Nhiệm vụ của trung tâm GDTX ngoài việc tổ chức các chương trình giáo dụcthường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông còn có chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau kh
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
TÔN THẤT ÁI ĐẠM
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Thừa Thiên Huế, năm 2016
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
TÔN THẤT ÁI ĐẠM
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS BÙI VIỆT PHÚ
Trang 3Thừa Thiên Huế, năm 2016
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn làtrung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưađược công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TÔN THẤT ÁI ĐẠM
Trang 5Lời cảm ơn
Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Giám Đốc, quýThầy Cô Phòng Đào Tạo sau Đại học, Khoa tâm lý giáo dục trường Đại học sưphạm Huế đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn học tập và nghiên cứu khoa học
Đặc biệt tôi xin bày tỏ biết ơn Thầy giáo Tiến sĩ Bùi Việt Phú đã tận tình chỉdẫn giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn
Xin cảm ơn quý Lãnh Đạo và chuyên viên phòng GDTX Sở GD-ĐT TỉnhThừa Thiên Huế, Ban Giám đốc cùng quý thầy cô các trung tâm GDTX cấp huyệntỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là trung tâm GDTX huyện Phú Vang, gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trìnhhọc tập và nghiên cứu khoa học
Do điều kiện nghiên cứu và khả năng còn hạn chế nên luận văn chắc chắnkhông tránh khỏi sai sót, rất mong được sự góp ý xây dựng của quý Thầy Cô vàđồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 4 năm 2016
Tác giả
Tôn Thất Ái Đạm
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích nghiên cứu 8
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8
4 Giả thuyết khoa học 8
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
6 Phạm vi nghiên cứu 9
7 Phương pháp nghiên cứu 9
8 Cấu trúc luận văn 9
NỘI DUNG 11
Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 11
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 11
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 12
1.2 Các khái niệm chính của đề tài 14
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 14
1.2.2 Chất lượng 19
1.2.3 Đội ngũ giáo viên 20
1.2.4 Chất lượng đội ngũ giáo viên 20
Trang 71.2.5 Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên 20
1.3 Trung tâm GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân 21
1.3.1 Giáo dục thường xuyên trong xu thế phát triển hiện nay 21
1.3.2 Chức năng, vị trí, nhiệm vụ của trung tâm GDTX cấp huyện 21
1.4 Chất lượng đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX 23
1.4.1 Vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đối với trung tâm GDTX 23
1.4.2 Đội ngũ giáo viên tại trung tâm GDTX cấp huyện 24
1.4.3 Chất lượng đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX cấp huyện 24
1.5 Quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trung tâm GDTX 25
1.5.1 Công tác xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên 25
1.5.2 Quản lý các hoạt động sư phạm của Giáo viên 26
1.5.3 Quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên 30
1.5.4 Quản lý công tác kiểm tra đánh giá giáo viên 31
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trung tâm GDTX 31
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 34
2.1 Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế 34
2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế-xã hội 34
2.1.2 Vài nét về giáo dục đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế 34
2.1.3 Khái quát về các trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh Thừa Thiên Huế 36
2.2 Khái quát về quá trình điều tra thực trạng 37
2.2.1 Mục đích điều tra 37
2.2.2 Đối tượng điều tra 37
2.2.3 Phương pháp điều tra 37
2.2.4 Nội dung điều tra 37
2.3 Thực trạng về đội ngũ giáo viên các Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thừa Thiên Huế 38
Trang 82.3.1 Về cơ cấu, số lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên các trung tâm GDTX 38
2.3.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên 38
2.3.3 Đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX theo chuẩn nghề nghiệp 41
2.4 Thực trạng công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế 42
2.4.1 Thực trạng quản lý xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên 42
2.4.2 Thực trạng quản lý các hoạt động sư phạm của giáo viên 46
2.4.3 Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giáo viên 51
2.4.4 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên 54
2.5 Đánh giá chung về thực trạng 56
2.5.1 Điểm mạnh 56
2.5.2 Điểm yếu 56
2.5.3 Cơ hội 57
2.5.4 Nguy cơ 57
2.5.5 Nguyên nhân 58
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 60
3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 60
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 60
3.1.2 Đảm bảo tính nội dung 60
3.1.3 Đảm bảo tính hệ thống 60
3.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn 61
3.2 Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế 61
3.2.1 Tăng cường công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ giáo viên 61
3.2.2 Xây dựng và quản lý tốt công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên các trung tâm GDTX 65
3.2.3 Tăng cường công tác quản lý các hoạt động sư phạm của giáo viên 68
Trang 93.2.4 Quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giáo viên 83
3.2.5 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên 86
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 87
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90
1 Kết luận 90
2 Khuyến nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC
Trang 10GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo
GDTX Giáo dục thường xuyên
Trang 11Bảng 2.1 Bảng tổng hợp số liệu về trường, lớp của các cấp năm học 2014 - 2015 35
Bảng 2.2 Thống kê số lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên các trung tâm GDTX năm học 2015-2016 38
Bảng 2.3 Khảo sát phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý và giáo viên các trung tâm GDTX 39
Bảng 2.4 Khảo sát chuyên môn nghiệp vụ (kiến thức và kỹ năng về ngành học) 40
Bảng 2.5 Khảo sát biện pháp nâng cao nhận thức của ĐNGV và CBQL trong trung tâm GDTX cấp huyện 42
Bảng 2.6 Khảo sát biện pháp xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên các trung tâm 45
Bảng 2.7 Khảo sát quản lý việc thực hiện kế hoạch, chương trình nội dung dạy học 46
Bảng 2.8 Khảo sát quản lý hoạt động và thực hiện quy chế chuyên môn của GV 48
Bảng 2.9 Khảo sát Quản lý về việc kiểm tra đánh giá xếp loại học viên 50
Bảng 2.10 Khảo sát quản lý hoat động bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV 52
Bảng 2.11 Khảo sát quản lý kiểm tra, đánh giá giáo viên 55
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp 89
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiệp
vụ công tác cho đội ngũ giáo viên trong trung tâm là rất quan trọng Trong thời đạingày nay, khi giáo dục đào tạo trở thành một trong những nhân tố thúc đẩy sự pháttriển của các quốc gia thì vấn đề chất lượng giáo dục cần phải được chú trọng hơnbao giờ hết.Trong đó, vai trò của người GV trong quá trình dạy học ngày càng phảiđược nâng cao
Thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thườngxuyên (ban hành kèm theo Quyết Định số: 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01năm 2007) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Nhiệm vụ của trung tâm GDTX ngoài việc tổ chức các chương trình giáo dụcthường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông còn có chương trình xóa
mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình giáo dục đáp ứng nhucầu của người học , Điều tra học tập trên địa bàn, tổ chức các lớp học dành riêngcho đối tượng được hưởng chính sách xã hội, tổ chức dạy và thực hành kỹ thuậtnghề nghiệp các hoạt động lao động sản xuất và các lao động khác phục vụ học tập,nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên GV ở mọi lĩnhvực giáo dục, cả giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy đều đòi hỏinhững cơ hội thường xuyên, tiếp tục học tập nhằm hoàn thiện nhân cách và pháttriển nghề nghiệp để có thể duy trì động lực và nhiệt tình, cập nhật hóa kiến thức và
kĩ năng nghề nghiệp của mình
Trong những năm vừa qua, GDTX ở Việt Nam đã có sự phát triển khôngngừng về quy mô và mạng lưới cơ sở Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ GV cònnhiều hạn chế, bất cập so với yêu cầu về phát triển quy mô của GDTX Đội ngũ GVcủa các trung tâm GDTX ở nước ta chủ yếu được đào tạo tại các trường sư phạm vềgiáo dục chính quy, không được đào tạo về GDTX Do đó, trong quá trình giảngdạy và thực hiện nhiệm vụ của mình, GV gặp không ít khó khăn về phương pháp
Trang 13dạy học, thực hiện chương trình, theo những đặc thù của trung tâm GDTX.
Trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác bồi dưỡngnhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ GV GDTX chưa thực sự được chú trọng,chất lượng, hiệu quả công tác chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạyhọc ở các trung tâm GDTX Trong khi đó, những công trình nghiên cứu, bài viết vềvấn đề bồi dưỡng GV GDTX, chưa tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác bồidưỡng cho GV dạy ở các trung tâm GDTX một cách đầy đủ Vì vậy, việc nghiêncứu thực trạng, công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ GV ở cáctrung tâm GDTX là một vấn đề cần thiết và cấp bách
Trong khi đó học viên được tuyển vào trung tâm có chất lượng đầu vào rấtthấp và đối tượng tham gia học theo nhu cầu không đồng đều nhiều hình thức học,giáo viên trong cùng một bộ môn ít, sinh hoạt chuyên môn khó trao đổi kinhnghiệm là bất cập lớn nhất
Vớị những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viêntrong các trung tâm GDTX, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng củađội ngũ giáo viên các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyêncấp huyện
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của các Trung tâmGDTX cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế
4 Giả thuyết khoa học
Chất lượng đội ngũ tại các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 14hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Nếu xây dựng và tổ chức thựchiện đồng bộ các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại cácTrung tâm GDTX thì chất lượng giáo dục ở các Trung tâm GDTX sẽ được nâng cao.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý nâng cao chất lượng của độingũ giáo viên trong các trung tâm GDTX
Khảo sát đánh giá phân tích thực trạng các hoạt động chuyên môn, bố trícông tác, cách quản lý của các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnhThừa Thiên Huế
Đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viêntrong các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế
6 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 09 Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnhThừa Thiên Huế
- Thời gian từ năm 2012 đến 2015
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận
về quản lý hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trung tâm GDTX
7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phươngpháp nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, phương pháp quan sát
7.3 Nhóm các phương pháp nghiên cứu bổ trợ
- Phương pháp toán thống kê để xử lý kết quả điều tra, khảo sát
- Phương pháp chuyên gia
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo.Luận văn chia làm 3 chương:
Trang 15Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên của trung tâm giáo dục thường xuyên
Chương 2: Thực trạng quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các
trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các
trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phần kết luận và khuyến nghị.
- Danh mục tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.
Trang 16NỘI DUNG Chương 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRUNG TÂM
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trong lịch sử GD, khi nghiên cứu về vai trò của ĐNGV các nhà tư tưởngtiến bộ của mọi thời đại đều ca ngợi ý nghĩa cao cả và tính ưu việt của nghề dạyhọc, vai trò cao quý của người giáo viên Những tài liệu mô tả hoạt động của những
“người quản lý nhà trường” có thể coi là tài liệu đầu tiên đã xuất hiện vào thời phụchưng trong cuốn sách của nhà giáo người Đức Johann Sturm(1507-1589) Vào thờiđiểm đó nước Đức cần một “hiệu trưởng” để tổ chức một trường trung học địaphương cho trẻ em trai Họ đã “thuê” Johann Sturm một học giả phục hưng đượcđào tạo theo lối cổ điển, với nhiệm vụ tổ chức nhà trường, xây dựng chương trình,hình thành các phương pháp dạy học, thuê mướn và giám sát (quản lý) giáo viêncho một trường trung học Trong bài báo viết năm 1923, Ensign F.C đã nhận xét vềnhững cống hiến của Sturm như sau: “Chúng ta thấy trong công trình của Strumnhững vấn đề rất hiện đại như: các nguyên lý giáo dục, việc tổ chức nhà trường, cácgiá trị giáo dục, lương giáo viên, mối quan hệ của cha mẹ với nhà trường, kỷ luậthành vi của học sinh, vấn đề tiếp cận với trẻ em nghèo, việc dạy học theo lớp thay
vì dạy học cho từng cá thể, trách nhiệm của giáo viên và nhiều vấn đề khác” [6]
J.Acomenxki đã coi chức vụ mà xã hội trao cho người giáo viên là chức vụvinh quang mà dưới ánh sáng mặt trời này không có chức vụ nào cao quý hơn Mặckhác, J.Acomenxki lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục học đã nhấn mạnh đến sứmệnh cao cả của người giáo viên đồng thời cũng đặt ra yêu cầu đối với họ như là mộttấm gương trong việc giảng dạy giáo dục học sinh [6] A.Dixtecvec cho rằng vai tròcủa người GV là vô cùng quan trọng vì “ không có GV thế giới sẽ trở về thời đại dãman”.K.Đ.Usinski nhà sư phạm vĩ đại người Nga, đánh giá sự nghiệp dạy học là sựnghiệp vĩ đại nhất của lịch sử loài người, trong toàn bộ những công trình giáo dục
Trang 17học đồ sộ của mình đã giành những phần đáng kể nghiên cứu về tính chất, mục tiêugiáo dục của nhà trường, về tổ chức các hoạt động dạy học giáo dục trong nhàtrường Đặc biệt những quan điểm giáo dục dân chủ, dân tộc và nhân dân của ông rấtgần gũi với những quan điểm quản lý giáo dục được phát triển trong thế kỷ XX.
Khi nghiên cứu về công tác quản lý chất lượng ĐNGV, các nhà nghiên cứu
GD Nga khẳng định: “kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường phụ thuộcrất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của ĐNGV”[15]V.A.Xukhomlinxki, V.P.Xtrezicondin, Jaxapob đã nghiên cứu và đề ra một số vấn đề
về quản lý của HT nhà trường như việc phân công nhiệm vụ, các tác giả thống nhấtkhẳng định người HT phải là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trongcông tác quản lý nhà trường để tránh được sự giẫm đạp lên công việc của nhau đồngthời tránh được tình trạng buôn lơi một số công việc hoạt động của nhà trường [29].V.A.Xukhomlinxki đặc biệt coi trọng sự trao đổi giữa HT và các Phó HT để tìm raphương pháp quản lý tốt nhất, những cuộc trao đổi này như là đòn bẩy nảy sinh ranhững dự định mà sau này trong công tác quản lý được phát triển trong lao động sángtạo của tập thể sư phạm, tác giả thấy rõ tầm quan trọng của biện pháp dự giờ và phântích sư phạm bài dạy, chỉ rõ thực trạng yếu kém của việc phân tích sư phạm bài dạycho dù hoạt động dự giờ và góp ý của GV sau dự giờ của HT diễn ra thường xuyên
Từ thực trạng đó tác giả đưa ra nhiều cách phân tích sư phạm bài dạy cho GV
P.V Zimin, M.I.Konđakôp, N.I.CSaxerđotop đi sâu nghiên cứu công tácgiảng dạy, GD trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động quản
lý của HT [21] Trong công tác quản lý các nhà nghiên cứu thống nhất chỉ ra trongnhững nhiệm vụ của HT thì nhiệm vụ hết sức quan trọng là phải biết xây dựng vàbồi dưỡng ĐNGV, phải biết lựa chọn ĐNGV bằng nhiều nguồn khác nhau và bồidưỡng họ thành những GV theo chuẩn nhất định bằng những biện pháp khác nhau
Các tác giả cũng rất quan tâm đến biện pháp quản lý hoạt động dạy học đểnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, từ xưa người thầy giáo đã được nhân dân yêu mến, ca ngợi “không thầy đố mầy làm nên” Trong quan niệm nhân dân ta về dạy thì thầy giáotrước hết là người tiếp thu đạo lý làm người của những thế hệ đi trước truyền cho
Trang 18thế hệ sau Dạy học không chỉ là “dạy chữ” mà còn dạy cho học sinh đạo lý làmngười Thiên chức của người thầy giáo là phát huy và truyền lại cho thế hệ trẻnhững tinh hoa văn hóa dân tộc.
Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà Nước ta luôn coiĐNGV là lực lượng cốt cán của sự nghiệp GD, người GV được đưa lên vị trí caocủa xã hội xứng đáng và được coi trọng, được thường xuyên chăm lo nâng cao uytín, cải thiện điều kiện lao động để GV phát huy hết tài năng sáng tạo của mình
Nghiên cứu về quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học, quản lý xâydựng đội ngũ và nâng cao chất lượng ĐNGV nhiều tác giả trong nước như NguyễnNgọc Quang, Hoàng Chúng, Hà Sĩ Hồ-Lê Tuấn, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thế Hữunghiên cứu ở những bình diện khác nhau, nhưng đều nhằm giải quyết quan hệ giữangười GV và người quản lý, nội dung hoạt động quản lý hoạt động dạy học củaĐNGV, quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV …Khi nghiên cứu nghiệp vụ quản lý
GD của HT, giảng viên trường cán bộ quản lý đã rất chú trọng tới hoạt động quản
lý nâng cao chất lượng ĐNGV của HT
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định “Dạy học và GD trong sự thống nhất
là hoạt động trung tâm của nhà trường”, “Quản lý nhà trường thực chất là quản lýquá trình lao động sư phạm của thầy” [22-24], “Quản lý giáo dục là hệ thống nhữngtác động có mục đích có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho
hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được cáctính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quátrình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiếnlên trạng thái mới về chất” [31]
Tác giả Hà Sĩ Hồ -Lê Tuấn đi sâu về mục tiêu, nội dung biện pháp quản lýtrong trường phổ thông cũng khẳng định “Việc quản lý hoạt động dạy học là nhiệm
vụ quản lý trung tâm của nhà trường và “Người HT phải luôn luôn phối hợp mộtcách hữu cơ quá trình dạy và học” [12-28]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản
lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái nàysang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [61]
Trang 19Các nhà quản lý giáo dục thực tiển còn quan niệm: Quản lý giáo dục theonghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩymạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Ngày nay với sứmệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế
hệ trẻ mà còn rộng ra cho mọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn là thế hệ trẻ cho nênquản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trườngtrong hệ thống giáo dục quốc dân
Nhìn chung các tác giả ở Việt Nam cũng như các tác giả trên thế giới đãnghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động dạy học, công tác quản lý nâng cao chấtlượng ĐNGV trong nhà trường Một số luận văn thạc sĩ cũng đã quan tâm đến việcnâng cao chất lượng ĐNGV nhưng chỉ đề cập đến các nhà trường phổ thông thuộc
hệ thống giáo dục chính quy nhưng “Biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV trongtrung tâm GDTX cấp huyện’’ chưa được nghiên cứu
1.2 Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
a Quản lý
Có quan niệm cho rằng, quản lý là một thuộc tính lịch sử, nó phát triển theo
sự phát triển của xã hội loài người, thường xuyên biến đổi, nó là nội tại của quátrình lao động, quản lý là một hiện tượng xuất hiện sớm là một phạm trù tồn tạikhách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia,trong mọi thời đại, tùy cách tiếp cận mà quản lý được định nghĩa theo nhiều cáchhiểu khác nhau
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức có định hướng của chủ thể quản lý
về các mặt chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội , giáo dục bằng các luật lệ, các chínhsách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môitrường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng [9]
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác động có địnhhướng có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý(người bị quản lý) trong một tổ chức, làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mụctiêu của tổ chức” [1], có nghĩa là tiến hành một công việc, là làm cho một sự kiện
Trang 20nảy sinh, là quá trình lôi cuốn tất cả mọi người và hoạt động của họ trong tổ chức,
“Quản lý là sự vận dụng các chức năng quản lý như kế hoạch hóa, tổ chức chỉ đạo
và kiểm tra để tác động đến tổ chức nhằm đạt mục tiêu đề ra” [2]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là những tác động có địnhhướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong tổ chức để vậnhành tổ chức đạt được mục đích nhất định” [130]
Như vậy các khái niệm về quản lý đều hướng đến hiệu quả công tác quản lý,
từ đó nảy sinh các mối tác động tương hổ giữa chủ thể và khách thể quản lý
Vậy cho dù cách tiếp cận nào thì bản chất của hoạt động quản lý là cách thứctác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến kháchthể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mongmuốn và đạt được mục tiêu đề ra
b Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hoạt động xã hội nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinhnghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau, nhờ vậy mà xã hội loài người đã được duytrì và phát triển, là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội Bản chấtcủa hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xãhội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau pháttriển, tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại được kế thừa, bổ sung hoàn thiện và trên
cơ sở đó không ngừng phát triển
Trong Việt ngữ, quản lý giáo dục được hiểu như việc thực hiện đầy đủ cácchức năng kế hoạch hóa, tổ chức lãnh đạo kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáodục và tất nhiên là những cấu phần tài chính và vật chất của các hoạt động đó nữa
Do đó quản lý GD là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật cácchức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáodục đã đề ra Như vậy “Quản lý GD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tớikhách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống GD đạt tới mục tiêu
đã định trên cơ sở nhận thức và vận động đúng những quy luật khách quan của hệthống GD đạt tới kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất”[22]
Trang 21Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý GD theo định nghĩa tổng quát là hoạtđộng điều hành, phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ côngtác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”[31].
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý GD thực chất là những tác động của chủthể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh,với sự hổ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội ) nhằm hình thành và phát triển toàndiện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo nhà trường”[38]
Vì vậy sự tác động từ chủ thể quản lý đến khách thể quản lý có thể từ ngườiquản lý đơn vị cơ sở GD đến các đối tượng quản lý là người dạy, người học, cơ sởvật chất, thiết bị dạy học hay là sự tác động giữa các cấp quản lý GD từ TrungƯơng đến địa phương
c Quản lý nhà trường
Nhà trường là một thể chế xã hội-nhà nước, là một đơn vị tổ chức hoànchỉnh, một cơ quan GD chuyên biệt thực hiện chức năng GD -ĐT của nhà nước vàcủa cộng đồng xã hội chuẩn bị cho thế hệ mới bước vào cuộc sống
Theo tác giả Phạm Minh Hạc : “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốigiáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hànhtheo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối vớingành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [66]
“Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học, có tổchức được hoạt động dạy học, thực hiện được tính chất của nhà trường phổ thôngViệt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa mới quản lý được giáo dục”[22]
Như vậy quản lý nhà trường được hiểu là một hệ thống những hoạt động cómục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trườngvận hành theo đúng đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thể hiện tính chất nhàtrường Xã Hội Chủ Nghĩa mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học GD thế hệ trẻ
Chức năng quản lý nhà trường phải qua các khâu tạo thành chu trình quản lýlà: lập kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra việcthực hiện kế hoạch
Trang 22- Lập kế hoạch : HT phải xác định những việc làm, cách thức làm, thời gian
làm và thành phần tham gia thực hiện kế hoạch Khi xác định mục tiêu lập kế hoạch
HT xác định hiện tại nhà trường mình đang ở đâu ? Gặp khó khăn và thuận lợi gì?Điều kiện để thực hiện kế hoạch ? Kết quả kế hoạch? Xác định rủi ro, lường trướcnhững thất bại, khó khăn khi thực hiện kế hoạch và xác định phương án thay thế.Thông thường việc lập kế hoạch có 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn tiền kế hoạch gồm xác định nhu cầu và thu thập thông tin, thànhlập nhóm xây dựng kế hoạch, phân tích và xử lư thông tin phục vụ cho việc xâydựng kế hoạch qua xác định nhu cầu số lượng người học, biên chế, tài chính, cơ sởvật chất
+ Giai đoạn xây dựng kế hoạch sơ bộ tức là xây dựng hệ thống mục tiêu chỉtiêu cần đạt được, xây dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch và dự thảo cácphương án và kế hoạch
+ Giai đoạn xây dựng kế hoạch chính thức là trên cơ sở kế hoạch sơ bộ tiếntrình xây dựng chính thức, cho thảo luận tập thể
-Tổ chức thực hiện kế hoạch: Kế hoạch được lập dù cho hoàn chỉnh tới đâu
cũng chỉ ở dạng lý thuyết, họ cần phải chuyển hóa những ý tưởng ấy thành hiệnthực, điều quan trọng là phải tổ chức thực hiện một cách khoa học, triển khai cụ thểđến từng bộ phận của tổ nhóm chuyên môn và cá nhân Tổ chức thực hiện kế hoạch
cụ thể qua việc sắp xếp phân định trách nhiệm cho đơn vị và cá nhân chịu từng việc
và quy định thời gian thực hiện, hoàn thành, đồng thời cung cấp cho họ phươngtiện, CSVC để họ thực hiện kế hoạch Lập chương trình hoạt động, tức là kế hoạch
cụ thể cho việc thực hiện các việc đã nêu trong kế hoạch, giao kế hoạch cho các bộphận, truyền đạt giải thích nhiệm vụ cho các bộ phận các cá nhân thực hiện kếhoạch và cuối cùng là ra quyết định thực hiện kế hoạch
Nhờ việc tổ chức có hiệu quả người quản lý có thể phối hợp điều phối tốthơn nguồn nhân lực, vật lực và sử dụng các nguồn này có hiệu quả
-Lãnh đạo (chỉ đạo): Sau khi kế hoạch được lập, cơ cấu bộ máy được hình
thành nhân sự được tuyển dụng thì phải có người đứng ra lãnh đạo dẫn dắt tổ chức,điều khiển Đó là quá trình liên kết các thành viên trong tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh
Trang 23công việc hợp lý động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mụctiêu của tổ chức Việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi lập kế hoạch và thiết kế bộmáy đã hoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia.
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong trường học là một hoạt động thường xuyên,liên tục và được tiến hành trong suốt cả năm học Đối với Hiệu trưởng phải tổ chứcchỉ đạo trên tất cả các hoạt động của nhà trường, trong phần nghiệp vụ quản lýtrường học, những chỉ đạo cơ bản là chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục
- Kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quản lý thông qua đó một cá nhân
một nhóm hoặc một tổ chức theo dỏi giám sát các thành quả hoạt động sữa chữauốn nắn cần thiết Trong nhà trường HT phải kiểm tra việc thực hiện kế hoạch củacán bộ giáo viên một cách nghiêm túc đối chiếu, đo lường kết quả sự thành đạt sovới chuẩn mực đề ra để điều chỉnh kịp thời những sai lệch hoặc sữa lại chuẩn mựcnếu cần Chính vì vậy HT nhà trường phải tuân thủ nguyên tắc kiểm tra, phải hếtsức tinh tế và linh hoạt vận dụng các hình thức kiểm tra khác nhau để không rơi vàotình trạng của chủ nghĩa hình thức
d Quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên
Quản lý trung tâm GDTX là quản lý theo quy chế tổ chức và hoạt động củatrung tâm GDTX ban hành quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 7năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT “ Trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục của hệthống giáo dục quốc dân” [1] Như vậy quản lý trung tâm GDTX cũng như đặcđiểm, nội dung của quản lý một nhà trường
Tuy nhiên, trong trung tâm GDTX có những đặc điểm riêng về mục tiêu, nộidung, đối tượng, hình thức học, cách tổ chức điều hành khác các trường học trong
hệ thống giáo dục chính quy, do đó công tác quản lý của trung tâm GDTX cũng cómột số vấn đề khác với quản lý nhà trường nói chung
Quản lý trung tâm là quản lý các mối quan hệ của trung tâm đối với ngườihọc, có mục tiêu chung là tạo cơ hội học tập, giúp cho người học có được nhữngkiến thức kỹ năng cần thiết để họ lao động sản xuất, công tác tốt hơn, hòa nhập vớicộng đồng phát triển, mưu cầu cuộc sống, đồng thời cũng tạo cơ sở dể người học cóthể tiếp tục học lên bậc cao hơn, trong các hoạt động giáo dục phải mở ra nhiều lĩnh
Trang 24vực và các trình độ khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu học tập của cộng đồng.
Mặt khác, người học là đối tượng của công tác quản lý giáo dục cho nên tùyđối tượng người học cụ thể xác định rõ mục tiêu, yêu cầu giáo dục và có cácphương pháp giáo dục phù hợp, nhằm chuyển hóa giáo dục của trung tâm thànhquá trình tự giáo dục ở người học
Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học là một trong những trọng tâmcủa công tác quản lý Đối với các hoạt động giáo dục của trung tâm GDTX nóiđến chất lượng là nói đến mức độ tăng tiến về kiến thức kỹ năng của người họcsau một quá trình học tập, hiệu quả là các yếu tố có ích của các kiến thức kỹnăng của người học giúp người học ứng dụng vào cuộc sống, là tính hành dụngcủa các kiến thức kỹ năng Chất lượng và hiệu quả của giáo dục trong hệ thốngGDTX có được khi mọi hoạt động của giáo dục được quản lý chặt chẽ với nhữngchuẩn ở từng khâu công việc nhằm hướng mọi hoạt động của người dạy vàngười học vào mục tiêu giáo dục
Như vậy quản lý trung tâm GDTX là mối quan hệ giữa chất lượng cáchoạt động giáo dục và sự phát triển về số lượng người học, có người học mới cóhoạt động dạy và học
1.2.2 Chất lượng
Theo triết học duy vật biện chứng chất lượng được hiểu là “ Cái làm nênphẩm chất, giá trị của sự vật” Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính, chất lượng của sựvật hiện tượng được biểu hiện thông qua các thuộc tính của nó và mỗi thuộc tínhtham gia vào việc quy định chất của sự vật không giống nhau, có thuộc tính bảnchất, có thuộc tính không bản chất, có thuộc tính tồn tại trong quá trình tồn tạicủa sự vật giữ vai trò quy định sự vật làm cho nó khác với cái khác Nếu thuộctính cơ bản bị mất đi thì sự vật không còn, trái lại thuộc tính không bản chấtkhông giữ vai trò, như vậy chất của sự vật còn được quy định bởi đặc điểm cấutrúc của sự vật, đó là các yếu tố các bộ phận cấu thành một hệ thống của sự vật
là cấu trúc bên trong Vì vậy khi xác định chất lượng cần phải tính đến đặc điểmcấu trúc của sự vật
Trang 251.2.3 Đội ngũ giáo viên
Trong lĩnh vực quân sự cách hiểu về đội ngũ là một tổ chức gồm nhiềungười và tổ chức thành một lực lượng hay một đội ngũ chỉnh tề Ngày nay các quanniệm về đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộng rãi như: Đội ngũcán bộ công chức, đội ngũ cán bộ khoa học, ĐNGV…Từ đó đội ngũ được hiểu làmột tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp Các quan niệm
về đội ngũ tuy khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ đó là khối đông người đượctập hợp và tổ chức thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, cóthể cùng nghề nghiệp hoặc không, nhưng cùng có chung mục đích nhất định
Vậy đội ngũ giáo viên là tập hợp những GV được tổ chức thành một lực lượng(có tổ chức) có chung lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu của GD
1.2.4 Chất lượng đội ngũ giáo viên
Chất lượng là tiêu chí chủ yếu để đánh giá ĐNGV Đội ngũ đáp ứng được yêucầu nhiệm vụ hay không, đội ngũ mạnh hay yếu, phụ thuộc rất nhiều vào quy mô sốlượng đội ngũ, sự đồng bộ của đội ngũ và năng lực phẩm chất của mọi thành viêntrong đội ngũ Theo triết học duy vật biện chứng về khái niệm của chất lượng thì chấtlượng ĐNGV là toàn bộ phẩm chất giá trị, những đặc điểm cấu trúc (cơ cấu) của độingũ GV, những thuộc tính, cấu trúc này gắn bó với nhau trong một chỉnh thể thốngnhất tạo nên giá trị và sự tồn tại của đội ngũ làm cho ĐNGV khác các đội ngũ khác
Từ quan điểm trên chúng ta có thể hiểu chất lượng ĐNGV là toàn bộ phẩmchất giá trị, những đặc điểm về cấu trúc được thể hiện ở các yếu tố sau đây: phẩm chấtchính tri, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, số lượng ĐNGV, cơ cấu ĐNGV
1.2.5 Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên
Quản lý chất lượng ĐNGV là quá trình tổ chức tác động của người CBQLlàm cho ĐNGV ngày càng được hoàn thiện ở mức độ cao hơn về tất cả yếu tố cấuthành từ phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đến số lượng
và cơ cấu ĐNGV, đồng thời quản lý chất lượng ĐNGV thực chất là quá trình pháttriển đội ngũ làm cho đội ngũ trưởng thành ngang tầm với yêu cầu, đòi hỏi của sựnâng cao GD-ĐT nói chung và nhiệm vụ của từng trường học nói riêng
Trang 261.3 Trung tâm GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1 Giáo dục thường xuyên trong xu thế phát triển hiện nay
GDTX là một phần tiếp tục của giáo dục chính quy, cả hai loại hình này cầnđược tiến hành song song với nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân đều có tầmquan trọng như nhau đối với sự phát triển tài nguyên con người Với tốc độ pháttriển như vũ bảo của khoa học - kỹ thuật, nền tri thức của nhân loại đòi hỏi mỗi conngười cần phải học tập để trau dồi, nâng cao tri thức nhằm đáp ứng những đòi hỏingày càng cao của xã hội hiện đại vì vậy giáo dục thường xuyên trong xu thế pháttriển hiện nay là cần phải xây dựng một “xã hội học tập suốt đời” có khả năng cungcấp cho mọi người, mọi lứa tuổi, cơ hội được chủ động, tiếp thu trình độ học vấnmình mong muốn, đồng thời thành quả học tập đó phải được công nhận và sử dụngmột cách thích đáng, đã và đang là một quan niệm phù hợp với xu thế phát triển củanhân loại nói chung, trong đó có Việt Nam
Sau hơn 20 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quantrọng đã hình thành một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thốngnhất và đa dạng hóa với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo Hệ thống giáo dục
đã bước đầu được đa dạng hóa cả về loại hình, phương thức và nguồn lực, từngbước hội nhập với xu thế chung của giáo dục thế giới Từ một hệ thống giáo dụcchỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy, đến nay đã có cáctrường ngoài công lập, có nhiều loại hình không chính quy, có các trường mở, cóphương thức đào tạo từ xa, phương thức liên kết với nước ngoài Việc học tập suốtđời ở Việt Nam hiện nay được Đảng và Nhà nước chỉ rõ là phải dựa trên năm trụcột là: giáo dục chính quy, giáo dục vừa học vừa làm, giáo dục từ xa, các trung tâmGDTX và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng
1.3.2 Chức năng, vị trí, nhiệm vụ của trung tâm GDTX cấp huyện
+ Vị trí
Theo quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm GDTX ban hành theo quyếtđịnh số 01/2007 của Bộ GD-ĐT quy định “Trung tâm GDTX là cơ sở GDTX của hệthống giáo dục quốc dân Trung tâm GDTX bao gồm trung tâm GDTX quận, huyệnthị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi là GDTX cấp huyện) có tư cách pháp nhân, có condấu và tài khoản riêng” [2]
Trang 27+ Chức năng
Tổ chức các hoạt động giáo dục tạo cơ hội học tập nhằm thỏa mãn nhu cầuhọc tập đa dạng, phong phú của mọi người, trong đó có những người không có điềukiện tiếp tục học ở các lớp chính quy
Tư vấn các trung tâm học tập cộng đồng phường xã thị trấn trong địa bàn cấphuyện, với chức năng này trung tâm GDTX cấp huyện giữ vai trò như một bộ phậnnghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục cấp huyện, thị xã, thành phố
Trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, điều tra phát hiện cácnhu cầu học tập của từng loại đối tượng, người học, trung tâm đề xuất với cơ quanquản lý giáo dục về kế hoạch tổ chức học, phương pháp nội dung, thời gian học đốivới từng loại đối tượng
+ Nhiệm vụ
-Tổ chức các chương trình giáo dục gồm chương trình xóa mù chữ và giáo dụcsau khi biết chữ, chương trình đáp ứng nhu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng,chuyển giao công nghệ, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ bao gồm chương trình bồi dưỡng ngọai ngữ, tin học ứng dụng, côngnghệ thông tin -truyền thông, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn, chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chương trình dạy tiếng dân tộcthiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằngnăm của địa phương, chương trình GDTX cấp THPT và cấp THCS
- Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất sởGD-ĐT, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức họcphù hợp với từng loại đối tượng
- Tổ chức các lớp học theo các chương trình GDTX cấp THCS và THPTdành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyếttật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương
- Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao độngsản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập
- Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nângcao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống GDTX
Trang 28- Tổ chức liên kết đào tạo thực hiện chương trình GDTX lấy bằng trung cấpchuyên nghiệp với các trường trung cấp chuyên nghiệp.
1.4 Chất lượng đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX
1.4.1 Vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đối với trung tâm GDTX
Với chức năng, vị trí, nhiệm vụ được quy định ở quy chế tổ chức hoạt độngcủa trung tâm GDTX được thể hiện qua các chương trình chúng ta thấy GDTX sẽtạo cơ hội học tập thứ 2 cho những người chưa bao giờ học, từ đó góp phần vàoviệc mang lại công bằng xã hội và bình đẳng trong giáo dục, giúp cho những người
bỏ học giữa chừng vì lý do nào đó để việc học tập của họ lại được tiếp tục liềnmạch, bổ sung những tri thức và kỹ năng chuyển giao công nghệ, mang lại cơ hộihọc tập mà qua đó làm cho vốn kinh nghiệm của mình đầy đủ hơn, năng lực hoạtđộng nâng cao
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập các nhà giáo dục Việt Nam khôngthể bỏ qua được xu thế phát triển của nền giáo dục xây dựng “xã hội học tập suốtđời” làm nền tảng cho việc đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước, trong đóGDTX giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiệnnhân cách, mở rộng hiểu biết nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ đểcải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo thích nghi với đời sống xã hội
Mặt khác, người học ở trung tâm GDTX có nhiều đặc điểm khác biệt với họcsinh phổ thông, vì vậy mối quan hệ giữa trung tâm GDTX với người học cũng khácbiệt Người học ở trung tâm GDTX là một khối người không đồng nhất về nhiềumặt như: lứa tuổi, trình độ, vị thế xã hội, đặc điểm tâm lý,…là người học đặc biệtvừa đặt ra yêu cầu để đáp ứng, vừa là đối tượng của công tác quản lý giáo dục Vìvậy người học quyết định sự tồn tại và phát triển của trung tâm
Trong những năm qua GDTX ở Việt Nam đã có sự phát triển không ngừng
về quy mô và mạng lưới cơ sở, tuy nhiên để đáp ứng được công việc này và thựchiện đầy đủ các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra thì chất lượng đội ngũ GV của trung tâmGDTX còn bất cập , phần nhiều GV ở nước ta được đào tạo từ các trường sư phạm
về giáo dục chính quy không được đào tạo về GDTX bởi vậy việc nâng cao chất
Trang 29lượng đội ngũ giáo viên trong các trung tâm GDTX đóng vai trò to lớn là một nộidung, một vấn đề quan trọng nhất giúp GV ít khó khăn trong việc thực hiện nhiệm
vụ của mình trong phương pháp dạy học, việc thực hiện chương trình, hay nhữngđặc thù của GDTX
1.4.2 Đội ngũ giáo viên tại trung tâm GDTX cấp huyện
Giáo viên của trung tâm GDTX là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dụctại trung tâm GDTX, tham gia các chương trình quy định tại quy chế hoạt động củatrung tâm GDTX tại khoản 1 điều 3 của quy chế này với những nhiệm vụ sau :Giảng dạy theo mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học quản
lý học viên theo sự phân công của Giám Đốc trung tâm GDTX, rèn luyện đạo đức,bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy,thực hiện các quyết định của Giám đốc, các quy định của pháp luật và quy định củaquy chế, giữ gìn uy tín phẩm chất danh dự của nhà giáo, đoàn kết giúp đỡ các đồngnghiệp, gương mẫu trước học viên tôn trọng nhân cách của học viên đối xử côngbằng với học viên bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của học viên
Giáo viên được trung tâm tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao vàhưởng mọi quyền lợi theo quy định của một nhà giáo, được trực tiếp hoặc thông qua
tổ chức của mình tham gia quản lý trung tâm, được tham gia các hoạt động nghiêncứu khoa học, lao động sản xuất dịch vụ chuyển giao công nghệ do trung tâm tổchức có định mức giờ dạy, định mức giờ làm kiêm nhiệm như quy định đối với giáoviên cùng cấp học ở các cơ sở giáo dục phổ thông, có trình độ chuẩn như quy địnhđối với giáo viên dạy cùng cấp học của giáo dục chính quy
Về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên: giáo viên của trung tâmGDTX tham gia giảng dạy các chương trình GDTX để lấy văn bằng, chứng chỉ của
hệ thống giáo dục quốc dân phải có trình độ đạt chuẩn như quy định đối với giáoviên dạy cùng cấp học của giáo viên chính quy
1.4.3 Chất lượng đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX cấp huyện
Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới của xă hội hiện nay ĐNGV trongtrung tâm GDTX phải có phẩm chất chính trị tốt, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.Người GV cần đạt tới chuẩn nhất định hiểu biết hệ thống văn bản chỉ thị, những
Trang 30quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước, đồng thời người GV gắn niềm tin cáchmạng với niềm tin nghề nghiệp từ đó người GV mới gắn bó cả cuộc đời mình với
sự nghiệp GD, có tinh thần phục vụ cách mạng nhạy bén với tình hình đất nước, củađịa phương đáp ứng nhu cầu học tập của người dân thực sự là cần gì học nấy, cótầm nhìn xa trong giáo dục đào tạo, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.Yêu cầu về phẩm chất thì trước hết yếu tố thế giới quan khoa học là thành tố nềntảng, định hướng, thái độ, hành vi, ứng xử của GV trước các vấn đề của thế giới tựnhiên, trong đó niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ Chí Minh lànhững yếu tố cơ bản của con người nói chung và mỗi GV nói riêng
Người GV phải có thái độ tình cảm với nghề nghiệp, yêu nghề, coi việc làmcủa mình là một hoài bảo, say mê công việc gắn tinh thần trách nhiệm và nhưngcông việc được giao, đặc biệt là tôn trọng nhân cách với các đối tượng là học viên
Đảm bảo yêu cầu về phẩm chất đối với người GV là có lối sống lành mạnh,giản dị, trung thực, có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ mọi người, gươngmẫu, chân thật lịch sự trong giao tiếp, đúng mức trong ứng xử
Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tại vì năng lực của con người không aigiống ai, người có năng lực này người có năng lực khác, người ở mức độ thấp người
ở mức độ cao…trong ĐNGV năng lực người GV là khả năng thực các hoạt động dạyhọc và giáo dục Năng lực thông qua hoạt động sư phạm của GV Đối với lao động
sư phạm thì khả năng sáng tạo là khả năng không thể thiếu của GV giúp cho người
GV trở nên nhạy bén và linh hoạt trong mọi tình huống dạy hoc và GD, trong giảngdạy chú ý đến hai yếu tố đó là kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
1.5 Quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trung tâm GDTX
1.5.1 Công tác xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên
Xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên là đáp ứng nhu cầu pháttriển của giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển của các trung tâm GDTX, là cơ
sở giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân Đội ngũ trong trung tâm làlực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục đảm bảo mọi thành công củachủ trương đổi mới GD, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu GD củatrung tâm GDTX Do đó người quản lý cần quan tâm các vấn đề sau:
Trang 31Về quy mô: ĐNGV hay còn gọi là nguồn nhân lực, nguồn lực về con người.
Quản lý nguồn nhân lực là một trong những chức năng quản lý của người quản lý, nóthể hiện trong việc lựa chọn đào tạo huấn luyện và phát triển các thành viên trong tổchức Quá trình quản lý nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động như: kế hoạch hóa
và dự báo nguồn nhân lực, lựa chọn và bồi dưỡng, phát triển thông qua kết quả hoạtđộng trong đó việc đào tạo và phát triển là hoạt động mang tính chủ đạo
Một cơ sở giáo dục hoạt động có chất lượng thì trước hết phải đáp ứng đủquy mô về số lượng đối với ĐNGV Vì vậy người quản lý trước hết phải có sựhoạch định nghĩa là phải có dự báo về nhu cầu của đội ngũ Từ đó có sự so sánhgiữa nhu cầu sử dụng và khả năng sẳn có trong ĐNGV, đặc biệt trong cơ sở GDTXvấn đề này cần phải quan tâm do đặc thù của GDTX việc thực hiện nhiệm vụ nhiềuhơn giáo dục phổ thông từ đó ĐNGV cần phải nắm rõ để có kế hoạch cụ thể vìtrong GDTX vấn đề ĐNGV hay biến động bởi nhu cầu học tập hay thay đổi Nếu đểxảy ra hiện tượng thừa thiếu GV sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn, đồngthời có kế hoạch đào tạo , bồi dưỡng, tuyển dụng cho phù hợp với nhu cầu trongtừng giai đoạn phát triển
Về cơ cấu: Mỗi cơ sở GD phải cân đối GV đúng chuyên môn, chuyên ngành
phù hợp các loại hình GD để bố trí công tác hợp lý, đồng bộ, đồng thời việc sửdụng, phân công phải hợp lý lúc đó mới phát huy được khả năng của GV, phù hợpvới hoàn cảnh và nguyện vọng của GV
1.5.2 Quản lý các hoạt động sư phạm của Giáo viên
a Quản lý nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên
Sự nhận thức của ĐNGV được xem là một trong những yếu tố nền tảng nângcao chất lượng ĐNGV Vì vậy phải tăng cường sự hiểu biết và nhận thức choĐNGV về đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp GD-ĐTtrong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nănglực giảng dạy cũng như các kỹ năng thực hiện các chương trình trong hệ thốngGDTX quy định, để từ đó tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức vàhành động của ĐNGV, bởi lẻ trong tư tưởng chỉ đạo cho hành động muốn có hànhđộng tốt thì bao giờ cũng có sự nhận thức tích cực
Trang 32b Quản lý phân công công tác trong đội ngũ giáo viên
Trong một trung tâm có ĐNGV đủ mạnh thì việc phân công nhiệm vụ phảicăn cứ vào năng lực của GV trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho người học, phù hợpđiều kiện cụ thể trong đơn vị để từ đó có phương án tối ưu, đồng thời người quản lýphải lắng nghe nguyện vọng của GV, cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp để pháthuy hết khả năng tốt nhất của từng người Việc phân công đúng khả năng sẽ đem lạikết quả tốt và ngược lại phân công không phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả xấu đối vớihoạt động trong trong trung tâm
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, kế hoạch năm học của sở GD-ĐT, căn cứ vào
kế hoạch phát triển giáo dục của trung tâm, số lượng học viên chiêu sinh được, sốlớp học, trên cơ sở giáo viên đã có của trung tâm Giám đốc chỉ đạo mời thêm giáoviên hợp đồng trên địa bàn cùng tham gia giảng dạy
c Quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động, chương trình dạy học và giáo dục
Thực hiện kế hoạch hoạt động trong trung tâm GDTX là theo yêu cầu củangười Giám Đốc và người GĐ phải điều khiển hoạt động theo các nội dung quyđịnh tại quy chế hoạt động của trung tâm GDTX
Về việc thực hiện chương trình dạy học-giáo dục là văn bản mang tính pháplệnh của Bộ GD-ĐT ban hành, trong đó quy định một cách cụ thể mục đích, yêu cầunội dung của môn học, số tiết của từng chương, từng bài và quy định nội dung,phương pháp, thời gian cho từng môn học ngành học như vậy GĐ phải là ngườichịu trách nhiệm cao nhất về việc thực hiện hoạt động dạy học Điều này thể hiện
về nội dung và kiến thức quy định trong chương trình phải đảm bảo trên cơ sở đủđúng về số tiết số thời gian và trình tự, nghiêm cấm việc cắt xén, dồn ép hoặc kéodài, về phương pháp thì đúng đặc điểm của từng bộ môn, tạo điều kiện về thời giancho GV thực hiện các chương trình, hổ trợ điều kiện về cơ sở vật chất cho GV hoạtđộng, đồng thời thường xuyên theo dỏi kiểm tra để điều chỉnh, xử lý kịp thời trongmột thời gian hợp lý
Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện chương trình dạy học của các tổ chuyên môn
và của từng giáo viên, theo dỏi, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tiến độ việc thựchiện chương trình thông qua dự giờ, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài
Trang 33d Quản lý việc chuẩn bị bài và giờ lên lớp của đội ngũ giáo viên
- Quản lý việc chuẩn bị bài
Chất lượng giờ dạy cao hay thấp phụ thuộc vào việc chuẩn bị và soạn bài chogiờ lên lớp Việc chuẩn bị bài lên lớp gồm việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học vàcho từng tiết dạy cụ thể
Thực chất công việc chuẩn bị dài hạn là GV xây dựng cho được kế hoạchdạy học trong cả năm Kế hoạch này phải thể hiện cụ thể dựa trên cơ sở sách giáokhoa, tài liệu tham khảo, điều kiện, phương tiện phục vụ cho dạy học, từ đó lựachọn phương pháp hình thức dạy học cho phù hợp
Chuẩn bị cho từng tiết dạy là gồm việc soạn giáo án hay đề cương bài dạy vàphương tiện phục vụ cho tiết dạy, soạn bài là sự chuẩn bị quan trọng nhất của GVcho giờ lên lớp Bài soạn là bản thiết kế cụ thể cho giờ lên lớp bài soạn thể hiện rõnội dung khoa học cần truyền thụ, cách tổ chức lớp học và ấn định thời gian đồngthời cần dự đoán tình huống và phương thức giải quyết Cấu trúc chương trình củamôn học có nhiều loại bài mỗi loại có đặc thù riêng, cho nên soạn bài phải thể hiện
kế bài giảng, hướng dẫn giáo viên cụ thể các yêu cầu về chuyên môn, nội dung, quytrình, các bước cần thiết của việc soạn giáo án, sắp xếp bố trí thời khóa biểu mộtcách khoa học, phù hợp với yêu cầu chuyên môn và khung chương trình theo quyđịnh của Bộ GD-ĐT
Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên thông qua dựgiờ, thăm lớp, kiểm tra đột xuất, hoặc kiểm tra định kỳ
- Quản lý giờ lên lớp
Chất lượng giờ lên lớp của giáo viên giữ vai trò quyết định đến chất lượngdạy học, qua giờ dạy giáo viên sẽ bộc lộ những ưu khuyết điểm về năng lực sư
Trang 34phạm, trình độ chuyên môn của bản thân, kết quả giờ lên lớp còn phản ánh sự đầu
tư, nghiên cứu chuẩn bị trước khi lên lớp, đồng thời phản ánh tinh thần trách nhiệm,lương tâm, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên Do vậy giám đốc cần phải :
Bố trí thời khóa biểu hợp lý, khoa học nhằm đảm bảo các hoạt động sư phạmthực hiện tốt
Xem xét đánh giá giờ dạy theo mục đích đặt ra trên cơ sở chuẩn bị bài giảng,
sử dụng phương pháp, phương tiện và cách tổ chức phù hợp với nội dung của giờdạy, đánh giá trên cơ sở xem xét phân tích giờ dạy có phù hợp đặc điểm của bộmôn, phù hợp với đối tượng học viên
Sắp xếp dự giờ giáo viên, sau khi dự giờ có sự trao đổi góp ý với giáo viênnhững vấn đề cần rút kinh nghiệm
e Quản lý việc tư vấn , tổ chức chương trình đáp ứng nhu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Thực hiện Nghị quyết 29/NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện nền GD vớiphương châm xây dựng nền GD mở hướng tới xây dựng xã hội học tập, học suốt đờitrong quản lý cần chú trọng tới việc đa dạng hóa nội dung GD, đáp ứng nhu cầu ngườihọc với phương châm “ cần gì học nấy ’’tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi lứa tuổiđược học tập, tổ chức các hình thức học tập linh hoạt góp phần nâng cao năng suất laođộng và hiệu quả công việc, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân
Phân công cụ thể cán bộ giáo viên lập kế hoạch cụ thể tư vấn và phối hợp cơquan ban ngành cấp huyện và các trường học địa phương điều tra nhu cầu học tậpcủa người dân để mở các lớp học theo chương trình giáo dục đã quy định trong quychế hoạt động của GDTX cho những người không có cơ hội đến trường các lớpchính quy bằng các hình thức thích hợp thông qua tổ chức quản lý cả các trung tâmHTCĐ xã phường thị trấn
Chủ động phối hợp với phòng giáo dục xây dựng cơ chế trách nhiệm trong việc
tổ chức các lớp học và tham mưu các ban ngành đoàn thể trong việc tổ chức chươngtrình đáp ứng nhu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ,chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Trang 351.5.3 Quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên
Trong hoạt động giáo dục của một nhà trường GV là lực lượng chủ yếu đóngvai trò nòng cốt, chủ đạo Vì vậy công tác bồi dưỡng cho GV là một trong nhữngnhiệm vụ chính của quản lý chuyên môn, các nhà quản lý phải thực hiện nhiều biệnpháp nhằm bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV theo những yêu cầu sau:
-Trước hết là việc kiểm tra đánh giá năng lực của ĐNGV, từ đó phân loại đốitượng để lập quy trình bồi dưỡng và phát triển cho phù hợp
- Sắp xếp tổ chức tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo quy định để GV kịpthời nắm bắt những yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và những chủ trươngđổi mới trong GD
- Có kế hoạch sắp xếp đội ngũ để tổ chức đi đào tạo bồi dưỡng kịp thời đểphù hợp với xu thế phát triển hiện nay trong hệ thông GDTX, đồng thời quan tâmđặc biệt đến việc bồi dưỡng GV đạt chuẩn dạy giỏi góp phần nâng cao chất lượngtrong dạy dọc
- Sự phát triển của khoa học công nghệ và điều kiện kinh tế của xã hội ngàynay cùng với việc đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục đặc biệt ngành GDTX
là ngành học có đặc thù riêng là giáo dục tiếp tục là loại hình không chính quy baogồm nhiều chương trình học để đáp ứng nhu cầu cho xã hội học tập như hiện nay,đòi hỏi người cán bộ quản lý phải tổ chức cho đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng theohướng tích cực, chủ động
Ngoài ra việc quản lý công tác bồi dưỡng người quản lý hướng dẫn, chỉ đạocông tác tự bồi dưỡng của GV thông qua việc dự giờ thăm lớp, kiểm tra chuyênmôn , tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tổ chức phổ biến sáng kiến kinh nghiệm, tổ chứchội thi thao giảng …đồng thời tạo điều kiện về tinh thần cũng như vật chất, quantâm đúng mức cho GV tự học, tự bồi dưỡng để công tác này đạt hiệu quả và độngviên GV tích cực nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ người quản lý phảigương mẫu đi đầu trong việc tự học tự bồi dưỡng Việc quan tâm đúng mức củangười quản lý trong nhà trường đến công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV sẽ
là một trong những biện pháp có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diệnnói chung và chất lượng ĐNGV nói riêng
Trang 361.5.4 Quản lý công tác kiểm tra đánh giá giáo viên
Công tác kiểm tra đánh giá giáo viên là hoạt động nghiệp vụ quản lý củaGiám đốc trung tâm nhằm điều tra, theo dői, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểmnghiệm sự diễn biến vŕ kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ trungtâm và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kếhoạch chuẩn mực, quy chế đề ra hay không Nếu công tác kiểm tra đánh giá đượcthực hiện thường xuyên, chặt chẽ, đúng quy định sẽ giúp Giám đốc nắm chắc đượctình hình giảng dạy của giáo viên, qua đó kịp thời động viên người tốt, điều chỉnhuốn nắn kịp thời những thiếu sót và xử lý theo quy định của quy chế chuyên môn
Muốn có tư liệu chính xác để đánh giá giáo viên người quản lý phải quản lýnghiêm túc việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của giáo viên như việc kiểm trađánh giá kết quả học tập của người học cũng như việc thực hiện kế hoạch cácchương trình GDTX Bởi vì đánh giá hoạt động của GV là kết quả của lao động sưphạm , chất lượng kiến thức, mức độ phát triển, kỹ năng áp dụng …
Công tác kiểm tra đánh giá được coi như là một nguyên tắc của mối liên hệngược, từ thông tin đó làm cơ sở điều chỉnh quá trinh hoạt động dạy học
Hiện nay các trung tâm GDTX còn bất cập trong việc đánh giá GV bởi vìngoài việc thực hiện nhiệm vụ dạy học cho các chương trình giáo dục phổ thôngcòn các nhiệm vụ khác Do vậy người quản lý ngoài việc kiểm tra kết quả học tậpcủa học viên để đánh giá kết quả giảng dạy của GV cần phải quản lý kế hoạch kiểmtra của GV, việc sắp xếp tổ chức kiểm tra của từng chương trình qua từng học kỳtrong một năm học
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trung tâm GDTX
Các yếu tố về điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học tuy không trực tiếp làmthay đổi quá trình dạy học của người dạy và người học, song nó hết sức quan trọng
vì chúng tạo điều kiện cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao.Quản lý tốt việc này
sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng dạy học Các yếu tố ảnhhưởng đến công tác quản lý chất lượng ĐNGV được thể hiện như sau:
Trang 37- Yếu tố đảm bảo về chính tri xã hội tâm lý và tổ chức là làm cho ĐNGVquán triệt, chấp hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, xâydựng tập thể đoàn kết, nhất trí trong tập thể phấn đấu làm việc, không ngừng cảitiến bộ máy trong quản lý nhà trường, phân cấp quản lý và quy định nhiệm vụ cụthể đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, đồng thời hướng sự quan tâm của xãhội một cách thường xuyên tạo điều kiện tốt cho hoạt động dạy học Người quản lý
có thể sử dụng biện pháp xã hội như: sử dụng sức mạnh của xã hội trong tập thể,khai thác và sử dụng nhân tố tích cực của các nhóm tự phát, sử dụng sức mạnh củatruyền thống sư phạm truyền thống nhà trường nhằm phát huy sức mạnh của yếu tốtập thể, xử lý các tình huống, giải quyết các vụ việc, sự kiện hoàn cảnh có vấn đềnảy sinh trong quá trình chỉ đạo các hoạt động dạy học
-Yếu tố đảm bảo về phương tiện cơ sở vật chất - kỹ thuật là cung cấp đầy đủcác điều kiện về trường lớp, phòng thí nghiệm thực hành phòng làm việc cácphương tiện dạy học làm cho GV phát huy khả năng của mình phục vụ cho việc dạy
và học CSVC và TBDH là nội dung phýõng tiện chuyển tải thông tin, giúp GV tổchức và ðiều khiển hoạt ðộng nhận thức của ngýời học, giúp ngýời học hứng thúhọc tập rèn luyện kỹ nãng thực hành, hình thành phương pháp học tập chủ động,tích cực sáng tạo Người quản lý giữ vai trò quyết định trong việc hiện thực hóa vaitrò của CSVC - kỹ thuật trường học, mức độ hiện thực hóa tùy thuộc và mức độđúng đắn của công tác quản lý
- Yếu tố thi đua khen thưởng : công tác thi đua khen thưởng là biện pháp cótác dụng kích thích động viên tinh thần làm việc tích cực của cá nhân, tập thể, quathi đua GV sẽ nâng cao được thành tích trong công việc mình tham gia từ đó chấtlượng ĐNGV càng được nâng lên Vấn đề thi đua khen thưởng là vấn đề nhạy cảmbởi vậy khi bình xét phải công bằng khách quan để hướng GV noi theo cá nhân tíchcực điều đó mới tác động tích cực việc nâng cao chất lượng ĐNGV
* Tiểu kết chương 1
Trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, do đóviệc thực hiện chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục, quản lý trung tâm GDTXđều mang những đặc điểm nội dung và chức năng quản lý của quản lý nhà trường
Trang 38phổ thông Tuy nhiên, trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục không chính quy cónhững đặc điểm riêng về mục tiêu, đối tượng hình thức học, cách thức tổ chức điềuhành Cho nên cần phải am hiểu sâu sắc những đặc điểm của giáo dục không chínhquy thì mới xác định rõ các nguyên tắc, các phương pháp quản lý phù hợp với việcnâng cao chất lượng ĐNGV để hiệu quả dạy học được nâng lên là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý.
Giám đốc trung tâm GDTX là người quản lý trực tiếp, điều hành và chịutrách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về hoạt động của trung tâm, chức nãngquản lý giáo dục của Giám đốc được biểu hiện ở các chức năng cơ bản của ngườiquản lý dó là: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra
Với các vấn đề đã lý luận trên là cơ sở để tiến hành khảo sát thực trạng cácnội dung mà người quản lý các trung tâm GDTX thực hiện trong việc nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên trong đơn vị của mình quản lý
Trang 39Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
CẤP HUYỆN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế-xã hội
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền duyên hải nằm ở vùng bắc trung bộ
có tọa độ 16-16,8 độ vĩ bắc, 107,8-108,2 độ kinh đông với diện tích 5053990 km2,phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp Thành phố Đà Nẳng, phía Tây giápvới Lào, phía Đông giáp với biển Đông địa hình phức tạp bị chia cắt bởi nhiều đồinúi đầm phá Toàn tỉnh có 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố (trong đó có 2 huyệnmiền núi) với 152 phường xã thị trấn (gồm 8 thị trấn, 39 phường, 105 xã ).Dân cưphân bố không đồng đều tập trung các vùng huyện, thị xã và thành phố Huế
Dân số toàn tỉnh có 1115523 người, mật độ bình quân là 223 người/1km2.Bên cạnh người kinh chiếm đại đa số nơi đây còn là nơi cư trú của nhiều dân tộcthiểu số anh em như: Tà Ôi, Vân Kiều, Pa Cô, Ca Tu, Pa Hy sống tập trung chủyếu ở 2 huyện miền núi, trước đây đa số đồng bào dân tộc sống du canh du cư, saunày đã dần sống ổn định, tuy nhiên đời sống, trình độ dân trí còn thấp, tập quáncanh tác còn lạc hậu
Trong kháng chiến chống Mỹ, Thừa Thiên Huế là nơi chịu nhiều tàn phá củachiến tranh, sau ngày đất nước được giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhànước nhân dân bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, đặc biệt thực hiện nghị quyếtcủa tỉnh Đảng Bộ lần thứ XIV trong những năm qua đời sống nhân dân tỉnh nhà đã
ổn định hơn Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụtnên đời sống của một số bộ phận thuộc vùng đầm phá bải ngang ven biển và vùngnúi cao vẫn chưa phát triển bền vững vẫn còn gặp khó khăn vào mùa giáp hạt
2.1.2 Vài nét về giáo dục đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế
- Mạng lưới trường học ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã được quy hoạch có đầy đủ
Trang 40lọai hình đào tạo và rải đều khắp toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu học tập của con em từnhà trẻ, mẫu giáo, giáo dục phổ thông giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thườngxuyên, cao đẳng, đại học, đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp cho các cấphọc, bậc học và đã thu được nhiều kết quả quan trọng.
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp số liệu về trường, lớp của các cấp
Trong đó Công
lập
Ngoài công lập
Công lập
Ngoài công lập
Công lập
Ngoài công lập
- Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Tiếp tục thực hiện đề án “xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáocủa tỉnh”, tích cực đào tạo bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên, nâng chuẩn
Đến nay tất cả các ngành học, cấp học việc bố trí cán bộ giáo viên cơ bảnđáp ứng nhu cầu theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên vẫn tồn tại một bộ phậncán bộ quản lý, giáo viên còn ngại đổi mới, một số cán bộ quản lý giáo dục chưaquan tâm đúng mức đến việc đổi mới công tác đánh giá học sinh theo hướng đổimới từ đó chưa đáp ứng nhu cầu với việc đổi mới giáo dục, nhận thức về tráchnhiệm của một bộ phận đội ngũ chưa cao, ít tâm huyết trong giáo dục, chưa thể hiệnhết trách nhiệm của mình
Tuy nhiên để đảm bảo theo lộ trình phát triển thì còn một số nơi còn hạn chế
về cơ sở vật chất nhất là phấn đấu việc học hai buổi ngày, lộ trình phát triển trường