết

- Tính chất lí, hoá học cơ bản của oxi, ozon, lưu huỳnh và hợp chất của chúng

- Một số ứng dụng quan trọng oxi, ozon, lưu huỳnh và hợp chất của chúng

- Biết vận dụng những kiến thức đã học: Cấu tạo nguyên tử, phản ứng oxihoá -khử giải thích tính chất của đơn chất O2, O3, S và một số hợp chất của O, S

2.2 Một số nguyên tắc làm cơ sở cho việc tuyển chọn thí nghiệm

Để thực hiện được việc tuyển chọn các thí nghiệm ngay từ đầu năm họcmỗi GV cần rà soát, cân nhắc và xác định những thí nghiệm cụ thể cần làm chotừng bài, từng chương, từng học kì Trên cơ sở đó GV sẽ liệt kê được những dụng

cụ, hóa chất cần phục vụ cho từng thí nghiệm để báo cáo nhà trường có kế hoạchmua sắm, bổ sung vào danh mục mà phòng thí nghiệm của nhà trường còn thiếu

Như đã biết các thí nghiệm hóa học trong mỗi bài học là rất phong phú và đadạng Tuy nhiên thời gian dành cho việc học tập ở trên lớp thì có hạn, mỗi tiết lênlớp chỉ có 45 phút trong khoảng thời gian đó giáo viên phải thực hiện nhiều nhiệm

vụ khác nhau, thời gian dành cho việc giảng dạy bài mới chỉ khoảng từ 30 đến 35phút Vì thế việc chọn thí nghiệm nào là rất cần thiết và quan trọng để đem lại sựthành công cho tiết dạy

Trang 29

Để lựa chọn thí nghiệm trong quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thôngcần lấy các nguyên tắc sau làm cơ sở:

- Dựa vào nội dung chương trình hóa học hiện hành

- Dựa vào mục đích, yêu cầu trọng tâm của chương, bài

- Dựa vào những yêu cầu sư phạm của thí nghiệm hóa học

- Dựa vào cơ sở vật chất hiện có của nhà trường

- Dựa vào tính chất đặc trưng của đối tượng nghiên cứu

2.3 Tuyển chọn và xây dựng thí nghiệm hóa học lớp 10 về chương halogen và chương oxi – lưu huỳnh

2.3.1 Hệ thống thí nghiệm biểu diễn của giáo viên khi dạy bài mới

Thí nghiệm GV biểu diễn tiết kiệm thời gian, dụng cụ và hóa chất thực hànhthí nghiệm, có thể thực hiện những thí nghiệm phức tạp, dùng chất đôc…GVvừalàm thí nghiệm vừa đưa ra câu hỏi gợi mở cho HS theo hướng nghiên cứu, giúp HStái hiện kiến thức đã học, tìm cách trả lời câu hỏi Qua đó GV thấy mức độ nhậnthức của HS để uốn nắn, bổ sung, sữa chữa kịp thời Phương pháp này giúp HS chú

ý, lớp học sôi động, hứng thú và phấn khởi trong học tập

*Chương Halogen

Thí nghiệm 1: Điều chế khí Clo

giá, dung dịch NaCl bão hòa, dung dịch H2SO4 đặc, bông tẩm NaOH

bình cầu, nếu thu khí clo lượng nhỏ

thay bình cầu bằng ống nghiệm khô có

nhánh, sau đó nhỏ từ từ axit HCl đặc

vào, đậy nút ống nghiệm Dẫn khí clo

lần lượt vào bình đựng dung dịch NaCl

bão hòa và bình đựng dung dịch H2SO4

đặc, sau đó thu clo vào lọ có đậy bông

tẩm NaOH Sau đó thu nước clo bằng cách sục khí clo vào nước,rồi thả một mẩugiấy quỳ tím vào

Hình 2.3.1 Điều chế khí Clo trong PTN

Trang 30

Thí nghiệm 2: Clo tác dụng với kim loại.

Hoá chất và dụng cụ: hoá chất và dụng cụ điều chế khí clo, dây sắt, dây

đồng, mẫu natri, lọ thu khí miệng rộng có nắp, đèn cồn, cát

a Clo tác dụng với sắt

Cách tiến hành: Thu khí clo vào lọ có lót lớp cát mỏng Lấy sợi dây sắt xoắn

thành hình lò xo đầu dây gắn một mẩu gỗ nhỏ Hơ dây sắt trên ngọn lửa đèn cồncho mẩu gỗ cháy hết còn phần than hồng, đưa nhanh vào lọ đựng khí clo Quan sáthiện tượng sợi dây sắt cháy trong clo Khi dây sắt cháy xong, đậy nắp lọ, để nguộicho nước vào 1/3 thể tích của lọ, lắc lọ cho khói trong lọ tan hết Để yên, quan sátmàu của dung dịch thu được

b Clo tác dụng với natri

Cách tiến hành: Dùng kẹp gắp mẩu Na trong bình ra, lau khô bằng giấy lọc.

Dùng dao gạt bỏ phần ngoài, cắt lát mỏng phần trong, lại cắt nhỏ lát ra bằng hạtthóc một Xuyên muôi sắt qua một tấm bìa gắp mẩu Na lên muôi sắt Đốt nóng chẩy

Na trên ngọn lửa đèn cồn, đưa nhanh vào bình chứa khí clo sao cho mẩu Na cáchđáy bình 1/3 chiều cao bình, tấm bìa vừa bịt kín miệng bình

c Clo tác dụng với đồng

Cách tiến hành: Quấn vài sợi dây đồng thành hình cái lò xo, một đầu duỗi

thẳng để kẹp Cho ít nước vào bình khí clo, đậy nhanh nắp lại Kẹp một đầu sợi dâyđồng, đốt nóng đỏ phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn Đưa nhanh vào bình chứa khíclo Phản ứng xảy ra xong đậy nắp bình, lắc đều

Thí nghiệm 3: Tác dụng khí clo với hidro.

Hoá chất và dụng cụ: Kẽm hạt, dung dịch HCl , ống nghiệm có nhánh, bình

kíp, ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt

Cách tiến hành: Khí hiđro điều chế bằng cách cho kẽm tác dụng dung dịch

HCl Khí clo điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng dung dịch HCl đặc Dẫn khíhidro ra ngoài bằng ống dẫn khí có đầu vuốt nhọn gắn khóa K Mở khóa K cho khíhidro thoát ra 1 lúc để đuổi hết không khí trong hệ thống Kiểm tra lại xem trong khíhidro còn lẫn oxi của không khí không Sau khi biết trong hidro đã hoàn toàn khônglẫn oxi không khí nữa, châm lửa đốt cháy khí hidro thoát ra ở đầu ống dẫn khí và

Trang 31

đưa ngọn lửa đó vào một lọ đã thu đầy khí clo Sau thí nghiệm mở nút bình tam giáccho vào một mẩu giấy quỳ tím ẩm.

Thí nghiệm 4 : Tính tẩy màu của khí Clo ẩm

*Hóa chất, dụng cụ :

*Cách tiến hành: Ở ống nghiệm

hai nhánh : nhánh 1cho vài tinh thể

KMnO4, nhánh 2 cho 1 ml dung dịch

NaOH, đậy chặt miệng ống nghiệm bằng

nút cao su kèm ống hút nhỏ giọt có chứa

dd HCl đặc Kẹp một mảnh giấy màu ẩm vào miệng ống nghiệm Bóp nhẹ phần cao

su của ống nhỏ giọt để dd HCl chảy xuống nhánh 1 của ống nghiệm 2 nhánh

Thí nghiệm 5: Clo tác dụng với dung dịch sunfurơ

Hoá chất và dụng cụ: nước clo, ống nghiệm, dung dịch sunfurơ.

Cách tiến hành: Có 2 ống nghiệm chứa nước clo màu vàng như nhau Nhỏ

dung dịch sunfurơ vào 1 trong 2 ống nghiệm So sánh màu 2 ống nghiệm

Thí nghiệm 6: Nước clo tác dụng dung dịch NaI.

Hoá chất và dụng cụ: nước clo, ống nghiệm, dung dịch NaI.

Cách tiến hành: Cho 1-2 ml dung dịch NaI không màu vào ống nghiệm Cho

nước clo màu vàng nhạt vào ống nghiệm, lắc nhẹ ống nghiệm, thử dung dịch bằng

hồ tinh bột

Thí nghiệm 7: Nước clo tác dụng dung dịch NaBr.

Hoá chất và dụng cụ: nước clo, benzen, ống nghiệm, dung dịch NaBr.

Cách tiến hành: Cho 1-2 ml dung dịch NaBr không màu vào ống nghiệm.

Nhỏ thêm vào ống nghiệm vài giọt benzen Trong ống nghiệm phân lớp : lớp dưới

là ben zen, lớp trên là dung dịch KBr Cho nước clo màu vàng nhạt vào ốngnghiệm, lắc nhẹ ống nghiệm

ống nghiệm vài giọt nước clo, lắc nhẹ ống nghiệm

dd NaOH

quỳ tím ẩm

KMnO4444

Trang 32

Thí nghiệm 9: Nước clo tác dụng dung dịch FeCl 2

ống nghiệm vài giọt nước clo, lắc nhẹ ống nghiệm

FeCl3

2FeCl2 + Cl2  2FeCl3

Thí nghiệm 10: Điều chế brôm.

cầu có nhánh, bông, đèn cồn

Cách tiến hành:

- Lắp 1 bình cầu có nhánh trên giá Cho đó vài gam MnO2 Nối nhánh bìnhcầu với ống cao su và dẫn đến 1 ống nghiệm ngâm trong chậu nước đá (đậy miệngống nghiệm bằng 1 ít bông) Lắp phểu nhỏ giọt vào bình cầu, rồi cho vào đó 10 mldung dịch axit HBr Mở khóa cho axit chảy vào bình cầu Khóa lại

- Đun nhẹ hỗn hợp phản ứng cho đến khi khí brôm màu nâu thoát ra Theodõi sự hóa lỏng của brom trong ống nghiệm

- Thêm một ít muối ăn vào nước đá để tạo ra hỗn hợp sinh hàn, nhiệt độkhông được cao hơn -10oC Theo dõi hiện tượng hóa rắn của brom

Thí nghiệm 11: Nước Brôm tác dụng với dd KI

*Dụng cụ, hóa chất: Giấy lọc, cốc thủy tinh, nước Brôm, dd KI, hồ tinh bột

* Cách tiến hành: Lấy một mảnh giấy lọc tẩm dd KI rồi nhúng vào cốc chứa

dd brôm một thời gian Lấy ra quan sát rồi nhúng vào dd hồ tinh bột loãng

Thí nghiệm 12: Điều chế iot.

chịu nhiệt, đèn cồn

Cách tiến hành:

Trộn đều một ít tinh thể KI với 1 ít bột MnO2 trong cốc thủy tinh chịu nhiệt.Đậy kín bằng mặt kính đồng hồ Cho cốc lên lưới amiăng trên giá sắt Cho một ítnước lên mặt kính đồng hồ Đun nhẹ cốc bằng đèn cồn Quan sát phản ứng qua cốc

Trang 33

thủy tinh Khi có hơi màu tím thoát ra thì tắt đèn cồn rồi để nguội cốc Theo dõi sựtạo thành iot ở đáy mặt kính đồng hồ.

Thí nghiệm 13: Iốt thăng hoa và iốt tác dụng với hồ tinh bột

*Dụng cụ, hóa chất: ống nghiệm hai nhánh có nút đậy, kẹp gắp, pipet, đèncồn, diêm, mẩu iốt rắn, dd Ca(OH)2

*Cách tiến hành: Cho vào nhánh thứ nhất của ống nghiệm hai nhánh vài mẩutinh thể nhỏ iốt, cho vào nhánh thứ hai khoảng 2ml dd

Ca(OH)2 Cho một mảnh giấy lọc tẩm hồ tinh bột ở chỗ

eo của ống nghiệm hai nhánh Đậy nút ống nghiệm lại

Dùng đèn cồn đun nóng nhánh thứ nhất cho đến khi

không còn iốt ở dưới đáy thì ngừng đun Sau khi kết

thúc TN thì nghiêng ống nghiệm cho dd Ca(OH)2 chảy

qua nhánh thứ nhất (để tránh độc)

Thí nghiệm 14: Tác dụng giữa iot với nhôm.

Hoá chất và dụng cụ: iot tinh thể, bột nhôm, cối, chày sứ, nước cất.

Cách tiến hành: Cho vào cối sứ khô một ít tinh thể iot (bằng hạt đậu xanh)

và một ít bột nhôm (theo tỉ lệ 6 :1), dùng chày nghiền nhỏ, đổ một ít hỗn hợp lêntấm gạch men, vun thành đống nhỏ, dùng đũa thuỷ tinh ấn thành lõm ở giữa đống,cho vào một giọt nước

Thí nghiệm 15: Tác dụng iot và dung dịch KI

Hoá chất và dụng cụ: dung dịch KI, iot tinh thể, ống nghiệm

Cách tiến hành:

Cho vào ống nghiệm vài tinh thể iot, sau đó thêm vài giọt dung dịch KI, lắc mạnh

Thí nghiệm 16: Tác dụng của iot với kaliclorat.

H2SO4 loãng, dung dịch KI, hồ tinh bột, ống nghiệm, đèn cồn

Cách tiến hành:

Hình 2.3.3 Sự thăng hoa của Iốt và Iốt tác

dụng với hồ tinh bột

Trang 34

Lấy vào ống nghiệm vài giọt dung dịch KClO3 bão hòa, thêm vào đó vài tinhthể iot và 1- giọt dung dịch H2SO4 loãng Cẩn thận đun nhẹ ống nghiệm Dùng giấytẩm dung dịch KI và hồ tinh bột để nhận ra khí bay lên.

Thí nghiệm 17: So sánh khả năng hoạt động của các halogen.

Hoá chất và dụng cụ: dung dịch nước clo, dung dịch KI, dung dịch KBr,

dung dịch hồ tinh bột, ống nghiệm, băng giấy

Cách tiến hành

- Lấy 2 băng giấy, băng 1 tẩm dung dịch KI, băng 2 tẩm dung dịch KBr,nhúng cả 2 băng vào cốc nước clo Lấy 2 băng giấy ra quan sát, nhỏ dung dịch hồtinh bột vào băng giấy 1

Thí nghiệm 18: Thử tác dụng của các halogen với dung dịch sắt (III)clorua

Hoá chất và dụng cụ: dung dịch KCl, dung dịch KBr, dung dịch KI, benzen,

dung dịch FeCl3, đèn cồn, ống nghiệm

Cách tiến hành:

Cho vào ống nghiệm (1) 1- 2 ml dung dịch KCl

Cho vào ống nghiệm (2) 1- 2 ml dung dịch KBr

Cho vào ống nghiệm (3) 1- 2 ml dung dịch KI

Thêm vào cả 3 ống vài giọt benzen và 3-4 giọt dung dịch FeCl3 Lắc mạnh 3ống nghiệm Cho tiếp hồ tinh bột vào ống nghiệm 3

Kết quả: Ống nghiệm 1 và 2 không có hiện tượng, ống nghiệm 3 hồ tinh bột

hóa xanh vì có iot sinh ra

Thí nghiệm 19: Sự chuyển dịch cân bằng trong dung dịch nước iot.

dịch NaOH, ống nghiệm

Cách tiến hành:

Cho vào ống nghiệm thứ nhất vài giọt nước brom và ống nghiệm thứ hai vàitinh thể iot Thêm vào mỗi ống từng giọt dung dịch NaOH loãng đến khi mất màudung dịch Thêm từng giọt dung dịch H2SO4 loãng vào mỗi ống đến khi dung dịch

có phản ứng axit Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch

Trang 35

Cách tiến hành :

Tráng đều 1 lớp paraphin trên một tấm kính Lấy 1 ít paraphin khác hơ nĩngcho dẻo rồi nặn thành bờ xuy quanh tấm kính Lấy vật nhọn viết lên tấm kính đãtráng paraphin thành rãnh Nhỏ H2SO4 đặc vào các rãnh chữ đã làm sạch Rắc 1 lớpbột CaF2 Đặt 1 băng giấy quỳ xanh chắn ngang trên bờ tấm kính Lấy tấm kínhkhác đậy lên tấm kính đĩ Sau khoảng 30 – 40 phút khi giấy quỳ chuyển sang đỏ.Bĩc lớp paraphin đi bằng cách nhúng vào nước nĩng Nét chữ hiện rõ trên mật kính

Thí nghiệm 22 : Điều chế khí hiđro clorua

nhánh, phễu giọt, ống nghiệm, ống dẫn khí, lọ thu khí, đèn cồn, giá, cặp

*Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm cĩ

nhánh 1-2 gam tinh thể NaCl, vào phễu giọt

khoảng 2-3 ml dung dịch H2SO4 98%

Mở khố phễu giọt, cho từng giọt axit H2SO4

chảy xuống bình ống nghiệm, dùng đèn cồn đun nĩng

ống nghiệm phản ứng Dùng lọ khơ thu khí thốt ra

Đậy kín lọ sau khi thu xong

Nhúng ống dẫn khí vào cốc đựng dung dịch

NaOH Vặn khố phễu nhỏ giọt, tắt đèn

H 2 SO 4 đặc NaCl

Bông

HCl (1)

Trang 36

Thí nghiệm 23: Tính tan nhiều của HCl trong nước.

* Hóa chất, dụng cụ:

* Cách tiến hành thí nghiệm:

- Thu khí HClvào bình, quỳ tím, chậu nước

- Cắm ống thủy tinh qua miệng bình khí HCl, sau đó

úp ngược vào chậu nước có chứa dung dịch quỳ tím

Kết quả :Tạo khói màu trắng là các tinh thể muối amoniclorua

xanh lá cây của CrCl3, có khí màu vàng thoát ra

Trang 37

Hình 2.3.7 Oxi tác dụng với sắt

Kết quả : dung dịch sủi bọt khí, khí màu vàng nhạt thoát ra.

6HCl + KClO3  KCl + 3Cl2 + 3H2O

Thí nghiệm 27: Điều chế nước Javen.

*Dụng cụ, hóa chất: giá sắt, phểu tam giác, bình cầu có nhánh, phểu chiết,lưới amiăng, đèn cồn, ống dẫn bằng cao su, cốc thủy tinh, ống thủy tinh, dung dịchHCl đặc, MnO2, dung dịch NaOH, cánh hoa hồng

*Cách tiến hành:

Đun nóng bình cầu chứa MnO2 bằng đèn cồn qua lưới amiăng rồi mở phểuchiết để dung dịch HCl đặc từ từ chảy vào bình cầu Dẫn khí clo sục vào dd NaOHvừa điều chế ở trên sẽ thu được nước gia – ven Lấy dung dịch vừa thu được chocánh hoa hồng vào

* Chương Oxi – lưu huỳnh

Đối với bài oxi:

Thí nghiệm 28 : Điều chế ôxi

nhánh, chậu thuỷ tinh, bình thu khí oxi

*Cách tiến hành : Trộn KClO3 và MnO2 theo tỉ lệ khối lượng 2: 1 cho vào ốngnghiệm có nhánh khô Đậy nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua Đặt ống nghiệmnằm ngang, miệng hơi chúc xuống

Đun ống nghiệm bằng đèn cồn

Dùng que đóm vừa tắt còn tàn đỏ để vào

ống nghiệm, thấy bùng cháy, thì lúc đó mới

thu oxi bằng cách dời chỗ nước

Thí nghiệm 29 : Oxi tác dụng với sắt

Trang 38

Hình 2.3.8 O 2 tác dụng S

- Đốt dây Fe nóng đỏ trên ngọn lửa đèn cồn, đưa ngay vào bình đựng khí oxi

ở đáy có một ít nước

Thí nghiệm 30: Oxi tác dụng với cacbon

* Hóa chất , dụng cụ : Muôi sắt, đèn cồn, than củi, bình oxi

* Cách tiến hành:

- Cho mẩu than vào muôi sắt, đốt trên ngọn lửa đèn cồn

- Khi than đã đỏ hồng ta đưa vào bình đựng khí oxi

- Than cháy hết, cho vào bình một ít nước vôi trong

Thí nghiệm 31: Oxi tác dụng với lưu huỳnh

* Dụng cụ , hóa chất: Đèn cồn, lưu huỳnh, đủa thủy

tinh, giấy khô, bình nón chứa O2, cánh hoa có màu

*GV tiến hành thí nghiệm: Cho một ít bột S ra giấy

khô Hơ nóng một đầu đủa thủy tinh rồi lăn lên bột S,

lưu huỳnh dính vào và cháy Cho đủa thủy tinh dính S đang cháy vào bình chứa O2.Sau khi kết thúc phản ứng cho 1/2 cánh hoa có màu vào bình và đậy nút lại

Thí nghiệm 32 : Oxi tác dụng với hidro

* Hóa chất , dụng cụ : viên Zn, đèn cồn, dung dịch HCl, bình oxi

* Cách tiến hành:

Đốt khí hidro thu được từ hỗn hợp Zn và dung dịch HCl, đưa ngọn lửa hidrođang cháy trong không khí vào bình oxi

Thí nghiệm 33 : Oxi tác dụng với khí amoniac

* Hóa chất , dụng cụ : KClO3, MnO2, đèn cồn, cặp, giá, ống nghiệm có ốngdẫn khí, ống nghiệm, NH4Cl, CaO

* Cách tiến hành:

Đun nóng hỗn hợp NH4Cl và CaO ở ống

nghiệm 1 thu được khí amoniac ở đầu ống vút

nhọn Nối khí oxi thu được ở ống nghiệm 2 khi

đun nóng hỗn hợp KClO3và MnO2 với đầu ống

vút nhọn Châm lửa đốt khí amoniac

*Kết quả: Amoniac cháy trong oxi

S

Hình 2.3.9 Oxi tác dụng khí amoniac

O 2

S c ¸ n h h o a

Trang 39

Hình 2.3.10 S tác dụng với Cu

với ngọn lửa màu vàng

2NH4Cl + CaO  2NH3 + CaCl2 + H2O4NH3 + 3O2  2N2 + 6H2O

Thí nghiệm 34 : Oxi tác dụng với ancol etylic

* Hĩa chất , dụng cụ : ancol etylic, mặt kính đồng hồ

* Cách tiến hành:

Cho 1-2 ml ancol etylic vào mặt kính đồng hồ Châm lửa đốt ancol bốc cháy,phản ứng tỏa nhều nhiệt, mặt kính đồng hồ khơ

Bài lưu huỳnh

Thí nghiệm 35 : Lưu huỳnh tác dụng với kim loại

*Dụng cụ, hĩa chất: ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, lưu huỳnh, giá sắt, dâyđồng, kẹp gỗ, bột sắt, nam châm

a Lưu huỳnh tác dụng với đồng

*Tiến hành thí nghiệm: Cho một lượng S khơ bằng

hạt đậu vào ống nghiệm, lắp ống nghiệm thẳng đứng vào

giá sắt, đun nĩng cho đến khi S chuyển thành trạng thái

đưa nhanh lị xo Cu đã đun nĩng vào phần hơi

đĩ Chờ cho dây Cu đỏ rực rồi hết đỏ thì lấy ra

a Lưu huỳnh tác dụng với sắt

- Dụng cụ, hĩa chất: ống nghiệm chịu nhiệt, kẹp gỗ, bột sắt, lưu huỳnh, nam châm

- Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm khơ, chịu nhiệt

2 hạt ngơ bột hỗn hợp Fe và S (sao cho lượng S dư so với

Fe),cho đáy ống nghiệm chạm với miếng nam châm dính

chặt vào ống nghiệm, kẹp chặt ống trên giá sắt và

đun nĩng đều ống nghiệm trên ngọn lử đền cồn rồi

đun tập trung ở đáy

Thí nghiệm 36 : Lưu huỳnh tác dụng với hidro

- Dụng cụ, hĩa chất: ống nghiệm bầu hở hai đầu, bình kíp, giá sắt, bột lưuhuỳnh, dung dịch HCl đặc, kẽm, dung dịch CuSO4, đèn cồn

- Cách tiến hành: Cho vào chỗ bầu của ống nghiệm hở hai đầu một ít bột lưu

huỳnh Mở khĩa vịi của bình kíp điều chế khí hidro từ dung dịch HCl đặc và kẽm,

Hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh

Hình 2.3.11 S tác dụng với Fe

Trang 40

cho khí H2 đi qua ống chứa bột lưu huỳnh trong vòng 1-2 phút để đuổi hết khôngkhí Sau đó hơ nóng và đốt mạnh ở chỗ có bột lưu huỳnh, vẫn tiếp tục cho khí hidro

đi qua Khí thoát ra được sục vào dung dịch CuSO4

Thí nghiệm 37 : Lưu huỳnh tác dụng với kaliclorat

- Dụng cụ, hóa chất: ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt, bột lưu huỳnh, kalicloratrắn, giấy quỳ xanh

- Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm khô một ít tinh thể KClO3, kẹp chặtống trên giá sắt và đun nóng đều đến khi KClO3 nóng chảy Cho vào ống nghiệmmột lượng nhỏ lưu huỳnh bột Sau đó lấy giấy quỳ xanh tẩm ướt bằng nước cất đặtlên miệng ống nghiệm

Thí nghiệm 38 : Lưu huỳnh tác dụng với axit nitric đặc

- Dụng cụ, hóa chất: ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt, bột lưu huỳnh, dung dịchBaCl2

- Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm một lượng nhỏ lưu huỳnh bột đã có

chứa vài ml dung dịch axit nitric đặc Đun sôi dung dịch trong vài phút Pha loãngdung dịch rồi thêm vào đó vài giọt dung dịch BaCl2

- Kết quả : dung dịch sủi bọt khí, khí màu nâu thoát ra, thêm dung dịch BaCl2

thì dung dịch có kết tủa trắng chứng tỏ dung dịch có axit sunfuric

S+ 6HNO3  H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

H2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2HCl

*Dụng cụ:

Nếu điều chế lượng khí SO2 lớn, dùng:

- Bình cầu có nhánh; phễu brom, Eclen (để thu khí SO2), cốc (loại 250ml),đoạn dây cao su cắm vào ống dẫn thuỷ tinh, nút cao su, hoặc nút bấc để đậy eclen

Nếu điều chế khí SO2 ít thì thay bình cầu nhánh bằng ống nghiệm

*Hoá chất: H2SO4 đặc, Na2SO3 tinh thể, qùy tím, cánh hoa hồng

* Cách tiến hành :

- Lắp dụng cụ như hình 2.3.11

- Cho một lượng Na2SO3 khoảng 1g vào bình cầu có nhánh

Ngày đăng: 13/11/2014, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thị Thuận An (2009), Bài giảng thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hóa học, Trường ĐHSP – ĐH Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng thực hành thí nghiệm phương pháp dạyhọc Hóa học
Tác giả: Đặng Thị Thuận An
Năm: 2009
2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tính tích cực tự lực của học sinh trong quátrình dạy học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo
Năm: 1995
3. Trịnh Văn Biều (2001), “Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học”, ĐHSP TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học”
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Năm: 2001
4. Võ Chấp (2002), Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập hóa học, Trường Đại học sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập hóa học
Tác giả: Võ Chấp
Năm: 2002
5. Võ Chấp (2005), Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, Trường ĐHSP – ĐH Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông
Tác giả: Võ Chấp
Năm: 2005
6. Võ Chấp, Lê văn Dũng, Đoàn Văn Loan, Hoàng Văn Thủ (2005), “Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nhằm tổ chức cho HS tự học, tự nghiên cứu trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiêncứu đổi mới phương pháp dạy học nhằm tổ chức cho HS tự học, tự nghiên cứutrong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông
Tác giả: Võ Chấp, Lê văn Dũng, Đoàn Văn Loan, Hoàng Văn Thủ
Năm: 2005
7. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáodục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1983
8. Lê Thị Kim Cúc, Lê Văn Dũng, Võ Quang Mai, Trần Dương (1999), Phương pháp dạy học hóa học và thí nghiệm - Hóa phi kim (tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì 1997 - 2000), Trường Đại học sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phươngpháp dạy học hóa học và thí nghiệm - Hóa phi kim
Tác giả: Lê Thị Kim Cúc, Lê Văn Dũng, Võ Quang Mai, Trần Dương
Năm: 1999
9. Nguyễn Cương (1999), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học
Tác giả: Nguyễn Cương
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 1999
10. Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Nguyễn Mai Dung, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh, Nguyễn Đức Dũng (2010), Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học Hóa học - tập 3, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học Hóa học - tập 3
Tác giả: Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Nguyễn Mai Dung, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh, Nguyễn Đức Dũng
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm
Năm: 2010
11. Trần Quốc Đắc (1999), Hướng dẫn sử dụng bộ thí nghiệm hóa học thực hành trung học phổ thông, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng bộ thí nghiệm hóa học thực hànhtrung học phổ thông
Tác giả: Trần Quốc Đắc
Năm: 1999
12. Trần Quốc Đắc (2006), Hướng dẫn thí nghiệm hoá học 10, NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thí nghiệm hoá học 10
Tác giả: Trần Quốc Đắc
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
13. Cao Cự Giác (2004), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hoá học, tập 1 – hoá học vô cơ, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hoá học
Tác giả: Cao Cự Giác
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2004
14. Cao Cự Giác (2006), Phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành hoá học cho học sinh THPT qua các bài tập hoá học thực nghiệm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thựchành hoá học cho học sinh THPT qua các bài tập hoá học thực nghiệm
Tác giả: Cao Cự Giác
Năm: 2006
15. Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học hóa học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy vàhọc hóa học
Tác giả: Cao Cự Giác
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
16. Nguyễn Thị Hoa (2003), Sử dụng thí nghiệm và một số phương tiện kỹ thuật để nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập hóa học lớp 10, lớp 11 trường trung học phổ thông ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng thí nghiệm và một số phương tiện kỹ thuậtđể nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập hóa học lớp10, lớp 11 trường trung học phổ thông ở Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2003
17. Đỗ Thị Bích Ngọc (2009), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức-kĩ năng thí nghiệm trong chương trình hóa học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực”, ĐH SP TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyệnkiến thức-kĩ năng thí nghiệm trong chương trình hóa học 10 nâng cao cho họcsinh theo hướng dạy học tích cực”
Tác giả: Đỗ Thị Bích Ngọc
Năm: 2009
18. Cao Ngọc Sằng (2004), “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm Hóa học theo hướng tích cực hoạt động học tập của học sinh trong dạy học hóa học ở trườngTHPT”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học LL và PPDH hóa học, ĐHSP Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm Hóa học theo hướngtích cực hoạt động học tập của học sinh trong dạy học hóa học ở trườngTHPT”
Tác giả: Cao Ngọc Sằng
Năm: 2004
19. Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hưng, Đoàn Việt Nga (2006), Sách giáo viên Hóa học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Hóa học 10
Tác giả: Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hưng, Đoàn Việt Nga
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
20. Lê Chiêu Trung (2010), Nâng cao năng lực nhận thức và hứng thú học tập hóa học cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động ngoại khóa, Luận văn thạc sĩ giáo dục học LL và PPDH Hóa học, Trường ĐHSP – ĐH Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực nhận thức và hứng thú học tậphóa học cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động ngoại khóa
Tác giả: Lê Chiêu Trung
Năm: 2010

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.3.5. Tính tan của hidro clorua - tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 thpt
Hình 2.3.5. Tính tan của hidro clorua (Trang 36)
Hình 2.3.8. O 2  tác dụng S - tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 thpt
Hình 2.3.8. O 2 tác dụng S (Trang 38)
Hình 2.3.13. SO 2  tác dụng với nước brom - tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 thpt
Hình 2.3.13. SO 2 tác dụng với nước brom (Trang 41)
Hình 2.3.12.Điều chế  SO 2 - tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 thpt
Hình 2.3.12. Điều chế SO 2 (Trang 41)
Hình 2.3.2.2. Nước clo tác dụng dd NaBr - tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 thpt
Hình 2.3.2.2. Nước clo tác dụng dd NaBr (Trang 46)
Bảng 3.1: Phân phối tần số X i  bài kiểm tra 15 phút - tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 thpt
Bảng 3.1 Phân phối tần số X i bài kiểm tra 15 phút (Trang 85)
Bảng 3.2: Thống kê chất lượng bài kiểm tra 15 phút - tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 thpt
Bảng 3.2 Thống kê chất lượng bài kiểm tra 15 phút (Trang 86)
Bảng 3.3: Phân phối tần suất fi của bài kiểm tra 15 phút - tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 thpt
Bảng 3.3 Phân phối tần suất fi của bài kiểm tra 15 phút (Trang 86)
Bảng 3.5: Thống kê chất lượng bài kiểm tra 1 tiết - tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 thpt
Bảng 3.5 Thống kê chất lượng bài kiểm tra 1 tiết (Trang 87)
Bảng 3.7: Kết quả xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm - tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 thpt
Bảng 3.7 Kết quả xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm (Trang 89)
Câu 1: Hình (b) đúng : Cho từ từ axit vào nước - tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 thpt
u 1: Hình (b) đúng : Cho từ từ axit vào nước (Trang 119)
Bài 48: Hình vẽ sau mô tả cách điều - tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học để kích thích hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 thpt
i 48: Hình vẽ sau mô tả cách điều (Trang 128)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w