Song song với điều đó là việc nghiên cứu, xây dựng và sử dụng các phương tiện dạy học nhằm hỗ trợ hoạt động học tập của HS trongmỗi bài học cụ thể.. Vì vậy, việc sử dụng các video clip đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ ĐOAN TRANG
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
“CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 THPT
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số : 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG
Huế, Năm 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trongluận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì mộtcông trình nào khác
Huế, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Đoan Trang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạosau đại học, Ban Chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa Vật lí trườngĐại học Sư phạm Huế và quý Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô giáo
tổ Vật lí trường THPT Phan Đăng Lưu, đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi
và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu vàthực hiện đề tài
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướngdẫn – PGS TS Trần Huy Hoàng - người đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình hình thành và hoàn chỉnh luận văn
Cuối cùng, tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, ngườithân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này
Huế, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Đoan Trang
Trang 4MỤC LỤC
Phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 6
Danh mục bảng biểu, hình vẽ 7
MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10
3 Mục tiêu của đề tài 11
4 Giả thuyết khoa học 11
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 11
6 Đối tượng nghiên cứu 12
7 Phạm vi nghiên cứu 12
8 Phương pháp nghiên cứu 12
9 Dự kiến cấu trúc của luận văn 13
NỘI DUNG 14
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC 14
1.1 Tổ chức hoạt động dạy học môn Vật Lí 14
1.1.1 Khái niệm 14
1.1.1.1 Hoạt động 14
1.1.1.2 Hoạt động học 14
1.1.1.3 Hoạt động dạy 16
1.1.1.4 Hoạt động dạy học 17
1.1.1.5 Tổ chức hoạt động dạy học 19
1.1.2 Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học 19
1.1.3 Các phương tiện hỗ trợ trong việc tổ chức hoạt động dạy học 20
1.1.4 Những biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động dạy học 21
1.1.5 Quy trình tổ chức hoạt động dạy học 23
Trang 51.2 Video clip và vai trò của video clip trong dạy học 23
1.2.1 Khái niệm 23
1.2.2 Đặc điểm của video clip 25
1.2.3 Vai trò của video clip trong dạy học 26
1.3 Sử dụng video clip trong dạy học 32
1.3.1 Nguyên tắc và yêu cầu đối với video clip dạy học 32
1.3.1.1 Nguyên tắc sử dụng video clip 32
1.3.1.2 Những yêu cầu đối với video clip dạy học 33
1.3.2 Sử dụng video clip trong dạy học 34
1.3.2.1.Sử dụng phối hợp thí nghiệm với các video clip 34
1.3.2.2 Sử dụng phối hợp TN tự tạo với phim TN 35
1.3.3 Quy trình tổ chức hoạt động dạy học có sử dụng video clip 36
1.4 Thực trạng của việc sử dụng video clip trong dạy học Vật lí ở các trường THPT hiện nay 40
1.4.1 Những đặc điểm về khả năng nhận thức của HS trung học phổ thông[10] 40
1.4.2 Thực trạng của việc sản xuất và sử dụng video clip trong dạy học 40
1.4.3 Thực trạng việc sử dụng video clip ở một số trường THPT 41
1.5 Kết luận chương 1 44
Chương 2 XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CÓ SỬ DỤNG VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 THPT 45
2.1 Đặc điểm kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT 45
2.1.1 Đặc điểm chương “Cảm ứng điện từ” 45
2.1.2 Cấu trúc chương “Cảm ứng điện từ” 46
2.1.3 Những khó khăn thường gặp khi dạy học chương “Cảm ứng điện từ” 47
2.3 Hệ thống video clip chương “cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT 48
2.3.1 Khai thác và sử dụng hệ thống video clip hỗ trợ cho việc DH chương “cảm ứng điện từ” 48
2.3.2 Giới thiệu hệ thống video clip đã nghiên cứu được 50
2.3.2.1 Điamô xe đạp 50
2.3.2.2 Tàu hỏa cao tốc 50
2.3.2.3 Bếp điện từ 51
Trang 62.3.2.4 Luyện kim 52
2.3.2.5 Đồng hồ đo điện 52
2.3.2.6 Máy biến áp 53
2.3.2.7 Nam châm trong máy phát điện đơn giản 53
2.3.2.8 Tự làm máy phát điện 54
2.3.2.9 Từ thông 54
2.3.2.10 Hiện tượng CƯĐT do nam châm chuyển động 55
2.3.2.11 Hiện tượng CƯĐT do ống dây chuyển động 55
2.3.2.12 Hiện tượng CƯĐT do thay đổi diện tích vòng dây 56
2.3.2.13 Hiện tượng CƯ ĐT do di chuyển con chạy ở trên biến trở 56
2.3.2.14 Hiện tượng CƯ ĐT do thay đổi góc alpha 57
2.3.2.15 Hiện tượng CƯ ĐTdo đóng ngắt khóa K 57
2.3.2.16 Hiện tượng CƯ ĐT do khung dây quay quanh một trục 58
2.3.2.17 Hiện tượng CƯĐT do thanh AB chuyển động trong từ trường .58 2.3.2.18 Thí nghiệm Fa ra đây 59
2.3.2.19 Mô phỏng hiện tượng cảm ứng điện từ 1 59
2.3.2.20 Thí nghiệm Fa ra đây 60
2.3.2.21 Suất điện động cảm ứng 60
2.3.2.22 Hiện tượng cảm ứng điện từ 1 61
2.3.2.23 Hiện tượng cảm ứng điện từ 2 62
2.3.2.24 Dòng điện Fu –cô 1 63
2.3.2.25 Dòng điện Fu- cô 2 63
2.3.2.26 Dòng điện Fu- cô 3 64
2.3.2.27 Dòng diện Fu- cô 4 64
2.3.2.28 Định luật Len- xơ 1 65
2.3.2.30 Định luật Len- xơ 3 66
2.3.2.31 Thí nghiệm biểu diễn về định luật Fa- ra- đây 66
2.3.2.32 Đốt nóng kim loại bằng dòng tự cảm 67
2.3.2.33 Mô phỏng định luật Len- xơ 67
2.3.2.34 Thí nghiệm định luật Fa- ra- đây 68
2.3.2.35 Định luật Fa- ra- đây (cuộn dây mang dòng điện) 69
2.3.2.36 Giải thích các thí nghiệm của hiện tượng CƯ ĐT 69
Trang 72.3.2.37 Tự cảm 70
2.3.2.38 Mic rô,loa 70
2.4 Xây dựng tiến trình dạy học có sử dụng video clip một số bài học chương “Cảm ứng điện từ “ Vật lí 11 THPT 71
2.4.1 Các yêu cầu cơ bản khi xây dựng tiến trình dạy học 71
2.4.2 Xây dựng quy trình sử dụng video clip trong dạy học bài 23: ”Từ thông.cảm ứng điện từ” (Tiết 2) Vật lí 11 THPT 72
2.5 Kết luận chương 2 78
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 80
3.1 Mục đích và nội dung của thực nghiệm sư phạm 80
3.1.1 Mục đích 80
3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 80
3.1.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm 80
3.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 81
3.2.1 Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm 81
3.2.2 Quan sát thực nghiệm sư phạm 81
3.2.3 Kiểm tra kết quả thực nghiệm sư phạm 82
3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 82
3.3.1 Đánh giá định tính 82
3.3.2 Đánh giá định lượng 83
3.3.3 Kiểm định giả thuyết thống kê 88
3.4 Kết luận chương 3 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng
Bảng 1.1 Kết quả điều tra về phương pháp giảng dạy của giáo viên 41
Bảng 1.2 Điều tra về mức độ sử dụng video clip trong dạy học chương “ Cảm ứng điện từ”- Vật lí 11 THPT của giáo viên 42
Bảng 1.3 Điều tra về thái độ của HS đối với việc sử dụng video clip trong dạy học 42
Bảng 3.1 Các mẫu TNSP được chọn 80
Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra 82
Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất i i f w n điểm của hai lớp ĐC và TN 83
Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất luỹ tích điểm của hai lớp ĐC và TN 84
Hình Hình 1.1 Video clip cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số ô tô 25
Hình 1.2 Video clip TN về quán tính 25
Hình 1.3 Video clip cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy phát điện 36
Hình 1.4 Video clip TN về hiện tượng tự cảm khi đóng mạch và ngắt mạch 36
Hình 2.1.Điamô xe đạp 51
Hình 2.2 Phanh điện từ trong tàu hỏa cao tốc 52
Hình 2.3 Bếp điện từ 52
Hình 2.4 Nung chảy thép 53
Hình 2.5 Đồng hồ đo điện 54
Hình 2.6 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy biến áp 54
Hình 2.7 Nam châm trong máy phát điện 55
Hình 2.8 Tự làm máy phát điện 55
Hình 2.9 Mô phỏng từ thông 56
Hình 2.10 Hiện tương CƯ ĐT do nam châm chuyển động 56
Hình 2.11 Hiện tượng CƯĐT do ống dây chuyển động 57
Trang 10Hình 2.12 Hiện tượng CƯĐT do thay đổi diện tích vòng dây 57
Hình 2.13 Hiện tượng CƯ ĐT do di chuyển con chạy ở trên biến trở 58
Hình 2.14 Hiện tượng CƯ ĐT do thay đổi góc alpha 58
Hình 2.15 Hiện tượng CƯ ĐTdo đóng ngắt khóa K 59
Hình 2.16 Hiện tượng CƯ ĐT do khung dây quay quanh một trục 59
Hình 2.17 Hiện tượng CƯĐT do thanh AB chuyển động trong từ trường 60
Hình 2.18.Fa ra đây 60
Hình 2.19 Mô phỏng hiện tượng CƯ ĐT 61
Hình 2.21 Chứng minh định luật Farađây 62
Hình 2.22 Chứng minh chiều dòng điện cảm ứng 63
Hình 2.23 Hiện tượng CƯ ĐT 63
Hình 2.24 Dòng điện Fu –cô 1 64
Hình 2.25.Dòng điện Fu- cô 2 65
Hình 2.26 Dòng điện Fu- cô 3 65
Hình 2.27 Dòng diện Fu- cô 4 66
Hình 2.28 Định luật Len- xơ 1 66
Hình 2.29 Định luật Len- xơ 2 67
Hình 2.30 Định luật Len- xơ 3 67
Hình 2.31 Biểu diễn định luật Farađây 68
Hình 2.32 Đốt nóng kim loại bằng dòng tự cảm 68
Hình 2.34 Thí nghiệm định luật Fa- ra- đây 69
Hình 2.35 Cuộn dây mang dòng điện 70
Hình 2.36 Giải thích các thí nghiệm của hiện tượng CƯ ĐT 71
Hình 2.37 Tự cảm 71
Hình 2.38 Micro loa 72
Hình 3.1 Đồ thị phối tần số điểm số của hai lớp ĐC và TN 85
Hình 3.2 Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai lớp ĐC và TN 86
Hình 3.3 Đồ thị phân phối tần suất luỹ tích của hai lớp ĐC và TN 87
Trang 11Sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Cấu trúc tâm lí của hoạt động 17
Sơ đồ 1.2 Cấu trúc chức năng của quá trình dạy học 19
Sơ đồ 1.3 Mô hình tương tác trong hệ dạy học 19
Sơ đồ 1.4 Quy trình tổ chức hoạt động dạy học 24
Sơ đồ 1.5 Hiệu quả sử dụng của các loại phương tiện dạy học 31
Sơ đồ 1.6 Quy trình sử dụng video clip trong dạy học 37
Sơ đồ 1.7 Các bước chuẩn bị bài học có sử dụng video clip 39
Sơ đồ 1.8 Các bước xây dựng kịch bản bài học có sử dụng video clip 40
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cấu trúc chương Cảm ứng điện từ 47
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ biểu đạt của quá trình nhận thức khoa học chương Cảm ứng điện từ 48
Sơ đồ 2.3 Quy trình lựa chọn tư liệu 50
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm đầu thế kỹ XXI, thế giới đang xảy ra sự bùng nổ của tri thứckhoa học và công nghệ, nền giáo dục đang chịu sự tác động của các xu thế mới như:toàn cầu hoá, dân chủ hoá, công nghệ hoá, và chịu sự tác động rất mạnh mẽ củanền kinh tế tri thức Nền kinh tế thế giới phát triển liên quan mật thiết với sở hữu trítuệ, sáng tạo và sử dụng thông tin Tri thức trở thành nhân tố quan trọng nhất quyếtđịnh sự phát triển Nền kinh tế tri thức một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dụcphát triển, nhưng mặt khác - hết sức quan trọng - đòi hỏi rất nhiều ở nền giáo dụcnhững khả năng mới về giáo dục - đào tạo Trong tình hình đó đòi hỏi nền giáo dụccủa nước ta phải có sự thay đổi mạnh mẽ mang tính chiến lược là chuyển từ môhình truyền thống với cách tiếp cận người thầy là trung tâm, dạy là chính, người họcthụ động sang mô hình thông tin hướng tập trung vào người học, đề cao vai trò chủđộng của người học [34] Để thực hiện được chiến lược quan trọng này đòi hỏingành giáo dục phải đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện dạyhọc để chuẩn bị cho thế hệ trẻ có đủ khả năng làm chủ được nền khoa học côngnghệ hiện đại nhằm đưa nước ta thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoáhiện đại hoá, mau chóng hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế là vấn đềcấp thiết [17]
Tại điều 2 của Luật giáo dục năm 2005 đã xác định:“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ
và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ” [25].
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, ở mục 5.2 ghi rõ: ‘‘Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS, sinh viên trong quá trình học tập ’’ [5] Chỉ thị số 40/CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định: ‘‘Đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lí thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tự
Trang 13nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học’’ [4].
Để thực hiện những điều đó, ngành giáo dục phải đổi mới một cách toàn diện
về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Đặc biệt, cầnchú ý đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học nhằm đáp ứng nhu cầu về conngười trong xã hội hiện nay Song song với điều đó là việc nghiên cứu, xây dựng
và sử dụng các phương tiện dạy học nhằm hỗ trợ hoạt động học tập của HS trongmỗi bài học cụ thể Các phương tiện dạy học đóng vai trò hỗ trợ quan trọng, cótính quyết định đến chất lượng của việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS trongquá trình dạy học [17]
Hoạt động nhận thức của con người tuân theo qui luật nhận thức khách quan:
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
- đó là con đường nhận thức chân lí của sự nhận thức thực tại khách quan” [22].
Quá trình nhận thức vật lí cũng tuân theo qui luật nhận thức đó, bởi Vật lí học làkhoa học thực nghiệm Từ sự quan sát sự vật hiện tượng xảy ra trong thực tế, cácnhà khoa học xây dựng giả thuyết khoa học, tiến hành các thí nghiệm để kiểmchứng giả thuyết và rút ra kết luận rồi vận dụng các kết luận đó vào thực tiễn Do
đó, vai trò của thí nghiệm trong dạy học vật lí là rất quan trọng Qua thí nghiệm, HSđược tiến hành và quan sát hiện tượng một cách trực quan sinh động từ đó tạo niềmtin, ý chí và phát triển tư duy, góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS [16] Tuynhiên, trong chương trình Vật lí THPT có rất nhiều hiện tượng Vật lí khó có thể làmthí nghiệm trực tiếp trong lớp học được như các thí nghiệm nguy hiểm, các hệ vi
mô, vĩ mô, diễn tiến của các quá trình quá nhanh hoặc quá chậm, các thí nghiệmtrong các điều kiện lý tưởng hoặc có thể tiến hành thí nghiệm trực tiếp nhưng mấtnhiều thời gian Với các thí nghiệm có tính nguy hiểm, diễn ra rất nhanh (hoặc rấtchậm) thì việc thay thế chúng bằng những thí nghiệm ảo hay các video clip là mộtviệc làm tối ưu Có thể thấy rằng việc sử dụng video clip vào trong dạy học vật lí córất nhiều ưu điểm nổi trội, nó có thể ứng dụng trong nhiều giai đoạn của quá trìnhdạy học, từ việc xây dựng tình huống học tập, nghiên cứu giải quyết vấn đề, xâydựng kiến thức mới đến việc củng cố vận dụng kiến thức
Video clip có thể thay thế nhiều phương tiện dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ,biểu bảng, đồ thị, âm thanh, hình ảnh các thí nghiệm…Để minh họa và trình bày
Trang 14kiến thức một cách sinh động, mô phỏng diễn biến quá trình theo mục đích, yêu cầu
đã định trước mà các quá trình trong thực tế khó thực hiện được
Đặc biệt, trong chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT các hiện tượng xảy ra
phức tạp, nhanh chóng ,đòi hỏi nhiều kĩ năng thực hành và quan sát, do đó rất khókhăn cho GV trong việc truyền thụ kiến thức Một trong những biện pháp góp phầnkhắc phục sự khó khăn ở trên và rèn luyện khả năng tư duy, phát huy tính tích cựcnhận thức của HS trong quá trình dạy học vật lí đó là sử dụng các video clip trongdạy học Vì vậy, việc sử dụng các video clip để mô phỏng các thí nghiệm, làm sáng
tỏ các hiện tượng vật lí trong dạy học và tổ chức hoạt động nhận thức cho HS là mộtvấn đề thiết thực
Hiện nay, trên mạng Internet thì các video clip về Vật lí thì nhiều Tuy nhiênviệc vận dụng và sử dụng cho có hiệu quả thì chưa có Các giáo viên chủ yếu sửdụng các video clip đưa vào bài giảng cho có, chưa làm rõ được mục đích sử dụng.Các video clip có độ dài ngắn lộn xộn, chưa qua xử lí,…
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sử dụng video clip trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT”.
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã từ lâu vấn đề tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong quá trình học tậpđược rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu Từ những năm 70 của thế kĩ một số tácgiả nước ngoài như A.V.Muraviep, N.M.Zvereva, đã có các công trình nghiên cứu
về các vấn đề: Dạy như thế nào cho HS tự lực nắm kiến thức vật lí; Tích cực hoá tư duy HS trong giờ học vật lí; Các đề tài này đã đi sâu nghiên cứu phương pháp dạy
học nhằm tích cực hoá nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo cho HS [1] [29]
Trong những năm 90 trở lại đây các nhà khoa học về phương pháp giảng dạyvật lí trong nước như GS.TS Phạm Hữu Tòng, PGS.TS Nguyễn Đức Thâm,PGS.TS Nguyễn Ngọc Hưng, PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Việt, cũng đã có một
số công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật
lí Các công trình này đã đi sâu nghiên cứu về bản chất của hoạt động học tập vật lí ởtrường phổ thông; cách rèn luyện cho HS kĩ năng thực hiện các thao tác tư duy; sửdụng một số phương pháp dạy học cơ bản như: phương pháp thực nghiệm, phươngpháp thí nghiệm lí tưởng, phương pháp tương tự, phương pháp mô hình, trong dạyhọc vật lí để phát triển tư duy sáng tạo cho HS trong quá trình học tập [32] [37] [39].Vấn đề tổ chức hoạt động nhận thức cho HS để phát huy khả năng tư duy sángtạo rất được mọi người quan tâm Vào tháng 01 năm 1995 tại Hà Nội đã tổ chức hội
Trang 15thảo để bàn về “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học” trong đó có rất nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này như: Đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học của TS Phạm Thanh Bình;Phương pháp mới trong dạy học và việc tổ chức hoạt động học tập cho HS của ĐỗHuy Quang - ĐHSP HN2; Dạy HS ở THPT theo hướng hoạt động hoá người họccủa Đinh Quang Báo - ĐHSP HN1; Dạy học theo hướng hoạt động hoá người họccủa PGS.TS Nguyễn Cảnh Toàn; [20]
Gần đây trong đề tài nghiên cứu tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành đã nghiên cứu đề
tài "Xây dựng phần mềm phân tích video và tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học các quá trình cơ học biến đổi nhanh theo quan điểm lí luận dạy học hiện đại" [31] Đề tài đi sâu xây dựng phần mềm phân tích video và tổ chức hoạt
động nhận thức của HS trong dạy học, chứ không đi sâu xây dựng và khai thác cácvideo clip trong dạy học
Trong một số luận văn thạc sĩ như của Võ Thị Thu Ân, Lê Văn Chính, ĐồngThị Diện, Mai Khắc Dũng, Ngô Thị Hồng Đào, Vũ Thuý Hằng, Nguyễn Thị Hồng
Lê, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Viết Thanh Minh, thuộc ĐHSP Huế, đã nghiên cứu
về tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Tuy nhiên, các đề tài này nghiên cứuứng dụng công nghệ thông tin, khai thác bài tập thí nghiệm, nghiên cứu sử dụngseminar và sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học vật lí [3] [7] [8] [9] [11] [15][21] [24] [28]
Hiện nay, ở trong nước việc xây dựng và khai thác video clip trong dạy họcchưa được phổ biến, đặc biệt chương cảm ứng điện từ vật lí 11 thì chưa thấy có đềtài nào đề cập đến
3 Mục tiêu của đề tài
Đề xuất được tiến trình dạy học có sử dụng video clip trong dạy học các bàichương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được tiến trình dạy học có sử dụng video clip và sử dụng tiếntrình vào dạy học các bài học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT thì sẽ pháthuy được tính tích cực của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệuquả dạy học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ nghiêncứu sau:
Trang 165.1 Nghiên cứu lý luận dạy học về việc tổ chức HĐ dạy học của HS trong dạy
học Vật lí ở trường phổ thông
5.2 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng video clip trong dạy học Vật lí
ở trường phổ thông và khả năng hỗ trợ của video clip trong việc dạy các bài họctrong chương cảm ứng điện từ
5.3 Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK Vật lí lớp 11 Tìm hiểu những
thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức HĐ dạy học cho HS trong dạy học chươngcảm ứng điện từ vật lí 11 THPT
5.4 Thiết kế tiến trình dạy học cho từng bài ở chương cảm ứng điện từ Vật lí
11 trên tinh thần đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT và sử dụng video clip
5.5 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc tổ chức dạy học
thông qua việc sử dụng video clip
6 Đối tượng nghiên cứu
- Các phần mền, ứng dụng để có thể xử lí các video clip;
- Hoạt động dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT
7 Phạm vi nghiên cứu
- Các video clip, hoạt động tự học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT;
- Địa bàn thực tập sư phạm giới hạn tại một số trường THPT ở Thừa Thiên Huế
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản của BộGD&ĐT có liên quan đến tiến trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT;
- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và cáctài liệu có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học;
- Nghiên cứu cơ sở tâm lý và cơ sở lí luận về DH ;
- Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa Vật lí lớp 11 THPTchương “Cảm ứng điện từ”;
- Nghiên cứu cách sử dụng các phần mền, ứng dụng xử lí video clip
8.2 Phương pháp điều tra thực tiễn
- Điều tra thông qua việc trao đổi với GV để biết được thực trạng sử dụngvideo clip, tổ chức hoạt động DH trong nhà trường phổ thông;
- Điều tra thăm dò ý kiến của HS để biết được được thực trạng sử dụng videoclip, tổ chức hoạt động DH trong nhà trường phổ thông
Trang 178.3 Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của những giảipháp đề ra trong đề tài
8.4 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả của thực nghiệm
sư phạm
9 Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo và các danh mục, phầnnội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu sử dụng video clip
Trang 18NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC
1.1 Tổ chức hoạt động dạy học môn Vật Lí
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Hoạt động
Theo triết học: "Hoạt động là quá trình diễn ra giữa con người với giới tựnhiên, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểmtra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên"[6]
Theo tâm lý học: "Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người
và thế giới để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và cả về phía con người "[10]
Theo nhà tâm lý người Nga Leontiev thì hoạt động được hiểu là một tổ hợpcác quá trình con người tác động vào đối tượng để làm ra sản phẩm nhằm thỏa mãnnhu cầu nhất định [14] Hoạt động có mối quan hệ khăng khít giữa chủ thể và đốitượng Trong hoạt động có quá trình đối tượng hóa chủ thể - quá trình con ngườichuyển năng lực bản thân tác động vào đối tượng để tạo ra sản phẩm hoạt động; cóquá trình chủ thể hóa đối tượng - quá trình con người phản ánh đối tượng, phát hiện
và chuyển các tính chất, đặc điểm…của đối tượng thành khả năng tâm lý, ý thứcbản thân
Như vậy trong hoạt động bao gồm cả hành vi lẫn tâm lý, trí não Vì vậy, hoạtđộng được coi là nơi nảy sinh và là nơi vận hành tâm lý Bằng hoạt động con người
tự tạo ra bản thân, tức là tạo ra tâm lý, ý thức, nhân cách của mình
1.1.1.2 Hoạt động học
+ Khái niệm hoạt động học
Khi nói đến hoạt động học cần làm rõ khái niệm học và khái niệm hoạt độnghọc Trong cuộc sống đời thường con người luôn luôn có quá trình tiếp thu, tích luỹnhững kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học, làm cơ
sở tiếp thu những khái niệm khoa học ở trong nhà trường Đó chính là việc học, làcách học theo phương pháp của cuộc sống thường ngày, giống như con người khisinh ra đến khi mất đi "học ăn học nói học gói học mở", "đi một ngày đàng học mộtsàng khôn"…Trên thực tế, chỉ có phương thức đặc thù (phương thức nhà trường)mới có khả năng tổ chức để cá nhân tiến hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động
Trang 19học, qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợpvới đòi hỏi của thực tiễn; và trong tâm lý học sư phạm, hoạt động học là khái niệmchính được dùng để chỉ hoạt động học diễn ra theo phương thức đặc thù, nhằmchiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Vậy, hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị nhất định [18]
+ Bản chất của hoạt động học
Học, theo nghĩa hẹp là quá trình nhận thức của HS Quá trình này diễn ratheo qui luật nhận thức chung của loài người: “Từ trực quan sinh động đến tư duytrừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sựnhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan” (V.I.Lênin) Quá trình nhậnthức diễn ra theo hai giai đoạn: giai đoạn từ cụ thể đến trừu tượng, từ đơn nhất đếnkhái quát và giai đoạn từ trừu tượng đến cụ thể, từ khái quát đến đơn nhất Đó là haigiai đoạn có tính chất ngược nhau của quá trình nhận thức Trong dạy học, HS vừa
là đối tượng, vừa là chủ thể có ý thức Đây là quá trình HS tự lực, chủ động, sángtạo thu nhận kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí tuệ và hình thành lý tưởng vàphẩm chất đạo đức trong điều kiện sư phạm nhất định[16]
Theo Léonchiev, học là quá trình nắm hay “chiếm lĩnh” tài liệu, kinh nghiệmcủa loài người, đó là quá trình mà kết quả là cá thể tạo lại những năng lực nhận thức
và chức năng của loài người đã được hình thành trong quá trình lịch sử [23]
Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người nhằm tiếp thu những trithức, kĩ năng, kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy được, đồng thời phát triểnnhững phẩm chất năng lực của người học Để đạt được điều đó thì “cách tốt nhất đểhiểu là làm Cách tốt nhất để nắm vững được những tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm
là người học tái tạo ra chúng” và “học trong hoạt động, học bằng hoạt động” [33].Cấu trúc tâm lí của hoạt động học gồm nhiều thành phần, có quan hệ và tácđộng lẫn nhau Cấu trúc đó được mô tả bởi sơ đồ hình 1.1 [33]
Theo cấu trúc này, họat động học bắt nguồn từ động cơ Động cơ là cơ sở đểxác định mục đích, động cơ thúc đẩy hoạt động Hoạt động bao gồm các thao tác.Hành động có mục đích, được thực hiện trong những điều kiện và phương tiện cụ thể
Trang 20Sơ đồ 1.1 Cấu trúc tâm lí của hoạt động
1.1.1.3 Hoạt động dạy
+ Khái niệm về hoạt động dạy
Hoạt động dạy là hoạt động của thầy giáo có đối tượng là HS với hoạt động học của các em Bằng hoạt động dạy, GV tổ chức cho HS thực hiện chiếm lĩnh nội dung học tập, nói cách khác là HS lĩnh hội đối tượng học tập nhờ có sự giúp đỡ, dẫn dắt của thầy giáo [19]
Khái niệm tổ chức trong hoạt động dạy của GV là đưa HS vào quá trình thựchiện các hành động học bằng hệ thống thao tác xác định thông qua những việc cụthể sau:
- Đưa ra mục tiêu cần đạt đối với mỗi tiết học, mỗi bài học
- Cung cấp phương tiện, điều kiện để HS thực hiện hoạt động học, đó chính
là học liệu bao gồm sách vở, giấy bút, đồ dùng học tập, thiết bị TN thực hành vv phù hợp với nội dung bài học
- Vạch ra trình tự thực hiện các hành động, các thao tác và những quy địnhchặt chẽ phải tuân theo quy trình đó
- Chỉ dẫn HS làm theo quy trình, quy phạm; đồng thời trong quá trình đó
GV theo dõi, giúp đỡ HS trong trường hợp gặp khó khăn
Đó là bốn hoạt động chính trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học cụthể của GV Trên thực tế tùy thuộc nội dung và phương tiện cụ thể, hoạt động dạycủa GV theo những phương pháp khác nhau, như phương pháp thực nghiệm,phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu và giải quyếttình huống, vv
+ Bản chất hoạt động dạy
Theo L.X.Vưgôtxki, có hai kiểu dạy học ứng với hai kiểu định nghĩa khácnhau:[13]
- Dạy học hướng vào mức độ hiện có của HS Đó là vùng phát triển hiện có,
ở đó HS đã có tri thức, kỹ năng và phương pháp nhất định Dạy học hướng vào
Phương tiện, điều kiệnMục đích
Hành động
Thao tác
Trang 21vùng phát triển hiện có là dạy học hướng HS vào tri thức, phương pháp mà các em
đã biết, đã nắm vững Kiểu dạy này nhằm củng cố những cái đã có ở các em, nhưngkhông tạo được sự phát triển cho HS
- Dạy học hướng vào vùng phát triển gần nhất Đó là vùng của những điều
mà HS chưa biết, nhưng các em có thể biết nhờ vào sự giúp đỡ của GV và có thểbằng con đường khác Dạy học theo kiểu này là cung cấp cho HS tri thức, hìnhthành kỹ năng và phương pháp mới, đó là dạy phát triển, hay là dạy học dẫn dắt vàkéo theo sự phát triến của HS Theo quan niệm này thì dạy học là tổ chức quá trình
phát triển của HS, dẫn dắt các em đạt tới vùng phát triển gần nhất, đồng thời lại
hình thành vùng phát triển gần nhất kế tiếp và cứ thế HS học lên, tiếp tục có sự pháttriển Đó chính là mục tiêu dạy học, là tính quy luật của hoạt động dạy của GV vàhoạt động học của HS
- Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ chức và điều khiển hoạt độngcủa trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo sự phát triển tâm lí, hìnhthành nhân cách của chúng [36]
- Bản chất của hoạt động dạy là hành động (hành động chiếm lĩnh tri thức, kĩnăng) và do đó, trong dạy học, GV cần tổ chức các tình huống học tập đòi hỏi sựthích ứng của HS, qua đó HS tự lực, chủ động chiếm lĩnh tri thức đồng thời pháttriển trí tuệ và nhân cách của mình [36]
1.1.1.4 Hoạt động dạy học
Quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn gồm 3 thành tố cơ bản: Khái niệmkhoa học, hoạt động học và hoạt động dạy [39]
Khái niệm khoa học: là nội dung của bài học và là đối tượng lĩnh hội của HS;
nó là một trong hai yếu tố khách quan, quyết định lôgíc của bản thân quá trình dạyhọc về mặt khoa học
Hoạt động học: là yếu tố khách quan thứ hai quy định lôgíc của quá trình
dạy học về mặt lý luận dạy học; nghĩa là trình độ trí dục và quy luật lĩnh hội của HS
có ảnh hưởng quyết định đến tổ chức quá trình dạy học; nó bao gồm hai chức năngthống nhất với nhau: Lĩnh hội và tự điểu khiển
Hoạt động dạy: Gồm hai chức năng truyền đạt và điều khiển, luôn luôn
tương tác và thống nhất với nhau Dạy phải xuất phát từ lôgíc khoa học của kháiniệm và lôgíc sư phạm của tâm lý lĩnh hội
Như vậy, có thể nói HĐ dạy học là quá trình dẫn đến sự phát triển của HS từtrạng thái xuất phát sang trạng thái cao hơn về sự phát triển tư duy Cấu trúc chứcnăng của quá trình dạy học có thể diễn tả theo sơ đồ sau:
Trang 22Khái niệm khoa học
Truyền đạt Điều khiển
Lĩnh hội
Tự điều khiển
Sơ đồ 1.2 Cấu trúc chức năng của quá trình dạy học
Quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn tạo nên sự thống nhất biện chứng: giữa dạy và học, giữa truyền đạt và điều khiển trong dạy, giữa lĩnh hội với
tự điều khiển trong học [39].
Hoạt động dạy học là sự tương tác giữa ba thành tố: GV, HS, phương tiện dạyhọc Mối quan hệ giữa ba thành tố của hệ dạy học được mô tả bằng sơ đồ sau [38]:
Sơ đồ 1.3 Mô hình tương tác trong hệ dạy học
HS là chủ thể của hoạt động nhận thức, chủ động tích cực, tự lực chiếm lĩnhtri thức, nhờ đó hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sángtạo GV tổ chức, cung cấp tư liệu và tạo tình huống cho hoạt động của HS GV địnhhướng hoạt động học của HS dựa trên tư liệu, định hướng, tổ chức quá trình học tậphợp tác giữa các HS Hoạt động của HS cung cấp những thông tin cần thiết cho GVtrong việc hoạch định chiến lược định hướng hoạt động của HS HS hoạt động dựatrên tư liệu nhằm thích ứng với tình huống học tập, xây dựng, chiếm lĩnh tri thức
Sự hợp tác trong học tập mang lại cho HS cơ hội để bộc lộ bản thân, sự hỗ trợ xã hội từ
GV và bạn học, qua đó mà xây dựng cho HS thái độ đúng đắn và niềm tin [38] (Nhi)
Như vậy, trong HĐ dạy học có HĐ dạy và HĐ học thì hai HĐ này cũng sẽ tạonên mối quan hệ với nhau Chúng nối tiếp, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau để cùng pháttriển và nếu như ta cắt bỏ một trong hai HĐ đó thì sẽ không còn HĐ dạy học nữa
Do đó, người ta còn nói HĐ dạy học là HĐ kép, chỉ khi có tương tác của hai
HĐ này thì quá trình dạy học mới trọn vẹn
Phương tiện dạy học
liên hệ ngược
Định hướng HĐH liên hệ ngược
tổ chức
Cung cấp tư liệu, tạo tình huống
Thích ứng, xây dựng, chiếm lĩnh
Trang 231.1.1.5 Tổ chức hoạt động dạy học
Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì hình thức tổ chức dạy học là hoạt độngdạy học được tổ chức theo trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụdạy học
Tổ chức hoạt động dạy học là việc xác định các hoạt động của thầy và hoạt động của trò cũng như sự phối hợp giữa các hoạt động ấy, nhằm triển khai từng thành tố nội dung bài học.
Dạy học là một loại hoạt động phức tạp mà mục đích cuối cùng là biếnnhững tri thức, kinh nghiệm của loài người thành tri thức, kinh nghiệm, năng lựccủa bản thân HS, đồng thời phát triển ở HS những phẩm chất của con người trong
xã hội mới Qua trình dạy học là quá trình tác động qua lại giữa ba thành tố cơ bản:
GV, HS và nội dung môn học (tài liệu, phương tiện) Quá trình đó diễn ra phức tạp,trong đó sự phối hợp hoạt động của GV và HS có vai trò quyết định Do đó, muốnđạt được mục đích dạy học, GV cần phải lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động thíchhợp cho HS, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho HS thực hiện thành công nhữnghoạt động đó; xác định rõ ràng, chính xác sự vận hành của qua trình dạy học, nghĩa
là GV phải chọn hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả
+ Đối với tiết học nghiên cứu tài liệu mới:
- Phát hiện vấn đề cần giải quyết
- Giải quyết vấn đề - tìm kiến thức mới:
Có hai nội dung cơ bản là đề xuất giả thuyết và kiểm tra giả thuyết Sau khigiả thuyết được kiểm chứng, nó trở thành kiến thức mới
- Củng cố và vận dụng kiến thức mới
Trang 24+ Đối với tiết học rèn luyện kỹ năng:
HS được tổ chức để rèn luyện những kỹ năng cơ bản của Vật lí như giải các bàitập Vật lí và thực hành thí nghiệm Vật lí Trong tiết học này cần tiến hành như sau:
- GV tiến hành làm mẫu cho HS
- Tổ chức cho HS luyện tập theo mẫu và mở rộng dần sang những vấn đề cóliên quan
- Luyện tập để củng cố kỹ năng
+ Đối với tiết học ôn tập - tổng kết - hệ thống hóa:
HS được tổ chức cho ôn tập lại những kiến thức đã học, trên cơ sở đó liên kếtcác kiến thức thành một hệ thống hoàn chỉnh để hiểu sâu và đúng đắn hơn Trongtiết học này cần tiến hành các bước sau:
- Tiến hành hệ thống hoá các kiến thức, đi sâu những kiến thức cơ bản
- Cho HS luyện giải những bài tập tổng hợp
- Cho những câu hỏi và bài tập có liên quan để HS tự giải quyết
+ Đối với tiết học kiểm tra đánh giá:
- GV dặn dò HS một số điều cần thiết trước khi làm bài (tự tin, không traođổi, bình tỉnh và cẩn thận)
- Ghi hoặc phát đề bài cho HS
- Kiểm soát quá trình làm bài của HS (nhắc nhở nếu vi phạm nội quy nhẹ, cóbiện pháp nếu mức độ nặng)
- Thu bài (kiểm tra số bài, số tờ giấy) và nhận xét buổi kiểm tra
+ Đối với tiết học chuẩn bị và tổng kết tham quan, ngoại khóa
Giáo viên cần dặn dò học sinh những vấn đề cần thiết cho một buổi thamquan, ngoại khóa như mục đích, yêu cầu về chuyên môn, về kỉ luật, thời gian, địađiểm, nhận xét buổi tham quan, nội dung thu hoạch
Cho dù là tổ chức hoạt động dạy học dưới hình thức nào thì việc áp dụngCNTT vào tiết dạy cũng hết sức cần thiết và phong phú, tạo được không khí dạyhọc sôi nổi và tiết dạy có chất lượng cao hơn
1.1.3 Các phương tiện hỗ trợ trong việc tổ chức hoạt động dạy học
Việc tổ chức hoạt động dạy học còn liên quan chặt chẽ với việc lựa phươngtiện dạy học Phương tiện dạy học là phương tiện cho HS hoạt động học tập bao
gồm phương tiện tinh thần và phương tiện vật chất.
Những phương tiện tinh thần cần chuẩn bị đó là: Những khái niệm, định luật,
định lý mà HS đã được học trước đó Với những kiến thức đã được chuẩn bị sẵndưới sự định hướng của GV, HS có thể tự hình thành những kiến thức mới
Trang 25Những phương tiện vật chất đó là: Những phương tiện trực quan, những
dụng cụ thí nghiệm Chúng ta biết rằng Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, gắnliền với thực tiễn cuộc sống diễn ra xung quanh HS, do đó không có gì thuyết phục
HS hơn là sử dụng những gì mà các em có thể mắt thấy, tai nghe Chính vì vậy, việcquan sát TN hoặc quan sát các hiện tượng thực tế hoặc qua dụng cụ trực quan có vaitrò đặc biệt trong việc củng cố lòng tin, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của người học Những phương tiện vật chất có thể là những hình ảnh, nhữngđoạn phim quay lại các hiện tượng thực tế hoặc TN liên quan mà trong điều kiệncủa lớp học không thể tiến hành được với sự hỗ trợ của MVT, máy chiếu qua đầu(overhead), projector, ; có thể là những dụng cụ TN có sẵn hoặc tự chế được phục
vụ cho bài giảng; có thể là phòng học, bàn ghế phù hợp với tiết học
Như vậy, để một tiết học Vật lí đạt hiệu quả cao, người GV sau khi nghiêncứu kỹ nội dung bài dạy học cần đầu tư tìm kiếm các phương tiện dạy học liên quanđến bài dạy và sau đó chọn lọc, sử dụng chúng sao cho hợp lý
1.1.4 Những biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động dạy học
Để có thể phát huy tính tích cực của HS trong quá trình học tập chúng ta cầnphải chú ý đến một số biện pháp chẳng hạn như: Tạo ra và duy trì không khí dạyhọc trong lớp; xây dựng động cơ hứng thú học tập cho HS; giải phóng sự lo sợ HS bởi chúng ta không thể phát huy tính tích cực trong khi HS vẫn mang tâm lý lo sợ,khi các em không có động cơ và hứng thú học tập và đặt biệt là thiếu không khí dạyhọc Do đó với vai trò cuả mình, thầy giáo phải là người góp phần quan trọng trongviệc tạo ra những điều kiện tốt nhất để cho HS học tập, rèn luyện và phát triển Sauđây chúng tôi đề xuất một số biện pháp cụ thể:
+ Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp: Mục đích là tạo ra môi
trường thuận lợi cho việc học tập và phát triển của HS Trong môi trường đó HS dễdàng bộc lộ những hiểu biết của mình và sẵn sàng tham gia tích cực vào QTDH, vìkhi đó tâm lý các em rất thoải mái
+ Khởi động tư duy gây hứng thú học tập cho HS: Trước mỗi tiết học tư
duy của HS ở trạng thái nghỉ ngơi Vì vậy, trước hết thầy giáo phải gây hứng thúnhận thức của HS ngay từ khâu đề xuất vấn đề học tập nhằm vạch ra trước mắt HS
lý do của việc học và giúp các em xác định được nhiệm vụ học tập Đây là bướckhởi động tư duy nhằm đưa HS vào trạng thái sẵn sàng học tập, lôi kéo HS vàokhông khí dạy học Khởi động tư duy chỉ là bước mở đầu, điều quan trọng hơn là
Trang 26phải tạo ra và duy trì không khí dạy học trong suốt giờ học HS càng hứng thú họctập bao nhiêu, thì việc thu nhận kiến thức của các em càng chủ động tích cực bấy
nhiêu Muốn vậy cần phải chú ý đến việc tạo các tình huống có vấn đề nhằm gây sự
xung đột tâm lý của HS Điêu này rất cần thiết và cũng rất khó khăn, nó đòi hỏi sự
cố gắng, nổ lực và năng lực sư phạm của thầy giáo Ngoài ra cũng cần chú ý tớilôgic của bài giảng Một bài giảng gồm các mắt xích nối với nhau chặt chẽ, phầntrước là tiền đề cho việc nghiên cứu phần sau, phần sau bổ sung làm rõ phần trước
Có như vậy thì nhịp độ hoạt động, hứng thú học tập và quá trình nhận thức của HSmới tiến triển theo một mạch liên tục không bị ngắt quãng
+ Khai thác và phối hợp các PPDH một cách có hiệu quả: Chú trọng tới
các PPDH tích cực Việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS phụthuộc rất nhiều vào việc tổ chức và điều khiển QTDH của thầy giáo Bỡi vậy, trongtiến trình dạy học, thầy giáo cần phải lựa chọn và sử dụng các PPDH hiệu quả, đặcbiệt là các PPDH tích cực như: Phương pháp nêu vấn đề; Phương pháp phát triển hệthống câu hỏi; Phương pháp thực nghiệm có như vậy mới khuyến khích tính tíchcực, sáng tạo của HS trong học tập
+ Tổ chức cho HS hoạt động: Thầy giáo và HS là những chủ thể của
QTDH, vì thế mà hoạt động nhận thức của HS phải do chính những chủ đề nàyquyết định Trong việc xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng chủ thể có ý nghĩa rấtquan trọng, nó giúp cho chủ thể định hướng hoạt động của mình Trong giờ họcthầy giáo không được làm thay HS, mà phải đóng vai trò là người tổ chức quá trìnhhọc tập của HS, hướng dẫn HS đi tìm kiếm kiến thức mới Còn HS phải chuyển từvai trò thụ động sang chủ động tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình học tậptránh tình trạng ngồi chờ và ghi chép một cách máy móc Muốn vậy, cần phải tăngcường hơn nữa việc tổ chức cho HS thảo luận và làm việc theo nhóm
Trang 271.1.5 Quy trình tổ chức hoạt động dạy học
1.2 Video clip và vai trò của video clip trong dạy học
1.2.1 Khái niệm
Trong hệ thống các phương tiện dạy học, video được xếp vào loại phươngtiện dạy học hiện đại
Khái niệm video được hiểu bao gồm đầu máy video và các băng video Trong
đó, đầu máy video là phần cứng Phần cứng là cơ sở để thực hiện các nguyên lí thiết
kế theo các yêu cầu biểu diễn nội dung bài học, giúp cho việc cơ giới hóa, điện tửhóa trong quá trình dạy học
Bên cạnh phần cứng, video còn có các phần mềm được xây dựng trên cácnguyên lí sư phạm, tâm lí học, khoa học kĩ thuật để cung cấp cho học sinh một khốilượng kiến thức nhất định Đó là các băng video Băng video ghi lại đồng thời các hìnhảnh và âm thanh của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, đời sống xã hội… vàđược đầu máy video phát lại qua màn hình [30]
Tổ chức
dạy học
Sau khi học ở lớp (ở nhà)
Trên lớp
Thực hiện các bước lên lớp theo từng nội dung
Trước khi học trên lớp
Chuẩn bị, giao nhiệm vụ cho cá nhân/ nhóm HS tự học
Kiểm tra giữa kỳ
Kiểm tra
Cung cấp kế hoạch DH Giao nhiệm vụ cá nhân/ nhóm
Hướng dẫn học tậpThông báo mục tiêu học tập
Kiểm tra KQ ở nhà Dạy học theo tiến độ Giao nhiệm vụ tiếp
theo
Sơ đồ 1.4 Quy trình tổ chức hoạt động dạy học
Thi kết thúc họckì
Hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ trên lớp
Giao nhiệm vụ tự học, chuẩn bị bài mới
Trang 28Theo Brophy , Video clip là một đoạn phim ngắn, và nó là một loại hình đaphươngtiện kết hợp nghe nhìn, được trích từ một bộ phim, một bài hát, hay mộtđoạn phim ghi lại một quá trình, một sự kiện [26] Clip là một chữ tiếng Anh cónghĩa là “trích” một nội dung nào đó để giới thiệu tắt về nội dung đó, có nghĩa là cắtgiảm chỉ lấy các yếu tố cốt lõi có tính đại diện [41] Các video clip thường đượcdùng trong quảng cáo hay giới thiệu một nội dung mới Các video clip được sảnxuất bằng việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến và một số hiệu ứng đặcbiệt kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa hình ảnh, âm thanh và văn bản để thu hútngười xem và giúp người xem dễ dàng nắm bắt được cốt lõi nội dung của đoạnphim mà video clip đó đại diện [27].
Hình 1.1 Video clip cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số ô tô
Phim TN (video clip TN) có thể hiểu là một video clip ghi lại các hiện tượngvật lí diễn ra trong thực tế, nó được ghi hình lại và được trình diễn trong tiết học.Thông thường, đây là những hiện tượng không thể tiến hành trong phạm vi trườnghọc, nhưng nó có thể quan sát trong thực tế cuộc sống [2]
Hình 1.2 Video clip TN về quán tính
Không giống như phim dạy học ,video clip giúp GV chủ động hơn trong việclựa chọn nội dung thông tin cần truyền đạt và thời điểm sử dụng
Trang 291.2.2 Đặc điểm của video clip
Các công trình nghiên cứu về tâm lí học nhận thức thông qua hoạt động giáodục – đào tạo trên phạm vi toàn thế giới đã khẳng định vai trò to lớn của cácphương tiện dạy học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học vật lí Để lĩnh hội tri thứcphải có sự tương quan hợp lí giữa lời nói của GV với các phương tiện trực quan.Phương tiện trực quan hình thành những biểu tượng cụ thể trong kí ức của HS Cáckhái niệm được hình thành trên cơ sở các biểu tượng [35] Do vậy để tổ chức hoạtđộng nhận thức cho HS trong quá trình học tập có hiệu quả thì GV phải sử dụng cácphương tiện trực quan Một trong những biện pháp để nâng cao tính tích cực nhậnthức của HS là phải bổ sung vào nội dung bài học những kiến thức mới có tính thựctiễn, gần gũi với đời sống sinh hoạt, với thực tiễn để tạo hứng thú, kích thích tính tựlập, tính kiên trì sáng tạo của trẻ Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặcbiệt là các phương tiện dạy học hiện đại Thông qua máy vi tính, video clip trởthành một trong những biện pháp để khai thác các phương tiện hiện đại một cách cóhiệu quả Vì vậy, dựa trên các cơ sở tâm lí học dạy học có thể khẳng định việc sửdụng video clip vào dạy học sẽ mang lại hiệu quả tốt
Thứ nhất, video clip giúp tạo động cơ học tập tích cực đối với HS Nhữnghình ảnh sinh động phối hợp nhuần nhuyễn với âm thanh, màu sắc, văn bản, bảnđồ, tác động tích cực vào các giác quan của HS làm nâng cao tính trực quan tronggiờ học, tạo cơ sở cho việc phát triễn các năng lực tư duy của HS như phân tích,tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá, và góp phần rèn luyện kĩ năng, kĩxảo cho HS
Thứ hai, các hình ảnh gắn liền với thực tiễn đời sống, sinh hoạt của HS sẽgiúp kích thích hứng thú, gây sự chú ý cao độ vào đối tượng cần nghiên cứu, hìnhthành ở họ sự tò mò khám phá tri thức, do vậy tạo được tình huống học tập tích cực,làm xuất hiện nhu cầu tiếp thu tri thức của HS, thoả mãn nhu cầu hiểu biết và sự say
mê học tập của họ [35] Từ những cơ sở trên cho phép khẳng định vai trò và tácdụng của các phương tiện trực quan trong việc kích thích hứng thú nhận thức, tạo cơ
sở cho nhu cầu nhận thức xuất hiện và động lực của quá trình nhận thức được duytrì và phát triển Do đó làm cho người học đạt được kết quả cao trong việc chiếmlĩnh tri thức lẫn hình thành năng lực tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành [17], [40]
Có 3 hình thái cơ bản thông qua việc mọi người nắm bắt thông tin: nghe,nhìn, và cảm xúc Sự kết hợp 3 hình thái này với việc HS xử lý thông tin sẽ phátsinh ra 3 phong cách học cơ bản: không gian nhìn, chuỗi nghe và xúc giác của cơ
Trang 30thể Với người học thuộc về không gian nhìn sẽ nắm bắt thông tin mới qua sự hìnhdung toàn bộ khái niệm và trong suy nghĩ, tưởng tượng của họ là những hình ảnhkhông gian Trái lại những người học theo phương pháp chuỗi nghe thì từ nhữngmóc xích của những gì nghe được họ nghĩ ra từng từ, và xử lý theo cách nghe củamình và nói chung hiểu theo tiến trình từng bước, từng chuỗi Cuối cùng là những
HS học theo xúc giác thì họ nắm bắt thông tin qua sự tiếp xúc cơ thể và cảm xúc, và
họ sẽ tiếp thu tốt trong sự minh hoạ hoặc ứng dụng nhiều hơn là những giải thíchbằng lời nói [42] Thông qua ba hình thái học tập ở trên cho thấy, âm thanh, hìnhảnh đều có tác dụng tốt trong việc nhận thức của HS, mỗi một hình thái học tập đềudựa vào một kênh thông tin cơ bản đặc thù của nó
Việc học tập với video clip trong đó bao gồm hình ảnh tĩnh, hình ảnh động,hình ảnh kết hợp với âm thanh sẽ làm tăng khả năng ghi nhớ và chất lượng của việcghi nhớ các kiến thức trong đầu HS cũng bền vững hơn Năm 1971 Piavio đã làmcác thí nghiệm để nghiên cứu khả năng ghi nhớ của HS và rút ra kết luận rằng khi
HS học tập với tranh vẽ thì khả năng ghi nhớ sau 5 phút, hoặc sau một tuần là caohơn so với khi học tập không có các tranh vẽ hoặc học tập với các biểu tượng trừutượng Kết quả của ông được tóm tắt như bảng sau [35]:
Khả năng nhớ sau 5 phút
Khả năng nhớ sau 1 tuần
Các công trình nghiên cứu của Treichler (1976) về tác động của các giác quanđối với các khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của HS đã rút ra kết luận: vị giácquyết định 1%, xúc giác 1,5%, khứu giác 3,5%, thính giác 11%, và thị giác là 83%.Ông cũng đã chỉ ra ảnh hưởng của các hoạt động cá nhân đối với việc ghi nhớ của
HS như sau: 10% thông qua đọc, 20% thông qua nghe, 30% thông qua nhìn, 50%thông qua nghe và nhìn, 70% thông qua nói và nhìn, 90% thông qua nhìn và làmviệc (thực hành) [12] [35] Khi học tập với video clip thì HS phải thực hiện nhiềuthao tác: nghe, nhìn, đọc, và làm việc do vậy khả năng lĩnh hội và ghi nhớ kiến thứccủa HS sẽ được nâng cao
1.2.3 Vai trò của video clip trong dạy học
Video clip là một phương tiện trực quan, nó được sử dụng để trực quan hoá
và tối ưu hoá nội dung của bài dạy Với việc cung cấp những hình ảnh minh hoạ haynhững bằng chứng trực quan, các sự kiện và những khái niệm gây ấn tượng sẽ lôi
Trang 31cuốn những cảm xúc của HS trong quá trình học tập Video clip giáo dục với nhữngchiến lược giảng dạy và những đặc tính mô hình nhận thức đã được tích hợp trongnội dung video có thể giúp đỡ làm nâng cao sự hiểu biết của HS Từ ví dụ về một từchi tiết, tới việc cung cấp những tiêu đề, từ những hình ảnh đồ hoạ, đến những hoạtcảnh đều có tác dụng tốt trong việc tiếp thu nội dung kiến thức của bài học [43].
Những nghiên cứu gần đây cho rằng: việc xem truyền hình là một quá trìnhnăng động, nó là một quá trình có tính kết nối quốc tế cao và là một hoạt động phứctạp nhằm phát triển sự hiểu biết và nâng cao sự phát triển của tri thức trẻ trong họctập Khi xem truyền hình, những hoạt động có hiểu biết cao được lôi cuốn và huyđộng, điều đó rất cần thiết cho việc học Tương tự trong dạy học, những bài dạy đaphương tiện được thiết kế tốt, sử dụng nhiều đoạn video clip thích hợp có thể nângcao quá trình hiểu biết tích cực ở HS Những khía cạnh khác của video clip đã đượcminh hoạ nhằm lôi cuốn HS tích cực trong học tập, đó là sự chú ý tới các hình thứckhác nhau của sự hiểu biết, cách sử dụng nhiều mẫu khác nhau cho độ phân phốinội dung và sự lôi cuốn tình cảm của đoạn phim đối với người xem [42]
Các công trình nghiên cứu của Treichler (1976) về ảnh hưởng của các hoạtđộng cá nhân đối với việc ghi nhớ của HS như sau: 10% thông qua đọc, 20% thôngqua nghe, 30% thông qua nhìn, 50% thông qua nghe và nhìn, 70% thông qua nói vànhìn, 90% thông qua nhìn và làm việc (thực hành) [12] [35] [43]
Video clip là một hình thức đa phương tiện, nắm bắt thông tin qua nghe vànhìn Nó thường sử dụng những loại trình bày khác nhau như trình bày bằng lời vàbằng tranh ảnh trong khi thuyết minh và quay phim (Mayer, 2001) Điểm mạnh củanhững thông tin mà video clip cung cấp (hình ảnh, tiếng động, âm thanh, và một sốđoạn văn bản) tạo điều kiện cho người học học qua cả 2 phương tiện nghe và nhìn,xem xét những vật thực và hình ảnh thực, xem chuỗi chuyển động và xem cảnh khó
và không thể quan sát trong đời sống hằng ngày Hầu hết các nhà nghiên cứu đềuđồng ý rằng "khi cùng xem 1 lúc, mỗi nguồn cung cấp thêm những thông tin khácnhau do đó tăng thêm cơ hội hiểu biết "(Khôngzma,1991)
Theo trích dẫn của Wood (1995), Aliex (1999) cho rằng video clip có thểdược sử dụng "để nâng cao nhận thức của mối quan hệ giữa các hình thức (tranhảnh, sự chuyển động, âm thanh, thuyết minh)" Sự kết hợp âm thanh và hình ảnhđứng yên hay những hình ảnh động giúp cho việc học tập của HS tốt hơn Một trongđiểm mạnh lớn nhất của video clip là khả năng trao đổi với người xem về tình cảmcũng như mức độ hiểu biết Vì khả năng này đối với tình cảm của người xem, video
Trang 32clip có hiệu quả tích cực trong việc thúc đẩy học tập và học tập hiệu quả Việc họcnày không chỉ quan trọng cho chính họ mà còn đóng 1 vai trò quan trọng trong việctạo ra những điều kiện thông qua sự hiểu biết mang đến.
Marshall (2002) trình bày ba học thuyết giải thích việc học có thể xảy ra nhưthế nào thông qua việc lựa chọn video clip một cách kỹ lưỡng "được dựa trên khảnăng của phương tiện thông tin đại chúng lôi cuốn người học, khuyến khích tâm lýtình cảm, gây sự chý ý ngay ở chủ đề, và tạo ra sự say mê xử lý thông tin"(P7) Họcthuyết Arousal bàn luận về sự trao đổi thông tin đã gợi nhớ những cấp độ khác nhaucủa tình cảm như thế nào và thái độ đi kèm bị tác động như thế nào trong khi mộtngười đang ở trong tình trạng này Học thuyết Short - Term Gratification bàn vềnhững phần tác động và thúc đẩy như lòng nhiệt tình, sự kiên nhẫn và sự tập trung
và óc sáng tạo bằng sự kích thích và sự chú ý của HS và sự tưởng tượng ra chủ đề.Những tin nhắn đa phương tiện có thể nhìn thấy được xử lý theo từng phần khácnhau của não hơn là xử lý việc học ngôn ngữ và văn bản, và hệ thống thần kinhtrong bộ não phản ứng lại với hình ảnh này kích thích tới bản năng, tình cảm và nhucầu (Bergsma, 2002, được trích dẫn ở CPB, 2004)
Việc sử dụng video clip là một công cụ giáo dục cho tất cả HS, nhưng nó đạtđược hiệu quả tích cực cho từng HS riêng biệt, đó là thu hút được sự chú ý của họ.Thông qua quan sát thì đối với những người học theo hình thức nhìn sẽ quan sátmột cách trực quan và do đó việc xử lí thông tin và tiếp thu kiến thức rất hiệu quả.Với sức mạnh về âm thanh và lời nói thì video clip rất có lợi cho người học theohình thức nghe Ngoài ra video clip mô tả, minh hoạ những chuỗi hình ảnh và diễn
tả các hành động thực một cách có cảm xúc, do đó sẽ mang lại hiệu quả tốt chongười học theo xúc giác Video clip giúp HS nâng cao học tập trong cách học theođịnh hướng nhìn Video clip cũng cung cấp một sự tiếp cận thông tin bằng cáchnhìn hình ảnh cho nhiều HS gặp khó khăn trong học tập - không có cơ hội học tậpđọc tài liệu một mình (người câm)
Barron (1989) cho rằng video clip không chỉ tạo ra ngữ cảnh học tập có thểtiếp cận "ở một số tình huống, video clip thậm chí tốt hơn một cuộc du hành bởi vìvideo clip có thể được tua lại và xem lại thường xuyên nếu cần" mà còn đảm bảoviệc học cho những HS dị tật hay HS yếu kém Có nhiều thuận lợi đối với những
HS "khó khăn" khi sử dụng video clip trong giảng dạy Đầu tiên, cung cấp mộtnguồn thông tin phong phú với những cơ hội nhằm để chú ý tới các hình ảnh bằngxúc giác của mình, những nét đặc trưng tiêu biểu, những vấn đề liên quan và những
Trang 33vấn đề di truyền Thứ hai, chúng đưa tới cho HS khả năng tiếp nhận các sự kiện.Thuận lợi này đặc biệt quan trọng đối với những HS đạt kết quả thấp và những HSkhông nhận ra được sở thích của mình Thứ ba, video clip cho phép các HS nângcao các kỹ năng nhận dạng các loại hình liên quan tới nghe nhìn thay vì các sự kiện
mà GV đưa ra Tóm lại, những hình ảnh video clip đều tạo ra một mối quan hệ giữa
GV và HS và làm cho HS nắm được kiến thức mới (Bransfort et al , trích ởBarron,1989, p3)
Đối với các học viên học ngoại ngữ, video clip và phim có thể minh hoạngôn ngữ giao tiếp trong môi trường ngôn ngữ và hình ảnh văn hoá (Wood, đượctrích ở Ailex, 1999) Video clip, đặc biệt là phim cung cấp một ngữ cảnh xã hội chocác học viên học ngoại ngữ, nó có thể sử dụng kèm với âm thanh để HS có thể ngheđược tiếng nói ra hay thay đổi âm thanh để các HS có thể sử dụng khả năng ngônngữ của mình để tạo ra một hội thoại hay cuộc kể chuyện
Với tất cả các công nghệ giáo dục, giá trị của video phụ thuộc vào nó đượcthực hiện như thế nào trong lớp học Những xem xét và sự phân tích của nhiềunghiên cứu chỉ ra rằng việc học hiệu quả và những hiệu quả ngày càng được tăngcường đáng kể và mở rộng khi video được đưa vào trong phần còn lại của bài học(CPB, 2004; Mares, 1996) Video được đưa vào trong giảng dạy ở các lớp học mộtcách hiệu quả bao gồm sự chuẩn bị và các hoạt động trước đó, trong suốt thời gian
và sau khi xem (Reeves, 2001; Rogow, 1997; Viện đào tạo GV Quốc gia)
Những GV có thể chuẩn bị sử dụng video bằng việc xem trước nội dung,thiết lập những mục đích rõ ràng và quyết định những chọn lọc nào tốt nhất để hỗtrợ mục đích đó Giá trị của video "là mối tương quan cao trong việc hợp nhất vớichương trình học Nói cách khác, làm sao nội dung phù hợp với chuỗi giảng dạy nóichung" (CPB, 2004, P 11) Ví dụ, video có thể sử dụng ngay khi bắt đầu vào bài đểgây sự chú ý, trong suốt thời gian một bài học để trình bày trong lớp học mà có lẽ
đã không cách khác khả thi hơn, hay như một phương tiện của việc xem xét haytăng cường nội dung
Đặt những chờ đợi cho những HS và cung cấp một văn cảnh hoạt động, cólợi với bất kỳ nhiệm vụ học nào, đặc biệt có thể quan trọng cho việc xem video vớinội dung đầy xúc cảm
Việc lựa chọn video có hiệu quả là một thành phần quan trọng của việc hợpnhất phương tiện này vào trong thực hành và thực thi vai trò của đa phương tiệntrong lớp học Lựa chọn video có nội dung lành mạnh, giàu tính trực quan là mộtyếu tố quan trọng để video clip đạt được hiệu quả nhất
Trang 34Video clip trở nên ít có hiệu quả hơn nếu những sự chọn lọc, giới thiệu thôngtin trừu tượng và không trực quan; khi khảo sát thông tin hay giới thiệu những logickiến thức không phải sao lưu với bằng chứng thực tế (Hampe, 2006) Video clipkhảo sát thông tin mà cả nghe lẫn nhìn Do đó, hai kiểu này phải làm việc hòa hợpmới đạt hiệu quả nhất Những âm thanh to quá mức và sự tường thuật, những hìnhảnh kịch tính không hỗ trợ cho nhau, và việc sử dụng khung hay các slide quá mức
có thể giảm các thông báo mang tính giáo dục
Với những tính năng ưu việt, video clip có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Vật lí nói riêng, biểu hiện ở các mặt sau:
- Video clip giúp học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ kiến thức lâu bền
Khác với những phương tiện dạy học khác, video clip có khả năng trình bàynội dung bài học bằng hình thức hình ảnh kết hợp với âm thanh theo một trình tựliên kết hữu cơ Toàn bộ nội dung bài học được truyền tải một cách sinh động quahiệu ứng âm thanh tạo cho học sinh hứng thú học tập Không những thế, học sinhcòn hiểu được toàn bộ quá trình phát sinh và phát triển của các sự vật hiện tượng
Tỉ lệ tiếp nhận kiến thức từ ngoài vào bộ não con người qua nghe và nhìn làlớn nhất, chiếm 94% Người ta cũng tổng kết được mức độ ghi nhớ kiến thức bằngcác con đường cảm giác khác Thính giác và thị giác chiếm tới 50%
Hiện nay, video clip được đánh giá khá cao trong dạy học vật lí nói riêng vàtrong các bộ môn khác nói chung được nêu trong sơ đồ sau
Hiệu quả sử dụng của các loại phương tiện dạy học
LỜI BẢNG PHẤN
SLIDE PHIM VÒNG HÌNH CHIẾU QUA ĐẦU PHIM ẢNH VIDEO
ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTINEDIA) MẠNG LAN, INTERNET
Trang 35Sơ đồ 1.5 Hiệu quả sử dụng của các loại phương tiện dạy học
- Video clip giúp học sinh quan sát các hiện tượng và quá trình Vật lí một cách toàn diện.
Nhờ video clip, học sinh có thể quan sát gián tiếp được những đối tượng,hiện tượng Vật lí không thể quan sát được do kích thước quá nhỏ hoặc quá lớn, họcsinh có thể tiếp cận được với những đối tượng, hiện tượng phân bố ở những nơi rất
xa Nhờ kỹ thuật quay của video clip, học sinh có thể quan sát được cả những hiệntượng, quá trình diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm, không kịp quan sát trong thực tế.Đồng thời, nhờ khả năng lưu giữ, video clip còn giúp cho học sinh thấy được nhữnghình ảnh và âm thanh vượt thời gian và không gian
Với tính năng kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh dưới hình thức chuyểnđộng, video clip góp phần hình thành và nâng cao khả năng quan sát, tự nghiên cứucho học sinh
- Video clip với hình ảnh sinh động, hấp dẫn có thể thay thế tranh ảnh và mô hình, thay thế các cuộc tham quan, dã ngoại về vật lý
- Nâng cao hiệu suất dạy học và phát huy tác dụng của mọi hình thức dạy học.
Với thời lượng nhất định, video clip trình bày nội dung kiến thức một cáchtối ưu thông qua những hình ảnh, với các cảnh thật người thật, các biểu bảng, sơ đồ,bản đồ, chữ viết, những tiếng động thật kết hợp với âm thanh và lời thuyết minhsống động sẽ giúp nhịp độ giới thiệu đề tài được gia tăng Từ đó, giáo viên có thêmnhiều thời gian tổ chức các hoạt động nhận thức khác cho học sinh
Video clip còn kèm theo những lời thuyết minh, giải thích, bình luận hướng
sự tập trung chú ý của học sinh vào những vấn đề trọng tâm của nội dung bài học,
do đó, video clip có thể phát huy tác dụng trong nhiều hình thức và nhiều phươngpháp dạy học khác nhau như hình thức dạy học cá nhân, hình thức học nhóm, hìnhthức học cả lớp Video clip không chỉ được sử dụng trong các giờ học mà còn được
sử dụng trong các giờ dạy thực hành hay các giờ ôn tập khi học sinh chưa nắm vữngđầy đủ nội dung của bài hoặc vắng mặt không tham dự được giờ giảng đó Hay sửdụng video clip để kiểm tra kiến thức của học sinh bằng việc ngắt tiếng thuyếtminh Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, các tri thức Vật lí là kết quả sự kháiquát hoá thực nghiệm các hiện tượng, các quá trình diễn ra trong thực tiễn đời sống
Vì vậy, việc sử dụng video clip trong dạy học Vật lí là rất phong phú và có thể đem
Trang 36lại hiệu quả cao Thông qua việc quan sát hình ảnh, các đoạn video clip mô tả cáchiện tượng, các thí nghiệm, HS có thể phát hiện và hiểu rõ bản chất vấn đề của cáchiện tượng trong tự nhiên mà các em có thể không quan sát được hoặc quan sátkhông rõ nét bằng mắt thường.
Trong dạy học Vật lí ,sử dụng các video clip góp phần làm phong phú thêmnguồn phương tiện để GV tổ chức quá trình dạy học Bên cạnh đó, việc sử dụngnhiều dạng clip đã góp phần thay đổi hình thức tổ chức của bài lên lớp, thay đổihoạt động của thầy và trò trong quá trình tổ chức dạy học: GV không mất thời giancung cấp kiến thức mà kiến thức chứa đựng trong video clip, do đó, tăng cường thờigian hướng dẫn, tổ chức HS học tập; HS không chép bài dạy của GV mà tăng cườnghoạt động tìm tòi, thảo luận Chính vì vậy, sử dụng video clip trong dạy học gópphần đổi mới phương pháp dạy học của người GV và phát huy được tính tích cực,sáng tạo trong học tập của HS
1.3 Sử dụng video clip trong dạy học
1.3.1 Nguyên tắc và yêu cầu đối với video clip dạy học
1.3.1.1 Nguyên tắc sử dụng video clip
Là loại phương tiện dạy học ứng dụng những thành tựu của công nghệ thôngtin – video clip có nhiều đặc điểm khác biệt so với các phương tiện dạy học khác.Trong quá trình sử dụng cần tuân theo các nguyên tắc riêng sau:
- Sử dụng theo quan điểm dạy học hiện đại
Video clip không chỉ sử dụng như một phương tiện trực quan, minh hoạ chobài giảng mà phải sử dụng ở mức độ cao hơn nhằm góp phần tạo hứng thú, say mê,phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh trong quá trình học tập thông qua việc
tổ chức các hoạt động cho học sinh trong quá trình học tập thông qua việc tổ chứccác hoạt động nhận thức cho học sinh
- Sử dụng video clip phù hợp với phương pháp và hình thức dạy học
Tuỳ từng bài học mà giáo viên nên chú ý đến việc có hay không sử dụng cácvideo clip, nếu có thì phải sử dụng sao cho phù hợp
Đồng thời, cũng tuỳ từng đặc điểm của video clip mà giáo viên lựa chọnphương pháp dạy học phù hợp
- Sử dụng video clip trong tất cả các khâu cơ bản của quá trình dạy học
Thông thường quá trình dạy học trên lớp được chia thành 4 khâu cơ bản:
- Kiểm tra kiến thức
- Định hướng, gây động cơ, hứng thú học tập
- Truyền thụ kiến thức mới
Trang 37- Củng cố kiến thức
Hiện nay, trong các tiết học vật lí, giáo viên thường sử dụng video clip trongkhâu truyền thụ kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức mà ít sử dụng trong các khâucòn lại Theo quan điểm trên thì việc sử dụng video clip không chỉ dành cho mộtkhâu duy nhất mà được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học Tuynhiên, tuỳ vào nội dung, mục đích và thời gian cho phép mà giáo viên tiến hànhviệc sử dụng video clip sao cho có hiệu quả nhất
- Sử dụng phối hợp video clip với các phương tiện dạy học khác
Video clip là một loại phương tiện nghe nhìn hiện đại với nhiều tính năngphong phú, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng Tuy nhiên, trong quátrình dạy học, giáo viên không nên chỉ sử dụng video clip bởi dễ gây nên nhàm chán
và đôi khi mất nhiều thời gian để chiếu và xem phim Vì vậy, chúng ta không thể vàkhông nên lạm dụng quá mức video clip trong khi dạy học Trước khi sử dụng, giáoviên cần lựa chọn kĩ lưỡng các phương tiện dạy học để sao cho phù hợp với mụctiêu sư phạm và nội dung kiến thức cần truyền đạt
Ngoài ra, việc sử dụng kết hợp các phương tiện dạy học sẽ đem lại hiệu quảcao hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng một loại phương tiện dạy học Giáo viên cóthể phát huy được những ưu điểm và hạn chế được những khuyết điểm của nhữngphương tiện dạy học
1.3.1.2 Những yêu cầu đối với video clip dạy học
- Những thông tin mà video clip đề cập đến phải phù hợp với nội dung dạyhọc, và nội dung trong sách giáo khoa vật lý Ngoài ra, cũng có thể đưa vào các nộidung kiến thức để rèn luyện, phát triển năng lực của học sinh nhưng phải đảm bảotính vừa sức và không vượt quá khung chương trình quy định
- Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, khoa học Các văn bản, biểu đồ, hìnhảnh phải chính xác Kịch bản, lời thoại đảm bảo phù hợp các quy luật của vật lý
- Các video clip phải đảm bảo tính trực quan Nội dung trình bày phải rõràng, lượng thông tin trình bày phải vừa đủ, không được đưa ra các thông tin dàidòng, phức tạp làm cho HS khó hiểu Hình ảnh rõ nét, dễ quan sát, có độ phân giảicao Âm thanh phải trung thực, rõ ràng
- Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS, đảm bảo vệ sinh học đường Muốnvậy cần chú ý đến cường độ của ánh sáng trên màn hình, đến màu sắc thể hiện cũngnhư âm thanh của nó Hình ảnh rõ nét, dễ quan sát, có độ phân giải cao màu sắc
Trang 38đảm bảo tính mỹ thuật Âm thanh phải trung thực, rõ ràng.
1.3.2 Sử dụng video clip trong dạy học
1.3.2.1.Sử dụng phối hợp thí nghiệm với các video clip
Việc sử dụng phối hợp TN với các video clip sẽ đạt được hiệu quả cao trongcác trường hợp sau:
- Hiện tượng TN xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm , khó quan sát
- TN nguy hiểm ,trang thiế bị hạn chế không tiến hành biểu diễn tại phònghọc được
- Thí nghiệm cần lặp đi, lặp lại nhiều lần,
- Thí nghiệm cần được quan sát ở nhiều góc độ khác nhau
- Mô tả cấu tạo hoặc nguyên tắc hoạt động của các vật…
Thực tiễn cho thấy, với TN biểu diễn của GV tiến hành trên lớp , đa số HSquan sát rất khó khăn do kích thước của thiết bị TN, do ánh sáng, phòng họcđông HS…
Mặt khác, có những TN đòi hỏi thời gian thực hiện dài hoặc điều kiện phònghọc không cho kết quả mong muốn thì cần phải sử dụng đoạn video clip được quaylại chính các TN đó trong điều kiện tốt hơn và chiếu lên màn hình cho HS dễ quansát để làm sáng tỏ hơn các TN mà GV đưa ra biểu diễn Các video clips có thể được
GV quay trước ở phòng TN để chiếu lại cho HS quan sát rõ hơn sau khi GV thựchiện TN biễu diễn ở trên lớp hoặc GV có thể tải từ mạng internet nếu những TN đókhông thực hiện được như: TN với ống Hem- hôn, ống phóng điện tử
Từ những đoạn video clip đó và với chức năng của máy vi tính , GV có thểdừng phim ở những thời điểm theo ý muốn của mình hay có thể điều chỉnh nhanh,
chậm…tùy ý hoặc lặp lại những đoạn thích hợp (đây là thế mạnh của video clip trong dạy học sử dụng TN biểu diễn) cho HS quan sát, suy nghĩ, rút ra kết luận và
trả lời các yêu cầu đặt ra của GV Hoặc có thể phối hợp với một số TN trực diện củaHS.Ví dụ , khi nghiên cứu về động cơ điện, máy phát điện cũng có thể chiếu cho
HS xem một đoạn video clip(mô phỏng) về các loại động cơ, máy phát để HS cóthể quan sát từ hình thức bên ngoài đến cấu tạo bên trong kể cả lúc đang hoạt độngthì sẽ có tác dụng tốt trong việc củng cố kiến thức đã học
Trang 39
Hình 1.3 Video clip cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy phát điện
Cụ thể, đối với TN về hiện tượng tự cảm, vì bộ TN này có kích thước rất nhỏ
và chỉ được trang bị một bộ TN nên GV chỉ có thể thực hiện TN biểu diễn và yêu cầumột HS quan sát và nhận xét hiện tượng GV quay trước TN này ở phòng TN, sau khithực hiện xong TN biểu diễn thì sẽ trình chiếu lại đoạn phim để toàn thể HS quan sát
Hình 1.4 Video clip TN về hiện tượng tự cảm khi đóng mạch và ngắt mạch
1.3.2.2 Sử dụng phối hợp TN tự tạo với phim TN
Trong vật lí, có những quá trình do xảy ra quá nhanh, hoặc quá chậm, kếtquả TN bị phụ thuộc phần lớn vào điều kiện ngoại cảnh, hoặc xảy ra trong khônggian rộng khó quan sát, khó đo đạc bằng các phương tiện, thiết bị đo thông thườngtrong phòng TN, phòng học, do đó gây cản trở, khó khăn trong việc nghiên cứu nó
ở trường phổ thông
Để giải quyết các khó khăn đó, trên thực tế ngoài việc sử dụng MVT để môphỏng, người ta còn sử dụng một phương pháp khác ở trường phổ thông là trìnhchiếu các phim TN trên MVT hỗ trợ trong quá trình dạy học
Với chức năng có thể chủ động điều khiển của MVT, ta có thể quan sát quátrình vật lí đang nghiên cứu nhiều lần với các mục đích khác nhau
Như vậy với việc ghi hình quá trình vật lí thực vào phim TN và quay chậmlại, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát đối tượng nghiên cứu
Trang 40Những đối tượng vật lí trong phim TN dù là thực, nhưng không thể tương tácđược, do đó, khó hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho HS một cáchhoàn chỉnh Muốn khắc phục điều này, cần sử dụng phối hợp TN tự tạo và phim TNtrong QTDH.
Việc đơn giản hóa những hiện tượng vật lí bằng những TN tự tạo phù hợpvới quy luật, bản chất vật lí diễn ra trong phim TN sẽ góp phần kích thích quá trìnhlĩnh hội kiến thức của HS
1.3.3 Quy trình tổ chức hoạt động dạy học có sử dụng video clip
Căn cứ vào các giai đoạn của hoạt động dạy học , nhiệm vụ của GV và HStrong quá trình dạy và học có sử dụng video clip chúng tôi đề xuất quy trình tổ chứcHĐDH có sử dụng video clip cần thực hiện theo 2 giai đoạn: chuẩn bị trước khi dạyhọc;tổ chức cho HS làm việc với video clip Các giai đoạn đó được thực hiện theoquy trình cụ thể như sau:
Sơ đồ 1.6 Quy trình sử dụng video clip trong dạy học
Khai thác, tập hợp video clip phục vụ
cho tiết dạy