Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 109 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
109
Dung lượng
1,05 MB
Nội dung
B GIO DC V O TO I HC HU TRNG I HC S PHM PHM THANH QUANG BIN PHAẽP QUAN LYẽ HOAT ĩNG GIAẽO DUC NGOAèI GIè LN LẽP CUA HIU TRặNG CAẽC TRặèNG THCS HUYN CHĩ LAẽCH, TẩNH BN TRE Chuyờn ngnh: QUN Lí GIO DC Mó s: 60 14 05 LUN VN THC S QUN Lí GIO DC NGI HNG DN KHOA HC TS. NGUYN VN i HUẾ, NĂM 2012 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thanh Quang iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Tâm lý-Giáo dục trường Đại học sư phạm Huế Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Đệ, hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suôt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Giáo viên, Học sinh các trường trung học cơ sở huyện Chợ Lách đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Để hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của Thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè Huế, tháng 10 năm 2012 Tác giả luận văn iv MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA i LỜI CAM ĐOAN ii LỜI CẢM ƠN iii MỤC LỤC 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN 4 BẢNG 4 MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6 4. Giả thuyết khoa học 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 7 7. Phạm vi nghiên cứu 7 CHƯƠNG I 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 8 NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 8 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 8 1.2. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu 11 1.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường thcs 16 1.4. Công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở trường THCS 19 CHƯƠNG 2 26 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG 26 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GiÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 26 CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE 26 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu 26 2.2. Thực trạng HĐGDNGLL các Trường THCS trên địa bàn Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre 30 2.3. Thực trạng quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các trường THCS trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre 41 2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các trường THCS huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre 53 CHƯƠNG 3 58 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG 58 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG 58 TRƯỜNG THCS HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE 58 1 3.1. Cơ sở xác lập các biện pháp 58 3.2. Các biện pháp cụ thể 61 3.3. Khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các biện pháp 74 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77 1. Kết luận 77 2. Khuyến nghị 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHẦN PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BGH : Ban giám hiệu CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GVCN : Giáo viên chủ nhiệm GVBM : Giáo viên bộ môn HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HS : Học sinh HT : Hiệu trưởng NXB : Nhà xuất bản PGS.TS : Phó giáo sư. Tiến sĩ PHT : Phó hiệu trưởng QLGD : Quản lý giáo dục TBDH : Thiết bị dạy học TDTT : Thể dục - thể thao TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở TNTP : Thiếu niên tiền phong TPT : Tổng phụ trách 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN BẢNG Đến năm học 2010-2011 toàn huyện có 39 trường học do Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý. Trong đó: MN có 13 trường (11 công lập, 02 tư thục), TH có 16 trường (16 trường công lập), THCS có 10 trường (10 trường công lập). 28 Bảng 2.1. Số học sinh ở các cấp học giai đoạn 2006-2011 28 Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực học sinh THCS năm học 2010-2011 30 Bảng 2.3. Khảo sát ý kiến về sự cần thiết của HĐGDNGLL 31 Bảng 2.4. Khảo sát ý kiến về vai trò của HĐGDNGLL 33 Bảng 2.5. Khảo sát ý kiến về hứng thú khi tham gia HĐGDNGLL 34 Bảng 2.6. Nội dung và hình thức tổ chức của HĐGDNGLL 36 Bảng 2.7. Khảo sát ý kiến về hiệu quả tổ chức HĐGDNGLL 37 Bảng 2.8. Khảo sát ý kiến về nội dung và hình thức HĐGDNGLL 38 Bảng 2.9. Tác dụng của HĐGDNGLL đối với sự phát triển nhân cách học sinh 39 Bảng 2.10. Qui mô tổ chức HĐGDNGLL 41 Bảng 2.11. Quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình HĐGDNGLL 42 Bảng 2.12. Công tác phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các HĐGDNGLL 43 Bảng 2.13. Về tài chính phục vụ cho HĐGDNGLL 45 Bảng 2.14. Khảo sát về công tác kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL 46 Bảng 2.15. Biện pháp quản lý của hiệu trưởng về HĐGDNGLL 47 Bảng 2.16. Biện pháp để thu hút học sinh tham gia các HĐGDNGLL 49 Bảng 2.17. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐGDNGLL 51 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các biện pháp 75 quản lý của Hiệu trưởng 75 SƠ ĐỒ Sơ đồ: 1.1. Khái niệm quản lý [13, tr.13] 12 Sơ đồ: 1.2. Quá trình quản lý giáo dục 13 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục có nhiệm vụ và vị trí quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới. Do đó, Đảng ta luôn xem: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục đóng vai trò trực tiếp và là đầu tàu trong việc tạo ra và đáp ứng cho đất nước về nguồn lực con người. Trước sự biến đổi của xã hội, của hội nhập quốc tế, mục tiêu của giáo dục Việt Nam phải hướng tới bốn trụ cột: “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người”. Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, phát triển ngành giáo dục đào tạo phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự bền vững để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh , xã hội công bằng, văn minh. Phát triển nguồn nhân lực con người là phát triển đức và tài, trong đó nhà trường góp phần quan trọng” Điều 2 Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 thông qua và ghi rõ:”Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” Nhà trường là một tổ chức giáo dục, được thành lập để tiến hành các hoạt động giáo dục, giảng dạy, học tập theo chương trình mục tiêu đề ra. Một trong những hoạt động giáo dục, bên cạnh giờ học chính khóa lên lớp, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đối tượng học sinh là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL). Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung, nhà trường THCS nói riêng nhằm 5 củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức được học trên lớp, rèn luyện kỹ năng, phát triển xúc cảm, tình cảm của học sinh… Từ đó hình thành kỹ năng tự quản và tổ chức hoạt động; Đặc biệt hình thành ở các em tính năng động, sáng tạo và tích cực. Thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của tuổi thiếu niên, hình thành cho các em nhiều tính cách tốt đẹp, ôn tập mở rộng tri thức. Mặt khác thực hiện hoạt động này còn làm khép kín thời gian không gian giáo dục… Thực tiễn trong thời gian qua, nhiều trường THCS chỉ chú trọng cung cấp tri thức trong hoạt động dạy học trên lớp mà chưa coi trọng rèn luyện kỹ năng đạo đức và hướng nghiệp cho học sinh trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Một số trường có quan tâm nhưng hình thức, nội dung còn nghèo nàn, chưa thu hút tham gia tích cực tự giác của học sinh. Thậm chí có giáo viên, phụ huynh và học sinh cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làm mất thì giờ học tập của học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Xuất phát từ những cơ sở về lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường THCS huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường THCS, xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Chợ Lách, nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường THCS. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường THCS huyện Chợ Lách- Tỉnh Bến Tre. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Chợ lách- Tỉnh Bến Tre. 6 [...]... cường quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay” ( Hồ Duy Mậu); Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh Tây Ninh” ( Nguyễn Nhiêu Phong); Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các trường THCS. .. động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường THCS 5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS trên địa bàn huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre 5.3 Xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở trường THCS trên địa bàn huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận... cơ sở lý luận của công tác quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THCS đã được trình bày khá đầy đủ, làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động này ở các trường THCS huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GiÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE 2.1 Khái quát địa bàn nghiên... động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học trên lớp, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh” [3, tr.73] 15 1.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường thcs 1.3.1 Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Hoạt động giáo dục ngoài. .. khéo của người quản lý mới đạt hiệu quả cao Có thể khái quát các yếu tố của quản lý qua sơ đồ 1.1 Phương pháp quản lý Chủ thể quản lý Đối tượng bị Mục quản lý tiêu Khách thể quản lý quản Công cụ quản lý lý Sơ đồ: 1.1 Khái niệm quản lý [13, tr.13] 1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 1.2.2.1 Khái niệm quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp, huy động các lực... học để xử lý số liệu và các kết quả nghiên cứu 7 Phạm vi nghiên cứu Đề tài khảo sát trên đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách, giáo viên và học sinh ở một số trường THCS huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre Đề tài nghiên cứu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một số trường THCS huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre 7 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG... bộ các biện pháp quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS thì hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo. .. NXB Giáo dục[ 20] - Hà Nhật Thăng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên) ( 2005), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – Lớp 9 ( Sách giáo viên), NXB Giáo dục[ 21] Cùng một số luận văn thạc sĩ giáo dục học ở trường Đại Học Sư Phạm Huế: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Huế” ( Trần Thị Thu Hương); “ Các biện pháp. .. mô, quản lý giáo dục đều thể hiện bốn yếu tố theo sơ đồ sau: Chủ thể Quản lý Mục tiêu quản lý Đối tượng quản lý Sơ đồ: 1.2 Quá trình quản lý giáo dục 13 Khách thể quản lý 1.2.2.2 Khái niệm quản lý nhà trường Quản lý nhà trường có thể xem như đồng nghĩa với quản lý giáo dục thuộc tầm vi mô Các mặt trọng tâm của quản lý nhà trường chính là quản lý giáo viên, công nhân viên; quản lý học sinh; quản lý quá... bộ các nhiệm vụ xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường [4, tr.8] 1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường THCS Nội dung quản lý của Hiệu trưởng trường THCS đối với HĐGDNGLL bao gồm các nội dung sau: 1.4.2.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động Quản lý HĐGDNGLL là đưa hoạt động giáo dục này vào công tác, kế hoạch với mục tiêu, biện pháp rõ ràng có kế hoạch cụ thể với các . Tre 41 2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các trường THCS huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre 53 CHƯƠNG 3 58 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG 58 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA. trường THCS, xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Chợ Lách, nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo dục. huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre. 5.3. Xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở trường THCS trên địa bàn huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre. 6. Phương pháp nghiên